Chương trình đào tạo nghề khoan thăm dò địa chất - Trình độ trung cấp nghề

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

KHOAN BẰNG MŨI KHOAN KIM CƯƠNG 1

Mã số mô đun: MĐ 25

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết 10 giờ, Thực hành 50 giờ)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí của môđun:

+ Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần.

+ Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Lắp đặt thiết bị khoan 1; Kéo thả bộ dụng cụ khoan, Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1; Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan, Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, và một số môn học tự chọn.

- Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc.

 

doc197 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình đào tạo nghề khoan thăm dò địa chất - Trình độ trung cấp nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chú ý khi tháo, lắp cần khoan bằng máy tháo lắp cần 4. Một số hư hỏng thông thường ở máy tháo lắp cần, nguyên nhân và cách khắc phục 5. Chăm sóc, bảo dưỡng máy tháo lắp cần. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN Vật liệu: Gỗ kê đặt máy, mỡ đặc, giẻ lau. Dụng cụ và trang thiết bị: - Bộ dụng cụ, đồ nghề dùng trong công tác khoan; - Các phụ tùng kèm theo máy bơm: ống hút, giỏ hút, ổng đẩy; - Các loại máy bơm: HГP - 250/50, HБ3 - 120/40; - Máy tháo lắp cần khoan PT - 1200. Nguồn lực khác: - Phòng học chuyên môn khoan; - Xưởng thực hành nghề khoan. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là: - Công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm piston, máy tháo lắp cần khoan; - Đặc điểm cấu tạo các máy bơm, máy tháo lắp cần thông dụng; - Phương pháp sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng máy bơm, máy tháo lắp cần; - Nguyên nhân và cách khắc phục những hư hỏng thường gặp ở máy bơm, máy tháo lắp cần khoan; - Chuẩn bị và vận hành máy bơm, máy tháo lắp cần khoan; - Phát hiện và khắc phục một số hư hỏng ở máy bơm, máy tháo lắp cần; - Chăm sóc, bảo dưỡng máy bơm, máy tháo lắp cần khoan. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun đào tạo: - Phần lý thuyết của môđun được giảng dạy tại phòng học chuyên môn, phần thực hành được rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học; - Sau mỗi bài học, giáo viên cần đánh giá kết quả về kiến thức và kỹ năng của bài học đó. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản máy bơm và máy tháo lắp cần; - Kỹ năng vận hành máy bơm và máy tháo lắp cần; - Kỹ năng khắc phục các hư hỏng thường gặp ở cụm thuỷ lực của máy bơm. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong công tác khoan thăm dò địa chất”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1972; - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật khoan xoay thăm dò”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1978; - Trường Công nhân kỹ thuật Địa chất: “Kỹ thuật khoan Địa chất”, tập 1, Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật, Hà Nội, 1980; - Trương Biên, Vũ Đình Hiền, Cấn Văn Ngư, Trần Văn Bản: “Công nghệ khoan thăm dò lấy mẫu”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1998; - N.V. Met-vet-đep và một số tác giả: “Cẩm nang vật tư cơ khí khoan thăm dò địa chất”, bản dịch từ tiếng Nga của Tôn Thất Tấn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hữu Biểu, Nguyễn Hữu Bào, Tổng cục Địa chất, 1978; - Pus-kin và nhiều tác giả: “Sổ tay tổ trưởng khoan”, bản dịch từ tiếng Nga, NXB Lao động, Hà Nội, 1971. - Tranh vẽ, mô hình học cụ, máy bơm. Phụ lục 20: CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHOAN 1 Mã số mô đun: MĐ 20 (Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHOAN 1 Mã số mô đun: MĐ 20 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết 10 giờ, Thực hành 50 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí của môđun: + Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần. + Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Kéo thả bộ dụng cụ khoan; Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1, Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan; Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, Khoan bằng mũi khoan kim cương 1, …và một số môn học tự chọn. - Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Sau khi học xong môđun này, người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm về nền khoan, bãi khoan; - Nêu được công dụng, phân loại, mô tả kết cấu của một số loại tháp khoan thông dụng trong khoan thăm dò địa chất; - Nêu được công dụng và phân loại móng thiết bị khoan, mô tả được móng gỗ; - Giải thích được sơ đồ lắp ráp các bộ thiết bị khoan, hệ thống tuần hoàn dung dịch; - Lắp đặt các bộ thiết bị khoan có tháp 3 chân và xây lắp hệ thống tuần hoàn dung dịch theo đúng yêu cầu đặt ra. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bài 1: Bãi khoan, nền khoan 02 02 2 Bài 2: Tháp khoan 16 02 14 3 Bài 3: Xây lắp bộ máy khoan cố định 16 02 11 03 4 Bài 4: Xây lắp bộ máy khoan tự hành 09 02 07 5 Bài 5: Xây lắp máy bơm và máy trộn dung dịch 09 01 08 6 Bài 6: Xây lắp hệ thống tuần hoàn dung dịch 08 01 05 02 Cộng 60 10 45 5 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Bãi khoan, nền khoan Thời gian: 02 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm về nền khoan, bãi khoan; - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với nền, bãi khoan; - Nêu được những qui định an toàn trong thi công nền, bãi khoan; - Giải thích được các sơ đồ bố trí thiết bị khoan xoay thăm dò địa chất. 1. Bãi khoan - Khái niệm - Yêu cầu kỹ thuật đối với bãi khoan - Sơ đồ cơ bản một bãi khoan 2. Nền khoan - Khái niệm - Yêu cầu kỹ thuật đối với nền khoan - Sơ đồ bố trí thiết bị khoan xoay thăm dò điển hình 3. Qui định an toàn trong thi công nền, bãi khoan Bài 2: Tháp khoan Thời gian: 16 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày công dụng, phân loại tháp khoan. Mô tả được cấu tạo tháp 3 chân đầu nhọn, tháp 4 chân và tháp dạng cột; - Nêu công dụng, phân loại móng tháp, mô tả cấu tạo móng tháp bằng gỗ; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi xây lắp tháp, các qui định an toàn trong lắp ráp và dựng, hạ tháp; - Trình bày được trình tự công việc và thực hiện làm móng tháp bằng gỗ, lắp ráp dựng, hạ tháp 3 chân. 1. Nhiệm vụ và phân loại tháp khoan; 2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng; 3. Cấu tạo một số tháp khoan thông dụng; 4. Yêu cầu kỹ thuật trong xây lắp tháp khoan; 5. Móng tháp - Công dụng - Phân loại - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng - Cấu tạo móng tháp bằng gỗ 6. Lắp ráp, dựng, hạ tháp ba chân - Sơ đồ lắp ráp - Trình tự công việc lắp ráp - Dựng tháp - Căn chỉnh và cố định tháp 7. Các phương pháp dựng hạ tháp bốn chân; 8. Kiểm tra và nghiệm thu; 9. Các qui định an toàn trong lắp ráp và dựng hạ tháp khoan. Bài 3: Xây lắp bộ máy khoan cố định Thời gian: 16 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi xây lắp bộ máy khoan, những qui định an toàn trong thi công xây lắp máy khoan; - Nêu công dụng, phân loại móng máy; mô tả cấu tạo móng máy bằng gỗ; - Giải thích được sơ đồ bố trí thiết bị khoan cố định; - Nêu trình tự công việc và thực hiện lắp đặt được bộ máy khoan cố định theo đúng sơ đồ thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui phạm; - Đảm bảo ATLĐ và VSMT. 1. Yêu cầu kỹ thuật trong xây lắp bộ máy khoan 2. Móng máy - Công dụng - Phân loại móng - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng - Cấu tạo móng máy bằng gỗ 3. Lắp đặt bộ máy khoan - Sơ đồ lắp đặt bộ máy khoan - Trình tự công việc xây lắp 4. Kiểm tra, căn chỉnh 5. Chạy thử và nghiệm thu 6. Những qui định an toàn trong thi công xây lắp máy khoan cố định Bài 4: Xây lắp bộ máy khoan tự hành Thời gian: 09 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và những qui định an toàn khi xây lắp bộ máy khoan tự hành; - Giải thích được sơ đồ bố trí thiết bị khoan tự hành; - Nêu trình tự công việc và thực hiện lắp đặt được bộ máy khoan tự hành, theo đúng sơ đồ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui phạm; - Thực hiện ATLĐ và VSMT. 1. Chuẩn bị đường nền và đưa xe khoan vào vị trí 2. Dựng tháp 3. Lắp đặt các thiết bị đồng bộ kèm theo và căn chỉnh thiết bị 4. Chạy thử và nghiệm thu 5. Những qui định an toàn trong thi công xây lắp máy khoan tự hành Bài 5: Xây lắp máy bơm và máy trộn dung dịch Thời gian: 09 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi xây lăp máy bơm, máy trộn dung dịch và máy tháo lắp cần khoan; - Mô tả cấu tạo móng máy bơm, máy trộn dung dịch, máy tháo lắp cần bằng gỗ; - Trình bày trình tự công việc và thực hiện lắp đặt các loại máy trên theo đúng sơ đồ thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui phạm; - Đảm bảo ATLĐ và VSMT. 1. Xác định vị trí lắp đặt các máy 2. San gạt nền khoan theo sơ đồ đã xác định 3. Kê đặt các dầm chịu lực theo sơ đồ 4. Đưa máy bơm, máy trộn dung dịch, máy tháo lắp cần vào vị trí 5. Căn chỉnh thiết bị 6. Chạy thử và nghiệm thu 7. Những chú ý về an toàn lao động khi lắp đặt và vận hành máy bơm và máy trộn dung dịch Bài 6: Xây lắp hệ thống tuần hoàn dung dịch Thời gian: 08 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Nêu được công dụng, nguyên tắc lọc mùn khoan ở hệ thống tuần hoàn và xây lắp được hệ thống tuần hoàn dung dịch theo sơ đồ xác định. 1. Cấu tạo hệ thống tuần hoàn dung dịch - Sơ đồ hệ thống tuần hoàn dung dịch - Cấu tạo, nguyên tắc lọc mùn khoan trên hệ thống tuần hoàn dung dịch - Tác dụng của các chi tiết 2. Xác định vị trí, kích thước các bộ phận của hệ thống tuần hoàn 3. Thi công hệ thống tuần hoàn dung dịch 4. Gia cố chống thấm 5. Chạy thử kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN Vật liệu: - Mỡ đặc, dầu HD - 40, giẻ lau, bàn chải thép; - Gỗ làm móng thiết bị. Dụng cụ và trang thiết bị: - Khoá, vin ca, gọng ô, Khơ mút để tháo lắp cần; - Búa nguội, búa tạ, đà kê, ống công; - Bộ máy khoan GX - 1TD; - Bộ máy khoan tự hành YPБ-3AM. Nguồn lực khác: - Phòng học chuyên môn khoan; - Xưởng thực hành nghề khoan. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dụng trọng tâm cần kiểm tra là: - Khái niệm về nền khoan, bãi khoan; - Kiến thức về tháp khoan, móng thiết bị; - Cấu tạo hệ thống tuần hoàn dung dịch. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun đào tạo: - Phần lý thuyết của môđun được giảng dạy tại phòng học chuyên môn, phần thực hành được rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học; - Sau mỗi bài học, giáo viên cần đánh giá kết quả về kiến thức và kỹ năng của bài học đó. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Yêu cầu kỹ thuật của nền khoan, bãi khoan; - Phạm vi sử dụng của móng thiết bị bằng gỗ, trình tự công việc khi thi công và lắp đặt thiết bị; - Kỹ năng lắp đặt thiết bị khoan và xây lắp hệ thống máng tuần hoàn dung dịch. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong công tác khoan thăm dò địa chất”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1972; - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật khoan xoay thăm dò”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1978; - Trường Công nhân kỹ thuật Địa chất: “Kỹ thuật khoan Địa chất”, tập 1, Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật, Hà Nội, 1980; - Trương Biên, Vũ Đình Hiền, Cấn Văn Ngư, Trần Văn Bản: “Công nghệ khoan thăm dò lấy mẫu”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1998; - N.V. Met-vet-đep và một số tác giả: “Cẩm nang vật tư cơ khí khoan thăm dò địa chất”, bản dịch từ tiếng Nga của Tôn Thất Tấn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hữu Biểu, Nguyễn Hữu Bào, Tổng cục Địa chất, 1978; - Pus-kin và nhiều tác giả: “Sổ tay tổ trưởng khoan”, bản dịch từ tiếng Nga, NXB Lao động, Hà Nội, 1971. Phụ lục 21: CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: KÉO THẢ BỘ DỤNG CỤ KHOAN Mã số mô đun: MĐ 21 (Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO KÉO THẢ BỘ DỤNG CỤ KHOAN Mã số mô đun: MĐ 21 Thời gian mô đun: 160 giờ (Lý thuyết 0 giờ, Thực hành 160 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí của môđun: + Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần. + Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Lắp đặt thiết bị khoan 1; Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1, Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan; Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, Khoan bằng mũi khoan kim cương 1, …và một số môn học tự chọn. - Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Sau khi học xong môđun này, người học có khả năng: - Kiểm tra, điều chỉnh được khe hở phanh tời phù hợp; - Điều khiển tời khoan để kéo, thả BOM và cần khoan ra, vào lỗ khoan đúng kỹ thuật, trong thời gian theo quy định; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để tháo lắp cột cần khoan ở miệng lỗ khoan; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bài 1: Điều chỉnh khe hở má phanh tời 7 0 7 2 Bài 2: Kéo thả êlê va tơ 14 0 11 03 3 Bài 3: Kéo thả quả tạ 28 0 24 04 4 Bài 4: Kéo thả bộ ống mẫu và cần đơn 14 0 14 5 Bài 5: Kéo thả cột cần trong lỗ khoan 43 0 39 04 6 Bài 6: Kéo thả bộ dụng cụ khoan 54 0 50 04 Cộng 160 0 145 15 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra là các kỹ năng thực hành và được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Điều chỉnh khe hở má phanh tời Thời gian: 07 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Mô tả được cấu tạo 2 loại phanh guốc và phanh đai của tời trên hình vẽ và trên máy; - Điều chỉnh được khe hở các má phanh của tời trong máy khoan đang sử dụng phù hợp với tải trọng kéo ở móc treo theo phiếu hướng dẫn; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 1. Phanh guốc - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng - Điều chỉnh khe hở má phanh đai theo yêu cầu kỹ thuật 2. Phanh đai - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng - Điều chỉnh khe hở các má phanh guốc theo yêu cầu kỹ thuật 3. Kiểm tra thử tải của phanh tời Bài 2: Kéo thả êlê va tơ Thời gian: 14 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Kéo, thả phanh treo Ê lê va tơ chính xác thuần thục, đúng động tác theo yêu cầu kỹ thuật; - Phối hợp 2 tay phanh thả và nâng để điều khiển được tốc độ kéo và thả Ê-lê-va- tơ ở tời kéo cáp đơn, 3 lần/1 phút; - Thực hiện an toàn cho người và thiết bị trong quá trình làm việc. 1. Chuẩn bị, kiểm tra an toàn dụng cụ và hệ thống kéo thả 2. Kéo Ê lê va tơ lên cao 3. Phanh treo 4. Thả Ê lê va tơ xuống 5. Đặt Ê lê va tơ lên tấm gỗ tại miệng lỗ khoan 6.Vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường Bài 3: Kéo thả quả tạ Thời gian: 28 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Phối hợp hai tay phanh để điều khiển tốc độ kéo và thả của tời khi có vật nặng treo trên móc; - Kéo, phanh treo và thả quả tạ nhẹ nhàng, không rung giật ở các tốc độ khác nhau; - Thực hiện ATLĐ và VSMT. 1. Chuẩn bị, kiểm tra an toàn cho thiết bị và lỗ khoan 2. Kéo căng xích quả tạ 3. Kéo quả tạ lên cao 4. Phanh treo quả tạ 5. Thả quả tạ xuống 6. Đặt quả tạ lên tấm gỗ ở miệng lỗ khoan 7. Vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường Bài 4: Kéo thả bộ ống mẫu và cần đơn Thời gian: 14 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Phối hợp hai tay phanh để điều khiển được tốc độ của tời khi tải trọng treo trên móc thay đổi; - Kéo thả bộ ống mẫu và cần đơn nhẹ nhàng, chính xác không rung giật; - Đưa bộ ống mẫu và cần khoan ra vào miệng lỗ khoan đúng tư thế, đúng động tác và đảm bảo an toàn; - Phối hợp động tác với thợ trong kíp khi kéo thả để nâng cao hiệu quả công việc và giảm được cường độ lao động; - Lắp, tháo ê-lê-va-tơ vào đầu cần khoan chính xác, đảm bảo 2 giây/1 lần. 1. Chuẩn bị và kiểm tra an toàn thiết bị, dụng cụ và lỗ khoan 2. Kéo thả cần khoan đơn - Kéo cần khoan vào - Phanh treo - Thả chạy cần ra 3. Kéo thả bộ ống mẫu - Kéo bộ ống mẫu ở mặt đất vào - Phanh treo bộ ống mẫu - Thả bộ ống mẫu xuống lỗ khoan - Kéo bộ ống mẫu trong lỗ khoan lên - Thả bộ ống chạy ra mặt đất 4. Vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường Bài 5: Kéo thả cột cần trong lỗ khoan Thời gian: 43 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Kéo thả được cột cần đơn và cột cần dựng trong lỗ khoan đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian; - Sử dụng các dụng cụ để tháo lắp cột cần ở miệng lỗ khoan hiệu quả và an toàn; - Phối hợp với các thành viên trong kíp khoan để nâng cao hiệu quả công việc và giảm cường độ lao động; - Thực hiện ATLĐ và VSMT. 1. Chuẩn bị, kiểm tra dụng cụ, thiết bị và lỗ khoan 2. Kéo thả cột cần đơn trong lỗ khoan 3.Thả cột cần vào lỗ khoan 4. Kéo cột cần đơn trong lỗ khoan lên 5. Kéo thả cột cần dựng trong lỗ khoan 6. Thả cột cần vào lỗ khoan 7. Kéo cột cần trong lỗ khoan lên. Bài 6: Kéo thả bộ dụng cụ khoan Thời gian: 54 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Điều khiển được tốc độ kéo thả của tời khi tải trọng ở móc treo thay đổi liên tục; - Kéo thả bộ dụng cụ khoan êm nhẹ, chính xác và an toàn theo yêu cầu kỹ thuật với thời gian 10 phút, thả và kéo được 7 cần đơn hoặc 5 cần dựng; - Phối hợp công việc với các thành viên trong kíp để rút ngắn được thời gian kéo thả, giảm cường độ lao động, tạo được sự thống nhất trong quá trình làm việc của kíp khoan; - Tháo lắp cột cần khoan ở miệng lỗ khoan, tháo lắp Ê lê va tơ ở đầu cần đơn và đầu cần dựng trên sàn thợ phụ chính xác, đảm bảo thời gian theo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường. 1. Chuẩn bị và kiểm tra an toàn thiết bị, dụng cụ và lỗ khoan 2. Kéo thả bộ dụng cụ khoan với cột cần đơn 3.Thả bộ dụng cụ xuống lỗ khoan 4. Kéo bộ dụng cụ lên khỏi lỗ khoan 5. Kéo thả bộ dụng cụ khoan với cột cần dựng 6. Thả bộ dụng cụ xuống lỗ khoan 7. Kéo bộ dụng cụ lên khỏi lỗ khoan 8. Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN Vật liệu: - Dầu bôi trơn, mỡ đặc; - Tấm gỗ có kích thước 600 ´ 400 ´ 100. Dụng cụ và trang thiết bị: - Bàn chải ren; - Dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kéo thả; - Bộ ống mẫu, cột cần dựng và các cần lẻ, quả tạ 50kg và 70kg; - Bộ máy khoan dùng kéo cần lẻ, bộ máy khoan dùng kéo cần dựng, với chiều sâu ³ 50m. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành nghề khoan. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Áp dụng hình thức kiểm tra: kiểm tra kỹ năng thực hành ngay tại xưởng thực hành khoan. - Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là: - Nhiệm vụ của các thành viên trong kíp; - Quy trình điều chỉnh khe hở má phanh tời; - Sử dụng, bảo quản dụng cụ khoan. - Đưa bộ ống mẫu và cần khoan ra vào miệng lỗ khoan; - Tháo, lắp Ê lê va tơ ra vào đầu cần ở trên sàn thợ phụ; - Tháo, lắp cần khoan ở miệng lỗ khoan; - Kéo, thả Ê lê va tơ; - Kéo, thả quả tạ; - Kéo, thả bộ dụng cụ khoan; - Điều chỉnh khe hở má phanh tời. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun đào tạo: - Phần hướng dẫn ban đầu và phần thực hành của môđun được thực hiện tại xưởng thực hành; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học; - Sau mỗi bài học, giáo viên cần đánh giá kết quả về kiến thức và kỹ năng của bài học đó. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Kỹ năng tháo lắp bộ dụng cụ khoan tại miệng lỗ khoan; - Kỹ năng điều chỉnh khe hở má phanh tời; - Kỹ năng kéo thả bộ dụng cụ khoan. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong công tác khoan thăm dò địa chất”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1972; - Tổng cục Địa chất: “Quy phạm kỹ thuật khoan xoay thăm dò”, Tổng cục Địa chất, Hà Nội, 1978; - Trường Công nhân kỹ thuật Địa chất: “Kỹ thuật khoan Địa chất”, tập 1, Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật, Hà Nội, 1980; - Trương Biên, Vũ Đình Hiền, Cấn Văn Ngư, Trần Văn Bản: “Công nghệ khoan thăm dò lấy mẫu”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1998; - N.V. Met-vet-đep và một số tác giả: “Cẩm nang vật tư cơ khí khoan thăm dò địa chất”, bản dịch từ tiếng Nga của Tôn Thất Tấn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hữu Biểu, Nguyễn Hữu Bào, Tổng cục Địa chất, 1978; - Pus-kin và nhiều tác giả: “Sổ tay tổ trưởng khoan”, bản dịch từ tiếng Nga, NXB Lao động, Hà Nội, 1971; - Các phiếu hướng dẫn công việc. Phụ lục 22: CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: DUNG DỊCH KHOAN VÀ PHƯƠNG PHÁP RỬA LỖ KHOAN 1 Mã số mô đun: MĐ 22 (Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO DUNG DỊCH KHOAN VÀ PHƯƠNG PHÁP RỬA LỖ KHOAN 1 Mã số mô đun: MĐ 22 Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết 30 giờ, Thực hành 45 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí của môđun: + Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn học Kỹ thuật cơ sở và Cơ sở chuyên môn nghề và các môđun: Xa nhíc và hệ thống kéo thả, Cần khoan; Bộ ống mẫu; Máy khoan 1; Máy bơm và tháo lắp cần. + Môđun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khoá học và có thể bố trí dạy song song với môđun sau: Lắp đặt thiết bị khoan 1; Kéo thả bộ dụng cụ khoan, Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan; Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1, Khoan bằng mũi khoan kim cương 1, …và một số môn học tự chọn. - Tính chất của Môđun: Môđun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Sau khi học xong môđun này, người học có khả năng: - Nêu được phương pháp tuần hoàn và các loại nước rửa thường dùng; - Gia công được dung dịch sét để khoan trong điều kiện bình thường; - Đo kiểm tra được thông số trọng lượng riêng, độ nhớt và hàm lượng cát của dung dịch sét khi sản xuất và khi sử dụng; - Nêu được phương pháp lọc mùn khoan bằng hệ thống máng tuần hoàn dung dịch; - Thực hiện ATLĐ và VSMT. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bài 1: Khái niệm về rửa lỗ khoan 04 04 0 2 Bài 2: Các thông số cơ bản của dung dịch sét 33 10 19 04 3 Bài 3: Thiết bị và nguyên, vật liệu dùng để sản xuất dung dịch sét 07 07 4 Bài 4: Sản xuất dung dịch sét 18 04 14 5 Bài 5: Lọc mùn khoan ra khỏi dung dịch 10 03 07 6 Bài 6: Tổ chức sản xuất dung dịch sét và ATLĐ 03 02 00 01 Cộng 75 30 40 05 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Khái niệm về rửa lỗ khoan Thời gian: 04 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Nêu được các chất rửa chủ yếu dùng trong công tác khoan và tác dụng của chúng; - Nêu được khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của nước lã và nước kỹ thuật, dung dịch sét, dung dịch sét nhũ tương và dung dịch muối; - Vẽ hình, mô tả khái niệm, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp tuần hoàn. Lựa chọn được kiểu tuần hoàn cho lỗ khoan cụ thể. 1. Khái niệm về thổi, rửa lỗ khoan 2. Các loại nước rửa chủ yếu trong công tác khoan - Nước lã - Nước kỹ thuật - Dung dịch sét - Dung dịch muối - Dung dịch nhũ tương - Dung dịch Polyme và sét Polyme 3. Các phương pháp tuần hoàn nước rửa - Tuần hoàn thuận - Tuần hoàn nghịch - Tuần hoàn cục bộ - Tuần hoàn phối hợp Bài 2: Các thông số cơ bản của dung dịch sét Thời gian: 33 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Nêu được khái niệm và bản chất của dung dịch sét; - Trình bày được khái niệm, nêu ký hiệu, đơn vị đo, ý nghĩa đối với công tác khoan, giá trị của thông số và cách điều chỉnh các thông số của dung dịch sét; - Mô tả được cấu tạo dụng cụ đo các thông số của dung dịch sét. Thực hiện đo các thông số cơ bản của dung dịch sét. 1. Bản chất của dung dịch sét 2. Các thông số cơ bản của dung dịch sét - Trọng lượng riêng - Độ nhớt - Hàm lượng cát 3. Xác định các thông số của dung dịch bằng dụng cụ đo Bài 3: Thiết bị và nguyên, vật liệu dùng để sản xuất dung dịch sét Thời gian: 07 giờ Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị trộn dung dịch sét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9_tcn_khoan_theo_ky_0938.doc
Tài liệu liên quan