Chuyên đề Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xe cơ giới 3

1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới 3

 1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới 3

 1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới 4

 2. Các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới 7

 2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 8

 2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 9

 2.1.2 Mức trách nhiệm bảo hiểm 11

 2.1.3 Phí bảo hiểm 12

 2.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12

 2.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 13

 2.2.2 Số tiền bảo hiểm 17

 2.2.3 Phí bảo hiểm 18

 2.2.4 Các điểm loại trừ 21

 2.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất 23

 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm 28

 2.3.1 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 28

 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 30

Chương 2: Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 33

1. Một vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 33

 

 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33

 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của PJICO 33

 1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới 36

2. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 37

 2.1 Về doanh thu phí bảo hiểm 37

 2.2 Về bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 40

3. Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 44

 3.1 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO 44

 3.1.1 Bảo hiểm vật chất thân xe 45

 3.1.2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 45

 3.1.3 Bảo hiểm người ngồi trên xe và lái xe 46

 3.1.4 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe 46

3.2 Kết quả triển khai bảo hiểm xe cơ giới của PJICO 46

 3.2.1 Doanh thu phí bảo hiểm 46

 3.2.2 Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 54

3.3 Những thuận lợi và khó khăn 56

 3.3.1 Thuận lợi 56

 3.3.2 Khó khăn 58

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 63

1.1. Về công tác khai thác 63

1.2. Về công tác đề phòng hạn chế tổn thất 68

1.3. Về công tác giám định và bồi thường tổn thất 69

1.4. Về công tác đào tạo cán bộ 70

2. Một số kiến nghị 71

2.1 Đối với nhà nước 71

2.2 Đối với công ty 72

Kết luận 77

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết kiệm tiền cũng như những gì mà con người đánh giá các thuộc tính của sản phẩm.Khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới cũng không nằm ngoài quy luật đó.Thực tế cho thấy,các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đã rất khó khăn khi bán các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới hình thức tự nguyện.Tập quán tự bảo vệ hoặ lo sợ những phiền phức trong khi thanh toán bảo hiểm đã ăn sâu vào rất nhiều người dân Việt Nam và đây chính là một cách thức đồi với các doanh nghiệp bảo hiểm trong chiến lược phát triển của mình. Môi trường kinh tế quốc tế: Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong đó có bảo hiểm xe cơ giới.Trước hết,nó tạo thêm nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm.Ngoài ra,việc mở cửa và hội nhập còn tạo nhiều cơ hội khác cho các công ty bảo hiểm trong nước tiếp cận công nghệ bảo hiểm tiên tiến,tiếp cận thị trường nước ngoài.Tuy nhiên,hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều thách thức đối với sự phát triển của thi trường nước ngoài nhất là khi mất dần sự bảo hộ của nhà nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 1. Một vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (gọi tắt là PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấp phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm bắt đầu từ năm 1995 với số vốn điều lệ ban đầu là 53 tỷ đồng. Công ty được cấp giấy phép chấp nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TTC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 21 tháng 6 năm 1995, PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Năm 2006, PJICO tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 ngày 24/05/2004. . 1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của PJICO Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy và quản lý của PJICO Phòng BH tàu thuyền P. Tái BH P. GĐ- BT P. Thanh tra Pháp chế Phòng BH Con người P.BH Tài sản - kỹ thuật P. BH Xe cơ giới Phòng BH Hàng hoá TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Phó Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG P. BH Phi Hàng hải Các VP đại diện P. QL & PTĐL P. CNTT Các Tổng đại lý & Đại lý Các Chi nhánh P. Đầu tư P. TC- KT Phòng Đào tạo P. Tổng hợp P. Tổ chức Ra đời trong cơ chế thị trường, PJICO phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ mang tính đặc thù và có tính xã hội sâu rộng nên PJICO đã thể hiện quan điểm xây dựng một phong cách phục vụ mới với những nét văn hoá doanh nghiệp đặc trưng mà trọng tâm là đào tạo một đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, với doanh nghiệp, có nghiệp vụ bảo hiểm và kiến thức xã hội vững vàng; gắn lợi ích của khách hàng với lợi ích của mình vì chỉ có sự tin tưởng và hợp tác của khách hàng mới đem lại sự phát triển bền vững cho PJICO trong tương lai. Xác định kinh doanh bảo hiểm là loại hình dịch vụ đặc biệt chưa phổ biến ở Việt nam nên PJICO ngoài chức năng kinh doanh tạo thuận lợi cho bản thân doanh nghiệp và đóng góp thuế cho Nhà nước, PJICO còn là nhà tư vấn bảo hiểm tích cực vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho cộng đồng các doanh nghiệp, tư vấn và đóng góp cụ thể bằng vật chất cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, phòng tránh rủi ro cho khách hàng. Một điều được đánh giá cao là sự ra đời của PJICO gắn liền với việc xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng trong nền kinh tế thị trường kể cả về phương diện tài chính (phí bảo hiểm giảm) cũng như chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, phục vụ tận tình, chu đáo khi tổn thất xảy ra. Khách hàng đã có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình. Uy tín kinh doanh của PJICO luôn thể hiện trong khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng, hợp tình, hợp lý. Nhiều vụ giải quyết bồi thường của PJICO đã được khách hàng coi như đó là mẫu mực về sự hợp tác vì quyền lợi chung và thể hiện tính chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm cao của PJICO như vụ tổn thất Trụ 8 Cầu Đuống, cháy Kho xăng dầu K131, tổn thất trách nhiệm bên thứ ba của Cầu Đạo Long, . . . Trải qua 13 năm hoạt động, đặc biệt từ năm 2002 đến nay, PJICO đã có bước phát triển đột phá để trở thành 1 trong 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam. Năm 2003, doanh thu đạt 400 tỷ đồng tăng trưởng gần 90%, cao nhất thị trường và cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam; năm 2004, doanh thu đạt gần 700 tỷ đồng tăng trưởng 80%, bổ sung vốn cổ đông và trích lập dự phòng tăng trên 150%, tổng vốn và tài sản tăng gần 2 lần so với năm 2003; năm 2005 doanh thu tiếp tục tăng cao, đạt 840 tỷ và đến nay công ty đã có số vốn tích luỹ tăng 10 lần so với vốn góp ban đầu. Uy tín và thương hiệu PJICO ngày càng được nhân rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên liên tục được nâng cao. Công ty đã có nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước và xã hội. Hàng loạt các công trình, dịch vụ với giá trị hàng nghìn tỷ đồng mà PJICO tham gia bảo hiểm đã minh chứng cho sự năng động và khả năng cạnh tranh cao của công ty như: các đội tàu viễn dương của Vitaco, Vietpetroco, VOSCO, dự án quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Cầu Thanh Trì, Bãi Cháy… 1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới PJICO là công ty chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong một bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt. Trong thời gian tới, sức ép mở cửa hội nhập ngày càng tăng: năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ. Thị trường bảo hiểm trong nước sẽ có thêm các đối thủ cạnh tranh mới đầy tham vọng và các thủ thuật cạnh tranh (tăng chi phí, giảm phí) như VASS, 3A, Groupama… cùng với sự phát triển nền kinh tế, cũng như sự lớn mạnh của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn mới. Để luôn giữ vững được uy tín trên thị trường, Công ty đã vạch ra những mục tiêu và định hướng phát triển của mình, bao gồm những nội dung sau: (1) Nâng cao năng lực cạnh tranh của PJICO, nâng cao hiệụ quả hoạt động để thực sự trở thành một nhà bảo hiểm chuyên nghiệp. (2) Từng bước tìm hiểu và hướng hoạt động bảo hiểm ra nước ngoài bằng cách mở một vài văn phòng đại diện ở nước ngoài. (3) Tiếp tục giữ vững, duy trì thị phần, thị trường đã có thông qua việc quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với các đại lý, quan tâm nhiều đến nhu cầu,nguyện vọng của khách hàng để giữ khách đặc biệt là nguồn khách hàng tiềm năng. Duy trì và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống vốn là thế mạnh của công ty như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt… (4) Mở rộng địa bàn bảo hiểm thông qua việc xây dựng thêm các mạng lưới đại lý trên tất cả các tỉnh, thành phố mà công ty đã đặt chi nhánh. Mở rộng kênh phân phối thông qua việc xây dựng một mạng lưới thông tin kết nối các chi nhánh ở tất cả các địa bàn cũng như kết nối các đơn vị trực thuộc công ty, nhằm thực hiện chiến lược phát triển mà công ty đã đề ra: “trở thành một tập đoàn PJICO vững mạnh về kinh doanh bảo hiểm và tài chính”. (5) Hoàn thiện nâng cao tính ưu việt của các sản phẩm hiện công ty đang triển khai. Đồng thời tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. (6) Không ngừng hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của công ty. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng ban về công tác thu chi và có những xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm tài chính. 2. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 2.1 Về doanh thu phí bảo hiểm So với năm 2006, năm nay nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 463,13%, tiếp đến là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm mọi rủi ro, …. Có thể nói năm 2007 là một năm bội thu của toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bảng 5 : Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường theo từng nghiệp vụ ( 2003 – 2007 ) Đơn vị: Triệu đồng STT Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007 1 Sức khoẻ&tai nạn con người 472,341 728,092 843,491 958,890 1,203,156 2 Hàng hoá vận chuyển 316,123 405,766 439,535 529,178 712,092 3 Hàng không 248,582 335,714 323,913 333,249 321,448 4 Xe cơ giới 768,069 1,349,534 1,530,999 1,711,907 2,550,406 5 Cháy nổ 305,575 456,559 496,532 510,409 510,646 6 Gián đoạn KD 38,947 10,998 17,725 22,736 19,004 7 Trách nhiệm chung 47,301 70,805 89,896 131,125 175,036 8 Nông nghiệp 2,908 1,554 986 674 833 9 Tín dụng&mọi RR tài chính 271 21 376 671 649 10 Thân tàu và TNDS chủ tàu 344,990 452,646 562,553 621,759 809,030 11 Mọi rủi ro tài sản khác 5,004 9,523 98,256 123,243 970,587 12 Tài sản và thiệt hại 805,659 956,014 1,123,078 1,414,089 1,546,107 13 Bảo hiểm khác 4,136 2,676 108,071 213,351 308,523 TỔNG CỘNG 3,359,911 4,779,907 5,635,411 6,357,930 8,359,994 (Nguồn : Báo cáo thường niên của Vụ bảo hiểm bộ tài chính) Trong cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất : 26.93%, tiếp đến là tài sản và thiệt hại: 22,24%, bảo hiểm sức khoẻ và TNCN là 15,8%...Năm 2007 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn giữ vị trí đầu bảng với doanh thu đạt 2.550.406 triệu đồng chiếm 30,5% doanh thu toàn thị trường phi nhân thọ.Tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 18,5% sau đó là bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người. Đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước dần bị dỡ bỏ buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải cắt giảm chi phí đầu vào, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu ngành bảo hiểm, nhất là bảo hiểm phi nhân thọ. Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 của Thủ tướng chính phủ thì sau một năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã có những tín hiệu đáng mừng. Năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện một bước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cộng với các chính sách mở rộng của Nhà nước số lượng xe cơ giới không ngừng gia tăng hàng năm. Chính vì vậy nhu cầu mua loại hình bảo hiểm này cũng tăng lên một con số đáng kể, nhất là sau nghị quyết 32 của Chính phủ về kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó có quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Bảng 6: Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm của từng DN bảo hiểm ở Việt Nam ( Đơn vị: Triệu đồng) TT Tên DN Doanh thu phí BH gốc Nhận TBH trong nước Nhận TBH ngoài nước Nhượng TBH trong nước Nhượng TBH Ngoài nước Giảm phí, Hoàn phí BH Phí bảo hiểm thực thu 1 2 3 3 4 5 6 7 8=2+3+4-5-6-7 1 Bảo Minh 1,611,700 85,847 38,912 184,201 398,267 17,252 1,136,739 2 Bảo Việt 2,601,461 125,980 20,900 335,378 472,846 1,940,117 3 Bảo Long 164,568 23,464 27,350 581 3,477 156,624 4 PJICO 880,682 42,998 9,073 120,241 105,937 3,955 702,620 5 PTI 304,811 27,229 28,279 48,441 6,135 249,185 6 PVI 1,650,218 49,749 20,811 371,669 744,805 567,084 7 AAA 155,940 7,049 22,111 10 140,915 8 BIC 147,922 15,404 43 66,980 13,384 83,005 9 Viễn Đông 156,723 10,870 13,017 27,077 127,499 10 Khác 685,969 131234 38,952 276,780 270,762 32,273 1,462,781` Tổng 8,359,994 569,573 128,691 1,446,006 2,082,100 100,322 5,429,830 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Về doanh thu phí bảo hiểm gốc dẫn đầu là Bảo Việt tiếp đến là PVI, Bảo Minh và PJICO. Còn về phí bảo hiểm thực thu thì Bảo Việt vẫn đứng vị trí quán quân sau đó là Bảo Minh, PJICO và PVI. 2.2 Về bồi thường Bảo hiểm xe cơ giới Vai trò quan trọng nhất của Bảo hiểm chính là phần bồi thường. Nó không chỉ làm nên sản phẩm Bảo hiểm mà còn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường bình quân các năm luôn ở mức cao, song song với sự gia tăng của doanh thu bảo hiểm thì tất yếu số trường hợp phải bồi thường cũng tăng theo. Năm 2007 khi doanh thu phí toàn thị trường là 8 359 tỷ đồng tăng 30,93% so với 2006 thì tỷ lệ bồi thường cũng tăng hơn 22,5%. Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc năm 2007 là 3.228.492 triệu đồng và số tiền bồi thường thực chi là 2.733.656 triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và thực bồi thường năm 2007 là 38,62% và 40,06%. Bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc giúp đề phòng hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần giảm nhẹ gánh nặng, giúp ngân sách nhà nước được nâng cao. Bảng 7: Số tiền bồi thường và tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của các nghiệp vụ Đơn vị : Triệu đồng Nghiệp vụ BH 2006 2007 Tổng doanh thu phí BH Tổng bồi thường Tổng doanh thu phí BH Tổng bồi thường Sức khoẻ và tai nạn con người 959,976 495,351 1,203,168 583,097 Hàng hoá vận chuyển 546,440 283,542 743,223 204,819 Hàng không 335,933 23,307 324,610 17,221 Xe cơ giới 1,712,653 970,803 2,552,026 1,228,433 Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản 681,233 223,528 1,073,417 504,822 Gián đoạn KD 23,011 615 19,058 62 Thân tàu và TNDS chủ tàu 629,214 349,737 816,503 342,665 Trách nhiệm chung 131,183 25,715 181,633 46,147 Nông nghiệp 674 133 833 207 Tín dụng và rủi ro tài chính 671 0 649 0 Tài sản và thiệt hại 1,436,524 237,198 1,573,565 472,699 (Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Năm 2007 là một năm khởi sắc của ngành Bảo hiểm Việt Nam,không những tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng cao mà tỷ lệ bồi thường cũng giảm đáng kể, nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có số tiền bồi thường tăng mạnh nhất (126%), tiếp theo là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại (99,28%) rồi đến nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp với 55,64% và bảo hiểm xe cơ giới với 26,57%. Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng tai nạn giao thông đường bộ là vấn đề ngày càng nổi cộm. Ước tính bình quân cứ một ngày ở Việt Nam có 33 người chết do tai nạn giao thông đường bộ, đây là một con số kinh hoàng khiến ai cũng phải lo sợ. Theo thống kê năm 2007 có đến 13 154 người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ và hơn 10 000 người khác bị thương tích. Tai nạn giao thông do xe máy chiếm đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở các nước ASEAN. Xe máy chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng phương tiện giao thông ở một vài quốc gia. Bảng 8 : Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam ( 2000 – 2007 ) Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương Số vụ So sánh với năm trước Số người chết So sánh với năm trước Số người bị thương So sánh với năm trước Tăng(giảm) tuyệt đối (%) Tăng(giảm) tương đối (%) Tăng(giảm) tuyệt đối (%) Tăng(giảm) tương đối (%) Tăng(giảm) tuyệt đối (%) Tăng(giảm) tương đối (%) 2000 22486 1753 8.46 7500 830 12.44 25400 1489 6.23 2001 25040 2554 11.36 10477 2977 39.69 29188 3788 14.91 2002 27134 2094 8.36 12800 2323 22.17 30733 1545 5.29 2003 19852 -7282 -26.84 11319 -1481 -11.57 20400 -10333 -33.62 2004 16911 -2941 -14.81 11739 420 3.71 15142 -5258 -25.77 2005 14141 -2770 -16.38 11184 -555 -4.73 11760 -3382 -22.34 2006 14668 527 3.73 12600 1416 12.66 11253 -507 -4.31 2007 14624 -44 -0.3 13150 550 4.37 10546 -707 -6.28 (Nguồn:Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông) Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, mặc dù từ 2002 đến nay, số vụ tai nạn giao thông ở nước ta có xu hướng giảm đi, song xét trong cả thời kỳ 1997–2007, số người chết lại tăng lên 6,3 lần và số người bị thương tăng lên 2,4 lần. Như vậy, số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế mà bảo hiểm xe cơ giới ra đời và ngày càng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng song hành cùng cuộc sống của mỗi một cá nhân để họ yên tâm hơn trong lao động sản xuất và góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mục đích chính của Bảo hiểm xe cơ giới là huy động số đông bù số ít, hỗ trợ cho những ngưòi bị tai nạn nên trong những năm qua ngành Bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành giải quyết rất nhiều hồ sơ tai nạn giao thông. Bảng 9: Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của các DN ở Việt Nam STT Doanh nghiệp 2006 2007 Phí thực thu(tr.đ) Bồi thường thực chi(trđ) Tỷ lệ bồi thường Phí thực thu (trđ) Bồi thường thực chi (tr đ) Tỷ lệ bồi thường 1 Bảo Long 49,640 34,536 69,57% 76,040 48,002 63,13% 2 Bảo Minh 390,940 229,992 58,83% 507,831 298,367 58,75% 3 Bảo Việt 656,775 366,753 55,84% 841,439 429,914 51,06% 4 AAA 27,727 4,803 17,32% 75,919 16,879 22,23% 5 PJICO 285,736 203,496 71,22% 489,631 206,276 42,13% 6 BIC 3,541 1,277 36,06% 34,897 4,245 12,16% 7 Liberty 132 12 9,09% 8 PTI 111,800 69,298 61,98% 133,806 93,339 69,76% 9 PVI 105,263 27,100 25,75% 236,411 77,827 32,92% 10 Samsung Vina 724 34 4,7% 912 361 39,58% 11 Viễn Đông 53,891 26,017 48,28% 89,612 36,443 40,67% 12 VIA 12,274 3,722 30,32% 14,139 5,692 40,26% Tổng cộng 1,705,450 969,176 56,83% 2,537,512 1,225,070 48,28% (Nguồn : Vụ bảo hiểm Việt Nam) Bảo Việt luôn khẳng định vị trí đầu bảng trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tiếp đến là hai đối thủ đáng gờm Bảo Minh và PJICO. Năm 2007 PJICO có tốc độ doanh thu phí tăng mạnh và đặc biệt là tốc độ bồi thường có tăng nhưng không đáng kể. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy PJICO đang khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. 3.Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 3.1 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO Bảo hiểm xe cơ giới là tấm lá chắn, là cứu cánh cho người tham gia giao thông khi không may gặp sự cố tai nạn. Xác định bảo hiểm xe cơ giới là vô cùng quan trọng và cần thiết nên PJICO đã và đang ngày một hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này. Thực tế đã chứng minh bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ nòng cốt của công ty, chính vì vậy đối với mỗi sản phẩm PJICO luôn có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng…để sản phẩm đến tay khách hàng đáp ứng được nhu cầu mong muốn. Hiện nay, PJICO đang triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới sau: Bảo hiểm vật chất thân xe Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe… Trong đó bảo hiểm vật chất thân xe và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là hai nghiệp vụ chủ chốt. 3.1.1 Bảo hiểm vật chất thân xe Quyền lợi của chủ xe khi tham gia bảo hiểm vật chất xe: Mọi rủi ro tai nạn do đâm va lật đổ; cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe ô tô và những tai nạn rủi ro bất ngờ khác cho chiếc xe của bạn đều được bảo hiểm tại PJICO. Khi không may bị va quyệt do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, chủ xe cũng phải trả tiền cho việc sữa chữa các vết va chạm đó, tham gia bảo hiểm tại PJICO khách hàng sẽ không phải bận tâm đến số tiền phải chi trả, mà PJICO sẽ thay thế bạn chi trả cho các khoản chi phí này. Trường hợp không may chiếc xe bị thiệt hại trên 75% giá trị hoặc bị mất cắp toàn bộ xe PJICO sẽ chi trả toàn bộ số tìên bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia Phí bảo hiểm Ra đời trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường như ngày nay, PJICO luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, điều đó được thể hiện qua mức phí mà PJICO cam kết cung cấp: Khách hàng có thể nhận được mức phí ưu đãi trong các trường hợp + Lái xe, chủ xe kiểm soát tốt các rủi ro của năm trước đó. + Chủ xe có chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ + Các chủ xe có từ 05 xe tham gia bảo hiểm tại PJICO Mức phí phổ thông bảo hiểm toàn bộ xe: 1,35% STBH cho một năm tham gia bảo hiểm 3.1.2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Nếu không may chủ xe hoặc lái xe gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm thay thế chủ xe bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu chủ xe đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi hoàn cho chủ xe số tiền họ đã bồi thường tối đa không quá số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tại nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm chế độ bảo hiểm như sau: Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực 3.1.3 Bảo hiểm người ngồi trên xe và lái xe Đây là loại hình bảo hiểm cho tính mạng, thương tật thân thể của lái xe, phụ xe, người ngồi trên xe bị tai nạn khi xe đang tham gia giao thông Quyền lợi của người được bảo hiểm: + Trường hợp bị chết: PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm + Trường hợp bị thương tật thân thể: Tùy theo mức độ thương tật PJICO sẽ trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ tiền trả bảo hiểm hiện hành của PJICO và đã được Bộ tài chính phê chuẩn. Phí bảo hiểm: Áp dụng số tiền bảo hiểm dưới 20triệu đồng/người/vụ, phí bảo hiểm từ 0,1% đến 0,15% STBH cho 01 chỗ trong năm bảo hiểm theo đăng ký kinh doanh vận tải của chủ xe. 3.1.4 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe PJICO nhận bảo hiểm cho các rủi ro do tai nạn trong quá trình vận chuyển gây nên mất mát, hư hỏng, thiếu hụt hàng hoá, mà bên vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, PJICO còn thanh toán cho chủ xe các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá; Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn Phí bảo hiểm áp dụng mức trách nhiệm: 10 triệu đồng/tấn/vụ, Phí bảo hiểm là 60.000đ/tấn/năm (phí đã bao gồm 10% thuế GTGT). 3.2 Kết quả triển khai bảo hiểm xe cơ giới của PJICO 3.2.1. Doanh thu phí bảo hiểm Năm 2007 là một năm khởi sắc đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO. PJICO vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Bảo Việt, Bảo Minh, tuy nhiên đã thu hẹp khoảng cách với Bảo Minh. Tổng doanh thu toàn Công ty đạt 463,13 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với 2006, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung bảo hiểm xe cơ giới của thị trường năm 2007 (38%). PJICO chiếm thị phần khoảng 18%. Bảng 10: Cơ cấu doanh thu của các nghiệp vụ chính năm 2007 của PJICO STT Nghiệp vụ Doanh thu (tỷ đ) Tỷ lệ (%) 1 BH xe cơ giới 463,13 52 2 BH con người 80 9 3 BH hàng hóa 90 10 4 BH tàu thuỷ, P&I 96,57 12 4.1 Nghiệp vụ tàu biển 78,5 9,8 4.2 Nghiệp vụ tàu thuỷ nội địa 12 1,46 4.3 Nghiệp vụ tàu cá 6,07 0,74 5 BH tài sản. kỹ thuật 90,5 11,04 6 BH khác 53,07 5,96 Tổng cộng 890,385 100 (Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007-Công ty PJICO) Theo bảng số liệu thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ nòng cốt của PJICO, doanh thu phí trực tiếp chiếm trên 52% doanh thu các nghiệp vụ khác, riêng xét về tổng phí thuần ( Tổng phí thuần =Phí bảo hiểm trực tiếp + phí nhận tái bảo hiểm – Phí nhượng tái bảo hiểm) thì nghiệp vụ này vẫn giữ vị trí thứ nhất. Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ năm 2007 Bhxe cơ giới BH Rõ ràng, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh. Xác định nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ chốt đem lại doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng cho mình, Công ty PJICO đã không ngừng chú trọng và nghiên cứu nhiều biện pháp để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này. Kết quả mang lại hết sức khả quan. Không những doanh thu của nghiệp vụ này tăng mạnh mà tỷ trọng của nghiệp vụ này so với các nghiệp vụ khác cũng tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt là năm 2007, doanh thu nghiệp vụ này chiếm tới 30,50% tỷ trọng các nghiệp vụ tại PJICO. Bảng 11: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO (2003 – 2007) Đơn vị : 1000 VNĐ Năm Doanh thu Tỷ trọng trong nghiệp vụ(%) 2003 133.007 15,08% 2004 284.340 23,92% 2005 338.365 28,23% 2006 285.736 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11152.doc
Tài liệu liên quan