Câu hỏi về Luật hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước

Câu 5: Trình bày sự phát triển của chế định Chủ tịch nước qua các qui định của HP?

 

HP1946:

 

Do bối cảnh chính trị pháp lý nên chủ tịch nước được thiết kế nằm trong bộ máy hành pháp với địa vị pháp lý rất đặc biệt (giống chính thể tổng thống). Là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy hành pháp mặc dù không đứng đầu chính phủ (nội các, thủ tường).

 

Do quốc hội bầu trong số các đại biểu QH. Nhiệm vụ, quyền hạn rất lớn: quyền vécto (quyền phủ quyết) quyền miễn trừ trách nhiệm.

 

HP 1959:

 

Chủ tịch nước được tách khỏi CP thành 1 chế định độc lập trong BMNN. Do QH bầu nhưng không nhất thiết là ĐBQH (công dân từ 35 tuổi đều có quyền ứng cử để bầu vào)

 

Nhiệm vụ quyền hạn: hạn chế nhiều so với HP46, HP80 & HP92.

Không có quyền phủ quyết, miễn trừ trách nhiệm. Không có quyền bổ nhiệm các chức danh của hệ thống tư pháp.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi về Luật hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất, là csở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia. Tính tối cao của HP được thể hiện như sau: -Tất cả văn bản pháp luật khác được ban hành phải trên csở HP, không trái hay mâu thuẫn với HP. -Tất cả điều ước quốc tế mà VN ký kết & tham gia chỉ có giá trị thực hiện ở VN khi phù hợp với HP. -Tất cả các cơ quan NN, CBCC NN & mọi công dân phải tôn trọng & tuân thủ HP. Xét về mặt trình tự thủ tục sửa đổi ban hành Luật HP: HP chỉ được ban hành hoặc sửa đổi khi đất nước chuyển sang giai đoạn ccáh mạng mới với những nhiệm vụ chiến lược mới. Đồng thời phải được tiến hành theo 1 trình tự thủ tục nghiêm ngặt & phải được ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội tán thành. *Sự khác nhau giữa Luật HP & HP: HP không phải là 1 ngành luật mà là 1 đạo luật, 1 văn bản pháp luật, là nguồn chủ yếu của bất cứ 1 quốc gia nào. Luật HP là 1 ngành luật có đối tượng, phương pháp điều chỉnh, bao gồm cả HP, HP là nguồn chủ yếu. Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản & ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp 1946: *Hoàn cảnh ra đời: CMT8 thành công, ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH. Tại phiên họp đầu tiên (3/9/1945) của chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trong đó quan trọng là việc sớm tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội và xây dựng Hiến pháp. Ngày 8/9/1945, HCM ký sắc lệnh số 14 quyết định tổ chức tổng tuyển cử và bầu quốc dân ĐH. Ngày 20/9/1945 HCM ký sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo HP của CP lâm thời gồm 7 người do HCM đứng đầu. Tháng 11/1945, bản dự thảo HP đã hoàn thành & được đưa ra trưng cầu ý dân. Ngày 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử trong cả nước đã bầu ra được 333 đại biểu QH. Trên csở bản dự thảo HP & bản đóng góp của nhân dân, QH thành lập Ban dự thảo HP gồm 11 người do HCM đứng đầu. Ngày 9/11/1946, QH đã thông qua toàn văn bản HP với tỷ lệ 240/242. *Nội dung cơ bản: HP 1946 gồm lời nói đầu, 7 chương với 70 điều. Lời nói đầu: tổng kết thành quả CM của ND ta nhất là 80 năm dưới thời kỳ Pháp thuộc, đề ra nhiệm vụ trọng tâm của dân tộc trong giai đoạn trước mắt là bảo tồn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn & kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Lời nói đầu còn xác định 3 nguyên tắc cơ bản để xây dựng HP là: đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện 1 chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của ND. Chương 1 (3 điều: 1 – 3): chính thể được HP xác định VN là 1 nước dân chủ công hòa. Về mặt cấu trúc hành chính NNVN là 1 khối thống nhất. Chương 2 (18 điều: 4 - 21): quy định về quyền & nghĩa vụ của công dân. Quy định các quyền rất cơ bản & tiến bộ như: quyền bình đẳng trước PL, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tư hữu TS, các quyền tự do dân chủ & tự do cá nhân, quyền phúc quyết hiến pháp & những vấn đề liên quan vận mệnh quốc gia… Công dân có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tôn trọng HP & tuân theo PL. Chương 3 (21 điều: 22 - 42): Nghị viện ND. Vị trí & tính chất: nghị viện là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước VNDCCH. Cơ cấu tổ chức: có 1 cơ quan thường trực gọi là BTV Nghị viện gồm 1 nghị trưởng, 2 nghị phó và 12 nghị viên. Nhiệm vụ quyền hạn: nghị viện giải quyết vấn đề chung của toàn quốc, đặt ra PL, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước quốc tế. Chương 4 (14 điều: 43 – 56): Chính phủ. Vị trí tính chất: CP là cơ quan hành chính cao nhất toàn quốc. Cơ cấu tổ chức: CP bao gồm chủ tịch nước, Phó CTN và nội các. Đứng đầu nội các là thủ tướng. Chủ tịch nước không chịu trách nhiệm nào trừ tội phản quốc, đồng thời CTN có quyền phủ quyết. Chương 5 (6 điều: 57 - 62): HĐND và UBHC. HĐND & UBHC gồm 4 cấp (Bộ, tỉnh, huyện, xã). HĐND được lập ra 2 cấp: tỉnh & xã. UBHC được lập ra 4 cấp: bộ, tỉnh, huyện, xã. Chương 6 (7 điều: 63 – 69): Cơ quan tư pháp. Tổ chức: chỉ có cơ quan tòa án mà không có VKS, tòa án được tổ chức theo cấp xét xử, bao gồm TATC, Tòa phúc thẩm, tòa nhị cấp, Tòa sơ cấp. Hệ thống t/c tòa án: Chánh án và thẩm phán do hành pháp bổ nhiệm (Chính phủ). Chương 7 (Đ70) : sửa đổi hiến pháp. *Ý nghĩa: Đây là bản HP dân chủ tiến bộ đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là bản HP đầu tiên của một nước CHDCND đầu tiên ở Đông Nam Á. HP ghi nhận những thành quả đấu tranh của ND ta dưới sự lãnh đạo của ĐCS và lần đầu tiên qui định 1 chỉnh thể dân chủ cộng hòa mang tính chất rộng rãi thể hiện ở chổ Nhà nước thuộc về ND. Là bản HP tuyên bố công khai với TG rằng Việt Nam đã có độc lập chủ quyền và ngang bằng với các quốc gia khác. HP còn khẳng định và ghi nhận quyền & nghĩa vụ của công dân thể hiện địa vị làm chủ của công dân đối với NN và XH, đặc biệt là các quyền tự do cá nhân về chính trị, VHXH. HP còn được coi là tuyên ngôn của PN. HP đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc xây dựng 1 bộ máy nhà nước kiểu mới theo ngtắc quyền lực thuộc về ND. Mặc dù vậy HP chưa phải là HP XHCN mà mới chỉ là bản HP DCND và tuy không được thực hiện trên thực tế nhưng là lời hiệu triệu động viên nhân dân cả nước đứng lên đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của HP 1959 (sửa đổi) *Hoàn cảnh ra đời: Năm 1959 về cơ bản miền Bắc đã hoàn thành sự nghiệp XHCN. Đảng đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược cho CMVN là xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành CMDTDCND giải phóng miền Nam, trong đó nhiệm vụ xây dựng XHCN ở miền Bắc đóng vai trò quyết định. Vì vậy HP 1946 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó và cần có 1 bản HP mới để đáp ứng tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tại quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/1957 đã quyết định sửa đổi HP 1946 và thành lập Ban dự thảo HP do chủ tịch HCM đứng đầu. Ngày 1/4/1959 dự thảo HP sửa đổi được đưa ra trưng cầu ý dân. Ngày 31/12/1959 QH đã nhất trí thông qua bản HP sửa đổi và 01/01/1960 chủ tịch HCM ký sắc lệnh công bố hiến pháp. *Nội dung cơ bản: Lời nói đầu, 10 chương, 112 điều Chương 1 (8 điều: 1 – 8): Nước Việt Nam DCCH. Qui định hình thức chính thể CHDCND (Đ2). HP tiếp tục khẳng định tất cả quyền lực trong nước thuộc về ND (Đ4). HP khẳng định nguyên tắc tổ chức hoạt động của BMNN là tập trung và dân chủ. Chương 2 (13 điều: 9 – 21): chế độ kinh tế xã hội. Đây là chương mới so với HP 1946. HP xác định các hình thức sở hữu gồm 4 loại: sở hữu NN, sở hữu HTX và lao động riêng lẻ, sở hữu tư sản dân tộc. Chế độ quản lý kinh tế là kế hoạch hóa, quy định chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế… Chương 3 (21 điều: 22 – 42): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. So với HP 1946 thì HP này có bước phát triển mới về số lượng nội dung về các quyền công dân, đặc biệt là có những những qui định công dân được thực hiện bao gồm các quyền lực chính trị, kinh tế, VHXH, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân. Từ chương 4 đến chương 8: quy định t/c BMNN bao gồm: quốc hội, CTN, HĐ Chính phủ, HĐND & UBHC các cấp, quy định hệ thống TAND các cấp, quy định mới VKSND các cấp. So với HP 46 thì HP59 đổi mới như sau: quy định 4 cấp chính quyền (TW, tỉnh, huyện, xã), mỗi cấp đều có HĐND & UBHC, TAND t/c ở cấp tỉnh và cấp huyện tương ứng với cấp chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Chế định CTN tách khỏi Chính phủ, chỉ còn là người đứng đầu NN không còn là người đứng đầu chính phủ. Quyền hạn của CTN hạn chế hơn rất nhiều so với HP 46 (không còn quyền ban sắc lệnh, phủ quyết dự luật đã được QH thông qua, không là chỉ huy quân đội chỉ là thống lĩnh các LLVT…). Hệ thống VKS được thành lập để thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo HP, pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trong phạm vi toàn quốc. Chương 9: quy định quốc kỳ, quốc huy & Thủ đô Chương 10: qui định về sửa đổi HP *Ý nghĩa: HP59 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của ND ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp CM ở nước ta (điều này ghi trong lời nói đầu của HP). HP 59 thể hiện tính chất XHCN đầu tiên của nước ta, là văn bản có ý nghĩa pháp lý trong việc tổ chức thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Tuy chỉ thực hiện ở miền Bắc nhưng có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào miền Nam, thể hiện quyết tâm xây dựng CNXH ở miền Bắc và là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của HP1980? *Hoàn cảnh ra đời: Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước ta hoàn toàn độc lập, Nam – Bắc thống nhất một nhà. Tháng 9/1975, HN lần 24 của BCN.TW Đảng quyết định triệu tập HN hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc. Cả nước cùng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH & bảo vệ TQ Việt Nam XHCN. HP59 không còn phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ CM của nước ta trong giai đoạn mới. Ngày 25/4/1976 cuộc tổng tuyển cử trong toàn quốc đã bầu được 492 đại biểu (miền Bắc: 249, miền Nam: 243). Tại QH khoá 6, kỳ họp đầu tiên ngày 25/6/1976, HN đã ra 1 NQ quan trọng đổi tên nước thành nước CHXHCN Việt Nam & quyết định sửa đổi HP59, thành lập ban dự thảo HP gồm 36 đồng chí do Trường Chinh, chủ tịch UBTVQH đứng đầu. Ngày 18/12/1980 QH khóa 6 kỳ họp 7 đã thông qua toàn văn HP sửa đổi. *Nội dung cơ bản: Gồm lời nói đầu, 147 điều, 12 chương. Chương 1: Chế độ chính trị (14 điều: điều 1 – 14). HP khẳng định bản chất của NN ta là NN chuyên chính vô sản, khẳng định các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, chủ quyền thống nhất & toàn vẹn lãnh thổ. Lần đầu tiên HP khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN & XH không những trong lời nói đầu mà còn có 1 điều riêng (điều 4) qui định. Khẳng định tất cả quyền lực NN đều thuộc về ND, các cơ quan NN đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chương 2: chế độ kinh tế (22 điều: 15 – 36). Qui định chỉ có 2 thành phần kinh tế với 2 hình thức sở hữu NN & sở hữu tập thể. NN độc quyền về ngoại thương & qui định quốc cầu hóa các cơ sở kinh tế tư bản & tư nhân (Đ18). Qui định nguyên tắc quản lý kinh tế thông qua công cụ là KH tập trung và bao cấp (Đ33) Chương 3: chế độ VHXH (13 điều: 37 – 49). Qui định mục đích phương hướng của qua 1trình xây dựng nền VH mới XHCN. Khẳng định CN Mac – Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của XH Việt Nam. NN bảo vệ phát triển những tinh hoa văn hoá dân tộc & tiếp thu tinh hoa văn hoá TG. Chương 4: chế độ bảo vệ TQ (3 điều: 50 – 52). Lần đầu tiên trong HP bảo vệ TQ được qui định thành 1 chương riêng. Điều này thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của công cuộc bảo vệ đất nước của những năm sau giải phóng. Xác định đường lối quốc phòng của NN ta là xây dựng 1 nền quốc phòng toàn dân toàn diện & hiện đại. Xác định nghĩa vụ của các LLVT nhân dân. Chương 5: quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân (29 điều: 53 – 81). So với 2 bản HP trước đó, HP80 đã kế thừa và bổ sung rất nhiều quyền: quyền tham gia quản lý công việc của NN và XH (Đ59), quyền học không phải trả tiền (Đ60), khám và chữa bệnh không trả tiền (Đ61), quyền có việc làm, nhà ở (Đ62), quy định thêm công dân có nghĩa vụ tham gia xây dựng QPTD (Đ77(, nghĩa vụ lao động công ích (Đ78)… có nhiều quyền khôngcó tính khả thi vì không phù hợp với điều kiện kinh tế XH của nước ta lúc bấy giờ. Chương 6: Quốc hội (16 điều: 82 – 97)). Qui định QH là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến & hành pháp. Ccấu t/c của QH có sự thay đổi lớn: hợp nhất cơ quan chủ tịch nước & UBTVQH thành cơ quan Hội đồng NN. Về chức năng nhiệm vụ quyền hạn không thay đổi so với HP59. Chương 7: Hội đồng Nhà nước. Đây là 1 chế định hoàn toàn mới so với HP46, HP59. HP xác định hội đồng NN là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên. Chức năng nhiệm vụ của HĐNN là rất lớn nó vừa thực hiện chức năng của UBTVQH vừa thực hiện chức năng của Chủ tịch nước. Chương 8: Hội đồng bộ trưởng (9 điều: 104 – 112). Qui định cơ cấu t/c bao gồm: Chủ tịch HĐBT, các PCT, các bộ trưởng & chủ nhiệm UBNN. Về vị trí & tính chất thì HĐBT là chính phủ của nước CHXHCNVN, là cơ quan chấp hành & hành chính NN cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chương 9: Hội đồng ND & UBND (14 điều: 113 – 126). Qui định các đơn vị HC gồm 3 cấp, bỏ khu tự trị nhưng lập ra đơn vị hành chính đặc khu và đơn vị phường tương đương cấp xã. Ơû tất cả các đơn vị HC đều thành lập HĐND &UBND. Vị trí tính chất quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản giống như HP59. Chương 10: TAND & Viện KSND (15 điều: 127 – 141). Về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức hoạt động giống như HP59. HP 80 bổ sung thêm điều 127 qui định nhiệm vụ chung của TAND &VKSND. Chương 11: Qui định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô (4 điều: 142 – 145) Chương 12: hiệu lực HP & sửa đổi HP (146 – 147). *Ý nghĩa: HP80 là bản HP.XHCN để cả nước đi lên CNX. Nội dung của HP có sự phát triển về t/c BMNN mở rộng thêm nhiều & qui định nhiều nghĩa vụ trong công dân nhưng nặng thể hiện duy ý chí, chủ quan nóng vội không xuất phát từ tình hình khách quan của đời sống XH Việt Nam. Tuy có những hạn chế nhất định nhưng HP80 vẫn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến nước ta. HP của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước, thể chế hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm hcủ, NN quản lý. Câu 5: Trình bày sự phát triển của chế định Chủ tịch nước qua các qui định của HP? HP1946: Do bối cảnh chính trị pháp lý nên chủ tịch nước được thiết kế nằm trong bộ máy hành pháp với địa vị pháp lý rất đặc biệt (giống chính thể tổng thống). Là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy hành pháp mặc dù không đứng đầu chính phủ (nội các, thủ tường). Do quốc hội bầu trong số các đại biểu QH. Nhiệm vụ, quyền hạn rất lớn: quyền vécto (quyền phủ quyết) quyền miễn trừ trách nhiệm. HP 1959: Chủ tịch nước được tách khỏi CP thành 1 chế định độc lập trong BMNN. Do QH bầu nhưng không nhất thiết là ĐBQH (công dân từ 35 tuổi đều có quyền ứng cử để bầu vào) Nhiệm vụ quyền hạn: hạn chế nhiều so với HP46, HP80 & HP92. Không có quyền phủ quyết, miễn trừ trách nhiệm. Không có quyền bổ nhiệm các chức danh của hệ thống tư pháp. HP1980: Chủ tịch nước là 1 chế định độc lập trong BMNN (HĐNN) nhưng đặt dưới quốc hội. Cơ cấu tổ chức: chủ tịch HĐNN, các Phó CT, tổng thư ký, các ủy viên. Chủ tịch nước là nguyên thủ tập thể, cơ quan thường trực của QH (kết hợp giữa cơ quan UBTVQH & Chủ tịch nước). Nhiệm vụ quyền hạn rất lớn, thực hiện chức năng thẩm quyền của UBTVQH & CTN. Tính tập trung cao nhưng mất đi tính sáng tạo của cơ quan. HP1992: CTN là người đứng đầu NN thay mặt nước về đối nội và đối ngoại. Do QH bầu trong số ĐBQH theo sự giới thiệu của UBTVQH (Bộ Chính trị). Chịu trách nhiệm & báo cáo công tác trước QH. Nhiệm kỳ của CTN theo nhiệm kỳ của QH. Nhiệm vụ quyền hạn rất rộng lớn. Câu 6: Mối quan hệ giữa chủ tịch nước & các cơ quan NN trung ương? *Quan hệ giữa Chủ tịch nước với cơ quan lập pháp Trung ương (Quốc hội): Chủ tịch nước không thể ngang hoặc bằng với QH vì CTN do QH bầu trong số các ĐBQH theo sự giới thiệu của UBTVQH, và được quyền bãi miễn CTN. Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH bầu & bãi miễn Phó CTN, Thủ tướng chính phủ, Chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC. Chủ tịch nước công bố HP, luật, pháp lệnh, có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật trước QH, ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình (điều 106 HP92). Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH. QH xem xét báo cáo của CTN, bãi bỏ các lệnh, quyết định của CTN nếu trái với HP, luật & nghị quyết của QH. CTN phải trả lời chất vấn của các ĐBQH. Chủ tịch nước căn cứ vào NQ của QH để công bố quyết định đại xá đối với những người phạm tội hoặc công bố tình trạng chiến tranh, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của UBTVQH, yêu cầu UBTVQH triệu tập phiên họp bất thường của QH khi cần thiết. *Với cơ quan hành pháp (Chính phủ): Theo HP92 CTN không phải là người đứng đầu CP nhưng với tư cách là nguyên thủ quốc gia có quyền đề nghị bầu, miễn – bãi nhiệm PCT nước, Thủ tướng chính phủ. Căn cứ NQ của QH hoặc UBTVQH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ. (Đ103). Tham dự các phiên họp của CP khi cần thiết, nghe báo cáo của Chính phủ và thủ tướng. Chủ tịch nước là chủ tịch HĐQP-AN thống lĩnh LLVTND, phê chuẩn các điều ước quốc tế do chính phủ ký kết. *Với cơ quan tư pháp (TAND & VKSND): CTN có quyền đề nghị QH bầu, miễn, bãi nhiệm Chánh & Viện trưởng VKSNDTC. Căn cứ đề nghị của Chánh án & Viện trưởng VKSNDTC, thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án & thẩm phán TANDTC, phó viện trưởng & kiểm sát viên VKSNDTC. (Đ103 – HP92). Quyền này trước đây giao cho UBTVQH trong HP59 và HP80 giao cho HĐND.QH khóa 9 tại kỳ họp thứ 1, giao thêm cho CTN quyền bổ nhiệm, cách chức CA, PCA, thẩm phán các tòa địa phương & tòa án quân sự (Đ38 – Luật TCTAND), giúp các thẩm phán xét xử độc lập, không bị lệ thuộc vào HĐND cùng cấp. Quyết định đặc xá. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NHÀ NƯỚC 1. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946. a. Về bản chất - Hiến pháp năm 1946 đã xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1). - Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện rõ hơn ở Điều 9 và Điều 13 HP 1946 khi quy định sự quan tâm đến giới cần lao, đến bình đẳng nam nữ, quy định các quyền dân chủ của nhân dân, về tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ đại diện nhân dân, thể hiện đường lối cách mạng mà Đảng đã đề ra. b. Về mục đích - Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập và thống nhất, tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại. - Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập quốc gia và kiến thiết trên nền tảng dân chủ 2. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 a. Về bản chất: - HP 1959 qđịnh 1 cách đầy đủ hơn về bchất NN , khẳng định NN ta là 1 NN dchủ. (Đ2) - 1 NN thống nhất của nhiều dân tộc (Đ3) - Tất cả các qyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thong wa QH&HĐND các cấp do nhdân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Đ4) - Tất cả các CQNN đều dựa vào nhdân, l.hệ chặt chẽ với nhdân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhdân. Tất cả các nhân viên NN đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhdân, tuân theo HP&PL, hết lòng phục vụ nhdân. (Đ6) - NN nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhdân (Đ7) - Song tính g/c chuyên chính vô sản được thể hiện trong lời nói đầu của HP và các qđịnh liên wan đến mục tiêu của NN là tiến lên CNXH (Đ9) - NN lãnh đạo nền KT quốc dân theo kế hoạch thống nhất (Đ10) - KT quốc dân giữ vai trò chủ đạo (Đ12) - QH là CQ quyền lực cao nhất của NN; CP là CQ chấp hành của CQ quyền lực NN cao nhất (Đ71), … - HP 1959 đã khẳng định rõ mối qhệ NN và công dân, quy định trách nhiệm của các CQNN và nhân viên NN trước TQ và nhdân, ghi rõ phương thức thực hiện quyền lực NN, xác lập chế độ dân chủ và chuyên chính với mọi hành động xâm hại tới chế độ dân chủ và quyền lực nhdân. b. Về mục đích: - Xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình,thống nhất ,độc lập,dân chủ & giàu mạnh. - Xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. -Góp phấn xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông nam Châu Á& thế giới 3. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980: a. Về bản chất: - Hiến pháp 1980 ,trong điều kiện thống nhất đi lên CNXH quy định bản chất nhà nước một cách trực diện và long trọng tại Điều 2. “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước chuyên chính vô sản… Sứ mệnh lịch sử của nhà nước là thực hiện những quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó có cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.” - Tất cả các cơ quan nhà nước phải hết lòng phục vụ nhân dân, nghiêm cấm mọi biểu hiệu quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8). b. Về mục đích: - Thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhdân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: CMQHSX, CMTT & VH, CMKH-KT. - Xây dựng thắng lới CNXH, tiến tới CNCS, góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. 4. Bản chất và mục đích của Nhà nước theo Hiến pháp năm 1992. a. Về bản chất: - Kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước, trong điều kiện đổi mới đất nước, Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) quy định bản chất & mục đích của nhà nước ta. NN CHXHCNVB là NN pháp quyền XHCN của nhdân, do nhdân và vì nhdân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhdân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; bản chất của NN ta khẳng định quyền lãnh đạo đất nước thuộc về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, khẳng định bản chất chuyên chính vô sản của NN - Các quy định của HP vể chế độ CT (ĐCS giữ vai trò lãnh đạo NN&XH); chế độ KT (KT thị trường định hướng XHCN); về BMNN đều nhắm khẳng định rõ hơn bản chất chuyên chính vô sản của NN ta. b. Về mục đích: - Mục tiêu của NN là không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhdân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của TQ& nhdân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng XH, môi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện (Đ3). Nghiêm trị mọi hành động xâm hại lợi ích của NN, của nhdân. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NHÀ NƯỚC 1. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946. a. Về bản chất - Hiến pháp năm 1946 đã xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1). - Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện rõ hơn ở Điều 9 và Điều 13 HP 1946 khi quy định sự quan tâm đến giới cần lao, đến bình đẳng nam nữ, quy định các quyền dân chủ của nhân dân, về tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ đại diện nhân dân, thể hiện đường lối cách mạng mà Đảng đã đề ra. b. Về mục đích - Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập và thống nhất, tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại. - Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập quốc gia và kiến thiết trên nền tảng dân chủ 2. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 a. Về bản chất: - HP 1959 qđịnh 1 cách đầy đủ hơn về bchất NN , khẳng định NN ta là 1 NN dchủ. (Đ2) - 1 NN thống nhất của nhiều dân tộc (Đ3) - Tất cả các qyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thong wa QH&HĐND các cấp do nhdân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Đ4) - Tất cả các CQNN đều dựa vào nhdân, l.hệ chặt chẽ với nhdân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhdân. Tất cả các nhân viên NN đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhdân, tuân theo HP&PL, hết lòng phục vụ nhdân. (Đ6) - NN nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhdân (Đ7) - Song tính g/c chuyên chính vô sản được thể hiện trong lời nói đầu của HP và các qđịnh liên wan đến mục tiêu của NN là tiến lên CNXH (Đ9) - NN lãnh đạo nền KT quốc dân theo kế hoạch thống nhất (Đ10) - KT quốc dân giữ vai trò chủ đạo (Đ12) - QH là CQ quyền lực cao nhất của NN; CP là CQ chấp hành của CQ quyền lực NN cao nhất (Đ71), … - HP 1959 đã khẳng định rõ mối qhệ NN và công dân, quy định trách nhiệm của các CQNN và nhân viên NN trước TQ và nhdân, ghi rõ phương thức thực hiện quyền lực NN, xác lập chế độ dân chủ và chuyên chính với mọi hành động xâm hại tới chế độ dân chủ và quyền lực nhdân. b. Về mục đích: - Xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình,thống nhất ,độc lập,dân chủ & giàu mạnh. - Xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. -Góp phấn xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông nam Châu Á& thế giới 3. Bản chất và mục đích Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980: a. Về bản chất: - Hiến pháp 1980 ,trong điều kiện thống nhất đi lên CNXH quy định bản chất nhà nước một cách trực diện và long trọng tại Điều 2. “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước chuyên chính vô sản… Sứ mệnh lịch sử của nhà nước là thực hiện những quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó có cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.” - Tất cả các cơ quan nhà nước phải hết lòng phục vụ nhân dân, nghiêm cấm mọi biểu hiệu quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8). b. Về mục đích: - Thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhdân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: CMQHSX, CMTT & VH, CMKH-KT. - Xây dựng thắng lới CNXH, tiến tới CNCS, góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. 4. Bản chất và mục đích của Nhà nước theo Hiến pháp năm 1992. a. Về bản chất: - Kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước, trong điều kiện đổi mới đất nước, Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) quy định bản chất & mục đích của nhà nước ta. NN CHXHCNVB là NN pháp quyền XHCN của nhdân, do nhdân và vì nhdân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhdân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; bản chất của NN ta kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCâu hỏi về LUẬT HIẾN PHÁP & TCBMNN.doc
Tài liệu liên quan