Chuyên đề Bàn về tình hình thu - Quản lý thu và giải quyết nợ đọng Bảo hiểm xã hội ở huyện Đông Anh

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

I. sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội 3

1. Sự cần thiết khách quan 3

2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội 4

3.Vai trò của Bảo hiểm xã hội : 11

4. Một số nguyên tắc hoạt động của BHXH. 13

5. Bản chất của bảo hiểm xã hội 16

6. Tính chất của bảo hiểm xã hội . 17

II. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 18

1. Quỹ bảo hiểm xã hội 18

2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội 19

3. Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội 23

4. Tính đặc thù của nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội 24

5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia bảo hiểm xã hội 25

I. III. Tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội 27

IV -HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM: 31

1- Chế độ trợ cấp ốm đau : 31

2- Chế độ trợ cấp thai sản: 31

3- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 32

4- Trợ cấp hưu trí : 32

5- Chế độ tử tuất : 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU – CHI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36

I- SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI THU ĐÚNG-THU ĐỦ BHXH : 36

II- ĐỐI TƯỢNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI : 37

III- QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI : 37

1- Cơ chế quản lý thu : 37

2- Tổ chức quản lý thu : 38

3- Công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH ở một số nước trên thế giới : 41

Chương III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH 43

I - MỘT VÀI NÉT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI : 43

1- Tổ chức BHXH thành phố Hà nội : 43

2- Vài nét về BHXH huyện Đông Anh : 44

3 - Kết quả công tác BHXH trong các năm qua : 45

II- THỰC TRẠNG THU VÀ QUẢN LÝ THU BHXH HUYỆN ĐÔNG ANH : 51

1- Đối tượng phải thu BHXH : 51

2- Tổ chức thu BHXH : 52

3 -Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH ở BHXH huyện Đông 57

4. Những khó khăn tồn tại 65

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU -QUẢN LÝ THU VÀ GIẢI QUYẾT NƠ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH 74

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội , xây dựng luật bảo hiểm xã hội 74

2. Có chương trình quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ 75

3. Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hội 76

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. 78

5. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu chi, đưa hệ thống hoá vi tính vào công tác quản lý thu chi quỹ bảo hiểm xã hội 80

6. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội 82

KẾT LUẬN 83

 

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bàn về tình hình thu - Quản lý thu và giải quyết nợ đọng Bảo hiểm xã hội ở huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành đăng ký kê khai tham gia BHXH thì ngay từ đầu BHXH địa phương phải đặt mối quan hệ với các đơn vị sử dụng lao độngqua các cuộc tiếp xúc gặp gỡ , qua đó cơ quan BHXH tiến hành các công việc : -Tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách về BHXH và về quyền lợi ,nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động . -Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập và gửi cho cơ quan BHXH địa phương theo biểu mẫu quy định : + Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH theo mẫu số C45-BH để đăng ký tham gia BHXH cho đơn vị mình với cơ quan BHXH tại địa phương. Biểu 2 : Mẫu số C45- Bảo hiểm. Stt Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh (Nam) Ngày, tháng, năm sinh (Nữ) Nghề nghiệp CHỗ ở hiện tại. Tổng số tiền lương trích nộp BHXH Lương Phụ cấp Tổng số tiền đóng BHXH Số đóng BHXH của người lao động theo tháng 1 2 3 4 5 6 7=8+9 8 9 10=cột7x20% 11=cột7x5% + Danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH . -Thống nhất với đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc, phối kết hợp giữa các bên lịch thu nộp, mức thu nộp và phương thức thu nộp BHXH ,thông báo số liệu tài khoản thu BHXH tỉnh mở tại địa phương và số hiệu tài khoản của đơn vị sử dụng lao động... -Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động thuộc quyền quản lý của họ . b) Đối với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH và các đơn vị vừa mới tham gia BHXH ,các cán bộ chuyên quản lý thu được phân công phải thường xuyên tiếp xúc với họ làm công tác điều tra cơ bản để nắm bắt chính xác các thông tin cầm thiết phục vụ cho công tác thu BHXH , bao gồm : -Tổng số lao động thực tế đơn vị đã sử dụng, tổng số lao động đã đăng ký tham gia BHXH .Trong số lao động còn lại chưa đăng ký tham gia BHXH có còn ai thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc mà đơn vị sử dụng lao động chưa đăng ký cho họ không. Nếu còn thì yêu cầu đơn vị đó phải đăng ký tiếp và nộp BHXH cho họ . -Tình hình biến động tăng giảm số lao động trong quý . -Tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH của những người tham gia BHXH. Từ những thông tin trên xác định số tiền nộp BHXH phải thu hàng tháng đối với đơn vị sử dụng lao động . +Bước 4 : Thu và ghi sổ BHXH . Đây là bước quan trọng nhất trong nghiệp vụ thu BHXH vì có thu được tiền BHXH vào tài khoản của BHXH Viết nam thi quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh ,huyện một cách thường xuyên theo trình tự sau : - Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương tính nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động lập và danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm nộp BHXH lập hàng quý , BHXH tỉnh huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo mức quy định , chậm nhất là vào kỳ lương cuối cùng trong tháng . - Chậm nhất là vào ngày 10 tháng đầu của quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra, lập bảng đối chiếu nộp BHXH của quý trước .Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp thì nộp tiếp vào đầu quý sau (nếu là chênh lệch thiếu ) hoặc coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau ( nếu là chênh lệch thừa ). - Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc nộp phạt số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của ngân hàng tại thời điểm truy nộp , còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 trong nghi định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính. - Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương và quỹ tiền lương trích nộp BHXH , danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH các đơn vị sử dụng lao động đã nộp , cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH . Việc cấp sổ BHXH cho từng người lao động được thực hiện thường xuyên 1 lần/năm cho các lao động không thay đổi mức đóng BHXH trong năm . Đối với các trường hợp người lao động có thay đổi mức đóng BHXH hoặc di chuyển nơi làm việc thì phải ghi từng thời điểm , thời gian có sự thay đổi . Bước 5 : Chuyển tiền thu BHXH về cơ quan BHXH cấp trên . Chỉ khi nào toàn bộ số tiền thu BHXH được chuyển đầy đủ vào tài khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam thì lúc đó quá trình thu BHXH mới kết thúc và quỹ BHXH mới thực sự có điều kiện để đảm bảo tồn tại và phát triển . Chính vì vạy BHXH địa phương cần có những biện pháp nhằm tập trung nhanh số thu BHXH, đồng thời làm thủ tục chuyển kịp thời số thu BHXH về tài khoản thu BHXH Việt Nam . Bước 6 : Thống kê , tổng hợp số liệu , lập và gửi báo cáo thu BHXH về cơ quan BHXH cấp trên . Bước này được thực hiện ở tất cả các cơ quan BHXH tỉnh và huyện một cách thường xuyên và liên tục. Có như vậy thì các số liệu thống kê về công tác thu BHXH do chúng ta cung cấp mới thực sự đảm baỏ được tính chính xác và kịp thời, góp phần phục vụ cho công tác quản lý của BHXH cấp dưới được tốt. Để thực hiện được tốt , đòi hỏi các cơ quan BHXH cấp dưới phải tổ chức thu thập thông tin , tổng hợp số liệu về thu BHXH, lập báo cáo và gửi nhanh ( báo cáo hàng tháng , hàng quý ) cho cơ quan BHXH cấp trên . BHXH Viẹt Nam là cơ quan cuối cùng tổng hợp số liệu về tình hình thu và quản lý nguồn thu BHXH từ BHXH tỉnh... 3- Công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH ở một số nước trên thế giới : Các chế độ trong hệ thống BHXH hiện nay đang phổ biến trên thế giới là : BH hưu trí , BH sức khoẻ , BH thất nghiệp , BH ốm đau , thai sản , tai nạn lao động với sự tham gia của nhóm dân số chính của một quốc gia , đó la những người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm . Do đó đối tượng tiềm năng để mở rộng diện thu vào quỹ BHXH trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm , có thu nhập ổn định. Nhìn chung đối tượng tham gia BHXH ở các nước là những người có thu nhập cao hơn mức tối thiểu . Họ đóng góp vào quỹ BHXH với mục đích tiết kiệm theo yêu cầu bắt buộc của nhà nước để tự đảm bảo cuộc sống của mình và cuộc sống của những người có thu nhập thấp khi gặp rủi ro như ốm đau , thai sản , lúc về già... Hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới hiện nay chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có tham gia mới được hưởng các chế độ BHXH . Trong nền kinh tế thị trường hoạt động BHXH và hoạt động BHTM cùng tồn tại song song , phân chia trách nhiện với nhau trong bảo vệ sức khoẻ và ổn định cuộc sống cho những người lao động khi ốm đau, lúc về già . Nguồn thu chủ yếu của hoạt động BHXH là từ các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động . Về mức đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động thì mỗi nước có tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi nước và phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của Ngân sách nhà nước . Ví dụ : Tại Cộng hoà Pháp , người lao động đóng góp 14,8-18,8% tiền công hoặc tiền lương ,người sử dụng lao động đóng góp tưg 16,3-22,6 % quỹ tiền lương trả cho người lao động , phần còn lại do Chính phủ bù thiếu . Còn tại Malaixia Chính phủ chi toàn bộ chế độ ốm đau , thai sản ; người lao động đóng góp 9,5% tiền lương hoặc tiền công ; người sử dụng lao động đóng góp 12,75% quỹ tiền lương trả cho người lao động . Như vậy, tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động ở các nước khác nhau là khác nhau , nhưng nhìn chung ,ở các nước phát triển thường chia đôi mức đóng góp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu và quản lý thu Bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội huyện đông anh I - Một vài nét về bảo hiểm Xã HộI thành phố Hà Nội : 1- Tổ chức BHXH thành phố Hà nội : Trước đây các chế độ BHXH ở thành phố Hà nội do sở Lao động Thương binh -Xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố quản lý. Cụ thể : Sở Lao động thương binh và xã hội quản lý chế độ trợ cấp hưu trí , chế độ trợ cấp mất sức lao động , chế độ trợ cấp tử tuất , còn Liên đoàn lao động thành phố đảm nhiệm chế độ trự cấp ốm đau , chế độ trợ cấp thai sản , chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Ngày 31/10/1992 , BHXH thành phố đã ra đời theo Quyết định số 2654/UB của UBND thành phố Hà nội . Ban đầu thành lập có tên là BHXH Hà Nội và trực thuộc Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội , chịu trách nhiệm về các chế độ BHXH do Sở Lao động - thương binh -Xã hội đảm nhiệm trước kia ( bao gồm chế độ trợ cấp hưu trí , mất sức lao động, tử tuất ) cùng với nhánh ngiệp vụ mới là BHXH ngoài quốc doanh . Song song với nó là các chế độ trợ cấp ốm đau , thai sản , tai nạn lao động do Liên đoàn lao động thành phố quản lý thực hiện. Cho đến giữa năm 1995 , BHXH Hà Nội mới chuyển sang trực thuộc BHXH Việt Nam, với một hệ thống chuyên ngành tập trung vào một đầu mối , bao gồm cả sự nghiệp BHXH thuộc Sở Lao động - Thương binh -Xã hội và các chế độ BHXH do liên đoàn lao động thành phố chuyển sang. Kể cả nhiệm vụ thu BHXH mà trước đây do Cục thuế và Sở tài chính đảm nhiệm bàn giao sang . Lúc này BHXH Hà nội được đổi thành BHXH thành phố Hà nội . Về tổ chức thực hiện Nghị định 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH thành phố Hà Nội và BHXH các quận , huyện tạo thành hệ thống dọc theo cơ cấu quản lý 3 cấp . Như vậy , trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội có các cơ quan sau : BHXH quận Hoàn Kiếm ; BHXH quận Ba Đình ; BHXH quận Hai Bà Trưng ; BHXH quận Đống Đa ; BHXH huyện Từ Liêm ; BHXH huyện Gia Lâm ; BHXH huyện Sóc Sơn và BHXH huyện Đông anh , mới đây thành lập thêm quận Tây Hồ , quận Thanh Xuân ,quận Cầu Giấy . BHXH thành phố Hà Nội là đơn vị hạch toán thu - chi độc lập, có con dấu , tài khoản riêng và là một phần của hệ thống BHXH Việt Nam. Ban đầu biên chế được giao là 180 người , trong đó 120 người được phân bổ cho các quận huyện . Với định biên như vậy cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được phân thành 7 phòng ban như sau : - Văn phòng -Phòng kế hoạch tài vu; -Phòng nghiệp vụ bảo hiểm (quản lý chế độ thu ); -Phòng quản lý thu ; -Phòng quản lý chi ; -Phòng máy tính và lưu trữ ; -Phòng kiểm tra. Nhiệm vụ của BHXH thành phố Hà Nội là tổ chức thực hiện toàn diện Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 ,tổ chức thực hiện Nghị định 45/CP ngày 15/9/1995 cùng với các nhiệm vụ khác mà BHXH việt Nam hoặc nhà nước giao cho. Như vậy nhiệm vụ của BHXH thành phố Hà Nội là tổ chức thu BHXH theo địa bàn lãnh thổ và tổ chức thực hiên 5 chế độ BHXH theo luật định. Đây là hai nhiệm vụ trọng tâm của BHXH thành phố ,tuy nhiên để hoàn thành tốt hai nhiệm vụ này thì BHXH thành phố còn thực hiện một số nghiệp vụ khác mang tính chất hỗ trợ, đó là : quản lý hồ sơ ( bao gồm hồ sơ về thu BHXH và hồ sơ chi trả chế độ BHXH ) , quyết toán, lập hồ sơ, quản lý lao động tiền lương, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc địa bàn thành phố Hà Nội , thanh tra , kiểm soát và kiểm toán... BHXH huyện Đông Anh là một bộ phận không thể tách rời của BHXH thành phố Hà Nội , tất cả các hoạt động của BHXH huyện Đông Anh đều hướng tới mục tiêu nhiệm vụ của BHXH thành phố Hà Nội nói riêng , của BHXH Việt Nam nói chung. 2- Vài nét về BHXH huyện Đông Anh : Huyện Đông Anh là huyện có địa bàn rộng , với diện tích 18.320 ha dân số 24,6. Huyện đang trên đà đô thị hoá , với một hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá , nhà máy ,xây dựng... phát triển. Cùng với sự phát triển chung của thủ đô Hà nội, thời gian vừa qua ,tình hình kinh tế -xã hội huyện đạt mức tăng trưởng cao . Hầu hết các đơn vị lo đủ công ăn việc làm cho người lao động, trong năm 2001 mức thu nhập của người lao động tăng từ 1,5 đến 2 lần , cá biệt có đơn vị tăng 3 lần so với mức lương cơ bản. Tính đến năm 2001 , tổng số người tham gia và hưởng BHXH của huyện Đông Anh là : 32.963 người , thuộc 180 đơn vị. Trong đó những người về hưu và hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng là 12.140 người. Những người tham gia BHXH và hưỏng trợ cấp ốm đau thai sản là 20.823 người. Nhưng số lượng cán bộ viên chức của cơ quan BHXH huyện đến nay chỉ có 10 người, cơ quan BHXH huyện không chia theo phòng nghiệp vụ một cách cụ thể như BHXH thành phố Hà Nội , nhưng nhìn chung cán bộ công chức trong cơ quan được chia ra các bộ phận : - Bộ phận thu BHXH; - Bộ phận chi trợ cấp ốm đau thai sản ; - Bộ phận quản lý chế độ chính sách BHXH ; - Bộ phận kế toán tài vụ ; -Bộ phận cấp sổ BHXH ; -Bộ phận quản lý hồ sơ thu - chi BHXH . Tuy nhiên , việc phân chia này không được cụ thể, mà giới hạn của nó chỉ là tương đối . Cán bộ thực hiện chế độ cũng là cán bộ đốc thu BHXH . BHXH huyện Đông Anh là một cơ quan trực thuộc của BHXH thành phố, thực hiện nhiệm vụ do BHXH thành phố giao cho, bao gồm : - Thu và đốc thu BHXH các đơn vị đóng trên địa bàn huyện ; - Theo dõi kết quả đóng BHXH của từng đơn vị từng người lao động trong từng tháng. Trên cơ sở đó thực hiện hai chế độ là chế độ ốm đau và thai sản ; - Tổ chức thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp, kể cả trợ cấp theo pháp lệnh người có công ; - Theo dõi di biến động của các đối tượng được hưởng BHXH theo từng tháng; - Lưu trữ hồ sơ các đối tượng được hưởng BHXH theo phân cấp của thành phố; - Lập dự toán và quyết toán thu - chi về BHXH và các chi phí quản lý hành chính ; - Giải quyết chế độ tử tuất cho đối tượng đang hưởng BHXH. Tại cơ quan BHXH huyện Đông Anh , mỗi cán bộ được giao cho quản lý công tác đốc thu ở một số đơn vị nhất định. Cơ quan tiếp khách chi trả các chế độ BHXH vào tất cả các ngày trong tuần, nhưng phải đảm bảo có một nửa thời gian làm việc dưới các cơ sở để thực hiện các công tác khác như đốc thu BHXH , giải thích, tuyên truyền BHXH - luật Lao động, nắm bắt chính xác số lao động tăng giảm, so sánh đối chiếu giữa số thu và số phải thu... Với việc cải cách hành chính làm việc, chi trả BHXH , giải quyết các chế độ BHXH vào tất cả các ngày trong tuần đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH, bảo đảm quyền lợi cho người lao động một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất... Việc phân chia cán bộ đốc thu phụ trách theo đơn vị sử dụng lao động như vậy sẽ khuyến khích năng lực làm việc của cán bộ , giúp cho cán bộ đốc thu hiểu biết và gắn bó với đơn vị mà mình phụ trách. Từ đó công tác thu BHXH được tiến hành một cách dễ dàng thuận lợi hơn. 3 - Kết quả công tác BHXH trong các năm qua : Được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của BHXH thành phố Hà Nội , sau khi thành lập vào tháng 9/1995 BHXH huyện Đông Anh đã chính thức đi vào hoạt động. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn về địa điểm làm việc, năng lực cán bộ... nhưng BHXH huyện Đông Anh, bằng sự nỗ lực của từng cán bộ trong cơ quan đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các mặt hoạt động của cơ quan. Đó là nhanh chóng triển khai thực hiện điều lệ BHXH , tiếp nhận bàn giao theo Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ. Việc ra đời của Nghị định 43/CP, luật Lao động đã tạo điều kiện cho hoạt động của cả hệ thấng BHXH nói chung cũng như hoạt động của BHXH huyện Đông Anh nói riêng.BHXH huyện Đông Anh đã tiếp nhận sự bàn giao sự nghiệp BHXH từ Liên đoàn lao động và Phòng lao động thương binh xã hội chuyển sang với sự chứng kiến của các ban ngành có liên quan. Về mặt nghiệp vụ BHXH huyện Đông Anh đã đạt được một số kết quả như sau : Về công tác thu và đốc thu BHXH : BHXH huyện Đông Anh bắt đầu hoạt động từ tháng 9 năm 1995 nhưng công tác thu BHXH chỉ bắt đầu thực hiện vào tháng 10 năm 1995. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi BHXH huyện được thành lập, cơ quan đã tiến hành thu BHXH một cách nghiêm túc. Công tác này trước đây do Sở tài chính và cục thuế thực hiện, việc thu BHXH phải căn cứ vào danh sách lao động , tổng quỹ lương, mức lương của từng lao động , do vậy, để thực hiện một cách đầy đủ công tác thu BHXH thì nhất thiết phải làm từ công đoạn đầu tiênlà thiết lập danh sách lao động của các đơn vị có sử dụng lao động cùng vời tổng quỹ lương cũng như mức lương hàng tháng của người lao động. Cho đến nay cơ quan đã có đầy đủ chính xác số liệu, tài liệu về danh sách lao động và quỹ tiền lương của gần 200 đơn vị đóng trên địa bàn huyện gồm các cơ quan trường học , bệnh viện...Theo báo cáo công tác hoạt đông BHXH năm 2001 , tổng số tiền phải thu trong năm là 25.233.457.000 đồng và kkết quả thu BHXH ước thực hiện đến 31/12 là 24.300.000.000 đồng- dây là một sự cố gắng rất lớn, rất có ý nghĩa của cơ quan BHXH huyện Đông Anh. Kết quả công tác thu BHXH riêng trong năm 2001 có nhiều tiến bộ , thể hiện như số nợ BHXH của các đơn vị so với các năm trước đó , như trong năm 2000 có tới 40 đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ là 2.390.000.000 đồng nhưng đến năm 2001 chỉ còn 17 đơn vị nợ BHXH với số tiền 933.457.000 đồng. Trong năm 2001 có một số đơn vị thực hiện tốt việc đóng BHXH , đó là công ty gạch ngói Cầu Đuống, Công ty cổ phần Phúc Thịnh,Công ty cơ khí xây dựng cầu Thăng Long... Bên cạnh đó, một số đơn vị có số lao động lớn nhưng đóng BHXH kịp thời theo tháng, ví dụ như Công ty xây lắp điện 4 vói 1377 lao động đóng BHXH 1.620.000.000 đồng/năm ; Xí nghiệp gia công giày xuất khẩu với 1989 lao động đóng BHXH 1.606.000.000 đồng/năm... Thành công trong công tác thu BHXH trong năm 2001 là do các đơn vị đã ý thức được trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động , đây chính là sự thể hiện kết quả của công tác đôn đốc , giải thích ,tuyên truyền .. chính sách BHXH , luật Lao động, đôn đốc thu BHXH củ cơ quan BHXH huyện. Ngoài ra còn phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của BHXH thành phố Hà Nội , của huyện uỷ UBND huyện Đông Anh thường xuyên lãnh đạo và yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH . b - Công tác chi trả chế độ BHXH . Công tác tổ chức chi trả lương hưu , trợ cấp mất sức , tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được tổ chức thực hiện trong nhiều năm nay. BHXH huyện Đông Anh luôn coi đây là nhiệm vụ chíng trị quan trọng của ngành, do vậy đã rất chú tâm thực hiên tất công tác này. Việc chi trả đảm bảo thường xuyên , đầy đủ , kịp thời , chính xác cho người được hưởng. Tính đến năm 2001 tổng số người được hưởng lương hưu và trợ cấp là 32.192 người, với tổng số tiền chi trả là 49.493.962.050 đồng. (*) Chi lương hưu và trợ cấp BHXH ( Chế độ dài hạn ) Việc chi trả lương hưu , trợ cấp đảm bảo đầy đủ , kịp thời trước ngày mồng 10 hàng tháng, do đó đã tạo ra được sự tin tưởng . phấn khởi của các đối tượng hưởng BHXH . BHXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với Kho bác nhà nước huyện có kế hoạch cấp tiền mặt để chi trả lương hưu trợ cấp đúng kỳ , đúng thời gian. Trong năm 2001, BHXH huyện tiếp tục thực hiện đề án đổi mới công tác chi trả , thực hiện chi tiền trực tiếp đến các xã , thị trấn để các ban đại diện hưu trí lĩnh tiền tại các xã thị trấn chi cho đối tượng. Phối hợp với công an huyện thhường xuyên có cán bộ , chiến sĩ bảo vệ vào các ngày chi trả, do vậy việc chi trả đảm bảo an toàn không có mất mát xảy ra. Tổng số tiền chi lương hưu trợ cấp là : 46.768.485.700 đồng , với tổng số người được hưởng là 12.140 người. Việc chi lương hưu trợ cấp được chia ra thành các đối tượng sau : Biểu 3 : Đối tượng tham gia bảo hiểm tại địa bàn huyện Đông anh Đối tượng NSNN QUỹ BHXH TổNG CộNG NGƯờI TIềN NGƯờI TIềN NGƯờI TIềN HC 824 6.997.852.600 152 1.194.769.800 976 8.192.622.400 HQ 6.160 26.496.560.000 870 2.273.904.400 7.030 29.770.464.400 MSLĐ 2.804 7.280.166.600 2.804 70280.166.600 QĐ91 50 60.000.000 50 60.000.000 TNLĐ-BNN 122 148.755.600 80 78.782.400 202 227.538.000 TUấT 856 1.047.809.400 205 169.576.800 1.061 2.217.386.200 CB Xã 17 20.308.100 17 20.308.100 TổNG CộNG 42.031.144.200 1.324 4.737.341.500 12.140 46.786.485.700 (*) Chi ốm đau , thai sản : BHXH huyện Đông Anh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chi trả trợ cấp kịp thời đầy đủ, chính xác cho người lao động khi ốm đau thai sản giúp họ có cuộc sống ổn định.Ngay từ đầu năm 2001 BHXH huyện Đông Anh đã tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi trợ cấp BHXH cho người lao động theo Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ . Việc chi trả trợ cấp ốm đau , thai sản luôn gắn với công tác thu , quản lý chính sách , để thực hiện giải quyết chế độ theo đúng quy định . Tổng số ngày nghỉ 2 chế độ trên là 164.483 ngày, với 18.852 lượt người , tổng số tiền chi trả là 2.365.476.350 đồng. Nội đung chi ốm đau , thai sản năm 2001 được phân tích cụ thể như sau : Loại chế độ Số lượt người Số ngày Số tiền Bản thân ốm 17.337 82.399 1.156.645.943 Trông con ốm 490 2.118 21.576.637 KHH dân số 164 1.830 19.440.120 Sinh con 861 78.136 1.167.813.650 Cộng 18.852 164.483 2.365.476.350 Chứng từ chi trợ cấp của các đơn vị hợp lệ, hợp pháp , tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán cho người lao động. Công tác chi trả trợ cấp BHXH đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động , tạo được niềm tin , sự phấn khởi cho họ đối với chính sách của nhà nước. Các chỉ tiêu chi trợ cấp BHXH giảm so với năm trước nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định.Trong thực tế có những bệnh cần phải điều trị dài ngày , nhưng nhà nước vẫn chưa quy định thực hiện, BHXH huyện đã tranh thủ ý kiến chỉ đạo của BHXH thành phố Hà Nội để kịp thời có hướng giải quyết cho người lao động. BHXH huyện thường xuyên phối hợp với các trung tâm y tế huyên và các cơ sở y tế trên địa bàn có đăng ký khám chữa bệnh cho người lao động tham gia BHXH trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cho người lao động. Các đơn vị y tế đăng ký chữ ký của Bác sỹ , y sỹ được khám chữa bệnh với BHXH huyện để đối chiếu chứng từ khi thanh toán chi 2 chế độ. BHXH huyện cùng các cơ sở y tế chấn chỉnh và rút kinh nghiệm khi bác sỹ , y sỹ cấp giấy chứng nhận chưa đúng quy định , do vậy hầu hết các giấy chứng nhân nghỉ BHXH đều đáp ứng yêu cầuthanh toán , tạo điều kiện thuân lợi đẻ người lao động hưởng chế độ BHXH . Việc thanh toán2 chế độ của các đơn vị với BHXH huyện thường xuyên kịp thời , theo quý hoặc theo tháng, một số đơn vị do khó khăn về tài chính , chưa nộp đủ BHXH , nhưng BHXH huyện yêu cầu cơ sở phải thanh toán BHXH cho người lao động đúng kỳ lương và được BHXH huyện chấp nhận duyệt quyết toán (*) Chi dưỡng sức phục hồi sức khỏe : Đây là chế độ mới được bổ sung và thực hiệntừ ngày 01/06/2001 theo Quyết định số 37/2002/QĐ-TTG ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ> BHXH huyện đã kịp thời triển khai , hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đầy đủ chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe đảm bảo quyền lợi cho người lao động . Đòng thời cấp kinh phí tạm ứng cho các đơn vị để kịp thời thực hiện chế độ này. Trong năm 2001, tổng quỹ lương 7 tháng cuối năm là 66.042.970.000 đồng , số tiền BHXH trích để chi cho chế độ dưỡng sức là 396.257.000 đồng. Nhìn chung việc chi dưỡng sức , phục hồi sức khoẻ rất đúng đối tượng và đúng quy định của Nhà nước. BHXH huyện hướng dẫn Thủ trưởng đơn vị cùng công đoàn đơn vị xem xét quyết định những người lao động đủ điều kiện đi nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khoẻ và yêu cầu đơn vị trực tiếp tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức . Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe rất phù hợp với nguyện vọng của công nhân lao động các đơn vị và xu thế phát triển của xã hội , đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. c- Quản lý chế độ chính sách: Việc giải quyết chế độ chính sách BHXH luôn được gắn với công tác quản lý để nhằm thực hiện chi trả trợ cấp đúng đối tượng theo quy định. BHXH huyện Đông Anh đã kịp thời điều chỉnh thu- chi BHXH theo Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 15/12/2000. Hướng dẫn các đơn vị lập báo cáo tăng giảm lao động – tiền lương làm cơ sở đóng BHXH theo quy định . Triển khai hướng dãn thực hiện Quyết định số 37/2001-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ, để các đơn vị thực hiện chế độ dưỡng sức , phục hồi sức khoẻ cho người lao động. BHXH huyên luôn đặt công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH là nhiện vụ trọng tâm. Do vậy, trong năm 2001 quyền lợi của người lao động ở các đơn vị được đảm bảo, đơn thư khiếu nại giảm nhiều so với các năm trước. Việc tiếp nhận và di chuyển đối tượng hưởng BHXH đảm bảo chính xác , kịp thời , giúp họ hưởng chế độ tại đơn vị mới một cách thuận tiện. Riêng trong năm 2001 tiếp nhận 466 người , trong đó : + Hưu hàng tháng :312 người, + MSLĐ : 03 người, + Tuất :132 người, + TNLĐ_BNN : 19 người. Di chuyển đối tượng đến địa phương khác và giảm do các biến động là 414 người, trong đó : + Hưu trí :104 người ( chuyển đi 121 người , chết 92 người ) + MSLĐ :268 người ( chuyển đi 3 người, hết hưởng 243 người, chết 22 người ) +Tuất : 41 người ( hết hưởng 20 người , chết 21 người ) +TNLĐ-BNN : 1 người . Thực hiện ngừng trả trợ cấp MSLĐ của 243 người , đúng thời gian , đồng thời đề nghị BHXH thành phố Hà Nội giải quyết hưởng lại trợ cấp cho 90 người theo Quyết định 60 và Quyết định 812. Giải quyết mai táng phí và lập hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng, hoặc một lần gửi thành phố kịp thời.Trình tự duyệt hồ sơ và đề nghị thành phố cho đối tượng hưởng trợ cấp đúng quy định , không gây phiền hà , được đối tượng hoan nghênh. BHXH huyện đã kiểm tra hồ sơ và đề nghị BHXH thành phố điều chỉnh lương bất hợp lý và tính bổ sung thời gian công tác cho 5 trường hợp, nhằm giúp đối tượng được hưởng quyền lợi theo đúng quy định của Nhà nước. d- Quản lý hồ sơ : BHXH huyện đã kiểm tra , phân loại và lưu trữ hồ sơ theo loại đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29870.doc
Tài liệu liên quan