Chất lượng nước sông Mai Giang và ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản

Kết quảphân tích COD ởcác vịtrí thu mẫu cho thấy:

- Ởcửa lạch Quèn, hàm lượng COD dao động từ17,9-25,2 mg/l, tại điểm thu

mẫu ởQuỳnh Bảng: 19,8-27,2 mg/l, lạch Cờn: 17,3-26,4 mg/l. So với tiêu

chuẩn cho phép (10-20 mg/l) thì nước ởcả3 điểm thu mẫu đều vượt quá giới

hạn cho phép.

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng nước sông Mai Giang và ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất lượng nước sông Mai Giang và ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản Quỳnh Lưu là huyện có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Diện tích quy hoạch nuôi thủy sản mặn lợ của huyện là 1.867ha, chiếm 42,6% diện tích quy hoạch nuôi mặn lợ của tỉnh [9]. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quỳnh Lưu là huyện có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Diện tích quy hoạch nuôi thủy sản mặn lợ của huyện là 1.867ha, chiếm 42,6% diện tích quy hoạch nuôi mặn lợ của tỉnh [9]. Sông Mai Giang là con sông nối cửa lạch Quèn với cửa lạch Cờn, đây là một dải nước của triều cường và triều kiệt ảnh hưởng đến vùng nuôi thủy sản, tập trung chủ yếu tại 4 xã Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng và Quỳnh Thanh. Là nguồn hứng nước thải từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt dân cư, sự biến động chất lượng nước của sông Mai Giang diễn biến khá phức tạp. Vấn đề này đang có những tác động bất lợi tới hoạt động nuôi trồng thủy sản của địa phương. Chính vì vậy, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn II (FSPS II Nghệ An) của Bộ môn Thủy sản, khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nước sông Mai Giang tới hoạt động nuôi trồng thủy sản”. Bài viết này là một phần của nội dung nghiên cứu trên. II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu + Cửa lạch Quèn (thuộc xã Quỳnh Nghĩa), cửa lạch Cờn (xã Quỳnh Phương) và khu vực xã Quỳnh Bảng là 3 điểm cố định để thu mẫu nước sông phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa của nước sông Mai Giang. + Phòng thí nghiệm của Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh là nơi phân tích các chỉ số thủy lý, thủy hóa và sinh học. - Thời gian nghiên cứu: tháng 5-9/2009. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu mẫu: Mẫu nước được thu thập tại 3 điểm: 1) cửa lạch Quèn là cửa thông với biển ở phía Nam; 2) Cửa lạch Cờn là cửa thông với biển ở phía Bắc; 3) Quỳnh Bảng là điểm giao giữa hai con triều từ hai cửa sông. Mẫu được thu 2 tuần 1 đợt, mỗi đợt 2 lần tương ứng với thời điểm 8h sáng (triều kém) và 16 giờ chiều (triều lên). Mẫu được bảo quản theo tiêu chuẩn hiện hành phục vụ cho phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa và sinh học trong phòng thí nghiệm. - Phương pháp phân tích các chỉ số thủy lý, thủy hóa: Nhiệt độ nước (oC): nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 1oC; Độ trong (cm): Đĩa Secchi; pH nước: Máy đo pH; Oxy hòa tan (mg/l): Phương pháp Winkler theo tiêu chuẩn TCVN 6492-1999; Độ mặn (‰): Khúc xạ kế; NH3 (mg/l): Test so màu; H2S (mg/l): Chuẩn độ Iodine theo TCVN 5906-2001; COD (mg/l): Đun và chuẩn độ theo TCVN 6638-2000; BOD5: cấy và pha loãng theo TCVN 6001- 2008. - Phương pháp xác định sinh vật phù du: thu mẫu, xác định thành phần loài và tần suất bắt gặp động thực vật phù du. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các yếu tố thủy lý của nước sông Mai Giang Bảng 1: Đánh giá nhiệt độ, độ trong của nguồn nước tại các điểm thu mẫu Điểm thu mẫu Chỉ tiêu Tình trạng triều Biến động TCVN 5943- 1995 TCN 171: 2001 Tỷ lệ không đạt Đánh giá Cường 28 - 32,5 4/5 Không đạt Nhiệt độ (oC) Kém 26 - 31,6 <30 4/5 Không đạt Cường 40 - 60 2/5 Đạt Lạch Quèn Độ trong (cm) Kém 20 - 40 20-50 0 Đạt Quỳnh Bảng Nhiệt độ (oC) Cường 28 - 32,8 <30 4/5 Không đạt Kém 26 - 32 3/5 Không đạt Cường 20 - 40 0 Đạt Độ trong (cm) Kém 20 - 35 20-50 0 Đạt Cường 27 - 32,5 4/5 Không đạt Nhiệt độ (oC) Kém 26 - 31,8 <30 4/5 Không đạt Cường 50 - 70 4/5 Không đạt Lạch Cờn Độ trong (cm) Kém 30 - 70 20-50 2/5 Đạt Kết quả kiểm tra cho thấy: - Nhiệt độ nước: ở các vị trí thu mẫu, nhiệt độ thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép về yêu cầu chất lượng nước biển ven bờ [5] (4/5 đợt kiểm tra không đạt yêu cầu). - Độ trong: ở cửa lạch Cờn độ trong cao hơn tiêu chuẩn cho phép [6] (4/5 đợt kiểm tra không đạt yêu cầu). Tuy nhiên, khi sử dụng nước cho nuôi tôm thì các khoảng biến động về nhiệt độ và độ trong đều có thể chấp nhận được. Tôm sú có dải giới hạn nhiệt độ rộng 12-37,5oC, thích hợp nhất ở khoảng 25-30oC. Nhiệt độ cho phép nuôi tôm he chân trắng từ 18-33oC. Khi độ trong ở cửa lạch cao, cần chọn thời gian để lấy nước vào các ao đầm. 2. Các yếu tố thủy hóa của nước sông Mai Giang Bảng 2: Các chỉ số thủy hóa của nước tại các điểm thu mẫu Thông số Lạch Quèn Quỳnh Bảng Lạch Cờn TCVN Triều cường 7,9-8,1 7,5-8 7,3-8,2 pH Triều kém 7,4-7,7 7- 7,6 7,1-7,8 6,5- 8,5 Oxy (mg/l) Triều cường 4,2±0,2 4,6±0,5 4,5±0,5 ≥4 Triều kém 3,9±0,1 4±0,2 4,3±0,4 Triều cường 30,2±2,9 18±2,3 29±3,9 S(‰) Triều kém 23,4±6,9 15,8±3,5 22,8±4,6 10-30 Triều cường 0,01±0,01 0,03±0,01 0,01±0,01 NH3 (mg/l) Triều kém 0,02±0,03 0,05±0,03 0,02±0,02 <0.5 Triều cường 0,01±0,01 0,02±0,01 0,01±0,01 H2S (mg/l) Triều kém 0,02±0,01 0,04±0,02 0,02±0,02 <0,02 COD (mg/l) Triều cường 22,8±3,39 23,1±1,54 20,8±3,1 10-20 Triều kém 21,8±3,03 23,1±2,7 20,7±3,87 Triều cường 12,8±1,93 13,9±2,05 10,3±2,1 BOD5 (mg/l) Triều kém 13±2,71 13,04±2,9 10,38±2,22 <10 * Chỉ số pH: Qua bảng số liệu đo trực tiếp từ các điểm thu mẫu cho thấy: pH dao động trong khoảng hẹp từ 7-8,2, tại cửa lạch Quèn và lạch Cờn khoảng dao động pH thấp hơn so với ở Quỳnh Bảng. Qua các đồ thị thể hiện: giá trị pH của nước sông biến động trong phạm vi hẹp, so với các tiêu chuẩn đánh giá TCVN 5043 - 1995 và 28 TCN 171:2001 [5], [6] thì đều thích hợp cho sử dụng nuôi thủy sản. * Hàm lượng oxy hòa tan (DO): - Hàm lượng oxy hòa tan ổn định, tại lạch Quèn dao động từ 3,98-4,26; khu vực Quỳnh Bảng dao động từ 4,02-4,6, cửa lạch Cờn ở mức cao hơn: 4,3-4,52. Qua các đồ thị cho thấy: khi triều cường, hàm lượng oxy hòa tan thường cao hơn triều kém. So với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001 thì hàm lượng oxy phù hợp để nuôi thủy sản. Theo Swingle (1969), tôm cá nuôi có thể chịu đựng được hàm lượng oxy hòa tan ≥ 2 mg/l, tôm nuôi có thể thích nghi được khi DO từ 3-5 mg/l [4]. * Độ mặn (‰): Qua số liệu đo được và thể hiện qua các đồ thị cho thấy độ mặn có sự khác biệt giữa các điểm thu mẫu. Các đồ thị cho thấy độ mặn ở 2 cửa lạch biến động hơn so với điểm thu mẫu ở xã Quỳnh Bảng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn lợ. * Khí độc NH3 và H2S: Bảng 3: Đánh giá hàm lượng các khí độc trong nước Điểm thu Chỉ TT Biến TCVN 5943- TCN 171: Tỷ lệ không Đánh mẫu tiêu triều động 1995 2001 đạt giá Cường 0.01 - 0,03 0 Đạt NH3 (mg/l) Kém 0.01 - 0,09 <0.5 <0,1 0 Đạt Cường 0 - 0,02 2/5 Đạt Lạch Quèn H2S (mg/l) Kém 0,01 - 0,04 <0,02 2/5 Đạt Cường 0.009 - 0,05 0 Đạt NH3 (mg/l) Kém 0.02 - 0,11 <0.5 <0,1 1/5 Đạt Cường 0,01 - 0,03 2/5 Đạt Quỳnh Bảng H2S (mg/l) Kém 0,01 - 0,06 <0,02 4/5 Không Lạch Cờn NH3 (mg/l) Cường 0.003 - 0,03 <0.5 <0,1 0 Đạt Kém 0.006 - 0,04 0 Đạt Cường 0 - 0,03 3/5 Không H2S (mg/l) Kém 0 - 0,03 <0,02 3/5 Không Kết quả phân tích số liệu cho thấy: - Hàm lượng NH3 ở các vị trí thu mẫu nước đều phù hợp cho nuôi trồng thủy sản. - So sánh với TCVN giới hạn cho phép về giá trị H2S < 0,02 mg/l cho thấy ở cả 3 điểm thu mẫu có vài đợt H2S vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nước ven biển dùng nuôi thuỷ sản. * Hàm lượng đun và chuẩn độ theo TCVN 5906-2001 (COD): Kết quả phân tích COD ở các vị trí thu mẫu cho thấy: - Ở cửa lạch Quèn, hàm lượng COD dao động từ 17,9-25,2 mg/l, tại điểm thu mẫu ở Quỳnh Bảng: 19,8-27,2 mg/l, lạch Cờn: 17,3-26,4 mg/l. So với tiêu chuẩn cho phép (10-20 mg/l) thì nước ở cả 3 điểm thu mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép. Kết quả các đợt phân tích BOD5 trong nước mẫu cho thấy giá trị trung bình ở lạch Quèn là 12,82 mg/l (triều cường) và 13 mg/l (triều kém); Quỳnh Bảng đạt 13,04 mg/l (triều kém) và 13,9 mg/l (triều cường); ở lạch Cờn là 10,36 mg/l. So với TCVN 5943 - 1995 về tiêu chuẩn nước biển ven bờ cho mục đích nuôi thuỷ sản (< 10 mg/l) thì ở các điểm thu mẫu hàm lượng BOD5 đều vượt quá ngưỡng cho phép. 3. Các sinh vật phù du của nước sông Mai Giang Bảng 4: Thành phần loài và tần suất bắt gặp sinh vật phù du Vai trò Thành phần loài Lạch Quèn Quỳnh Bảng Lạch Cờn Có lợi Có thể gây hại Thực vật phù du Chaetoceros sp ++ ++ + x Navicula sp + + + x Chlorella sp + + + x Skeletonema sp - + - x Nitzchia sp - + - x Động vật phù du Copepoda ++ ++ + x Cladocera ++ +++ ++ x Isopoda + ++ + x x Rotatoria + + + x Ấu trùng côn ++ ++ ++ x trùng Giun nhiều tơ + + + Ấu trùng ĐVTM + + + x Chú thích: - : không gặp + : gặp ít (<25% số mẫu bắt gặp) ++ : gặp TB (25 – 50% mẫu bắt gặp) +++ : gặp nhiều (> 50% mẫu bắt gặp) ++++ : rất nhiều (100% mẫu bắt gặp) Thành phần loài và tần suất bắt gặp sinh vật phù du tương đối ít ở cả 3 điểm thu mẫu nước. Điều đó cho thấy khu hệ thức ăn tự nhiên của động vật thuỷ sản ở nước sông nghèo nàn, để nuôi thuỷ sản cần có những giải pháp gây màu phù hợp. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Chất lượng nước sông Mai Giang khi đánh giá về các chỉ số thủy lý: Nhiệt độ (oC), độ trong (cm) đạt tiêu chuẩn dùng trong nuôi thủy sản. - Các chỉ số thủy hóa: Oxy (mg/l), pH, độ mặn (‰), NH3 (mg/l) đạt tiêu chuẩn dùng cho nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên với các chỉ số H2S, COD, BOD5 vượt quá giới hạn cho phép thể hiện tình trạng ô nhiễm. - Khu hệ thức ăn tự nhiên nghèo nàn thể hiện ở thành phần loài và tần suất bắt gặp sinh vật phù du ít. 2. Đề nghị - Chất lượng nước sông Mai Giang bị ô nhiễm hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do đó khi sử dụng nước để nuôi thủy sản cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi. - Cần tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về các nhân tố ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp./. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Xuân Dục, Nguyễn Vũ Tưởng, Lê Thị Hường (2005), Đánh giá hiện trạng chất lượng nước Hồ Tây thông qua các chỉ tiêu thủy hóa và thủy sinh vật, Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, Hải Phòng 14- 15/1/2005, tr.537-546. 2. Trần Lưu Khanh, Trần Quang Thư (2003), Hiện trạng chất lượng nước vùng biển ven bờ phía tây vịnh Bắc bộ, Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, Hải Phòng 14-15/1/2005, tr.569-578. 3. Nguyễn Chu Hồi và CTV (2004), Bước đầu đánh giá môi trường nuôi trồng thuỷ sản ven biển Việt Nam, Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, tr.53-64. 4. Nguyễn Thị Thanh (2008), Bài giảng “Hồ ao học và Quản lý môi trường nuôi thủy sản”, Đại học Vinh. 5. Bộ Khoa học - Công Nghệ và Môi trường (1995), TCVN 5943-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ. 6. Bộ thuỷ sản (2001), Tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN 171 (2001), Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú. 7. Bộ Thuỷ sản, (2006), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010. 8. Cục Môi trường - Bộ khoa học - Công nghệ và Môi trường (2002), Sổ tay hướng dẫn quan trắc và phân tích môi trường biển, Hà Nội. 9. FAO (1995), Report on a regional study and workshop on the environmental assessment and management of aquacultural development, Network of aquaculture centre Asia - Pasific Bangkok Thailand, April 1995. 10. Sở Thủy sản Nghệ An (2004), Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh nghệ An giai đoạn 2004-2010. 11. UNEP (2001), Báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam, Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngu_nghiep_2__5495.pdf