Chuyên đề Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 3

1.1.Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu 3

1.1.1.Các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế 3

1.1.1.1.Lý thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith 3

1.1.1.2.Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 5

1.1.1.3.Lý thuyết Heckscher – Ohlin 6

1.1.2.Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế 8

1.1.2.1.Thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô 8

1.1.2.2.Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ 9

1.1.2.3.Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu 10

1.1.4.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh tế 14

1.2.Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 16

1.2.1.Khủng hoảng tài chính ở Mỹ - Xuất phát điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu 16

1.2.2.Khủng hoảng ở các quốc gia khác 18

1.2.2.1.Khủng hoảng ở Châu Âu 19

1.2.2.2.Sự lan tỏa của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế Châu Á 20

1.3.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 21

1.4.Những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các vấn đề kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển 24

1.4.1.Tác động đến tăng trưởng kinh tế 24

1.4.2.Tác động đến thương mại quốc tế 26

1.4.3.Tác động đến các vấn đề xã hội 27

1.5.Khung lý thuyết để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu ở Việt Nam 31

1.5.1.Tác động đến xuất khẩu 32

1.5.2. Tác động đến nhập khẩu 32

1.5.3. Tác động đến cán cân thương mại 32

Chương 2: Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 34

2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu .34

2.1.1. Giai đoạn 2001 – 2007 34

2.1.2. Năm 2008 và đầu năm 2009 36

2.2. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam 38

2.2.1. Tác động đến kinh tế 39

2.2.2. Tác động đến các vấn đề xã hội 42

2.3. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ trước khủng hoảng .43

2.3.1. Kim ngạch xuất - nhập khẩu 43

2.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 45

2.3.3. Thị trường xuất nhập khẩu 47

2.4. Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 50

2.4.1. Ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu 51

2.4.1.1.Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh 51

2.4.1.2.Về nhập khẩu 53

2.4.2.Ảnh hưởng đến cán cân thương mại 55

2.4.3.Ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu 57

2.4.3.1.Cơ cấu hàng xuất khẩu 57

2.4.3.2.Cơ cấu hàng nhập khẩu 61

2.4.4.Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 64

Chương 3: Các giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 67

3.1.Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu 67

3.1.1.Cơ hội .67

3.1.2.Thách thức 67

3.2.Định hướng và mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 69

3.2.1.Định hướng 69

3.2.2.Mục tiêu .69

3.3.Một số giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất nhập khẩu 71

3.3.1.Đối với Chính phủ 72

3.3.1.1. Chính sách thuế 72

3.3.1.2.Chính sách tài chính, tiền tệ 75

3.3.1.4.Chính sách đổi mới cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 80

3.3.2. Đối với doanh nghiệp 82

3.3.2.1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 82

3.3.2.2. Phát triển yếu tố công nghệ 84

3.3.2.3. Phát triển yếu tố nguồn nhân lực 85

KẾT LUẬN 86

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. 2.1.2. Năm 2008 và đầu năm 2009 Năm 2008, tình hình kinh tế rơi vào trạng thái tồi tệ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt vào những tháng cuối năm, khi nền kinh tế của Việt Nam chính thức ngấm đòn khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 6,23%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%. Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước. Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%. Bước vào năm 2009, kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn suy thoái. Trong khi chưa khắc phục hết những khó khăn của năm 2008 và những năm trước đó để lại thì nước ta lại phải đương đầu với những thách thức mới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2009 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ tăng 5,4%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,1 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 0,7 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I năm nay tuy thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm mạnh mà nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng như trên là một kết quả đáng khích lệ và cần quan tâm, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa trong những tháng tiếp theo. Bảng 2.1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2009 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%) Tổng sản phẩm trong nước +3,1 Giá trị sản xuất công nghiệp +2,1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +21,9 Tổng kim ngạch xuất khẩu +2,4 Tổng kim ngạch nhập khẩu -45,0 Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện (so với kế hoạch 2009) 17,8 Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2009 so với 3 tháng đầu năm 2008 +14,47 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhận định về kinh tế Việt Nam trong năm 2009, ông Shogo Ishii, Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế có thể tăng trưởng thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh chóng. IMF dự báo, trong năm 2009, Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 5%. Tỷ lệ lạm phát sẽ lùi về dưới 10% vào cuối năm 2009, phần nhiều nhờ giá cả hàng hóa giảm. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 chắc chắn còn nhiều biến đổi và chúng ta cũng chờ đợi sẽ có những điểm sáng kinh tế trong thời gian gần đây. 2.2. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam Không thể đứng ngoài cuộc, những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi. Kinh tế - xã hội của Việt Nam đã và đang chịu tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Tác động đến kinh tế Kinh tế Việt Nam năm 2008 có nhiều biến động mạnh, những thay đổi, tăng giảm của hàng hóa dịch vụ trong nước và của hàng hóa xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 6,23% năm 2008 và đảo chiều từ lạm phát sang giảm phát. Nếu như đầu năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, trung bình 6 tháng đầu năm là 2,86%/tháng – gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2007, thì đến những tháng cuối năm 2008, tình hình hoàn toàn đảo ngược. Tính trung bình 6 tháng cuối năm, CPI chỉ tăng 0,21%/tháng, chỉ bằng khoảng 1/13 tốc độ tăng bình quân trong 6 tháng đầu năm; đặc biệt là những tháng 10, 11, 12 chỉ số CPI là âm (Biểu 2.1.1). Tháng 1/2009, lạm phát ở mức 0.32% và tháng 2/2008 là 1.17% là do những tháng đó đúng vào dịp tết âm lịch, nhu cầu mua hàng của người dân tăng đẩy giá hàng hóa tăng lên, nhưng không nhiều. Tháng 3/2009, lạm phát trở lại là âm 0.17%. Tính cả quý I/2009 lạm phát so với quý I/2008 là 14,47%. Tình trạng thắt chặt tiêu dùng trong nước cũng khiến sức mua của thị trường nội địa giảm. Bên cạnh đó, trường bất động sản gần như đóng băng, các giao dịch nhà đất không được hoàn thành do thiếu vốn. Thị trường chứng khoán cũng giảm mạnh. Biểu 2.1.1. Chỉ số lạm phát các tháng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: Một mặt, với ý nghĩa tích cực là giảm lạm phát của Chính phủ trước đó, 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Mặt khác, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thế giới giảm mạnh. Việt Nam là nước nhập khẩu lớn và phụ thuộc chặt chẽ vào giá cả thị trường thế giới. Những biến động giá cả thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá cả trong nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Trong thời điểm hiện nay, khó có thể đánh giá hết quy mô tác động của giảm phát đến kinh tế Việt Nam và xu hướng phát triển của nó đến đâu; có thể đây chỉ là một bước thụt lùi trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái, nhưng nguy cơ lạm phát quay trở lại nếu không áp dụng các biện pháp triệt để. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn biểu hiện những ảnh hưởng không nhỏ khác của nó đến nền kinh tế Việt Nam như: Chịu tác động của khủng hoảng, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng lớn nhất. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, sản xuất kinh doanh trì trệ, các đơn hàng bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn và có thể còn gia tăng. Đầu tư và các dòng vốn từ bên ngoài vào giảm biểu hiện là tốc độ thu hút đầu tư của nước ta, cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều giảm. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn đang tiếp diễn và trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng của những nền kinh tế lớn, các đối tác đầu tư như Mỹ, EU, Nhật sẽ tiếp tục suy thoái dẫn đến khả năng đầu tư giảm sút. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư trực tiếp ngày càng mạnh mẽ; các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những môi trường đầu tư có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất. Trong khi, năm 2008 độ tín nhiệm tín dụng của Việt Nam giảm xuống mức bất ổn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với năm 2007. Một nguyên nhân nữa là, kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều cam kết quốc tế đặc biệt là các cam kết khi gia nhập WTO, theo đó những chính sách cũng thay đổi trong khi những hướng dẫn cụ thể cho nhà đầu tư thường chậm được thực hiện, khiến cơ hội nhà đầu tư đồng hành cùng doanh nghiệp giảm xuống. Như vậy, khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã , đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình huy động và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sức cầu giảm cả trong tiêu dùng và trong sản xuất. Trong những tháng đầu năm, do lạm phát cao, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, sức tiêu thụ giảm. Các doanh nghiệp vừa phải đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào tăng, vừa phải đối mặt với sức mua giảm, họ đã cắt giảm lượng và điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, cùng với xu hướng giảm giá, nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng đều giảm, làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam chưa hội nhập sâu vào hệ thống ngân hang toàn cầu nên ít bị những tác động mạnh mẽ và trực tiếp. Hoạt động cho vay liên ngân hàng bị hạn chế do các ngân hàng lo sợ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; hoạt động cho vay tín dụng cũng đang chững lại bởi lý do trên. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu hoạt động trên 3 lĩnh vực: quan hệ tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu. Tác động đến các vấn đề xã hội Cũng tuân theo tình hình chung của thế giới, Việt Nam cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp cao. Do không bán được hàng, vòng quay vốn chậm nên các doanh nghiệp buộc phải giảm giá với mong muốn tiêu thụ được hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đồng thời giảm sản lượng sản xuất, giảm tiền lương và cắt giảm mạnh nhân công. Cụ thể, trong tháng 12/2008, tại các khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là phá sản làm số lượng lao động thất nghiệp tăng lên. Tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Long Biên), Công ty đèn hình Orion – Hanel phá sản đã đẩy 1000 công nhân lâm vào tình cảnh thất nghiệp; công ty Canon Việt Nam giảm khoảng 500 công nhân; tập đoàn Grami đã giảm 30% lao động tại các đơn vị. Tình trạng trên cũng xảy ra tại nhiều tập đoàn khác từ nhiều tháng nay. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì năm 2008 đã có khoảng 30000 lao động mất việc và cũng cảnh báo năm 2009 tình trạng thất nghiệp sẽ còn tăng mạnh, chiếm khoảng 0,65% trong tổng số lao động, tương đương khoảng 300000 người mất việc làm. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ trước khủng hoảng Xuất nhập khẩu rất quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn là một nước nhập siêu cao, có khi tình trạng đáng báo động. Kim ngạch xuất - nhập khẩu Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109217 triệu USD, gấp 3,5 lần so với 31189 triệu USD của năm 2001(Hình 2.3.1). Trong giai đoạn 2001 - 2007, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%. Hình 2.3.1. Kim ngạch xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Niên giám thống kê Có thể khẳng định, trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 15 tỷ USD, trên 20 tỷ USD năm 2003, 26,5 tỷ USD năm 2004, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và năm 2007 đạt 48,5 tỷ USD. Khi đó, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và năm 2007 đạt 557 USD Theo đó, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 8 trên thế giới). Về nhập khẩu, quy mô nhập khẩu ngày càng lớn, năm sau sao hơn năm trước. Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 60656 triệu USD. Nhập khẩu nhiều, về cơ bản đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, vật tư và nguyên nhiên liệu cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Khu vực có vấn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nhập khẩu hàng hóa nhất là nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Tình trạng nhập siêu: Nhập siêu xảy ra liên tục và có chiều hướng gia tăng dần. Ngoại trừ một số năm đặc biệt có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 tăng hơn 2,5 lần so với 2006 và ở mức 12095 triệu USD. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong những năm trở lại đây. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Hình 2.3.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Cơ cấu hàng xuất khẩu khá ổn định trong những năm gần đây, nhóm hàng chế biến, chế tạo và nhóm hàng có công nghệ và chất xám tăng, nhóm hàng thô chế có tỷ trọng giảm. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ và Tiểu thủ công nghiệp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu quốc gia. Vai trò của nhóm hàng nông, lâm thủy sản giảm đáng kể. Năm 2007, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 35,01%, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,93% và hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 23,06%. Sự chuyển dịch tích cực có được do cơ cấu từng mặt hàng cụ thể đang thay đổi, xuất khẩu có xu hướng tăng các hàng có giá trị lớn như dệt may thay vì các hàng giá rẻ. Hình 2.3.2.2. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong những năm gần đây, cơ cấu hàng nhập khẩu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. Trong giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng trưởng bình quân 3 nhóm hàng: máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất nhập khẩu có xu hướng tích cực nhưng còn biến chuyển rất chậm. Từ 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO nhưng sự chuyển biến về cơ cấu mặt hàng không có gì tạo đột biến như kỳ vọng. Nếu chúng ta không có cải cách cơ cấu trong dài hạn thì sẽ rất khó khăn trong việc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO và phải thực hiện các cam kết khi gia nhập. Thị trường xuất nhập khẩu Bảng 2.2.3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1986 đến 1990 1991 đến 1995 1996 đến 2000 2001 đến 2005 2006 2007 Châu Á 30,4 73,1 61,9 50,9 47,3 46,2 Châu Âu 51,7 15,6 23,9 20,7 19,2 21,6 Châu Mỹ 1,0 2,6 5,9 18,9 22,9 23,3 Châu Phi 0,1 0,6 0,8 1,4 1,7 0,8 Châu Đại dương 0,3 1,1 5,7 7,6 8,9 8,1 Nguồn: Niên giám thống kê Bảng 2.2.3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1986 đến 1990 1991 đến 1995 1996 đến 2000 2001 đến 2005 2006 2007 Châu Á 15,6 70,5 79,4 79,5 79,3 78,7 Châu Âu 72,8 17,2 13,5 13,3 12,8 12,5 Châu Mỹ 0,4 1,4 3,1 4,5 4,7 4,6 Châu Phi 0,0 0,1 0,2 0,5 0,7 1,2 Châu Đại dương 0,4 1,0 2,1 1,8 2,5 3,0 Nguồn: Niên giám thống kê Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng thị trường cả nhập khẩu và xuất khẩu. Trong mười năm qua, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia… Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mô xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001 khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Có khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, trong đó số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo... Tuy nhiên, việc xuất hoặc nhập khẩu nhiều mặt hàng ở cùng một quốc gia cũng là điều nên tránh. Việc mở rộng thị trường còn là để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá). Có thể phân chia thị trường xuất khẩu của Việt Nam ra làm 3 nhóm chính: thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới. Ở một số thị trường thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn). Trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,.. Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,.. Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi. Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn. Tóm lại, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tuy còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục kịp thời như: thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, cơ cấu xuất nhập khẩu chậm biến đổi, hiện tượng nhập siêu… nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thực sự đã vượt nhiều khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn. Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu của Việt Nam Việt Nam là nước có kim ngạch xuất - nhập khẩu chiếm khoảng 170-180% giá trị GDP, vốn nước ngoài chiếm tới hơn 30% tổng số vốn của xã hội nên khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì kinh tế Việt Nam mói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu Hình 2.4.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu và cân đối Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Tổng cục thống kê Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh Vì đơn đặt hàng sẽ ít đi do bạn hàng giảm nhập khẩu bởi những khó khăn về tài chính - kinh tế ở nước họ, hàng đã giao thanh toán chậm, có một số thị trường đề nghị lùi lại thời gian giao hàng. Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng giảm, giá cả các mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống đáng kể (Hình 2.4.1) Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 12/2008 đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng 11/2008 chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 ; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt gần 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng 01/2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 13,7%. Tháng 2/2009 có sự biến động mạnh về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, lên hơn 5 tỷ USD là do nước ta thực hiện xuất khẩu vàng miếng Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2009 đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6,5% so với tháng trước và giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,6 tỷ USD, tăng 40,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) đạt 4,5 tỷ USD, giảm 13%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2009 tăng chủ yếu do tái xuất vàng 2,3 tỷ USD (Nếu không tính lượng vàng xuất khẩu thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu quý I/2009 đạt 11,2 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước). Về nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu tới 70-80% nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu. Do xuất khẩu giảm dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu cũng giảm theo do nhu cầu trong nước ít đi. Kim ngạch nhập khẩu giảm 7,1% (11/2008); 27,6% (1/2009) và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm trước – giảm mạnh hơn xuất khẩu (24,2%). Sự sụt giảm diễn ra ở cả khu vực trong nước (giảm 46,4%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (giảm 41,1%). Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu khoảng 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 28,3% so với năm 2007. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18,8% so với số liệu đã ước tính do giảm nhập khẩu một số mặt hàng liên quan đến đầu tư và sả n xuất hàng công nghiệp như: Máy móc thiết bị; hàng điện tử, máy tính và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt, may, giày d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 61.doc
Tài liệu liên quan