Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 7

1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài

luận án. 7

1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và

những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu. 23

Chương 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . 28

2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội. 28

2.2. Quan niệm về giáo dục và đào tạo và chính sách xã hội về

giáo dục và đào tạo. 37

2.3. Nội dung và vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển

giáo dục và đào tạo. 42

2.4 Những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của chính sách

xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo. 54

Chương 3 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN. 65

3.1. Đặc điểm và những yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo

Thành phố Hồ Chí Minh . 65

3.2. Chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên

nhân. 68

3.3. Vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và

đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và

nguyên nhân. 86

Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐẠO

TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY. 113

4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội đối với phát

triển giáo dục và đào tạo. 113

4.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của chính sách xã hội đối

với phát triển giáo dục và đào tạo. 122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 142

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 146

PHỤ LỤC. 159

pdf207 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thực trạng và nguyên nhân 3.3.1. Thực trạng vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 3.3.1.1. Thực trạng đối với định hướng phát triển giáo dục và đào tạo * Những thành tựu Có thể khẳng định, những năm qua, TPHCM đã phát huy tốt vai trò của CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT. Trong điều kiện đặc thù với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, nhu cầu về giáo dục tăng cao, Thành phố đã triển khai thực hiện phát huy vai trò các CSXH của Đảng, 87 Nhà nước và các chính sách đặc thù nhằm tạo cơ chế phù hợp bảo đảm định hướng phát triển toàn diện GD&ĐT trong tình hình, điều kiện mới. Thành phố đã vận dụng và phát huy tốt vai trò của Luật giáo dục; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và các CSXH cụ thể, quan tâm triển khai các CSXH nhằm hỗ trợ mọi mặt để định hướng phát triển GD&ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Thứ nhất, đối với định hướng mục tiêu phát triển người học trên các cấp học, bậc học, ngành học Các CSXH hiện nay đã góp phần đảm bảo định hướng cho học sinh trong độ tuổi được đến trường; đào tạo toàn diện học sinh đáp ứng nhu cầu NNL của Thành phố. Tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách giáo dục mầm non, có các chính sách hỗ trợ tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, rút ngắn khoảng cách giữa nội và ngoại thành, công lập và ngoài công lập. Theo thống kê đến nay, giáo dục trẻ ngày càng nâng cao, tỉ lệ học bán trú tăng (trẻ mẫu giáo học bán trú 98%, tăng 10% so với năm 2005). Năm 2013, Bộ GD&ĐT công nhận TPHCM đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay, tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,2%; ở mẫu giáo đạt 91,3%; ở nhà trẻ đạt 32,4%. Thành phố có bước đột phá về CSXH trong đánh giá học sinh qua thí điểm không chấm điểm học sinh lớp 1 từ năm học 2011 - 2012, làm tiền đề cho Thông tư 30/2014/BGD-ĐT về đánh giá học sinh. Chính sách đó đã có vai trò đổi mối và thúc đẩy động cơ học tập; góp phần giảm áp lực, tạo điều kiện cho các em học sinh hứng thú trong việc học tập, thích đến trường. Thành phố đã sớm đưa các CSXH về tin học, ngoại ngữ vào hệ thống nhà trường. Do xác định tốt định hướng phát triển GD&ĐT theo yêu cầu xã hội, gắn học sinh, nhà trường với xã hội Thành phố đã quan tâm và có chính sách thu hút học sinh để đao tạo tin học, ngoại ngữ. Hiện nay, tỉ lệ học sinh Tiểu học học Ngoại ngữ trong nhà trường đạt 75,7%, tỉ lệ trường có dạy Ngoại ngữ đạt 91,2%; tỉ lệ học sinh học Tin học đạt 47,9%, tỉ lệ trường có dạy học tin học đạt 79,5%; phổ 88 cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đảm bảo. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỉ lệ 98,2%. Do có những CSXH phù hợp nên từ năm 2009, giáo dục Tiểu học là một trong những lĩnh vực được người dân hài lòng nhất khi Thành phố khảo sát về chất lượng các chỉ số dịch vụ công. Năm 2002, TPHCM hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; năm 2009, hoàn thành phổ cập Trung học phổ thông theo chuẩn của Thành phố. Thành phố đã vận dụng tốt vai trò của CSXH trong định hướng gắn đào tạo nghề, rèn người thực hiện ưu đãi trong đào tạo và sử dụng khi ra trường, Hệ thống đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp được củng cố và phát triển toàn diện, các trường cơ bản bảo đảm tính thực tiễn, tính hiệu quả theo hướng đào tạo cái xã hội cần, đã dạng hóa ngành nghề, bảo đảm khả năng có việc làm cho học sinh khi ra trường, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và nhận thức “học để làm quan” của học sinh. Các số liệu thống kê trong giai đoạn 2011- 2014, tổng số sinh viên, học sinh trên địa bàn thành phố được đào tạo đạt 1.693.450 em, trong đó hệ đào tạo nghề 1.445.914; đào tạo trung cấp chuyên nghiệp là 247.536; cao đẳng nghề là 5.960 học viên; trung cấp nghề là 2.525 học viên; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 191.561 lượt học viên là minh chứng sinh động cho việc thu hút và xây dựng đội ngũ học sinh. Kết quả đó đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng lực lượng lao động cung cấp cho các ngành dịch vụ chính của Thành phố trong giai đoạn 2011-2015. Với việc đẩy mạnh vận dụng CSXH trong liên kết đào tạo giữa các nhà trường, các cơ sở GD&ĐT, Thành phố đã thu hút được một lượng rất lớn học sinh, sinh viên thuộc các ngành trọng điểm. Theo số liệu thống kê, năm học 2010 - 2011, các trường ĐH&CĐ khối ngành kinh tế tốt nghiệp ra trường là 11.278 sinh viên; Sư phạm (4.319 sinh viên); các ngành liên quan đến kỹ thuật 7.013 sinh viên (Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM có 3.527 sinh viên và Đại học sư phạm Kỹ thuật có 3.486 sinh viên). Đến năm học 2016 - 2017, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường tăng gấp hơn hai lần. Số lượng sinh viên ra trường có việc làm luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. 89 Đặc biệt do yêu cầu phát trển NNL chất lượng cao, Thành phố đã vận dụng tốt các CSXH đối với giáo dục sau đại học. Thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được triển khai từ năm 2001 nhằm thu hút, tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, hạnh kiểm tốt khi ra trường. Từ năm 2011-2015, Thành phố đã xét chọn 177 học viên, gửi đào tạo trong nước 72 học viên, đào tạo ở nước ngoài 54 học viên; liên kết đào tạo trong và ngoài nước 51 học viên. Đến nay số học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đang công tác tại các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt 534 học viên 9499 thạc sĩ, 35 tiến sĩ); có 242 được đề bạt, bổ nhiệm chức danh trưởng, phó trưởng phòng các sở, ngành, quận, huyện và giữ chức vụ chủ chốt các phường, xã, thị trấn [112]. Để nâng tiếp tục nâng cao chất lượng NNL, Thành phố đã phát huy tốt vai trò của các CSXH để thu hút, hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở một số ngành trọng điểm. Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ Ngành Y, Dược, năm 2014 đã tuyển chọn 41 trường hợp (4 tiến sĩ, 32 thạc sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa II), có 26 cán bộ, công chức, viên chức và 15 sinh viên phục vụ cho các trường đại học, các bệnh viện. Chương trình 100 thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học, từ năm 2011 đến năm 2014, có 21 cán bộ, viên chức tham gia các khóa đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại các trường đại học Khoa học tự nhiên, Bách khoa, Nông lâm nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam trong đó 7 trường hợp đã bảo vệ thành công thạc sĩ. Thứ hai, đối với định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trên các cấp học, bậc học, ngành học Thành phố đã phát huy tốt vai trò của CSXH trong việc thu hút và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo định hướng phát triển GD&ĐT trong tình hình, điều kiện mới. TPHCM đã ban hành “Kế hoạch số 4317/GDĐT - TC - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2013 - 2015” ngày 20 tháng 12 năm 2013 nhằm mục đích tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT thành phố đến năm 90 2015; phấn đấu đến năm 2015 [124], đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục được chuẩn hóa về chất lượng một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý làm nòng cốt nâng cao chất lượng dạy học và quản lý nhà trường; nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, năng lực quản lý, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh theo cấp học, bậc học, ngành học. Đối với giáo viên, nhân viên trường Mầm non, Phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng khuyến khích đạt trình độ trung cấp chính trị. Theo báo cáo kết quả năm học 2016 - 2017, Thành phố đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nên tỷ lệ giáo viên được chuẩn hóa tương đối cao so với cả nước. Từ những số liệu trên cho thấy, với nhiều CSXH định hướng phát triển GD&ĐT, TPHCM đã có đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục tốt về số lượng, chất lượng đáp ứng sự phát triển GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học cả trước mắt và lâu dài. Phân tích số liệu thống kê theo các chỉ báo của năm học 2012 - 2013, Thành phố cơ bản đảm bảo đủ giáo viên và phòng học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. hiện có 5.078. giáo viên/2735 lớp 5 tuổi, tỉ lệ 1,9 giáo viên/ lớp; (thành phố có 189 lớp 5 tuổi học 2 buổi/ngày, mỗi lớp có 1 giáo viên, sĩ số dưới 30 trẻ/lớp và 226 lớp 5 tuổi có sĩ số trẻ từ 10 đến 18 trẻ có 1 giáo viên/lớp. Các lớp 5 tuổi còn lại đều đảm bảo 2 giáo viên/lớp). Đến năm học 2016 - 2017, số giáo viên mầm non tăng mạnh lên đến 17728 giáo viên [xem phụ lục 5]. Số lượng giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu dạy học và học theo hướng tăng giáo viên, giảm sĩ số học sinh trong các lớp học; hướng tới nền giáo dục văn minh, hiện đại. Đáng chú ý là hệ thống trường dân lập, tư thục, trường quốc tế nhiều trường có đội ngũ giáo viên rất tốt về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu học sinh. Các triết lý giáo dục “không có thầy giỏi thì không có trò giỏi”; “không có môn học khô khan mà chỉ có người dạy khô khan” đã 91 được vận dụng triệt để, và trở thành phương châm trong phát huy vai trò của CSXH để xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên ở cấp học, bậc học. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, những năm qua Thành phố đã quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục theo hướng tinh, gọn, hiệu quả. Nên đội ngũ CBQL giáo dục của Thành phố có bước chuyển biến tích cực. Bộ máy được tinh giảm, trình độ, năng lực tham mưu, quản lý công tác GD&ĐT được nâng lên rõ rệt. Cơ bản đã khắc phục được tình trạng cán bộ bàn giấy, nói mà không làm, không sát thực tế cơ sở, không hiểu nhà trường, giao viên, học sinh và xã hội cần gì. Theo đó, 100% các CBQL thuộc diện quy hoạch đối với bậc mầm non, tiểu học, THCS có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của trường Đại học Sài Gòn; 100% có chứng chỉ quản lý của trường CBQL giáo dục TPHCM (đối với bậc Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên) Để khuyến khích đội ngũ CBQL, TPHCM thực hiện một số chính sách như tất cả CBQL (Hiệu trưởng, giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc) và giáo viên thuộc diện quy hoạch quản lý bậc mầm non, phổ thông, Trung tâm giáo dục thưởng xuyên tham gia khóa bồi dưỡng CBQL trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore. Có chính sách ưu đãi và khuyến khích cán bộ quản lý đương chức và một số cán bộ giáo viên thuộc diện quy hoạch học thạc sỹ Quản lý giáo dục theo chương trình của Thành ủy Thành phố. Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Các trường phổ thông chọn giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp theo từng bậc học của trường Đại học Sài Gòn hoặc trường CBQL giáo dục TPHCM, sau đó giáo viên cốt cán bồi dưỡng lại cho giáo viên chủ nhiệm của trường. Đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng chương trình quản lý theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT và tiêu chí của Sở GD&ĐT đối với các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý. Thứ ba, đối với định hướng phát triển các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo 92 Từ kết quả khảo sát (1) ở CBQL, chuyên viên ở Sở, các phòng GD&ĐT ở TPHCM xung quanh các nội dung phát huy vai trò của CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT; (2) ở CBQL, giáo viên/giảng viên về hiệu quả các CSXH trong GD&ĐT ở nhà trường chúng tôi thu được kết quả như sau (xem bảng 3.4). Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò, hiệu quả của CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT Nội dung đánh giá Mức độ biểu hiện % Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Phát huy vai trò của CSXH trong định hướng xây dựng chương trình, nội dung giáo dục ở từng cấp học, bậc học 16.70 22.80 20.70 32.00 31.90 26.00 30.7 0 19.20 Phát huy vai trò của CSXH trong định hướng việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở các cấp học, bậc học 13.80 21.60 20.60 37.60 34.20 24.80 31.4 0 16.00 Phát huy vai trò của CSXH trong định hướng tăng cường các nguồn lực cho GD&ĐT 23.40 18.00 30.20 31.60 24.60 28.40 21.8 0 22.00 Phát huy vai trò của CSXH trong định hướng phát triển công bằng giáo dục giữa các địa phương, các đối tượng học tập 29.30 28.00 31.40 38.00 20.90 18.40 18.4 0 15.60 Phát huy vai trò của CSXH trong định hướng phát triển hợp tác với các địa phương, các nhà trường ở trong và ngoài nước 27.30 16.80 21.60 35.60 30.40 35.60 20.7 0 22.80 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát đề tài Có thể khẳng định, thời gian qua, TPHCM đã phát huy tương đối tốt vai trò của CSXH trong định hướng các yếu tố cơ bản của GD&ĐT, đảm bảo 93 cho việc phát triển GD&ĐT của Thành phố luôn bám sát và đáp ứng đúng với các quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước. Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy, trong phát huy vai trò các yếu tố cơ bản của GD&ĐT ở Thành phố thì việc phát huy vai trò trong định hướng phát triển công bằng giáo dục giữa các địa phương, các đối tượng học tập và trong định hướng phát triển hợp tác với các địa phương, các nhà trường ở trong và ngoài nước được xác định là tốt nhất. Điều này được thể hiện ở kết quả khảo sát ở cả hai đối tượng thì số người cho rằng 2 vấn đề này ở mức độ không tốt chiếm tỷ lệ cao nhất, tổng lần lượt là 34% và 43.5%. Bên cạnh đó, từ thực tiễn cho thấy, hiện nay TPHCM đã từng bước thực hiện có hiệu quả việc phát huy vai trò của CSXH trong định hướng xây dựng chương trình, nội dung; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở các cấp học, bậc học và trong tăng cường các nguồn lực ở các cấp học, bậc học. Điều này được chứng minh rõ ràng hơn thông qua nghiên cứu các văn bản liên quan đến CSXH trong định hướng phát triển các yếu tố cơ bản của GD&ĐT cho thấy, hiện nay TPHCM đã ban hành các chính sách như: khuyến khích các nhà trường, từng giảng viên tích cực trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi để mọi đối tượng đều được đi học hoặc tạo điều kiện để các nhà trường mở rộng hợp tác, liên kết nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT. Đây được coi là yếu tố cơ bản nhằm đảm bảo cho GD&ĐT của Thành phố phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. * Một số hạn chế, bất cập Để phát triển GD&ĐT nước ta đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Đảng ta đã nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, hiện nay việc phát huy vai trò của CSXH ở TPHCM trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể: Các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT ở Thành phố theo từng cấp học, bậc học vẫn chưa kịp thời ban hành những cơ chế quản lý, chính sách phù hợp nhằm định hướng 94 chương trình, nội dung, phương pháp phù hợp với mục tiêu của Đảng, thực tiễn. Chính vì thế, thông qua kết quả khảo sát ở cả hai đối tượng xung quanh những vấn đề này cho thấy tổng tỷ lệ % số người đánh giá ở mức độ không tốt còn tương đối cao, lần lượt là 49.9% và 47.4%. Bên cạnh đó, hiện nay việc phát huy vai trò của CSXH trong định hướng tăng cường các nguồn lực cho GD&ĐT vẫn còn có những hạn chế nhất định. Hiện nay, ngành GD&ĐT ở TPHCM nói chung, ở từng nhà trường nói riêng vẫn chưa thực sự có những cơ chế sát thực để thu hút sự đầu tư của các cấp, các ngành, toàn xã hội về tài chính, cơ sở vật chất, trí tuệ... phục vụ cho phát triển GD&ĐT. Thậm chí ở một số cấp học, bậc học ở từng địa phương việc thu hút đầu tư còn dàn trải, thiếu tính đồng đều... Do đó, chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư chưa thực sự đóng góp tích cực vào trong nâng cao chất lượng GD&ĐT của Thành phố. 3.3.1.2. Thực trạng đối với việc tạo môi trường, tiền đề và điều kiện để phát triển giáo dục và đào tạo * Những thành tựu Từ thực tiễn tình hình, điều kiện và môi trường GD&ĐT, có thể thấy những năm qua Thành phố đã phát huy tốt vài trò của CSXH trong việc tạo môi trường, tiền để phát triển sự nghiệp GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thành phố đã khẳng định là tiêu điểm của cả nước trong thực hiện và phát huy vai trò của CSXH; bảo đảm gắn lý luận với thực tiễn, phát huy vai trò của CSXH để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó bổ sung và phát triển các CSXH. Thành phố xác định CSXH là tiền tố quan trọng để tạo môi trường, tiền đề và điều kiện để phát triển GD&ĐT. Hiện nay, TPHCM là môi trường mở trong việc phát huy CSXH. Đối với CSXH về GD&ĐT, Thành phố đã có những chủ trương, quan điểm đúng đắn, sáng tạo trong triển khai, thực hiện và vận dụng cơ chế, chính sách nhằm tạo ra môi trường tốt, phù hợp cho các đối tượng trong việc phát triển GD&ĐT. Thành phố đã trở thành môi trường hấp dẫn thu hút giáo viên, học sinh, CBQL về học tập, công tác. Đặc biệt là phát huy vai trò của CSXH trong 95 thực hiện công bắng, bình đẳng về GD&ĐT. Kết quả khảo sát đối tượng cán bộ, chuyên viên thuộc cơ quan quản lý giáo dục về thực hiện công bắng, bình đẳng về GD&ĐT có 32% đánh giá rất tốt; 32% đánh giá tốt; tỉ lệ đánh giá bình thường, không tốt chỉ chiếm 34% (Phụ lục 3, bảng 12). Cùng đánh giá tiêu chí này, nhóm đối tượng cán bộ, chuyên viên thuộc cơ quan quản lý giáo dục ở các nhà trường về thực hiện công bằng, bình đẳng về GD&ĐT có 25% đánh giá rất tốt; 16.2% đánh giá tốt; tỉ lệ đánh giá bình thường, không tốt chiếm 57.7%. Tuy mức độ đánh giá của 2 nhóm đôi tượng khảo sát khác nhau, độ chệnh lệch khá lớn, nhưng theo các báo cáo và thực tế thì việc thực hiện công bằng, bình đẳng về GD&ĐT là khá tốt trên nhiều phương diện như công bằng, bình đẳng trong chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, trong thu hút học sinh, sinh viên, trong xây dựng chương trình, nội dung GD&ĐT; trong đầu tư cơ sở vất chất bảo đảm hạn chế sự chênh lệch khoảng cách giữa các đối tượng trong thức hiện và thụ hưởng các chính sách trong GD&ĐT. Việc vận dung và phát huy vai trò của CSXH đã tạo ra môi trường thuận lợi trong GD&ĐT. Các cơ sở, các nhà trường được tự chủ trong xây dựng cơ sở vật chất, trong xây dựng chương trình, nội dung đào tạo bảo đảm gắn với đào tạo cái xã hội cần; trong chính sách thu hut NNL tại chỗ và nhân lực cả nước về học tập, công tác tại Thành phố. Thực sự, TPHCM là môi trường sôi động nhất, hấp dẫn nhất trong việc chọn trường của học sinh, chọn nơi công tác của giáo viên, cán bộ quản lý theo nguyên tắc ‘hữu xạ tự nhiên hương”. Là môi trường, điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập bởi hệ thống đa dạng các trường, lớp; sự linh hoạt trong áp dụng các hình thức GD&ĐT; là môi trường tích cực để thu hút nhân tài đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đến nay Thành phố có đội ngũ nhà giáo cơ bản đủ về số lượng, tốt về chất lượng, các chỉ báo về học hàm, học vị, ngăng lực, trình độ đều vợt trội so với cả nước. Theo thống kê hiện nay trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học và ngành học là tương đối khả quan so với chuẩn chung của cả nước. Trong đó các trường Trung học phổ thông tỉ lệ nâng chuẩn về 96 chuyên môn của cán bộ quản lý đạt trình độ Tiến sĩ là 4% (hiện tại chiếm 2.7%), Thạc sĩ là 33% (hiện tại chiếm 26.4%); tỉ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của giáo viên đạt trình độ Tiến sĩ là 0.3% (hiện tại chiếm 0.2%), đạt trình độ Thạc sĩ là 12% (hiện tại chiếm 10.9%). Đối với các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tỉ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của Cán bộ quản lý đạt trình độ Tiến sĩ là 8% (hiện tại chiếm 5.51%), Thạc sĩ là 50% (hiện tại chiếm 35.9%); tỉ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của giáo viên đạt trình độ Tiến sĩ là 5% (hiện tại chiếm 3.44%), đạt trình độ Thạc sĩ là 50% (hiện tại chiếm 21.99%). Đối với các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của Cán bộ quản lý đạt trình độ Tiến sĩ là 2%, Thạc sĩ là 20% (hiện tại chiếm 10.6%); tỉ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của giáo viên đạt trình độ Tiến sĩ là 0.5%, đạt trình độ Thạc sĩ là 12% (hiện tại chiếm 8.62%). Đến nay, TPHCM đã phát huy tốt vài trò của CSXH để tạo ra môi trường, điều kiện để phát triến GD&ĐT tốt nhất so với cả nước. Đặc biệt là cách chính sách xóa đói nghèo đối với cán bộ, giảng viên và học sinh; chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng; chính sách thu hút vốn đầu tư; chính sách trong giải quyết mối quan hệ giữa các nhuồn lực. Cơ bản đã khắc phục được tình trạng máy móc, xơ cứng, xa rời lý luận và thực tiễn trong việc triển khai thực hiện các CSXH của Đảng, Nhà nước và việc xây dựng, ban hành triển khai thực hiện các CSXH về GD&ĐT của Thành phố. Thành tựu đó đã biến Thành phố thành địa điểm hấp dẫn nhất cho học sinh lựa chọn môi trường học tập, cho đội ngũ cán bộ, giảng viên lựa chọn môi trường, điều kiện để giảng dạy và công tác. * Một số hạn chế, bất cập Bên cạnh những ưu điểm trên, có thể thấy trong phát huy vai trò CSXH đối với việc tạo môi trường, tiền đề và điều kiện để phát triển GD&ĐT ở TPHCM vẫn còn có những hạn chế nhất định như một số CSXH đã lạc hậu về nội dung, hình thức và đối tượng; cơ chế còn thực sự thông thoáng nhất là đối với học sinh không có hộ khẩu tại Thành phố. Một số học sinh, giáo viên, cán 97 bộ quản lý có điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện có công, diện hộ nghèo song sự hỗ trợ, ưu đãi còn hạn chế. Nhóm và bộ phận có thu nhập thấp như giáo viên mầm non, chuyên viên, giáo viên hợp đồng chưa được sự hỗ trợ tích cực để họ yên tâm công tác. Còn có tỉ lệ học sinh bỏ học, thôi học sớm so với độ tuổi; giáo viên, cán bộ, chuyên viên quản lý bỏ nghề, chuyển ngành; còn giáo viên tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định của cơ quan quản lý và các nhà trường; tình trạng giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hôi và bạo lực học đường do tác động của môi trường xã hội. Nhưng, việc xây dựng các cơ chế, chính sách phòng ngừa, ngăn chặn chưa kịp thời, chưa đạt hiệu quả làm ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện GD&ĐT của TPHCM trong việc thực hiện phong trào nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. 3.3.1.3. Thực trạng đối với việc tạo môi trường, động lực phát triển giáo dục và đào tạo * Những thành tựu Từ kết quả khảo sát (1) ở CBQL, chuyên viên Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT ở TPHCM xung quanh các nội dung phát huy vai trò của CSXH trong tạo động lực phát triển GD&ĐT; (2) ở CBQL, giáo viên/giảng viên về hiệu quả các CSXH trong GD&ĐT ở nhà trường chúng tôi thu được kết quả như sau (xem bảng 3.5). Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò của CSXH trong tạo động lực phát triển GD&ĐT Nội dung đánh giá Mức độ biểu hiện % Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Phát huy vai trò của CSXH trong thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội về xây dựng xã hội học tập, phổ cập giáo dục 34.50 16.80 21.70 35.60 24.30 24.80 19.50 22.80 Phát huy vai trò của CSXH trong tạo thi 32.90 24.00 31.90 36.80 19.90 24.00 15.30 15.20 98 đua, xây dựng không khí dân chủ ở các cơ quan, nhà trường Phát huy vai trò của CSXH trong giải quyết hài hòa các chính sách cho các đối tượng trong xã hội 24.20 13.20 31.10 38.40 26.00 28.80 18.70 19.60 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát đề tài Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.5. cho thấy, Thành phố đã thực hiện tương đối tốt việc phát huy vai trò của CSXH trong tạo động lực để phát triển GD&ĐT Thành phố. Điều này được minh chứng thông qua kết quả khảo sát ở cả 2 đối tượng trên 3 nội dung khác nhau tỷ lệ % số người đánh giá ở mức độ không tốt tương đối ít so với các nội dung khác, chỉ dao động 15.2% đến 22.8%. Hiện nay, để tạo động lực phát triển GD&ĐT, TPHCM đã triệt để vận dụng và phát huy vai trò của CSXH. Trước hết là từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương, chính sách của Thành phố, coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng, phát triển NNL; là cơ sở, tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội. Mọi chủ trương, CSXH đều phải hướng tới và giải quyết các yếu tố của GD&ĐT. Thành phố đã xác định đúng vai trò của CSXH trong việc phát triển GD&ĐT với tầm nhìn trung và dài hạn, tập trung giải quyết những vấn đề của GD&ĐT trên phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó, Thành phố vận dụng tốt vai trò của CSXH để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục thông qua việc quan triệt sâu sắc gắn với đổi mới cơ chế, chính sách, thực hiện ưu tiên, ưu đãi cho ngành giáo dục; ưu tiên, ưu đãi cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhằm thu hút nhân tài và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viến cồng hiến cho sự nghiệp GD&ĐT bằng năng lực của mình. Sự thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_xa_hoi_va_vai_tro_cua_no_doi_voi_phat_trien_giao.pdf
Tài liệu liên quan