Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước

MỤC LỤC

chương I:tổng quan về BHXH

chương II: thực trạng về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trong công ty mây tre hà nội

1.Khái quát về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trong công ty mây tre hà nội

2.thực trạng thực hiện các chế độ"

.chăm sóc y tế

2.trợ cấp ốm đau

3.trợ cấp thất nghiệp

4.trợ cấp tuổi già

5.trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp

6.trợ cấp gia đình

7.trợ cấp sinh đẻ

8.trợ cấp tàn phế

9.trợ cấp cho người còn sống

III.kiến nghị giải pháp

1.đối với nhà nước

2.đối với công ty mây tre hà nội

IIII. kết luận

1.đánh giá chung về tình hình thực hiện các chế độ

2.xu hướng phát triển

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên đóng góp gắn hạn, lại đảm bảo trợ cấp nhanh, hơn nữa nó phù hợp với tâm lý người lao động trẻ họ thường lo lắng đến những khó khăn trước mắt, đồng thời nó mang lại sự tín nhiệm đối với BHXH. Trái lại, có những nước bắt đầu thực hiện BHXH bằng các chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật, tử tuất… Ưu điểm của việc thực hiện các chế độ này là khi bắt đầu thực với những chế độ BHXH ít phải chi trả trợ cấp ngay và thường xuyên, do đó có thời gian tích luỹ quỹ BHXH lên có thể đem đầu tư sinh lợi tăng trưởng thêm thu nhập cho BHXH nói riêng và cho quốc gia nói chung. Nhưng không phải mọi quốc gia đều thiết lập một cơ chế BHXH một cách hoàn thiện, mà bằng cách này hay cách khác tuỳ thuộc vào điều kiện cho phép của đất nước, việc thiết lập còn phải dựa trên cơ sở cố gắng lỗ lực của Nhà nước. Sơ lược quá trình hình thành phát triển của BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam ra đời à một bước đột phá tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội ngay từ lúc đầu. Thực tế BHXH đã ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc. Một trong những chính sách nổi bật nhăm duy trì bộ máy cai trị của chính quyền thực dân là chính sách BHXH cho đội ngũ công chức, quân nhân Việt Nam và lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông dương (Gồm các chế độ hưu bổng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau. Do đây là các chế độ BHXH đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam cho lên phạm vi thực hiện còn hạn hẹp. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm đến BHXH và BHXH thực sự là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động và cộng đồng. Điều đó được thể hiện ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Sắc lệnh 54/SL ngày 01/11/1945 ấn định những công chức về hưu. Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức. Hai sắc lệnh này đã quy định cho công chức phải đóng hưu liễm vào trong quỹ hưu bổng có phần đongs thêm của Nhà nước. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và tiền tuất đối với viên chức. Trong khu vực sản xuất lúc này chưa thành lập quỹ BHXH, nhưng sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 và sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 đã ấn định cụ thể các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nan lao động, hưu trí và tử tuất đối với công nhân. Sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc, thực hiện Hiến pháp năm 1959 hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ trợ cấp BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/11/1961. Các chế độ BHXH bao gòm 6 loại trợ cấp: - Chế độ trợ cấp ốm đau, - Chế độ trợ cấp hưu trí, - Chế độ trợ cấp tử tuất, - Chế độ trợ cấp thai sản, - Chế độ trợ cấp mất sức lao động, - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy sau nghị định 218/CP, BHXH Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý là đến lúc này Quỹ BHXH cũng được thành lập- là Quỹ thuộc ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp một tỷ lệ % so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức và công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Điều lệ tạm thời này được thực hiện trong suet gần 32 năm. Trong quá trình đó có một số điểm bổ sung, sửa đổi nhưng chỉ là về tỷ lệ nộp của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, điều kiện và mức hưởng trợ cấp, cách tính thời gan công tác, tiền lương làm căn cứ tính mức trợ cấp, cơ quan quản lý Quỹ BHXH. Cái mới của giai đoạ này là đã có thêm cơ chế BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh trong khu vực tiểu thủ công nghiếp. Liên hiệp xã TW ban hành điều lệ tạm thời về chế độ BHXH đối với các xã viên hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất tieẻu thủ công nghiệp (theo quyết định 292/BCH- LĐ ngày 15/2/1982. Về cơ bản điều lệ này mô phỏng theo mô hình các chế độ BHXH trong khu vưc Nhà nước, tuy có tính đến một số đặc điểm của nghành sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc điểm khác quan trọng hơn là nguồn thu dựa trên cơ sở tiền đóng góp của người lao động nhưng do sản xuất tiểu thủ công nghị không ổn định nên người lao động đóng góp không thườg xuyên, quỹ BHXH lại không có sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy Điều lệ chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn gủi đến năm 1989 phải chấm dứt ở giai đoạn này trong khu vực nông nghiệp tuy chưa có bảo hiểm (BH) chính thống nhưng do nhu cầu cuộc sống ở một số nơi đã tự phát lập ra chế độ BH tuổi già trong phạm vi thôn xã là chính. Quỹ BH tuổi già chủ yếu hình thành bằng số thóc nộp của những người tham gia, trợ cấp tuổi già cũng bằng số thóc cho nên điều này chủ yếu là hình thức sơ khai có tính chất BHXH, phạm vi tác dụng còn nhiều hạn chế. Như vậy trải qua 30 năm thực hiện cho đến thời gian gần đây các chế độ BHXH như đã nêu phần trên đã được nhiều lần sửa đổi bổ xung theo sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Trong các lấn đó, lần sửa đổi bổ sung quan trọng nhất là vào 8/1985 bằng nghị định 236/HĐBT khi Nhà nước tổng điều chỉnh Giá - Lương- Tiền để phù hợp với chính sách kinh tế xã hôị trong giai đoạn đổi mới ở nước ta, khi công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội thì việc cải cách đổi mới chế độ BHXH là một yêu cầu cấp bách. Ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 43/CP quy định tạm thời về chế độ BHXH cho người lao động ở các thành phần kinh tế. Đây là sự cải cách toàn diện về BHXH nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp ỷ lại mở ra loại hình BHXH bắt buộc và loại hình BHXH tự nguyện; thực hiện cơ chế đóng góp phí BHXH đối với những người được BH. Trong loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động củng phải đóng góp phí BHXH nhân danh những người lao động sử dụng, quỹ BHXH đươc Nhà nước hỗ trợ thêm; quyết định lại 5 chế độ trợ cấp BHXH là: ốm đau (ngoài BHYT), tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất và xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu hiện tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hoá BHXH trong cả nước. Trên cơ sở thực tiến thực hiện BHXH từ trước đến nay, nhất là căn cứ những kinh nghiệm thực hiện Nghị định 43/CP cơ chế BHXH đã được định thành một chương trong Bộ Luật lao động được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/1994 và đã được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH mới ban hành kèm theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 và nghị định 19/CP ngày 11/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. Từ đây hệ thống quản lý đối tượng tham ra BHXH bắt buộc trở thành một công tác mang tính pháp lý hơn, tập trung thống nhất hơn. Hướng tới khi có luật BHXH ra đời chính thức thì công tác này sẽ có sự thay đổi nhất định và hoàn thiện hơn nữa. Tóm lại cùng với quá trình hoàn thiện đổi mới chính sách BHXH đối với người lao động, công tác quản lý đối tượng tham ra BHXH bắt buộc ngày càng trở thành một yếu tố trọng tâm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của người lao động cũng như xã hội. Hoàn thiện công tác này cũng chính là một phần đóng góp vào hoàn thiện chính sách BHXH- một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. III.Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc : 1.BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là hai loại hình của BHXH. Hai loại hình BHXH bổ sung và tương trợ cho nhau tạo nên hệ thống BHXH thống nhất, toàn diện. Về cơ bản, mục tiêu của mọi quốc gia đối với chính sách BHXH là bảo hiểm cho tất cả đối tượng ở mọi giai cấp, mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Nhưng nếu phải tổ chức ngay từ đầu cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện thì sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý bởi vì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chiếm tới hơn 60% (nói chung) trên tổng số người có khả năng tham gia BHXH. Do đó, bước đầu là phải phân ra thành đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện và tiến hành thực hiện BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương đầu tiên. Mỗi quốc gia có thể có một phương án quản lý và phân loại đối tượng BHXH bắt buộc riêng nhưng xu hướng chung thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc này càng được mở rộng tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khác nhau. ở một số nước, loại doanh nghiệp có dưới 5 lao động mới thuộc diện không bắt buộc tham gia BHXH, nhưng một số nước khác lại không phân biệt số lượng lao động nhiều hay ít, miễn là có thu nhập ổn định. Như vậy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở đây là khá rộng rãi và linh hoạt. Sở dĩ khi mới triển khai BHXH, các nước chỉ qui định BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương là vì: - Lý do cơ bản nhất xuất phát từ mối quan hệ lao động. Người làm công ăn lương chịu nhiều áp lực và thiệt thòi từ phía người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động năm trong tay quyền điều hành nhân sự trong doanh nghiệp trong đó, mục đích cuối cùng của họ là làm sao thu được nhiều lợi ích nhất. Và để làm được điều đó, ngoài năng lực tổ chức hoạt động sản xuất, cách mà dễ dàng hơn cả là bóc lột lợi ích của người lao động. Người sử dụng lao động sẽ bằng cách nào đó mà ép buộc nhân công làm thêm nhiều giờ, không dùng các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, không bảo vệ họ khi gặp rủi ro tai nạn lao động … Sức ép này đến một lúc nào đó sẽ phá vỡ mối quan hệ lao động thuần tuý và gây tác động đến an sinh xã hội. Mối quan hệ thuê mướn này cũng có tác động ảnh hưởng lâu dài đến nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Do vậy. Thực hiện BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương lúc đầu chính là một phương pháp điều chỉnh mối quan hệ thuê mướn và đảm bảo sự phát triển lâu dài cho xã hội. - Những người làm công ăn lương thường là những người có trình độ và họ được qua đào tạo ở các cấp độ khác nhau do vậy khả năng nhận thức về BHXH (vai trò, chức năng, ý nghĩa…) là cao hơn so với các đối tượng khác. Đối tượng này như trên đã trình bày phải chịu nhiều sức ép của chủ sử dụng lao động, về việc làm…họ được làm việc trong một môi trường có giờ giấc vì vậy ý thức kỷ luật, tuân thủ theo chính sách pháp luật của Nhà nước rất cao. Những đối tượng khác thường là những người lao động tự do, không có mối quan hệ lao động, lao động theo thời vụ, ít được qua đào tạo ở trình độ cao… Hoạt động sản xuất của đối tượng này không có giờ giấc, có lúc phải làm việc cật lực nhưng cũng có lúc lại rất nhàn rỗi trong một thời gian dài…Thực hiện BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương vì thế bước đầu được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn. - Quỹ BHXH là một hạt nhân của hệ thống BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp bằng tiền (đảm bảo sự công bằng), nguồn quỹ này cần phải được bảo tồn và phát triển nhằm duy trì sự hoạt động của BHXH. Người làm công ăn lương chính là đối tượng đáp ứng được yêu cầu này bởi vì họ có thu nhập ổn định. Trong khi đó, thu nhập của các đối tượng khác, nhất là ở các nước đang phát triển, thường không ổn định, mang tính thời vụ và thường thấp hơn so với người làm công ăn lương. Khả năng tham gia đóng BHXH từ đó cũng không được duy trì liên tục, thu chi BHXH gặp khó khăn hơn. Một số nước có thể tiến hành BHXH bắt buộc đối với người lao động nông thôn nhưng ở những nước này nông dân có một nguồn thu nhập khá ổn định nhưng nói chung đây chỉ là sự mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sau khi đã tiến hành BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương. - Khi mới thành lập, triển khai BHXH thì năng lực quản lý về BHXH còn có sự hạn chế bởi hệ thống BHXH còn ở giai đoạn non trẻ. Lý do này cũng xuất phát từ đặc điểm số lượng tham gia chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số đối tượng có khả năng tham gia BHXH của người làm công ăn lương. Tất nhiên quốc gia nay có thể tổ chức sớm hơn hay muộn hơn quốc gia khác, quốc gia tổ chức thực hiện BHXH muộn hơn sẽ học hỏi được kinh nghiệm quản lý của quốc gia đi trước nhưng điều đó lại phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và tóm lại là đều phải tổ chức từ đầu. Cho nên, chỉ BHXH bắt buộc đối với người làm công ăn lương là một bước đi từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ quản lý. - Đa số người làm công ăn lương được làm việc trong những ngành, lĩnh vực chủ yếu của quốc gia (điện tử, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…). Những ngành này đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt các ngành khác phát triển theo.Thực hiện BHXH đối với người làm công ăn lương chính là một động lực để thúc đẩy trước tiên đối với các ngành sản xuất ấy. Do đó phải thực hiện BHXH bắt buộc cho đối tượng làm công ăn lương là một bước đi hợp lý, tạo đà cho các bước đi tiếp theo của BHXH nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Thực hiện BHXH bắt buộc cho người làm công ăn lương chỉ là một bước đi đầu tiên, sau này còn phải thực hiện BHXH cho toàn bộ đối tượng. Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng bình đẳng giữa tất cả các ngành, các thành phần tôn giáo … Thực hiện điều này với những người làm công ăn lương là tấm gương cho các đối tượng khác nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của BHXH. Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia trong đó thu nhập bình quân của các đối tượng còn chưa được tham gia BHXH được cải thiện, nâng cao và ngày càng ổn định. Thời đại ngày nay là thời đại của tri thức và công nghệ thông tin, năng suất lao động trong mọi lĩnh vực ngành nghề tăng lên nhanh chóng. Tổ chức BHXH tự nguyện vì thế phát triển lên một bước mới đó là khả năng và nhu cầu tham gia ngày càng một lớn mạnh. Sự hoàn chỉnh của công tác quản lý BHXH bắt buộc nói riêng và sự đi lên vững mạnh của BHXH nói chung là yếu tố thúc đẩy khả năng tổ chức BHXH tự nguyện ngày một sớm hơn nhất là đối với các nước còn chưa tiến hành thực hiện. BHXH là một loại hình mới mẻ không chỉ đối với Việt nam mà ngay cả các nước trong khu vực và trên Thế giới. Theo thông báo của ILO: Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, BunGaRi, Thái Lan, Inđônễia, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Ba Lan…và nhiều quốc gia khác đã thực hiện BHXH cho nông dân. Điều này thể hiện một điều rằng đã đến lúc phải tổ chức BHXH tự nguyện để BHXH thực sự là BHXH của mọi người dân lao động. Như vậy, nếu phải tiến hành thực hiện cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện thì đây sẽ là cả một quá trình đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có làm như vậy thì hệ thống BHXH mới được phát triển một cách đồng bộ và không có sự khập khiễng. BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện sẽ tác động tương hỗ cho nhau về mọi mặt trong đó đáng chú ý là vấn đề quỹ BHXH, đối tượng tham gia BHXH sẽ ngày được mở rộng làm cơ sở ngày càng đảm bảo quy tắc số đông bù số ít trong BHXH, công tác quản lý đối tượng mới được tập trung thống nhất và hoàn thiện. Việc tổ chức thực hiện đồng thời cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đặt ra cho mỗi quốc gia một yêu cầu, thách thức mới. Nói chung, cái đích cuối cùng vẫn là phải thể hiện được tính nhân văn cao cả của BHXH, thực hiện an sinh xã hội. BHXH bắt buộc trước sau đó mới tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện là một tất yếu khách quan phù hợp với qui luật phát triển của nến kinh tế – xã hội I. Vài nét về công ty mây tre hà nội công ty mây tre hà nội là công ty thuộc sự quản lý của nhà nước , công ty đóng trên địa bàn chương dươ ng độ,công ty có sự quản lý rất chặt chẽ cho nên công ty luôn có sự phát triển không ngừng cả về mặt chất và mặt lượng , tạo điểu kiện cho hàng trăm công nhân có việc làm và thu nhập ổn định ,chính sự phát triển không ngừng đó đã tạo cho công nhân có đời sống ổn định và từ đó tạo điều kiện cho thực hiện các chế độ BHXH trong công ty được thực hiện một cách thuận tiện . . Qua thời gian thực tập tạicông ty mây tre hà nội, nhận thấy đây là một nghiệp vụ mới mẻ, hấp dẫn. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nguyên tắc cũng như thực tế triển trong công ty, hy vọng góp nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu hoàn thiện nghiệp vụ em đã chọn đề tài: "Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xí nghiệp đối với người lao động trong cá doanh nghiệp nhà nước" . +Bố cục của chuyên đề này gồm: phần I:một số lý luận chung về bảo hiểm phần II:thực trạng thực hiện các chế độ BHXH trong công ty mây tre hà nộ Phần III: Những đánh giá và kiến nghị Do chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với thực tế công việc và do kiến thức còn hạn hẹp nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi thiếu sót, nhưng em hy vọng rằng nó sẽ đáp ứng được phần nào sự tin tưởng và ưu ái của các thầy cô cũng như của các cô chú, anh, chị trong Công ty mây tre hà nộigiúp đỡ rất nhiệt tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước I- Sự cần thiết khách quan phải bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước I.những nội dung cơ bản về BHXH trong các doanh nghiệp: 1.khái niệm:Bảo hiểm xã hội là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớmvà cho đến nayđã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới.So với các loại hình bảo hiểm khác , đối tượng, chức năng và tính chất của Bảo hiểm xã hội có những điểm khác biệt do bản chất của nó chi phối 2.quan điểm:bảo :trong xã hội ngày nay sự phát triển gắn liền với kinh tế thị trường , do vậy chúng có vai trò quan trọng , có thẻ nói BHXH làm cho xã hội thịnh vượng và phát triển vững chắc hơn. 3.quỹ: Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH là hạt nhân tài chính của BHXH, đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng góp, - Người lao động đóng góp, - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm, - Các nguồn khác như (cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn dỗi). Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham ra đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro mà là lợi ích giữa hai bên. về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phẩn để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Mối quan hệ chủ-thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng như nhiêu lĩnh vức khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham ra đóng góp của Nhà nước. Trước hết các luật lệ của Nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ - thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham ra đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham ra BHXH có khác nhau. Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức tiền lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan doanh nghiệp. Quan điểm thức hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại qui định, chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc toàn bộ chi phí quản lý BHXH…. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho hai mục đích sau đây: - Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH - Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH. Chi trả cho các chế độ theo khuyến nghị của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trong Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ: Chăm sóc y tế Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp tuổi già Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp gia đình Trợ cấp sinh đẻ Trợ cấp khi tàn phế Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng). Cơ sở để xác định điều kiện hưởng, trợ cấp các chế độ BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể. Chẳng hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là tuổi đời và giới tính của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những sự khác biệt nhất định. Hoặc khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: Điều kiện và môi trường lao động; bảo hộ lao động… Các yếu tố này thường có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau ít nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ và hệ thống các chế độ BHXH. Thời gian hưởng trợ cấp và mức trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí bảo hiểm của người lao động trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng. Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán chung của tổng quỹ BHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người lao động. Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương và tiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ (%) nhất định so với mức tiền lương hay tiền công. ở các nước kinh tế phát triển do mức lương cao do đó tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ở các nước đang phát triển do mức tiền lương còn thấp lên phải áp dụng một tỷ lệ khá cao. Tuy vậy việc các nước quy định trợ cấp BHXH bằng một tỷ lệ (%) so với tiền lương hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH. Vì vậy một số nước đã phải tìm cách khắc phục như trả ngay một lần khi nghỉ hưu hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ % cảu một mức thu nhập quy định và hưởng cũng theo tỷ lệ % của mức quy định. Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi phí quản lý như: tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác…Chi cho quản lý hệ thống BHXH cũng là một khoản chi thường xuyên và chỉ chiếm từ 5 – 10% tổng chi nhưng đây là một khoản chi bắt buộc, thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý sự nghiệp Nhà nước về BHXH. Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi. Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: An toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán, và đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội. Việc thành lập và sử dụng Quỹ BHXH là một quá trình mang tính chiến lược lâu dài. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý đối tượng bởi mặc dù công tác quản lý mang theo mình sứ mệnh là bảo vệ người lao động nhưng bản thân người làm công tác quản lý cũng phải có thu nhập để duy trì cuộc sống của chính bản thân họ. Do đó trong thu phí BHXH phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, đủ, thu kịp thời; bên cạnh đó chi trả phải theo đúng nguyên tắc đảm bảo quy luật số đông bù số ít trong BHXH. 4.Hệ thống các chế độ BHXH: có 9 chế độ 1.chăm sóc y tế 2.trợ cấp ốm đau 3.trợ cấp thất nghiệp 4.trợ cấp tuổi già 5.trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp 6.trợ cấp gia đình 7.trợ cấp sinh đẻ 8.trợ cấp tàn phế 9.trợ cấp cho người còn sống II:Hệ thống các chế độ BHXH. 1.cơ sở hình thànhcác chế độ BHXH: tuỳ theo điều kiện kinh tế -xã hội của từng nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức khác nhau nhưng ít nhất phải thực hiện được 3chế độ. Trong đó , ít nhất phải có một trong năm chế độ:3,4,5,8,9.Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựngđều dựa trên những cơ sở kinh tế -xã hội, tài chính , thu nhập tiền lương....Đồng thời , tuỳ từng chế độkhi xây dựng còn phải tính đến yếu tố sinh học;tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dưỡng ; xác suất tử vong... Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm sau đây: +chế độ xây dựng theo từng nước +hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu mức đóng góp của các bên tham giaBHXH +phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ +Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán. +chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH +mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ.Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định. +các chế độ BHXHcần phải được điều chỉnh định kỳđể phản ánh hết sự thay đổi của điềm kiện kinh tế -xã hôị *Vị trí của các chế độ trong công ty mây tre hà nội -những vị trí trên có ảnh hưởng rất quan trọng đến người lao động trong công ty.Nó góp phần thúc đẩy sự vững mạnh của công ty và làm cho công ty ngày một phát triển hơn .Nhằm nâng cao đời sống của người lao động trong công ty mây tre tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34488.doc
Tài liệu liên quan