Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển - Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới

Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp thuần ven biển cho đến nay hầu như chưa có định hướng riêng, đặc thù về hướng phát triển nông nghiệp cho những vùng này.

Theo truyền thống và thực tế, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt ở các vùng này mà người dân lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để triển khai các hoạt động nông nghiệp. Ở các vùng có đất đai phù hợp cho trồng lúa và các cây màu lương thực thì người dân phát triển các loại cây trồng này và gắn với nó là phát triển chăn nuôi lợn, các loài vật ăn lương thực.

Ở các vùng đất cát, thiếu nước ngọt, không thích hợp với sản xuất lúa, người nông dân chọn các loại cây rau màu chịu hạn để trồng lấy sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Đời sống người dân ở những vùng này thường rất khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao và nạn đói vẫn thường xuyên xảy ra. Trong những năm đổi mới vừa qua ở nhiều, đặc biệt ở các tỉnh ven biển phía Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là chuyển sang nuôi tôm, cá và một số loài thủy sản nước lợ. Từ đó đã tăng được hiệu quả sử dụng đất và khai thác đúng các tiềm năng, lợi thế của vùng ven biển làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi này còn mang nặng tính tự phát, thiếu sự tác động của Nhà nước, Chính quyền địa phương. Vì vậy, chỉ những hộ có vốn, có đầu óc kinh doanh mới thực hiện được việc chuyển đổi từ nông nghiệp thuần sang thủy sản. Những hộ nghèo, không có vốn, thiếu trí thức thì đành chịu cảnh gian nan với sản xuất truyền thống. Hiện nay, còn rất nhiều các xã nghèo thuộc vùng bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao và rất cao mà Nhà nước đang phải triển khai các chương trình và chính sách riêng để trợ giúp họ thoát nghèo.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển - Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế-xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước…” Định hướng chiến lược vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa-Bình Thuận) là: “Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch” Trích nôi dung Nghị quyết lần thư tư Khóa X về Chiến lược phát triển biển Việt Nam đến năm 2020. Chính phủ đã chỉ đạo định hướng phát triển các ngành công nghiệp để phát triển kinh tế ven biển là: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao. Ngoài ra, phát triển các ngành công nghiệp khác như: may mặc, da giày, chế biến gỗ, điện tử, điện gia dụng... phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven biển Nguồn: WWW.mdec.vn; Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu long ngày 8/4/2009. . III. Những lợi thế và bất lợi thế trong phát triển nông nghiệp ở các vùng ven biển Việt Nam 3.1. Lợi thế 3.1.1. Nguồn lợi thủy sản là tiềm năng to lớn của nông nghiệp ven biển Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọ các tỉnh ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 300.000 ha. Ngoài ra, còn hơn 500.000 ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Những tiềm năng trên là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển mạnh ngành kinh tế thủy sản trên biển và ven biển, đi theo chúng là ngành công nghiệp chê biến thủy sản đa dạng một cách toàn diện và tiến tới hiện đại với giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. 3.1.2. Nguồn muối biển là lợi thế riêng của nông nghiệp ven biển Nguồn lợi muối chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m3 là nguồn ngusyên liệu vô tận để phát triển ngành muối công nghiệp và muối dân sinh. Vai trò của muối đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là rất to lớn. Sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao. Trong khi phần lớn mọi người quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong chế biến thực phẩm, nhưng họ có thể lại không biết là muối được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng khác. Từ muối ăn nóng chảy, ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, dung dịch muối ăn điện phân sẽ cho ta xút (NaOH) và Clo (Cl2), Hyđro (H2), axít Clohyđric (HCl), và những hoá chất cơ bản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác . Muối ăn còn dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na2CO3), phân bón Amon Clorua (NH4Cl), xà phòng và bột giặt. Ngoài ra nước ót của muối (là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh) có thể tạo ra Magie Oxit (MgO), Magie Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh… 3.2. Bất lợi Điều kiện tự nhiên ven biển không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. - Đối với nghề trồng trọt: do ảnh hưởng của nước biển nên các vùng đất ven biển thường là đất cát hoặc pha cát, bị nhiễm mặn, nhất là khi bị tác động mạnh của nước biển xâm nhập vào những thời gian có bão. Nguồn nước ngọt cho thủy lợi ở các vùng này cũng rất khó khăn. Vì vậy, nghề trồng trọt ven biển thường khó phát triển, năng suất thấp và hay gặp phải rủi ro về bão lũ và nước biển tràn làm hòng đất canh tác. Những loài cây không chịu được mặn hoặc bão táp không thể phát triển tốt ở các vùng này. - Hoạt động lâm nghiệp biển, ven biển cũng quan trọng, nhưng với vai trò bảo vệ môi trường sinh thái biển, ven biển, chống bão, gió và chắn cát bay hơn vai trò kinh tế, kinh doanh. - Đối với nghề chăn nuôi: do trồng trọt khó phát triển, đặc biệt là các loại cây lương thực, nên ngành chăn nuôi với những loài vật sử dụng các nguồn thức ăn tinh bột sẽ không đủ để phát triển. Các loài vật tiêu thụ chủ yếu thức ăn thô, lá cây, cỏ dại…có thể phát triển được ở những vùng này, nhưng cũng không thể thành quy mô lớn. Ngoài ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất đai khô cằn cũng là yếu tố hạn chế phát triển chăn nuôi ở những vùng này. 3.3. Nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện vừa thuận vừa không thuận để phát triển kinh tế vùng ven biển Tại các vùng ven biển có số dân trên 20 triệu người đang sinh sống, với lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,5% lao động cả nước là điều kiện quan trọng về nhân lực để Việt Nam khai thác các nguồn tiềm năng đã trình bày ở trên để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực đông đảo ven biển không được đào tạo những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thả thủy sản và làm muối thì nó vừa không phát triển được nông nghiệp ven biển, đồng thời sẽ là gánh nặng đối với phát triển kinh tế nói chung ở các vùng này. IV. Phát triển kinh tế nông nghiệp ven biển Từ các lợi thế và bất lợi nêu trên cho thấy kinh tế nông nghiệp ven biển thường hướng vào phát triển các hoạt động khái thác, nuôi trồng thủy sản như: đánh bắt thủy sản nước mặn trên biển; nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn, nước lợ trên biển (bằng các phương tiện lồng bao nhân tạo); nuôi trồng thủy sản trên đất liền bằng cách lấy nước biển (tạo các ao nuôi thủy sản nhân tạo); nuôi trồng đánh bắt trên các vùng nước lợ ở các vùng cửa sông đổ ra biển. Kèm theo các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản biển và ven biển là các hoạt động chế biến các loài thủy sản nước mặn và nước lợ, các hoạt động dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Nghề làm muối được phát triển gắn chặt với sử dụng, khai thác nguồn nước biển ở những vùng có lợi thế về đất phù hợp cho sản xuất muối và có đủ ánh nắng mặt trời để làm khô nước biển. Tình hình phát triển các hoạt động kinh tế nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp ven biển, hải đảo trong thời gian qua như sau: 4.1. Về đánh bắt (khai thác) thủy sản trên biển Đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống từ lâu đời, tạo ra nguồn lợi thực phẩm thủy sản cao cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các vùng biển, ven biển. Vì vậy,, từ năm 1993 đến nay ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản biển, ven biển được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống ngành nông nghiệp, trong đó nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2006, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 7,7%/năm, đạt gần 4,2 triệu tấn vào năm 2007, trong đó sản lượng đánh bắt đạt gần 2,1 triệu tấn (chiếm gần 50%), riêng đánh bắt thủy sản biển đạt trên 1,8 triệu tấn. Hoạt động đánh bắt đã tạo việc làm cho hơn 50.000 vạn lao động trực tiếp và 100.000 vạn lao động dịch vụ. Số lượng tàu thuyền tăng trong 15 năm vừa qua (1990 – 2006). Số tàu đánh cá Việt Nam tăng 4,7 lần về số lượng (đạt 95.000 chiếc vào năm 2006 so với 41.000 chiếc vào năm 1990) và tăng 5,7 lần về công suất, bình quân công suất trên 60 CV/tàu (năm 2000 mới đạt 44 CV/tàu). Tuy nhiên, sau vài thập kỷ tăng cường đánh bắt khai thác, nguồn lợi thủy sản biển đã giảm sút đáng kể về mật độ, chủng loài và kích thước… đặc biệt ở các vùng biển ven bờ, nơi tập trung trên 80% số phương tiện đánh bắt đã tạo ra 70- 80% sản lượng đánh bắt của cả nước. Ba ngư trường quan trọng nhất là Hải Phòng-Quảng Ninh; Ninh Thuận-Bình Thuận và Cà Mau-Kiên Giang, tập trung khoảng trên 50% số phương tiện đánh bắt hàng năm. Sự thay đổi trên là nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng khai thác của nhiều nhóm nghề (khai thác cá nổi nhỏ ven bờ, cá đáy, câu cá rạn…), đồng thời tăng thời gian khai thác, chi phí và giá thành đánh bắt… Hiện nay, đã và đang xuất hiện dư thừa cục bộ phương tiện đánh bắt thủy sản, công suất huy động của các tàu đang tham gia đánh bắt giảm dần, có tàu chỉ huy động khoảng 50%. Từ năm 1997 Nhà nước đã đầu tư 1.300 tỷ đồng để giúp ngư dân đóng 1.292 chiếc tàu đánh bắt xa bờ theo Chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên Chương trình này không thành công. Nghề đánh bắt thủy sản đang gặp nhiều rủi ro lớn, cụ thể là số vụ tai nạn tàu cá trên biển có xu hướng ngày càng tăng. Trong vòng 15 năm gần đây, mỗi năm xảy ra khoảng 500 vụ tai nạn tàu cá, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Chỉ riêng ba tháng cuối năm 2006 và hai tháng đầu năm 2007 có gần 400 vụ, trong đó hơn 50% vụ tàu bị hỏng máy, vỏ bị phá nước. Bên cạnh đó, cướp biển trong những năm gần đây đang trở thành vấn đề phức tạp, tác động trực tiếp đến tâm lý ngư dân đánh bắt. 4.2. Về nuôi trồng thủy sản ven biển Bên cạnh đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng trên 400.000 ha ở các vịnh và đầm phá. Ở Quảng Ninh - Hải Phòng là hơn 200.000 ha; Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha; Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha. Riêng vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa có hơn 20.000 ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản biển với giống loài phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào các loại tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, trai lấy ngọc, ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô... Trước tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngư dân đã chuyển mạnh nghề thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng ven biển với nhiều hình thức đa dạng. Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên các vùng ven biển và hải đảo. Chính phủ đã phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương toàn quyền quyết định giao, cho thuê đất và mặt nước ven biển cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vào nuôi trồng, phát triển kinh tế thủy sản. Nhà nước đã đầu tư cho quy hoạch các vùng nuôi thả thủy sản ven biển đất liền và hải đảo. Cho phép nhập khẩu một số giống, loài đặc sản sạch bệnh có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và kỹ thuật sản xuất giống thủy sản biển nhân tạo. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nuôi trổng thủy sản biển; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư. Hỗ trợ tín dụng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, cụ thể là Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo. Kết quả là hoạt động nuôi trồng thủy sản đã phát triển khá nhanh ở các tỉnh có biển. Thí dụ: trong giai đoạn 2001-2005, tổng số lồng bè nuôi trồng thủy sản ven biển đã tăng hơn 1,6 lần, từ 23.989 lên 38.965 lồng. Trong đó, số lồng nuôi tôm hùm là 30.115, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng thủy sản nuôi bằng lồng bè nước mặn đã tăng từ 2.635 tấn năm 2001 lên hơn 10.000 tấn vào năm 2005. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng ven biển có chất lượng và giá trị cao, được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, so với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung thì nuôi trồng thủy sản biển còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,9% sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước hàng năm (38.965 tấn/ 2.085.200 tấn) Việc phát triển kinh tế thủy sản nuôi trồng ven biển và hải đảo trong những năm gần đây đã mở ra một hướng phát triển kinh tế mới của ngành kinh tế thủy sản nói chung và ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các tỉnh có biển. Hoạt động này đã tạo cơ hội cho các tổ chức, người dân ven biển đầu tư phát triển, tự tạo việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Góp phần điều chỉnh giảm bớt hoạt động khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản biển, nhất là người dân ở các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ven biển còn giúp người dân có cơ hội tăng thu nhập, giảm đói nghèo, tham gia bảo vệ an ninh các vùng ven biển và hải đảo. Dự kiến đến năm 2015 nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở nước ta ước đạt khoảng 200.000 tấn cá, khoảng 380.000 tấn nhuyễn thể, rong biển đạt 50.000 tấn khô, đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến trong khu vực và vùng lãnh thổ về trình độ nuôi hải sản trên biển. Hạn chế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển hiện nay: Do nghề nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian vừa qua chỉ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh và một số hộ nông dân có khả năng về vốn mới có khả năng đầu tư phát triển. Sản xuất mang nặng tính tự phát ở hầu hết các vùng ven biển; từng hộ, từng chủ doanh nghiệp tự lo sản nghiệp của mình, mà chưa cùng nhau hợp tác để cùng phát triển nuôi trồng trên diện tích rộng, quy mô sản phẩm hàng hóa lớn… Nhiều hộ dân còn chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản biển nên gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng diện tích mặt nước ven biển để nuôi trồng thủy sản biển chưa đáng kể. Khung pháp lý phục vụ cho thuê, giao khoán mặt nước ven biển vào nuôi trồng thủy sản chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập. Chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng tập trung hầu như chưa đáng kể. Những bất cập trên khiến người nuôi trồng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kiểm soát thiên tai và dịch bệnh. Những yếu kém trên đang hạn chế khả năng phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo của Việt Nam 4.3. Về công nghiệp chế biến thủy sản ven biển Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình lớn tạo bước ngoặt cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến thủy sản trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị trường khó tính nhất thế giới; trên 300 cơ sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng… Hiện nay, hàng thủy sản chế biến Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Năm 2007, sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt 4,15 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD. Với mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển thì ngành chế biến thủy sản nói chung và chế biến thủy sản biển sẽ phải phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình trong việc tạo đầu ra tốt nhất cho các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Gắn ngành thủy sản với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước từ đó tạo động lực thúc đẩy toàn ngành khai thác tối đa các tiềm năng về nguồn lực sãn có mà biển đã tạo ra. 4.4. Phát triển nghề muối (diêm nghiệp) ven biển - Thực trạng Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển. Trong những năm qua, cả nước có 20 tỉnh, thành ven biển phát triển hoạt động sản xuất muối biển với tổng diện tích hơn 12 nghìn ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn muối/năm, tạo việc làm cho hơn 90 nghìn lao động. Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang triển khai các dự án xây dựng các cánh đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản xuất muối sạch. Nhằm thực hiện được mục tiêu đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn muối và đến năm 2020 đạt 2 triệu tấn, trong đó các đồng muối công nghiệp đảm bảo từ 53% đến 67% tổng sản lượng muối sản xuất ra. Ngành muối đang kêu gọi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án đầu tư đồng muối công nghiệp để sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối sạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong ngành muối; và đang tích cực nghiên cứu xây dựng chính sách ngành muối để đảm bảo tái sản xuất, thu nhập đủ sống cho diêm dân. Trên cơ sở đó, khuyến khích họ gia tăng sản xuất muối để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng muối của nhân dân, ngành Công nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế, hạn chế tình trạng thiếu ổn định giữa cung và cầu về muối ăn. Hiện nay, ngành muối còn rất thiếu các yếu tố để đảm bảo phát triển ổn định, đó là: (i). Diện tích quy hoạch các vùng sản xuất muối luôn bị thay đổi; (ii). Một số địa phương có biển, có tiềm năng phát triển sản xuất muối lại không mặn mà với nghề muối; (iii). Thu nhập và đời sống của diêm dân ở nhiều vùng muối còn rất thấp; (iv). Diện tích đất để sản xuất muối rất lớn, nhưng nguồn thu vào ngân sách lại rất hạn chế, nên lãnh đạo nhiều địa phương đã chưa quan tâm đầy đủ đến việc chỉ đạo đầu tư phát triển ngành này cũng như triển khai các chính sách hỗ trợ cho diêm dân; (v). Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngành muối đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh, nhất là cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm muối của Việt Nam chất lượng thấp do đang sản xuất phương pháp truyền thống từ hàng trăm năm nay với công cụ và phương tiện lạc hậu, thao tác thủ công, quy mô nhỏ, phân tán. (vi). Nhiều chính sách của Nhà nước đối với ngành muối trong thời gian qua hiệu lực thấp, bất cập và thiếu đồng bộ, như chính sách mua muối theo giá sàn, chính sách cho diêm dân vay vào thời điểm giáp vụ để mua sắm  vật tư, chuẩn bị sản xuất…Ngoài ra khâu tổ chức diêm dân trong sản xuất muối cũng đang bị bỏ lỏng, các mô hình hợp tác xã sản xuất muối kiểu mới chưa được phát triển, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất rất hạn chế. Cơ chế liên kết "bốn nhà" trong sản xuất muối chưa hình thành. Việc giao cho UBND các địa phương công bố giá sàn mua muối cho diêm dân ngay từ đầu vụ sản xuất đã không phát huy tác dụng do không khả thi vì UBND không đủ thông tin và căn cứ để đưa ra giá sàn hợp lý tương quan với giá muối ở các địa phương bạn trên cùng khu vực và cả nước. 4.5. Phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vùng ven biển Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp thuần ven biển cho đến nay hầu như chưa có định hướng riêng, đặc thù về hướng phát triển nông nghiệp cho những vùng này. Theo truyền thống và thực tế, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt ở các vùng này mà người dân lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để triển khai các hoạt động nông nghiệp. Ở các vùng có đất đai phù hợp cho trồng lúa và các cây màu lương thực thì người dân phát triển các loại cây trồng này và gắn với nó là phát triển chăn nuôi lợn, các loài vật ăn lương thực. Ở các vùng đất cát, thiếu nước ngọt, không thích hợp với sản xuất lúa, người nông dân chọn các loại cây rau màu chịu hạn để trồng lấy sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Đời sống người dân ở những vùng này thường rất khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao và nạn đói vẫn thường xuyên xảy ra. Trong những năm đổi mới vừa qua ở nhiều, đặc biệt ở các tỉnh ven biển phía Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là chuyển sang nuôi tôm, cá và một số loài thủy sản nước lợ. Từ đó đã tăng được hiệu quả sử dụng đất và khai thác đúng các tiềm năng, lợi thế của vùng ven biển làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi này còn mang nặng tính tự phát, thiếu sự tác động của Nhà nước, Chính quyền địa phương. Vì vậy, chỉ những hộ có vốn, có đầu óc kinh doanh mới thực hiện được việc chuyển đổi từ nông nghiệp thuần sang thủy sản. Những hộ nghèo, không có vốn, thiếu trí thức thì đành chịu cảnh gian nan với sản xuất truyền thống. Hiện nay, còn rất nhiều các xã nghèo thuộc vùng bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao và rất cao mà Nhà nước đang phải triển khai các chương trình và chính sách riêng để trợ giúp họ thoát nghèo. Tóm lại, ngành nông nghiệp thuần vùng ven biển không phải là lợi thế của vùng này, vì vậy phát triển nông nghiệp không phải là hướng chính, lâu dài. Nhà nước cần có chiến lược giúp nông dân các vùng này chuyển sản xuất nông nghiệp truyền thống của họ sang các lĩnh vực ngành nghề khác có hiệu quả hơn và phù hợp với lợi thế, tiềm năng kinh tế của vùng ven biển. Cho đến nay, quá trình chuyển đổi này đã diễn ra, xong còn chậm và thiếu quy hoạch và chính sách phù hợp nên kết quả diễn ra chưa thật sự cao. 4.6. Phát triển lâm nghiệp (rừng ngập mặn) ven biển Lâm nghiệp ven biển từ lâu đời đã cho thấy ý nghĩa to lớn của nó là bảo vệ môi trường, tạo đa dạng sinh học ven biển và chống bão, gió, cát bay (xa mạc hóa). Trong những năm vừa qua, do chạy theo đánh bắt thủy sản ven bờ qua mức mà người dân sinh sống ở ven biển đã chặt phá và hủy hoại các khu rừng ngập mặn ven biển. Nhiều cơ quan, chuyên gia môi trường và phát triển bền vững đã lên tiếng cảnh báo những tác động xấu, tiêu cực sẽ xảy ra do tàn phá rừng ngập mặn. Theo đánh giá của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (UNCR) về Rừng ngập mặn ở Việt Nam như sau: là hệ thống sinh thái có giá trị bảo vệ môi trường cao, ngăn ngừa thiên tai và tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế xã hội. Những khu rừng ngập mặn dọc vùng ven biển Việt Nam làm giảm thiểu tác động tiêu cực của lũ lụt và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng thời làm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã được các chuyên gia thay đổi khí hậu dự báo là vô cùng khắc nghiệt ở Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây, rừng ngập mặn Việt Nam hiện tại đang bị suy thoái nghiêm trọng do sự phát triển kinh tế không tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên, do đó đặt ra nhu cầu cấp bách cho việc phục hồi rừng ngập mặn.WWW. IUNCU. ORG. “Phục hồi rừng ngập mặn, bảo vệ bở biển và giảm nhẹ tác động của biên đổi khí hậu”; 7/1/2008 Do vậy, cùng với chuyển hướng phát triển nông nghiệp và thủy sản các vùng ven biển như nói trên thì cần phải chú trọng, tái tạo lại và phát triển thêm các khu rừng ngập mặn ven biển, để tái tạo lại môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học vốn có, từ đó tạo điều kiện để phát triển bền vững. V. Một số định hướng chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ven biển trong giai đoạn tới Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, toàn nền kinh tế đang vận động theo hướng phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, đất đai, sinh thái và các nguồn lực khác sẵn có. Việc lựa chọn đúng các lợi thế này cho từng vùng và tiểu vùng để xác định hướng phát triển kinh tế lâu dài là một trong những yêu cầu đầu tiên, rất quan trọng làm nền tảng cho những giải pháp, chính sách tiếp theo. Với cách tiếp cận trên đây, vùng kinh tế biển, ven biển ở các tỉnh có biển cần phải xem xét, đánh giá đúng lợi thế của mình để lựa chọn giải pháp phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Đối với ngành kinh tế nông nghiệp, việc lựa chọn định hướng và giải pháp phát triển cần được xem xét trong định hướng chiến lược kinh tế-xã hội của từng vùng, có nghĩa là, cần phát triển những ngành sản phẩm thực sự có năng lực cạnh tranh, có thị trường và mang lại nhiều việc làm cho người dân và cộng đồng trong vùng. Trong khuôn khổ bài tham luận này chúng tôi xin đề xuất một số gợi mở sau đây: 5.1. Phát triển nông nghiệp ven biển nên hướng vào ngành thủy sản nuôi trồng và đánh bắt Đối với những tỉnh có lợi thế tự nhiên mạnh về kinh tế thủy sản, chẳng hạn như ngư trường có nhiều cá (mật độ cá cao và ổn định trong năm). Vùng ven biển rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản biển thì tiến hành quy hoạch phát triển thủy sản biển, bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng, đầu tư đủ mạnh vào xây dựng kết cấu hạ tầng cứng phục vụ cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản. Cụ thể là: - Hoàn chỉnh các cảng thủy sản ven biển có điều kiện tập trung khối lượng sản phẩm đánh bắt lớn, tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi sang nuôi trồng và đánh bắt thủy sản biển có hiệu quả và ít rủi ro nhất. - Xây dựng một hệ thống chợ thủy sản ở các vùng trọng điểm đánh bắt. Nuôi trồng kết hợp với thúc đẩy phát triển hệ thống chế biến sản phẩm thủy sản và hình thành các trung tâm tiêu thụ lớn của các vùng nuôi trồng tập trung (mô hình chợ thủy sản đầu mối). - Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu vực tránh bão cho ngư dân, đặc biệt những vùng có gió bão lớn từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08-Chien luoc phat trien nong nghiep ven bien- Vien Bien doi khi hau PT ben vung-CHU TIEN QUANG.doc