Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La)

MỤC LỤC

I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

II- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 2

PHẦN I CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN.4

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 4

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH 4

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4

1. Tài nguyên đất 4

2. Khí hậu, thuỷ văn 6

3. Tài nguyên rừng 7

4. Khoáng sản 8

5. Tiềm năng du lịch 8

III. NGUỒN NHÂN LỰC 9

Biểu 2. Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên 10

PHẦN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTBV VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA.12

I/- NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH NHỮNG NĂM VỪA QUA: 12

1. Về kinh tế: 12

1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12

1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 12

1.3. Về sản xuất nông nghiệp: 13

1.4. Công nghiệp xây dựng: 14

1.5. Dịch vụ: 14

2. Về xã hội: 15

2.1. Về xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm: 15

2.2. Về giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí: 15

2.3. Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: 15

3. Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: 16

3.1. Tài nguyên rừng được phục hồi: 16

3.2. Đất có chủ thể từng bước đi vào thâm canh tăng vụ: 16

3.3. Công tác quản lý nhà nước về môi trường có sự chuyển biến: 17

II- TỒN TẠI, THÁCH THỨC CHỦ YẾU: 17

1. Về nhận thức: 17

2. Về kinh tế: 18

3. Về xã hội: 18

4. Về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: 19

III- CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH: 20

1. Cơ hội để phát triển: 20

2. Xu thế hội nhập: 21

3. Xu hướng phát triển của vùng Trung du miền núi (TDMN) phía bắc: 22

PHẦN III CHIẾN LƯỢC PTBV TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.23

I- QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 23

1. Quan điểm: 23

2. Những nguyên tắc chính: 23

II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 24

1. Mục tiêu tổng quát: 24

2. Một số mục tiêu cụ thể: 24

2.1. Về kinh tế: 24

2.2 Về xã hội: 27

2.3. Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: 30

III - NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU CẦN ƯU TIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: 31

1. Về kinh tế: 31

1.1. Chớp vận hội Nhà nước xây dựng thuỷ điện Sơn La. 31

1.2. Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường: 32

1.3. Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”: 34

1.4. Phát triển công nghiệp và nông thôn bền vững: 35

1.5. Phát triển bền vững các vùng: 37

2. Về xã hội: 39

2.1 Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội: 39

2.2. Giảm mức tăng dân số tự nhiên và giải quyết việc làm: 40

2.3. Đẩy mạnh di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La gắn với sắp xếp điều chỉnh dân cư toàn tỉnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các khu đô thị mới: 42

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp: 43

2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng các dân tộc: 44

3. Về lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: 45

3.1. Chống rửa trôi, xói mòn, sử dụng hiệu quả bền vững đất dốc: 45

3.2. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là rừng phòng hộ cho vùng hồ thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình: 46

3.3. Tăng cường quản lý chất thải rắn và độc hại: 47

IV- DỰ BÁO NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN: 48

1. Dự báo nguồn lực phát triển: 48

2. Một số chương trình dự án trọng điểm: 50

2.1. Các chương trình trọng điểm: 50

2.2. Các dự án ưu tiên đầu tư: 51

PHẦN IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PTBV.53

I- HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VÀ THỂ CHẾ: 53

II- HUY ĐỘNG TOÀN DÂN THAM GIA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 54

1. Nông dân: 55

2. Phụ nữ: 55

3. Thanh, thiếu niên: 56

4. Các nhà khoa học: 56

5. Các nhà Doanh nghiệp: 56

III- ĐẨY MẠNH THU HÚT NGUỒN LỰC QUỐC TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 57

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nông nghiệp nông thôn, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ nhất là thương mại, du lịch, vận tải thông tin liên lạc, tài chính tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường. 1.3. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, giảm bớt chệnh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh. Đẩy nhanh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, chính sách xoá đói giảm nghèo. 1.4. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tranh thủ mọi nguồn lực để đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn và công nghệ mới của các thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư xây dựng các vùng kinh tế, khu kinh tế trọng điểm, gắn với phát triển đô thị, các trung tâm cụm xã, cụm bản trở thành hạt nhân phát triển kinh tế nông thôn (có trên 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ). 1.5. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh quốc phòng an toàn cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La trước mắt cũng như lâu dài. 2. Những nguyên tắc chính: 2.1. Chương trình Nghị sự 21 của tỉnh được xây dựng trên cơ sở phối hợp liên ngành, liên vùng, liên huyện thị; kết hợp chặt chẽ kế hoạch phát triển bền vững giữa ngành và các huyện thị vùng lãnh thổ; giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường phải được gắn kết thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển bền vững từng ngành, từng huyện thị và của vùng lãnh thổ; hướng tới thực hiện triệt để và toàn diện chiến lược phát triển bền vững của tỉnh. 2.2. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển bền vững của tỉnh, của các ngành, của các huyện thị cần có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trường học và của mọi tầng lớp nhân dân. Từ xây dựng các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững và đến các giải pháp thực hiện đều được thảo luận bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa bàn trong tỉnh. 2.3. Sự nghiệp phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân do dân và vì dân thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Huy động rộng rãi các cộng đồng dân tộc, các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp tham gia vào khâu: - Xây dựng kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện kế hoạch đó. - Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. - Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh của ngành, lĩnh vực và của huyện thị vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngành, của các huyện thi và của các đơn vị trên địa bàn. II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển toàn diện và bền vững, xây dựng Sơn La trở thành một tỉnh có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ổn định và phát triển bền vững, xã hội văn minh và có sự bình đẳng giữa các cộng đồng, giữa các vùng trong tỉnh, môi trường sinh thái được bảo vệ tạo ra sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, đảm bảo an ninh quốc phòng; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp xây dựng- dịch vụ - nông lâm nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực các tỉnh miền núi phía bắc. 2. Một số mục tiêu cụ thể: 2.1. Về kinh tế: Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân rút ngắn khoảng cách so với cả nước. Cụ thể như sau: * Tăng trưởng kinh tế - Trên cơ sở xây dựng thuỷ điện Sơn La và các ngành phù trợ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. - Đưa tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh năm 1994 đạt 4.136 tỷ đồng năm 2010, đạt 8.074 tỷ đồng năm 2015 và đạt 11.792 tỷ đồng năm 2020. Sau 15 năm (2006 - 2020 ) GDP cả tỉnh tăng gấp 5,5 lần và tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 12 - 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14- 14,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8 - 9%/năm. - Rút ngắn khoảng cách so với cả nước phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 600 - 630 USD/người bằng khoảng 63 - 65% cả nước; đến năm 2020 đạt khoảng 2.200 USD/người/năm bằng khoảng 70 -75% của cả nước, hiện tại khoảng 42%. * Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng cộng nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông lâm nghiệp; đến năm 2010 cơ cấu GDP sẽ là nông lâm nghiệp chiếm 28 - 29%, công nghiệp xây dựng chiếm 34 - 35%, dịch vụ chiếm 37 - 38%. Đến năm 2020 tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm xuống còn 21 - 22%, công nghiệp xây dựng tăng lên 44 - 45%, dịch vụ là 33 - 34%. a/ Về sản xuất nông lâm nghiệp: Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động tăng theo hướng CNH- HĐH, phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị làm dịch vụ 2 đầu cho kinh tế hộ phát triển. Hình thành liên kết nông - công - dịch vụ - thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và đem lại hiệu quả ngày càng cao, tạo bước chuyển biến mới để nông sản hàng hoá có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Một số chỉ tiêu chính cần đạt được: - Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm nghiệp bình quân cả thời kỳ 2006 - 2020 là 5,28%/năm; trong đó thời kỳ 2006 - 2010 là 4 - 5%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 là 5 - 6%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 là 4,7 - 5%/năm. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân cả thời kỳ 2006 - 2020 là 6,1%/năm; trong đó thời kỳ 2006 - 2010 là 8 - 9%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 là 6,5%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 là 5,8%/năm. - Cơ cấu nội bộ ngành đến năm 2010: nông nghiệp 72% (trong đó trồng trọt 72,5%, chăn nuôi 26,5%, dịch vụ 1%), lâm nghiệp 24 %, thuỷ sản 4%; đến năm 2020 nông nghiệp giảm xuống còn 65% (trong đó trồng trọt còn 64%, chăn nuôi 35%, dịch vụ 1%). - Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp tăng từ 9 triệu đồng hiện nay lên 18 - 20 triệu đồng năm 2010 và đạt 35 triệu đồng/ha năm 2020. - Diện tích một số cây công nghiệp và cây ăn quả: Chè : 7.000 ha năm 2010 và 15.000 ha năm 2020. Cà phê: 3.500 - 4.000 ha năm 2010 và 5.500 ha năm 2020. Mía giữ vững 3.500 ha. Đậu tương: 18.000 ha năm 2010 và 20.000 ha năm 2020. Cây ăn quả: 30.000 ha năm 2010 và 40.000 ha năm 2020. Diện tích đất có rừng 773.025 ha năm 2010 và 850.000 ha năm 2020. Trồng rừng mới tập trung 8.000 ha năm 2010 và 10.000 ha năm 2020. - Đàn gia súc quan trọng (gia súc ăn cỏ): Đàn trâu tăng từ 14,4 vạn con hiện nay lên 21 vạn con năm 2020. Đàn bò tăng từ 11,9 vạn con hiện nay lên 24 vạn con năm 2020. Trong đó bò sữa 1 vạn con, 18 vạn bò lai Zê bu, và bò thịt chất lượng cao. Đàn dê từ 3,2 vạn con hiện nay lên 4,5 vạn con năm 2010 và lên 6 vạn con năm 2020. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La và các hồ thuỷ điện khác (diện tích mặt nước sử dụng từ 9.000 ha năm 2005 lên 25.000 ha vào năm 2020). b/ Về sản xuất công nghiệp xây dựng: - Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp xây dựng tăng rất cao bình quân cả giai đoạn 2006 - 2020 là trên 18,13%/năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 25 - 26%/năm, giai đoạn 2011- 2015 là 16,15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 9,05%/năm. Sau 15 năm (2006 - 2020) GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng gấp 12,5 lần khi đó GDP nông lâm nghiệp chỉ tăng gấp hơn 2 lần. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2020 rất cao: 18,5% năm; trong đó đặc biệt giai đoạn 2006 - 2010 tăng với tốc độ bình quân 32 - 33%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 10%/năm. - Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp hiện tại: khai thác chiếm 9,9%, chế biến 75,9 %, điện, nước chiếm 14,2%; phấn đấu năm 2010 tỷ trọng đó là 14%, 69,8% và 16,2%. Một số sản phẩm chủ yếu: Than khai thác 4.000 tấn năm 2010 và 5.000 tấn năm 2020. Đá sỏi các loại khai thác 7,3 triệu m3 năm 2010 và 20,3 triệu m3 năm 2020. Xi măng 1.200 ngàn tấn năm 2010 và 800 ngàn tấn năm 2020. Chè chế biến 4.000 tấn năm 2010 và 12.500 tấn năm 2020. Cà phê nhân 4.500 tấn năm 2010 và 5.500 tấn năm 2020. Đường kết tinh 20.000 tấn năm 2010 và 21.000 tấn năm 2020. Bột giấy 50.000 tấn năm 2010 và 100.000 tấn năm 2020. Nước máy 17 triệu m3 năm 2010 và 81 triệu m3 năm 2020. Điện phát ra 90 triệu Kwh năm 2010 và 110 triệu Kwh năm 2020 (không kể nguồn điện lưới quốc gia - Thuỷ điện Sơn La) Gỗ chế biến: 47.000 m3 năm 2010 và 60.000 m3 năm 2020. Măng tre xuất khẩu 1.500 tấn năm 2010 và 4.000 tấn năm 2020. c/ Ngành dịch vụ: - Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ khá cao trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17 - 18%/năm và ở mức cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 19,65%/năm và đạt khoảng 8,05%/năm giai đoạn 2016 - 2020. - Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh từ 1.950 tỷ đồng (năm 2005) lên 4.500 tỷ đồng (năm 2010) và đạt 22.230 tỷ đồng (năm 2020). Sau 15 năm (2006 - 2020) tăng gấp 11,4 lần. - Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt 12,7%/năm. Đến năm 2020 doanh thu du lịch đạt 450 - 500 tỷ đồng. - Giá trị hàng xuất khẩu đạt 25 triệu USD năm 2010 và đạt 120 -150 triệu USD năm 2020 đảm bảo 60 - 70% kim ngạch hàng xuất khẩu là các mặt hàng đã qua chế biến. - Thu ngân sách địa phương phấn đấu đạt 500 tỷ đồng năm 2010 và đạt 1.300 tỷ đồng năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách bình quân trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 là 14,85%/năm, giai đoạn 2011 -2015 là 13%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 10 - 11%/năm. 2.2 Về xã hội: Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được sự bình đẳng giữa các cộng đồng dân tộc, giữa các cộng đồng nhân dân và công bằng xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; mọi người đều có cơ hội học hành, có việc làm giảm đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy tính đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc. Cụ thể như sau: - Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên từ 1,69% năm 2005 xuống 1,55% năm 2010, xuống 1,48% năm 2015 và còn 1,35% năm 2020. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46% hiện nay xuống 25% năm 2010, xuống 15% năm 2015 và còn 8% năm 2020. - Tăng tỷ lệ hộ được dùng nước sạch từ 53% năm 2005 lên 85% năm 2010, 90% năm 2015, 99% năm 2020. - Tăng tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt từ 70% năm 2005 lên 95% năm 2010 và 100% năm 2015. - Tăng tỷ lệ hộ được xem truyền hình từ 80% năm 2005 lên 100% năm 2010. a/ Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trình độ dân trí: Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo là mở rộng quy mô hệ thống trường lớp, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo; huy động hầu hết học sinh tới trường phù hợp với độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng và trình độ giáo dục đào tạo; tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động địa bàn tái định cư, các khu đô thị mới và phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cấp xã phường. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của tất cả các bậc học và ngành học. Từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành theo hướng hiện đại hoá. Với một số chỉ tiêu cụ thể : - Tỷ lệ trẻ từ 0 - 2 tuổi ra nhà trẻ tăng từ 10,6% năm 2005 lên 18,1% năm 2010 và 50% năm 2020. - Tỷ lệ trẻ 3 - 5 tuổi ra lớp mẫu giáo tăng từ 67,5% năm 2005 lên 74,1% năm 2010 và 98,6% năm 2020. - Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tăng từ 80% năm 2005 lên 95% năm 2010 và 100% vào các năm sau. - Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 tăng từ 98% năm 2005 lên 99,9% năm 2010 và 100% các năm sau. - 100% số xã phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007, 15% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2010 và 100 số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2020. - Nâng cao tỷ lệ người có trình độ đại học và cao đẳng trong dân cư lên 1,5% năm 2010 và 3 % năm 2020. - Nâng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học lên 60 - 70% trong khu vực hành chính quản lý nhà nước và 50% với khu vực sản xuất kinh doanh vào năm 2010 và tỷ lệ đó vào năm 2020 là 70 - 80%, 50 - 60%. - Nâng cao trình độ năng lực cán bộ xã, phường, bản có trình độ hết cấp II (phổ thông cơ sở) và có trình độ từ sơ cấp trở lên về quản lý Nhà nước đến năm 2010 là 80%; đến năm 2020 là 100%. - Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc trong ngành KTQD tăng từ 13% năm 2005 lên 25% năm 2010 lên 40 % năm 2015 lên 50% năm 2020. - Tạo thêm việc làm mới cho 6 vạn lao động đến 2010 và 22 vạn vào năm 2020 (bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho 2,2 - 2,5 vạn lao động). b/ Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Mục tiêu của ngành y tế là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu để mọi người dân kể cả vùng sâu vùng xa, hẻo lánh được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao, khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh xã hội, các bệnh truyền nhiễm; mọi người dân đều sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi, tăng cường công tác y tế dự phòng; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết bệnh; gắn phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể: - Nâng tuổi thọ trung bình của người dân từ 70 tuổi lên 71 tuổi năm 2010 và 72 - 73 tuổi năm 2020. - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 30% năm 2005 xuống 20% năm 2010, xuống 15% năm 2015, xuống 6% năm 2020. - Nâng số bác sỹ trên 1 vạn dân từ 4,2 bác sỹ năm 2005 lên 5,7 bác sỹ năm 2010, lên 5,86 bác sỹ năm 2015, lên 6 bác sỹ năm 2020. - Nâng tỷ lệ trạm y tế xã có y, bác sỹ khám chữa bệnh từ 39,8% năm 2005, lên 60% năm 2010 và 100% năm 2020. - Phấn đấu tỷ lệ các trạm y tế xã, phường, trị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế 100% năm 2010. - Giảm tỷ lệ dân số mắc các bệnh xã hội từ 10,24% năm 2005, xuống 6% năm 2010, xuống 5,1% năm 2015, xuống 4,5% năm 2020. c/ Văn hoá thể dục thể thao: Bảo vệ phát huy đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng phong trào văn hoá văn nghệ, nếp sống văn minh lành mạnh, xây dựng đô thị nông thôn mới đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan phong tục cổ hủ lạc hậu. Xây dựng và hình thành tư duy văn hoá phù hợp với thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính văn hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vận động toàn dân luyện tập thể dục thể thao. Phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể: - Nâng tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá từ 55% năm 2005, lên 75% năm 2010, 80% năm 2015, 95% năm 2020. - Xây dựng và củng cố 100% các xã, phường thị trấn và 100% số bản, làng có đội văn nghệ. - Nâng tỷ lệ làng, bản đạt danh hiệu làng bản văn hoá mới từ 40% năm 2005, lên 50% năm 2010, lên 65% năm 2015, lên 80% năm 2020. - Nâng số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên từ 15% năm 2005, lên 20% năm 2010 và đạt 30% năm 2020. 2.3. Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Với Sơn La trước tiên là tài nguyên đất (đặc biệt là đất dốc), tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được rừng phòng hộ đặc biệt, rừng phòng hộ sung yếu lưu vực Sông Đà, rừng đặc dụng quốc gia và của tỉnh. - Chống rửa trôi xói mòn, thoái hoá đất sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đặc biệt là tài nguyên đất dốc, nâng tỷ lệ thực hiện canh tác bền vững trên đất dốc từ 21% năm 2005, lên 45% (54.000 ha) năm 2010 và đạt 100% (120.000 ha) năm 2015 (chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và băng cây xanh). - Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho vùng hồ thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình. Mục tiêu là quản lý bảo vệ rừng hiện có 577.638,09 ha, nâng diện tích rừng lên 773.025 ha năm 2010 và 850.000 ha năm 2020; đưa tỷ lệ che phủ của rừng từ 41% năm 2005, lên 55% năm 2010, lên 60% năm 2020. - Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Tuy tổng lượng mưa hàng năm toàn tỉnh vào khoảng 18 - 19 tỷ m3, song 80% tổng lượng mưa tập trung vào 4 tháng (tháng 6 - 9) cùng với hệ thống thuỷ lợi, hồ, đập, kênh, mương... chưa đủ dẫn đến thiếu nước phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng đặc biệt là vùng cao vào mùa khô hạn. Mùa mưa tập trung chế độ canh tác đất dốc chưa hợp lý cộng với địa hình núi dốc dẫn đến rửa trôi xói mòn đất, lũ quét, sạt lở đất... Vì vậy, phải đẩy nhanh hơn nữa xây dựng các công trình hệ thống cấp nước sạch cho dân nhất là khu vực nông thôn; mở mang xây dựng và kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi đặc biệt là hệ thống hồ chứa nước vừa tích nước, vừa cắt lũ... - Khai thác khoáng sản như than, đồng Niken, đất, đá, cát xây dựng, rừng và đất rừng một cách hợp lý có quy hoạch cụ thể (đây là tài nguyên không tái tạo được); đồng thời cần khẩn trương khai thác triệt để những khoáng sản, tài nguyên nằm trong cốt ngập của hồ thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến... - Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; vấn đề nước thải, rác thải ở thị xã, thị trấn, thị tứ, rác thải của các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp tuy chưa bức xúc song cũng cần được quan tâm. Năng lực thu gom chất thải rắn ở các thị trấn, thị tứ hiện nay mới chỉ đáp ứng được 13 - 30%, ở thị xã và thị trấn Mộc Châu khoảng 30 - 50%; thu gom phân gia súc rác thải ở nông thôn chưa đáng kể. Hệ thống xử lý nước thải ở các thị xã, thị trấn hiện nay hầu như chưa có. Phấn đấu 75 - 90% rác thải ở thị xã, thị trấn được thu gom, quản lý; có hệ thống xử lý nước thải; 100% các xí nghiệp công nghiệp kiểm soát tốt môi trường (không khí, nước thải, bụi, tiếng ồn...); 100% chất thải độc hại được xử lý đúng quy định; nâng tỷ lệ hộ nông thôn có nhà xí hợp vệ sinh từ 27% năm 2005, lên 75% năm 2010, lên 100% năm 2020; có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, xử lý được phân rác thải từ 20% hiện nay lên 55% năm 2010 và 100% năm 2020. - Phòng chống thiên tai và sự cố môi trường. Các thiên tai và sự cố môi trường thường xảy ra và nguy hại ở Sơn La đó là lũ quét, sạt lở đất, đá lăn, gió lốc, mưa đá, sương muối, hạn hán, cháy rừng... Vì vậy, công tác điều tra dự đoán cảnh báo các tai biến có thể xảy ra cần phải được tăng cường ở mọi điểm, mọi nơi để có những biện pháp phòng chống hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại, hoặc không để xảy ra. III - NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU CẦN ƯU TIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển bền vững bao gồm rất nhiều trên cả 3 lĩnh vực; kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Song ở giai đoạn 2006 - 2020 cần ưu tiên tập trung các lĩnh vực chính sau: 1. Về kinh tế: 1.1. Chớp vận hội Nhà nước xây dựng thuỷ điện Sơn La. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Phấn đấu GDP năm 2010 phải tăng gấp 3,4 lần năm 2000 (khi đó cả nước gấp 2 lần), đến năm 2020 tăng gấp 9,6 lần năm 2000. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả thời kỳ 2001 - 2020 là 11,98%/năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 14 -14,5%/năm (giai đoạn xây dựng thuỷ điện Sơn La). Nâng GDP bình quân đầu người từ 142 USD năm 2000 lên 600 -630 USD năm 2010 và khoảng 2200 USD năm 2020. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp xây dựng- dịch vụ- nông lâm nghiệp. Đưa tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân cả giai đoạn 2006 - 2020 đạt 18,13%; Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 25 -26%, giai đoạn 2011- 2015 là 16,15%. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cả thời kỳ 2006 - 2020 là 12,9%. Trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17 -18%/năm và ở mức cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 19,65% và đạt khoảng 8,05%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh năm 2010: nông lâm nghiệp 28 -29%, công nghiệp xây dựng 34 - 35%, dịch vụ 37 - 38%; đến năm 2020 nông lâm nghiệp còn 21,5%, công nghiệp xây dựng tăng lên chiếm 45%, dịch vụ là 33,5%. Để duy trì lâu dài một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững, Sơn La cần thực hiện một số định hướng sau: - Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn nữa với các chính sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, có hiệu quả thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, nhân dân trong ngoài tỉnh, quốc tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất ở tất cả các lĩnh vực. Ưu tiên lĩnh vực công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, đá, cát...); xây dựng các vùng chuyên canh gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; như sản xuất chè, cà phê sạch chất lượng cao; mía đường, rau hoa quả sạch chất lượng cao; chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa; tre lấy măng, vùng nguyên liệu giấy, các lĩnh vực dịch vụ du lịch. - Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, kiên quyết sắp xếp, đổi mới hơn nữa để phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, khuyến khích kinh tế tập thể, tư nhân, kinh tế hỗn hợp phát triển lâu dài. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác sử dụng hiệu quả các chương trình dự án quốc gia, quốc tế... - Đồng thời với tăng trưởng theo chiều rộng chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu là chủ yếu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của các hàng hoá, dịch vụ. - Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Chuyển mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc sơ chế hiện nay sang các sản phẩm chế biến và tinh chế. - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng...; khai thác triệt để tận thu các nguồn tài nguyên nằm trong vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La; như than Quỳnh Nhai,.. 1.2. Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường: a/ Thay đổi mô hình sản xuất. Với Sơn La, mô hình sản xuất cần phải ưu tiên thay đổi đó là các mô hình trong sản xuất nông nghiệp. Vì gần 80% diện tích đất nông nghiệp là canh tác trên đất dốc. Tuy hệ thống canh tác ở Sơn La đang trong quá trình chuyển từ hệ thống canh tác truyền thống lạc hậu, manh mún, với công cụ thô sơ, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường thấp sang mô hình hệ thống canh tác tiến bộ theo hướng sản xuất hàng hoá. Bên cạnh một bộ phận nhỏ với phương thức canh tác du canh, đang xuất hiện nhiều mô hình trang trại vườn đồi, vườn rừng; bên cạnh mô hình canh tác đơn điệu (1 vụ) đang xuất hiện mô hình canh tác tổng hợp hiệu quả kinh tế cao và bền vững (đưa hệ số sử dụng đất lên 2 - 3 lần và hiệu quả sử dụng đất ngày một nâng cao). Tuy nhiên mô hình canh tác đất dốc ở Sơn La về cơ bản chưa ổn định và bền vững, trên thực tế còn tiểm ẩn những nhân tố trở ngại, hạn chế nằm ngay trong các nhân tố tác động cần tiếp tục hoàn thiện và tháo gỡ. Những hoạt động ưu tiên nhằm thay đổi nhanh mô hình canh tác trên đất dốc gồm: - Xác định hướng chuyển đổi mô hình canh tác cụ thể cho từng hệ thống sinh thái phân theo 3 vùng kinh tế của tỉnh. + Hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, tập thể, cộng đồng; cắm mốc ranh giới đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp. + Xây dựng và thực hiện các mô hình canh tác trên đất ruộng bậc thang là luân canh, tăng vụ. + Xây dựng và thực hiện các mô hình canh tác trên nương rẫy: thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ luân canh, xây dựng nương định canh. + Xây dựng và thực hiện các mô hình canh tác trang trại vườn đồi, vườn rừng: canh tác tổng hợp kết hợp nông lâm, trồng trọt, chăn nuôi, VACR. - Thể chế chính sách: Tổ chức thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư của tỉnh (199/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004); chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá (257/QĐ-UB ngày 31/01/2005) qua thực tiễn sẽ bổ sung hoàn chỉnh và các chính sách khác có liên quan. - Xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thuỷ lợi, giao thông, xây dựng địa bàn sản xuất nương định canh. Sử dụng nguồn vốn TĐC thuỷ điện Sơn La và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh xây dựng hệ thống giao thông đến các địa bàn trong tỉnh, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hệ thống thuỷ lợi tưới ẩm, xây dựng nương định canh để sản xuất ổn định và bền vững. - Khuyến nông, khuyến lâm và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông cơ sở; xã, bản để chuyển giao khoa học kỹ thuật đến cơ sở, đến hộ nông dân. Xây dựng các mô hình trình diễn về canh tác bền vững trên đất dốc, mô hình công nghiệp công nghệ cao nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. - Các hoạt động hỗ trợ khác: + Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. + Dồn điền đổi thửa. + Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho nông dân. b/ Thay đổi mô hình tiêu dùng: Với Sơn La chủ yếu là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La).doc