Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015

Mục lục

 

Tóm tắt 5

1 Giới thiệu 7

1.1 Cơ sở 7

1.2 Các nguyên tắc phân tích 7

1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành 7

1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược 8

1.2.3 Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh 8

2 Tầm nhìn 10

3 Đánh giá hiện trạng ngành 12

3.1 Ngành da giày toàn cầu 12

3.1.1 Thị trường toàn cầu 12

3.1.2 Năng lực sản xuất 12

3.1.3 Xu hướng sản phẩm 12

3.2 Phân loại sản phẩm-thị trường 13

3.2.1 Phân loại theo nhóm khách hàng 13

3.2.2 Phân loại theo công dụng sản phẩm 13

3.2.3 Phân loại theo nguyên liệu mũ giày 13

3.3 Hoạt động xuất khẩu 14

3.3.1 Xuất khẩu giày thể thao 15

3.3.2 Xuất khẩu giày da nam nữ 15

3.3.3 Xuất khẩu giày vải 15

3.3.4 Xuất khẩu xăng đan và dép đi trong nhà 15

3.4 Các thị trường xuất khẩu chủ đạo 16

3.4.1 Các nền kinh tế phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản) 16

3.4.2 Các nước Trung Cận Đông và châu Phi 19

3.4.3 Các nước châu Đại Dương (Úc & New Zealand) 20

3.5 Cạnh tranh 20

3.5.1 Đối thủ cạnh tranh 20

3.5.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam 22

3.5.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu. 29

3.6 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 30

3.7 Phân tích chiến lược và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với Ngành 32

3.7.1 Các chính sách phát triển chiến lược 32

3.7.2 Các chính sách khác của nhà nước - Thuế 32

3.8 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 32

3.8.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 32

3.8.2 Dịch vụ thông tin thương mại 33

3.8.3 Dịch vụ tài chính thương mại 33

3.8.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu 34

3.8.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác 34

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) 36

5. Các lựa chọn chiến lược 38

5.1. Chuỗi giá trị tương lai của ngành 38

5.2. Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai 40

Phụ lục 1: Hồ sơ ngành da giày Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội Lefaso ) 44

Phụ lục 2: Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành da giày 2007-2009 45

Viettrade 45

Hiệp hội Lefaso 47

Phụ lục 4: Ngành da toàn cầu 48

Phụ lục 5: Các trang web tham khảo 48

Các trang web thương mại toàn cầu 48

Các trang web ngành da giày 48

Phụ lục 6: Tài liệu tham khảo 48

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng đầu, chiếm77% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện của Rumani (ITC). Braxin Braxin là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ với sản lượng hàng năm khoảng 755 triệu đôi. Mặc dù phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu (72% tổng giá trị sản lượng, 543 triệu đôi), xuất khẩu của Braxin hiện diện trên 130 nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất (70% tổng giá trị XK). Braxin là nhà cung cấp thứ 3 vào thị trường Mỹ, sau Trung Quốc và Việt Nam. Gía trị xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm xuất khẩu chính thường thấp hơn giá trị xuất khẩu TB toàn cầu (xem thêm biểu đồ 1-trang 12). Các nhà sản xuất Braxin chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm và thương hiệu riêng của mình (7,000 doanh nghiệp). Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩm của Braxin đang lưu hành. Ngành công nghiệp phụ trợ của Braxin cũng phát triển đa dạng, gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoàng 100 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành da giày. Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Braxin đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và qui mô sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các DN qui mô nhỏ cũng là một trong những khó khăn hiện thời của Braxin trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành. Ấn Độ và các nước Đông Nam Á Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với hơn 2 tỉ đôi mỗi năm, chỉ sau Trung Quốc. Thị trường trong nước với hơn 1 tỉ dân là trọng tâm của ngành giày dép nước này. Xuất khẩu chỉ đứng thứ 14 với doanh thu 1.23 tỉ USD năm 2006, chủ yếu sang thị trường tây Âu (Đức, Anh, Ý, Pháp) và Mỹ . Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ da và giày thể thao. Gía trị xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm chính thấp hơn khá nhiều giá trị xuất khẩu trung bình toàn cầu (xem thêm biểu đồ 1-trang 12). Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 19% về giá trị. Ngành da giày Ấn độ cũng có bước phát triển tương tự như ở Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu là gia công cho các hãng giày nổi tiếng thế giới, tận dụng lợi thế lao động và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. CNTT sẽ giúp ngành da giày từng bước thiết lập năng lực quản trị và thiết kế để sẵn sàng đón nhận chuyển giao công nghệ cao về giày thể thao cho vận động viên. Ấn độ hiện đang nổi lên là một địa chủ thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang. Các hãng giày lớn bắt đầu chuyển dần các cơ sở sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Ấn độ, kể cả các nhà sản xuất lớn Trung Quốc như APACHE. Trong số các nước Đông nam á, Indonesia là nước gia công giày lớn, với giá trị xuất khẩu gần 1.6 tỉ USD năm 2006. Tuy nhiên giá trị đơn vị xuất khẩu của Indonesia cũng rất thấp so với trung bình thế giới. Ngành giày dép Indonesia chủ yếu dựa vào gia công hàng giá trị thấp, tận dụng lợi thế lao động phổ thông giá rẻ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, chiếm 28% tổng giá trị XK, tiếp theo là các nước Tây Âu Đức, Anh, Bỉ và Hà Lan, mỗi nước chiếm khoảng 8% tổng giá trị XK. Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm chỉ khoảng 9% về giá trị. Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam Năng lực cạnh tranh của ngành có thể được đánh giá từ nhiều góc độ: Qui mô và công suất sản xuất Sản phẩm và quy trình sản xuất; Cơ sở chi phí, Khác biệt về sản phẩm Những liên kết thượng nguồn và hạ nguồn trong ngành (backward and forward linkages) và những ngành bổ trợ Mức độ hiển thị của các nhà sản xuất, đặc biệt là ở các trang web mua bán trên mạng. Qui mô và công suất Việt Nam là một trong 5 nhà sản xuất giày dép hàng đầu thế giới với công suất 715 triệu đôi/năm với 90% sản phẩm là cho xuất khẩu. Ngoài ra Việt Nam còn có thể cung ứng 80 triệu cặp, túi xách hàng năm. Thực tế huy động công suất sản xuất đều ở mức tối đa, 90-100% đối với giày dép và 80% đối với túi xách. Theo thống kê của Hiệp hội Lefaso có 507 doanh nghiệp xuất khẩu giày dép, cặp túi xách và nguyên phụ liệu ngành giày vào cuối năm 2007 Gồm cả 42 doanh nghiệp thuộc da, trong đó có 10 doanh nghiệp có vốn của nước ngoài (Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành da giày Việt Nam đến 20105, tầm nhìn 2020-Lefaso-2008) . Bên cạnh đó còn có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình. Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm: Nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thường từ Đài Loan và Hàn Quốc. Nhóm này chủ yếu là các đơn vị gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành. Đây là lực lượng sản xuất chính, chiếm tới 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam (429 triệu đôi) và có hệ thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất giày. Các đơn vị sản xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác mua lớn. Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp độ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài. Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện. Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học. Năng lực marketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu và chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu. Hầu như không có sự hiện diện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày. Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn. Nhóm này chưa có khả năng xuất khẩu. Sản phẩm và quy trình sản xuất Chất liệu giày dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay chất liệu da vẫn được đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác. Các tính năng đặc thù của giày dép cũng được đánh giá cao, ví dụ như giày dép không thấm nước, giày thể thao có bánh xe, giày dép thời trang hoặc giày dép có chất liệu hoàn toàn từ tự nhiên (vegan & vegetarian shoes-không dùng da và không sử dụng keo dán có nguồn gốc từ động vật). Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau: gia công nguyên liệu pha cắt nguyên liệu lắp ráp mũ giày tiền chế đế giày gò ráp đế và hoàn thiện giày KCS và đóng gói Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau, ví dụ dép đi trong nhà hoặc xăng đan thì không qua khâu gò đế bằng máy. Mức độ gia tăng giá trị là khác nhau ở từng công đoạn sản xuất và đối với từng loại sản phẩm. Đối với giày thể thao và giày vải, công đoạn gia công nguyên liệu bồi vải và cán luyện cao su mang tính quyết định trong khi đó đối với giày nữ, công đoạn pha cắt nguyên liệu có thể gia tăng nhiều giá trị với việc trang trí bán thành phẩm pha cắt như in, thêu. Tương tự như vậy là công đoạn lắp ráp với nhiều hình thức may ráp mũ giày nữ phong phú tạo ra các sản phẩm hợp thời trang. Cạnh tranh trên cơ sở chi phí Sử dụng nguyên liệu thô Thông thường, giày dép có tỉ lệ giá trị nguyên liệu khoảng 25% giá xuất khẩu (CIF) hoặc 10% giá bán lẻ. Nguyên liệu thô chủ yếu là da, vải, chất dẻo và cao su được gia công theo các công đoạn như thuộc da, bồi vải, cán luyện cao su để làm mũ và đế giày. Bí quyết công nghệ trong lĩnh vực bồi vải và cán luyện cao su thuộc về từng nhà sản xuất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa các nhà sản xuất. Phân ngành thuộc da đã có bước phát triển vượt bậc, có tốc độ tăng năng lực sản xuất nhanh nhất, bình quân 34%/năm từ năm 2003. Thực tế sản xuất đạt 73% công suất thiết bị (87 triệu sq ft so với công suất 120 triệu) vào cuối năm 2007. 10 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 2/3 tổng công suất (72 triệu sq. ft) trong khi đó 32 đơn vị thuộc da trong nước chỉ có công suất 48 triệu sq ft. Nhiều doanh nghiệp thuộc da đã đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến của Ý, Hà Lan để cung cấp các loại da thuộc bảo đảm tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu. Tuy rằng các doanh nghiệp này đã giúp tăng tỉ lệ nội địa hóa và chủ động nguyên liệu cho ngành giày, nguyên liệu da thô vẫn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu. Tương tự như vậy, mặc dù Việt Nam có tiềm năng về cao su, chất dẻo nhưng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước chỉ đạt 40%; 60% còn lại đều nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với số lượng và giá cả rất cạnh tranh, làm ngành sản xuất nguyên phụ liệu da giày trong nước chưa thể phát triển được. Đơn cử giá trị nhập khẩu da thuộc và phụ liệu ngành giày năm 2004 là 1.153 và 902 triệu đô la mỹ, chiếm tới 78% tổng giá trị xuất khẩu giày dép năm đó. Tuy nhiên đến nay, năng lực thuộc da trong nước đã tăng lên, giúp giảm bớt sức ép nhập khẩu nguyên liệu. Chi phí nhân công Chi phí nhân công là một trong các yếu tố xem xét hàng đầu khi các hãng và nhà bán lẻ nước ngoài tìm đối tác gia công giày dép vì ngành này cần một lượng lớn lao động thủ công, nhất là trong các khâu sản xuất giày. Mức lương thấp và phụ cấp khiêm tốn phổ biến ở Việt Nam đã tạo ra lợi thế cạnh tranh, thậm chí cả với Trung Quốc là quốc gia gia công giày dép lớn nhất thế giới. Mức tiền lương tối thiểu ở Việt nam là 620,000 đ/tháng Từ 1/5/2009, mức lương tối thiểu ở Việt Nam đã tăng lên 650,000đ (39 USD) so với 112 USD ở miền nam và 50 USD ở miền trung Trung Quốc (PwC, 2008). Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, khéo léo, kiên nhẫn, đặc biệt là lao động nữ. Đến năm 2007, số lao động trong ngành da giày là 610,000 người, chỉ đứng sau ngành dệt may trong số các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất. Tuy vậy, tay nghề của người lao động Việt Nam chưa cao, phần lớn chỉ được đào tạo kèm cặp trong thời gian ngắn và thực hành trên dây truyền sản xuất. Đội ngũ kỹ thuật viên, quản trị doanh nghiệp, điều hành sản xuất kinh doanh còn rất thiếu và ít kinh nghiệm. Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao đã đẩy mức lương lên cao, làm chi phí lao động trình độ cao cao hơn so với Trung Quốc. Một nghiên cứu của hãng tư vấn PwC năm 2008 cho thấy đối với cấp quản lý, chi phí lao động ở Bình Dương cao hơn từ 20-70% so với miền nam Trung Quốc và 200% so với miền trung Trung Quốc. Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp của Việt Nam (26% lương) cũng cao hơn vùng nam Trung Quốc (22.5%) (PwC, 2008). Ngành da giày có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, đặc biệt cho nhóm các lao động phổ thông nông thôn, trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, tuy nhiên lao động trong ngành giày chỉ phát triển về lượng chứ chưa về chất, chủ yếu là lao động thủ công đơn giản, năng suất và giá trị gia tăng thấp. Dù rằng Việt Nam còn có thể kỳ vọng vào lợi thế này trong thời gian ngắn tới, lợi thế này không mang tính chiến lược và bền vững về lâu dài khi nền kinh tế đã chuyển sang chu kỳ phát triển mới, không thể cạnh tranh dựa trên động lực sức lao động phổ thông giá rẻ nữa. Bảng 8: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Trình độ Các ngành chung Ngành da giày Đại học & trên đại học 6-7% 5% Cao đẳng 2.4% 6% Trung cấp 5.9% Công nhân kỹ thuật đào tạo chính qui (có bằng) 24% 34% Công nhân kỹ thuật đào tạo không chính qui (không có bằng) 28% Sơ cấp 3.8% 55% Lao động phổ thông 29.3% (nguồn: Hiệp hội Lefaso, 2008) Thiết bị và trình độ công nghệ Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất giày hiện nay của Việt Nam đều nhập của Hàn Quốc và Đài Loan. Một số khách hàng gia công từ Đài Loan cũng chính là nhà cung ứng thiết bị và công nghệ sản xuất. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất giày. Công tác nghiên cứu trang thiết bị ngành giày còn tản mạn chưa được tập trung ở các viện nghiên cứu chuyên về thiết kế, chế tạo các thiết bị sản xuất giày hay ở các cơ sở chế tạo quy mô lớn có phòng thiết kế độc lập và mạnh. Hiện nay, công việc này mới được nhen nhóm ở quy mô nhỏ, thử nghiệm trong các viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí hoặc viện chuyên ngành da giày mà chưa có các nhà nghiên cứu, thiết kế chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Công tác nghiên cứu chế tạo chưa tập trung cũng làm cho chất lượng của sản phẩm chế tạo không cao (lựa chọn nguyên liệu, thiết bị chế tạo, nhiệt luyện...). Bên cạnh đó công tác thông tin, tiêu chuẩn hoá còn hạn chế dẫn đến thực trạng các thiết bị, phụ tùng chế tạo trong nước chưa được tiêu chuẩn hoá, không có khả năng lắp lẫn gây khó khăn cho người sử dụng và hạn chế hiệu quả về kinh tế trong quá trình sửa chữa thay thế. Trình độ công nghệ sản xuất phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá. Quá trình sản xuất mới đang được cơ giới hoá mà chưa được tự động hoá. Tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao, điển hình là các công đoạn trải nguyên liệu, bôi keo, đục tán ôdê, mài, xén, kiểm đếm và vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm. Đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến cho năng suất lao động của ngành luôn ở mức thấp và do đó người lao động phải thường xuyên làm thêm giờ. Những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên nghiệp đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp hiện còn ở ngoài tầm của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc sử dụng tư vấn chuyên gia trong và ngoài nước còn yếu do ngành chưa có kế hoạch, chưa chủ động. Thực tế chỉ có công việc tư vấn trong quá trình hợp tác gia công sản xuất hoặc kinh doanh hoá chất, nguyên liệu... do các đối tác gia công thực hiện. Ngoài ra ngành cũng có một số cơ hội tư vấn ít ỏi về mặt kỹ thuật do các chuyên gia nước ngoài thực hiện nằm trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ kỹ thuật của một số tổ chức quốc tế cho toàn ngành da giày trong đó chủ yếu là khâu thiết kế phần mũ giày chứ chưa phải là toàn bộ quá trình thiết kế tổng thể sản phẩm giày dép. Biểu đồ 3: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giày dép Biểu đồ 4: Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất giày dép (Nguồn: Hiệp hội Lefaso) Năng lực cạnh tranh từ khác biệt hóa sản phẩm Chứng nhận Chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sản phẩm da ở Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang Hồng Kông làm dịch vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số văn phòng đại diện của các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế như Veritas, SGS nhưng doanh nghiệp chưa khai thác được hết dịch vụ này vì phần lớn phải làm theo chỉ định của khách hàng. Hiệp hội và Viện nghiên cứu da giày cũng đã xúc tiến thành lập đơn vị kiểm định tuy nhiên kế hoạch này vẫn còn nằm trong qui hoạch phát triển trong tương lai. Hiện tại Viện da giày có năng lực thực hiện một số kiểm định (test) cơ bản, chưa đáp ứng được cho nhu cầu hàng xuất khẩu và trong nước. Một số nhà máy lớn và nhà máy 100% vốn nước ngoài có xây dựng phòng lab riêng, đánh giá một số tiêu chí cơ bản phục vụ mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm nội bộ. Cơ quan chứng nhận quốc gia Quarcert ( cũng không thực hiện các chứng nhận đặc thù cho ngành da giày, dù đây là ngành xuất khẩu lớn của đất nước, mà chỉ dừng lại ở các chứng chỉ chung như ISO. Trong tương lai gần, sản giày dép trong nước cũng cần phải có chứng nhận kiểm định chất lượng nhằm bảo vệ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu giày Việt Nam. Năng lực thiết kế và sáng tạo Đây là điểm quyết định tạo ra giá trị gia tăng rất lớn trong ngành công nghiệp giày. Ý và các nước tây Âu là trung tâm sáng tạo giày thế giới, luôn tạo ra các mẫu mốt mới, xu hướng tiêu dùng mới trên thế giới. Hiện tại ở Việt Nam có xu thế là mọi người thường sao chép sản phẩm thay vì tiến hành đổi mới hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Đối với gia công giày dép, phần thiết kế do bên đặt hàng đảm nhận nên năng lực trong nước về thiết kế hầu như không phát triển. Trong một vài năm qua, Hiệp hội Lefaso đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm giày thông qua cuộc thi tạo mốt giày hàng năm, tuy nhiên kết quả mới chỉ dừng ở mức độ phong trào chứ chưa thực sự lôi kéo sự quan tâm của các doanh nghiệp. Liên kết thượng nguồn, hạ nguồn trong ngành và các ngành công nghiệp phụ trợ Các ngành hội nhập mạnh vào nền kinh tế quốc dân thông qua những mối liên kết thượng nguồn(backward linkages) và hạ nguồn (forward linkages) trong ngành và có các ngành phụ trợ hiệu quả dường như có tiềm năng xuất khẩu cao hơn. Một số ngành hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân trong khi những ngành khác lại không. Cũng như vậy, những ngành hội nhập mạnh có thể tạo ra các tác động kéo và đầy đối với những ngành nội địa khác. Tuy nhiên, tác động cũng có thể đi theo chiều hướng ngược lại, nghĩa là các ngành có liên hệ thượng nguồn cao sẽ có lợi hơn nếu các ngành phụ trợ thực sự có hiệu quả. Do đó, trong điều kiện thông thường, nếu những liên kết thượng nguồn, hạ nguồn và các ngành phụ trợ càng mạnh thì nền kinh tế càng có sức hấp dẫn, khi các yếu tố khác cân bằng. Liên kết thượng nguồn trong ngành da giày liên quan đến cung ứng nguyên liệu thô như da, chất dẻo và cao su và nguyên liệu chế biến, đặc biệt là da thuộc và cao su lưu hóa. Mặc dù nguồn da nguyên thủy của Việt Nam không phải là có chất lượng cao nhưng năng lực thuộc da trong nước đã dần phát triển trong 6 năm qua. Công nghệ và thiết bị thuộc da cũng thuộc hàng tiên tiến, tuy nhiên vấn đề xử lý ô nhiễm sản xuất còn là một vấn đề nổi cộm đối với các doanh nghiệp thuộc da này. Đối với cao su lưu hóa, các nhà cung ứng trong nước đã đảm nhận được theo yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu. Tuy vậy, cung ứng nguyên phụ liệu khác như keo, khóa móc, các chi tiết giày phần lớn đều từ nhập khẩu. Ngành thiết kế form mẫu có ý nghĩa quan trọng hơn cả trong hoạt động hỗ trợ. Ngành giày dép Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các form mẫu nhập khẩu, chỉ có một vài nhà cung ứng phom giày trong nước. Công tác đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng quản lý và tay nghề tốt cũng là một hoạt động bổ trợ rất quan trọng. Hiện nay cả nước mới có 4-5 trường cao đẳng đào tạo cử nhân chuyên ngành da giày từ năm 2000 và chưa có một trường dạy nghề giày và da nào cả. Đội ngũ giáo viên, giáo trình và giáo cụ còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với sự phát triển của ngành trên thế giới. Học viên chủ yếu được học về sản xuất giày, chứ không có chuyên ngành quản lý sản xuất, quản lý dự án đầu tư, phát triển sản phẩm, marketing giày dép. Liên kết hạ nguồn với ngành thời trang may mặc, túi xách…gần như không có. Gần đây, ở một số trung tâm bán lẻ quần áo Vinatex ở Việt Nam có xuất hiện mặt hàng giày trẻ em và giày nam. Ở góc độ xuất khẩu, liên kết này là chưa có. Hiển thị trên các chuyên trang mua bán trên internet của các nhà kinh doanh Việt Nam. Mặc dù nhiều nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam đã xây dựng được website của riêng mình nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được biết đến tại các trang web thương mại trên internet. Các website tiếng Anh của một số nhà sản xuất đã mang lại những ấn tượng tốt về năng lực sản xuất, đặc biệt là đối với những dòng sản phẩm của họ, chứng nhận chất lượng và trang thiết bị tại chỗ (ví dụ trang web của doanh nghiệp Vinh Thông). Trong tương lai, các nguồn tham khảo thông tin về các nhà sản xuất nên được cải thiện tốt hơn. Có thể tham khảo trang web của hiệp hội các nhà sản xuất giày Braxin rất ấn tượng, có chức năng yêu cầu catalogue của các nhà xuất khẩu Trang web chuyên ngành giày có một cơ sở dữ liệu rất phong phú về các nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu, hiệp hội, nhà phân phối, đại lý. Đặc biệt trang web này cho phép quảng bá miễn phí thông tin các doanh nghiệp và tổ chức. Trang web Alibaba mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp B2B lớn nhất thế giới cũng là một kênh quan trọng của các nhà xuất khẩu ( Cổng Thương mại điện tử quốc gia Việt Nam - Bộ Thương mại là một công cụ có thể sử dụng ( Biểu đồ 5: Số lượng các nhà SX và XNK giày dép hiển thị trên trang web: shoeinfonet.com Tiếp cận thị trường xuất khẩu. Các nhà sản xuất Việt Nam thường thông qua việc tham dự hội chợ, triển lãm ngành da giày quốc tế ở Mỹ hoặc châu Âu để tìm kiếm khách hàng, đối tác gia công. Trong phần lớn các trường hợp đơn vị gia công, đặc biệt là các nhà máy liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trực thuộc một đơn vị điều hành toàn cầu có mạng lưới phân phối hoặc kênh bán hàng của riêng mình. Do đó, mức độ bao quát về thị trường xuất khẩu trong những trường hợp này khá tốt và cập nhật. Trong vài trường hợp xuất khẩu trực tiếp, việc mua hàng được thực hiện thông qua đấu giá trên internet nhờ những công cụ tìm kiếm chuyên môn. Để đáp ứng những hoạt động mua bán theo phương thức này, cần có sự giám sát thường xuyên trong thời gian tới. Hiện nay, các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam vẫn còn yếu trong bán đấu giá trên thị trường (thông qua Internet). Các nhà sản xuất giày dép của Việt Nam thường không có mối liên hệ trực tiếp với những nhà sản xuất ở các nước phát triển. Trong khi đó, những doanh nghiệp này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh về giá cả và họ chưa thể tổ chức sản xuất ở những nước mà chi phí lao động rẻ. Điều này dẫn đến kết cục là các nhà sản xuất Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội xây dựng quan hệ đối tác với họ. Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã xây dựng được trang web của mình nhưng chất lượng của những trang web này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về bán hàng hiệu quả qua internet do thiếu thông tin về giá cả và kỹ thuật, số lượng giao hàng tối thiểu, thiếu những điều kiện đối chiếu và số lượng hàng theo tải trọng container. Những thông tin đó thường lại chỉ có bằng tiếng Việt. Một số trang web lại không thường xuyên cập nhật thông tin. Tóm lại, Việt Nam có cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu giống như quán quân Trung Quốc, tuy nhiên năng lực xuất khẩu lại nhỏ hơn tới 4 lần về giá trị, do đó khoảng cách giữa hai quốc gia là rất xa và hầu như không thể rút ngắn được. Hơn nữa, lợi thế cạnh tranh chủ đạo về lao động phổ thông giá rẻ đang ngày càng mất đi trong khi đó năng lực quốc gia về phát triển sản phẩm, năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh quốc tế cũng như công nghiệp phụ trợ còn vắng bóng ở Việt Nam. Do chuyên gia công nên cách tiếp cận với những thị trường xuất khẩu để tạo ra lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam không chủ động, ở mức độ rất khiêm tốn. Chuỗi giá trị hiện tại của ngành Hình 2 biểu thị chuỗi giá trị hiện tại của ngành. Phần chuỗi giá trị ở quốc gia chỉ gói gọn trong 5 công đoạn sản xuất giày dép sử dụng nhiều lao động thủ công và phụ thuộc tới 60% vào nguyên liệu nhập khẩu, gần như 100% vào thiết kế sản phẩm, công nghệ, thiết bị và phân phối sản phẩm từ đối tác nước ngoài. Hình 2: Chuỗi giá trị hiện tại của ngành giày dép Phần chuỗi giá trị ở quốc gia Cung ứng da thô Cung ứng thiết bị Cung ứng kỹ thuật, công nghệ Cung ứng phụ liệu Kiểm định CL quốc tế Thuộc da-20% Gia công NL Vận chuyển quốc tế TT phân phối của các hãng giày lớn Nhà bán lẻ lớn, siêu thị Nhóm mua lớn Hệ thống cửa hàng bán lẻ của hãng Người tiêu dùng Cung ứng nguyên liệu (cả da thành phẩm) Pha cắt NL Lắp ráp mũ giày Tiền chế đế giày Gò ráp đế & hoàn thiện Thiết kế Môi giới mua hàng- Agents Internet SX phụ liệu-20% Phân tích chiến lược và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với Ngành Các chính sách phát triển chiến lược Ngành công nghiệp da giày (giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu) đứng vị trí thứ hai sau dệt may trong danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2006 -2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhà nước đã có các phương thức cụ thể nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm thông qua việc phát triển các ngành phụ trợ như thuộc da, tạo khuôn giày, đế giày, cung cấp máy móc và hoá chất. Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại trong xuất khẩu giày dép, một số sách lược vận động hành lang đã được thực thi trong từng vụ việc cụ thể trong thời gian qua. Nhà nước cũng đã nỗ lực xúc tiến để các nước công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để tránh thua thiệt cho các nhà xuất khẩu trong nước. Các chính sách khác của nhà nước - Thuế Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên liệu (cho hàng xuất khẩu) và thuế xuất khẩu thành phẩm bằng 0%, theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Năm 2009, do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm mạnh xuất khẩu của Việt Nam, chính phủ đã đưa ra một số chính sách kịp thời trong ngắn hạn để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua khó khăn như chương trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cho vay bù lãi suất kích cầu vốn thương mại, trong đó có ngành da giày. Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành Hỗ trợ xúc tiến thương mại Ngành da giày là một trong những ngành trọng tâm của Chương trình xú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015.doc
Tài liệu liên quan