Chuyên đề Bệnh cây chuyên khoa

*. Đốm lá lớn: Helminthosporium turcium Pass = Biolaris turcium.

*. Đốm lá nhỏ: H. maydis Nishik et Miayke.

a. Triệu chứng:

+ Đốm lá lớn: Vết bệnh dài dạng sọc hình thoi không đều, màu nâu hoặc màu xám bạc, không có quầng vàng, kích thước vết bệnh lớn 6- 15 x 2- 4 mm có khi kéo dài 5- 10 cm; nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau làm cho lá khô táp, rách tươm ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện từ lá phía dưới lên phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm thường có một lớp nấm màu đen nhọ.

+ Đốm lá nhỏ: Vết bệnh lúc đầu như mũi kim, hơi vàng; sau lan rộng thành hình tròn hay hình bầu dục, màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ.

b. Nguyên nhân gây bệnh:

Do nấm Helminthosporium turcium (đốm lá lớn) và H. maydis (đốm lá nhỏ); họ Dematiaceae; bộ Moniliales; lớp nấm bất toàn.

Sinh sản vô tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành đa bào, không phân nhánh, mọc thành cụm; bào tử phân sinh hình con nhộng có 2- 9 ngăn ngang, màu vàng nâu nhạt (cành bào tử phân sinh của H. turcim thô hơn).

Nhiệt độ thích hợp 27- 32OC; ẩm độ >60%

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bệnh cây chuyên khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I NÕN DỨA (Pseudomonas ananas) Triệu chứng: Bệnh hại ở phần tim hoa thị, nõn cây. Lúc đầu phần gốc lá nõn thối có màu trắng đục, chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt. Ranh giới mô bệnh và mô khỏe là một đường viền màu nâu đậm rõ rệt. Bộ phận bị thối nhầy ướt, có mùi hôi khó chịu. Cầm tay rút nhẹ bộ phận nõn rời ra rõ ràng. Bệnh có thể lan xuống thân và rễ dễ dàng từ nõn bị thối. Nếu bệnh phát sinh trên những cây mang quả non thì cuống quả bị thối, lan sâu vào thịt quả, làm quả gãy gục, không cho thu hoạch. Nguyên nhân: Do vi khẩn Pseudomonas ananas. Vi khuẩn có dạng hình gậy ngắn, nhuộm gram âm, có lông roi ở một đầu, khuẩn lạc màu trắng kem, hình tròn, nhẵn bóng, có khả năng dịch hóa gelatin, thủy phân tinh bột, phân giải glucose, saccharose, maltose, không khử nitrat, không tạo H2S, NH3. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nhiệt độ thích hợp 15- 24OC, ẩm độ >80%. Vụ đông xuân bệnh dễ phát triển mạnh. Giống dứa Cayen nhiểm bệnh ít hơn giống Nahoa. Sử dụng chất kích thích ra hoa trái vụ bằng đất đèn bỏ vào nõn dễ bị nhiễm bệnh. Phân bón không cân đối, đất thiều Bo, Mg, Zn, .. dễ bị nhiễm bệnh nặng Nguồn bệnh bảo tồn và truyền lan qua chồi giống và tàn dư cây bệnh. Phòng trừ: Vệ sinh tiêu hủy các tàn dư cây bệnh, làm kỹ đất tránh ứ đọng nước. Sử dụng giống sạch bệnh, xữ lý chồi trước khi đem trồng. Bón đầy đủ và cân đối phân bón, bổ sung thêm vi lượng. Luân canh với các loại cây trồng cạn. III. BỆNH VIRUS BỆNH TRITEZA HẠI CAM CHANH: Triệu chứng: Bệnh làm cho lá cam chanh mất sắc bóng bình thường, có khi lá chuyển sang màu vàng nhạt, lá nhỏ, dày, hơi cong, mọc thẳng. Sau một thời gian bị bệnh cam bị rụng lá, toàn bộ cây còi cọc. Trên thân cây bị bệnh có vết lõm ở thân và cành. Cây bị bệnh thường ra quả sớm nhưng thường bị rụng sớm, vỏ quả xanh vàng, nước quả nhạt. Trên phần gốc và thân sát mặt đất bị bệnh rễ tơ thường thối mục. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: - Do virus gây ra. Virus hình sợi mềm, rất dài; Virus có nhiều chủng khác nhau về tính độc. - Bệnh được truyền bởi rệp, mắt ghép, cành chiết, hom giống; virus không truyền qua hạt giống. Phòng trừ: - Nghiên cứu sử dụng giống chống chịu bệnh. - Sử dụng giống sạch bệnh (hiện nay dùng phương pháp vi ghép để tạo hàng loạt giống sạch bệnh), diệt môi giới ngăn chặn lây lan bệnh trên đồng ruộng. VIRUS HẠI ĐU ĐỦ: Virus hại đu đủ là một trong những nhóm bệnh gây hại nghiêm trọng trong các vườn trồng đu đủ. Có nhiều loại virus gây hại khác nhau, có thể gây quắt ngọn, có thể gây khảm,.. *. Bệnh đốm hình nhẫn do do virus PRSV (Papaya Ring Spot Virus). - Bệnh gây ra triệu chứng đốm hình nhẫn và khảm loang lổ trên lá, thân, cành và quả. - Bệnh lây lan bằng hai con đường đó là bằng con đường tiếp xúc cơ học và bằng côn trùng môi giới theo kiểu truyền không bền vững. Nhóm côn truyền bệnh thộc họ Aphidideae. - Hiện nay chưa có giống nào có khả năng chống bệnh, qua thí nghiệm chỉ cho thấy giống số 12, Tainung của Đài loan trồng ở Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn các giống khác. *. Bệnh khảm lá do virus PMV (Papaya Mosai Virus). - Bệnh gây hiện tượng khảm lá cây, lá bị bệnh ít khi biến dạng. Cây bị bệnh quả nhỏ, chùm quả thường có một số quả chảy nhựa thâm xanh thành vệt dọc; có nhiều vết dọc thâm xanh chạy dọc theo chiều dài của thân cành. - Virus truyền lan bằng con đường tiếp xúc cơ học. *. Phòng trừ: - Tạo và sử dụng cây con sạch bệnh, - Thường xuyên kiểm tra để sớm loại bỏ cây bệnh, - Diệt môi giới truyền bệnh. VI RUS HẠI CHUỐI: *. Bệnh chùn đọt chuối. Là bệnh gây hại phổ biến và quan trọng đối với các nước trồng chuối cũng như nước ta. Triệu chứng: Cây bị bệnh lá xanh đậm, mép lá vàng nhạt, bẹ lá xếp sít nhau, gân lá nổi rõ,.. Nếu bị bệnh giai đoạn cây con làm cho cây còi cọc không thể ra buồng; nếu bị giai đoạn chuẩn bị trổ buồng thì cây ngừng lớn, các lá ngọn xanh đậm, dựng đứng, khó trổ buồng, nếu trổ buồng thì quả ít, quả bé, vị nhạt. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: - Bệnh do virus BBTV (Banana Bunchytop Virus) gây hại. - Bệnh truyền lan có thể qua sinh sản vô tính hoặc qua môi giới truyền bệnh đó là rệp Pentalonia nigronervosa theo kiểu truyền bền vững, bệnh không truyền qua con đường tiếp xúc cơ học. - Bệnh phát triển mạnh trên vườn chuối lâu năm, trên vùng đất xấu, chăm sóc kém; trên đất đồi đất chua, đất thịt bệnh phá hoại nặng hơn trên đất cát pha, đất phù sa ven sông. Chuối tiêu, chuối trung tiêu nhiễm bệnh nặng hơn chuối tây, chuối lá, chuối ngự. Phòng trừ: - Chủ yếu là chọn giống sạch bệnh. Đào bỏ những khóm có cây nhiễm bệnh. Chăm sóc vườn chuối tốt, tỉa bỏ lá già, để chồi hợp lý nhằm tạo độ thông thoáng trong vườn chuối. Khi rệp xuất hiện phun trừ diệt môi giới truyền bệnh. Chương 3: BỆNH HẠI HOA - CÂY CẢNH BỆNH HẠI HOA HỒNG BỆNH PHẤN TRẮNG (Sphaerotheca pannosa var. rosae) Triệu chứng: Bệnh hại trên lá non, chồi non; bệnh nặng hại cả trên thân, cành, nụ hoa. Bệnh làm cho lá biến dạng, khô, rụng; thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí có thể chết cây. Nguyên nhân: Bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây hại. Họ Erysiphaceae, bộ Erysiphales, lớp nấm túi. (xem bệnh phấn rắng bầu bí) Đặc điểm phát sinh, phát triển (xem bệnh phấn tắng bầu bí): Bệnh hại nặng trên giống hồng Đà lạt. Các giống hồng khác bệnh nhẹ hơn Phòng trừ: (xem bệnh phấn trắng bầu bí). MỘT SỐ BỆNH HẠI KHÁC DO NẤM: + Bệnh Thán thư (Colletotricum sp.) Bệnh thường hại trên các lá bánh tẻ, lá già. Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, ở giữa vết bệnh màu xám hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau xuất hiện các hạt nhỏ li ti màu đen đó là các đĩa cành. + Bệnh đốm mắt cua (Cercospora rosae). + Bệnh đốm vòng (Alternaria rosae). BỆNH HẠI PHONG LAN BỆNH ĐEN THÂN CÂY CON (Fusarium oxysporum) Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ có màu nâu, sau lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân và gốc có màu đen. Các lá phía trên chuyển sang màu vàng, cong queo, dị hình. Cây con thường chết sau 2- 3 tuần nhiễm bệnh. Những cây bị bệnh trong căn hành thường có một dải màu tím hoặc màu hồng nhạt. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Fusarium oxysporum gây ra (xem bệnh héo vàng cà chua). Bệnh hại ở tất cả các giống lan; hại nặng trên giống Dendrobium. Phòng trừ: Chú ý nhất là chế độ nước tưới cho cây. Sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ nguồn bệnh và chữa trị khi cây mới chớm bị bệnh. Bón phân hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt tránh hiện tượng cây bị bệnh sinh lý là tiền đề cho bệnh truyền nhiễm phá hoại. BỆNH ĐỐM LÁ (Cercospora sp.) Triệu chứng: Vết bệnh thường có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ, đường kính trung bình 1mm, màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Cecospora sp. gây hại; họ Dematiaceae; bộ Moniliales; lớp nấm bất toàn. Sợi nấm đa bào, màu hơi vàng. Sinh sản vô tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh, cành bào tử phân sinh phân nhánh kém, bào tử phân sinh hình dùi trống màu vàng nâu. Nhiệt độ thích hợp 27- 30OC, ẩm độ ³80%, dinh dưỡng kém bệnh nặng. Bệnh hại phổ biến trên giống lan Oncidium và Dendrobium. Cây trồng suy dinh dưỡng, sinh trưởng, phát triển kém tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh. Phòng trừ: Chú ý chế độ dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Lưu ý nguồn nước tưới. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết. 3. BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum gloeosporiodes) Triệu chứng: Vết bệnh thường hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, vết bệnh có thể xuất hiện từ mép lá, chót lá hay ở giữa phiến lá, kích thước 3- 6mm, giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có viền nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ, màu đen đó là đĩa cành của nấm. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Colletotrichum gloeosporiodes; (xem số bệnh thán thư ớt) c. Phòng trừ: Chú ý chế độ nước tưới tránh lây lan nguồn bệnh từ nơi này sang nơi khác, Cắt bỏ những phần lá bị bệnh, dùng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh. 4. BỆNH THỐI ĐEN NGỌN (Phytophthora palmivora) Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ hình dạng bất định, ủng nước, màu nâu đen. Bệnh hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi cây lan, làm đỉnh chồi bị thối nhũn, lan dần xuống phía dưới làm lá và cuống lá bị thối, lá dễ rụng. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Phytophthora palmivora. (xem bệnh mốc sương cà chua) Phòng trừ: Xem một số bệnh sương mai hại trên các cây trồng khác. 5. THỐI HẠCH (Sclerotium rolfsi). 6. ĐỐM VÒNG CÁCH HOA (Alternaria sp). 7. BỆNH THỐI NÂU DO VI KHUẨN (Erwinia carotovora). 8. BỆNH THỐI MỀM VI KHUẨN (Pseudomonas galdioli). BỆNH HẠI HOA CÚC BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani) Triệu chứng: Phần cổ rễ sát mặt đất, có vết bệnh màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm. Bộ phận trên mặt đất cành lá bị héo khô, nhổ cây lên dễ dứt gốc. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Rhizoctonia solani gây hại; nhóm nấm trơ (xem lở cổ rễ dưa leo). Phòng trừ: Chọn nơi làm đất cao ráo, tránh ứ đọng nước, cày bừa kỹ, lên luống cao. Thu gom sạch tàn dư cây bệnh đem đốt hoặc vùi sâu trong đất. Có chế độ phân bón hợp lý, sử dụng phân chuồng hoai mục. Xử lý đất khi cần thiết, cày ải kết hợp bón vôi. Dùng thuốc hóa học khi cần. BỆNH ĐỐM LÁ: Đốm lá do nấm Cercospora chrysanthemi gây hại: Vết bệnh dạng hình tròn hoặc hình bất định, màu nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá, dọc gân lá hoặc giữa phiến lá. Khi điều kiện ẩm ướt vết bệnh thối nát. Bệnh thường lan từ phía gốc lên trên. Đốm lá do Curvilaria sp. gây hại: Vết bệnh thường từ mép lá lan vào trong phiến lá, hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hình bất định, màu xám nâu hoặc nâu đen. Bệnh nặng làm lá dễ rụng. Đốm vòng do nấm Alternaria sp. gây hại: Vết bệnh hình tròn hoặc bình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng, lá bị thối dễ rụng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh xuất hiện một lớp nấm mốc màu đen. *. Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu nhặt các tàn dư rơi rớt trên đồng ruộng. Bón phân, chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt hạn chế được bệnh đốm lá. Khi bị bệnh dùng thuốc hóa học để phòng trị. BỆNH HÉO RŨ TÁI XANH (Pseudomonas solanacearum) Bệnh gây hại tương tự như trên một số loại cây trồng khác. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây nằm ký sinh trong rễ ngăn cản sự vận chuyển nước dẫn đến làm cây héo xanh. Những ngày đầu cây héo có thể hồi phục, về sau cây héo không hồi phục. *. Phòng trừ: Chọn vườn ươm cao ráo, sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng các tàn dư cây vụ trước làm phân. Luân canh cây trồng hợp lý, không trồng luân canh với các cây thuộc ký chủ của nấm như cây họ cà,... Nhỏ bỏ cây bệnh kịp thời tránh nguồn lây lan trên đồng ruộng. Lưu tâm chế độ tưới nước tránh làm lây lan bệnh. Chương 4: BỆNH HẠI CÂY LƯƠNG THỰC NẤM HẠI BỆNH ĐẠO ÔN (Pyricularia oryzae Cav.et. Bri) Là một trong những bệnh nguy hiểm nhất gây hại cho lúa hiện nay. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560 sau đó ở Trung quốc 1637, Nhật bản 1760, Mỹ, ấn độ 1913,..ở Việt Nam, Vincens (người Pháp) đã phát hiện bệnh ở vùng Nam bộ vào năm 1921, bệnh được Roger phát hiện ở Bắc bộ năm 1951. Triệu chứng bệnh Bệnh hại tất cả các bộ phận trên mặt đất và hại suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa. + Trên mạ: Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu hồng hoặc màu nâu vàng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cây mạ héo khô và chết. + Trên lá: Đầu tiên là chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt. Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng bệnh thể hiện khác nhau phụ thuộc vào mức độ phản ứng của cây. Vết bệnh điển hình có hình thoi, màu xám tro ở giữa, bên ngoài có quầng vàng. Trong điều kiện ẩm độ môi trường cao thì có một lớp nấm màu mốc xám đó là cành bào tử và bào tử của nấm. + Trên cổ bông, đốt thân: Lúc dầu là một chấm nâu hay nâu đen sau đó lan dần, vết bệnh càng tiến triển về sau bao quanh đốt thân, cổ bông làm eo thắt lại. Nếu bị sớm làm cho bông bạc; Nếu bị muộn làm cho bông gãy, năng suất giảm. + Trên hạt: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có thể là những chấm đen hay sọc nâu. Bệnh nặng ăn sâu vào trong hạt lúa làm cho hạt gạo bị thâm đen. Nguyên nhân: Do nấm Pyricularia oryzae gây nên. Họ Moniliaceae; bộ Moniliales; lớp Nấm Bất Toàn. Sợi nấm đa bào, không màu hay màu vàng nhạt, phân nhánh kém. Nấm sinh sản vô tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh là nguồn lan truyền trên đồng ruộng và tồn tại cho năm sau vụ sau. Cành bào tử phân hình trụ, đa bào, không phân nhánh, đầu cành thon và hơi gấp khúc, cành bào tử phân sinh thường mọc thành cụm 3- 5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê hoặc hình nụ sen, thường có 2- 3 ngăn ngang, không màu, kích thước trung bình của bào tử nấm 19- 23 x 10- 12 mm. Nấm có tính ký sinh mạnh, thích hợp điều kiện nhiệt độ mát mẻ, ẩm độ cao Nhiệt độ thích hợp 24- 28OC; ẩm độ > 90%. Bào tử chết ở nhiệt độ 51OC trong vòng 7 phút. Bào tử chỉ có thể nảy mầm trong điều kiện ẩm độ cao, có giọt nước, bóng tối. Những ngày trời âm u, lúc sáng, lúc râm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Nấm thích N ở các dạng NO3-, NH4+, các dạng hợp chất có gốc NH2. Nấm thích C ở dạng gluxit như Glucose, Fructose, Mantose,... Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra hai chất độc đó là axit a-picolinic (C6H5NO2) và piricularin (C18H14N2O3) có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzim chứa kim loại của cây. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: + Nguồn bệnh ban đầu là bào tử phân sinh và sợi nấm, nằm ở trên tàn dư cây bệnh, trên cỏ dại, hạt giống. + Bệnh thường phát sinh, phát triển trên các chân ruộng trũng nước hoặc quá khô hạn, đất tốt. + Vụ lúa đông xuân bệnh nặng hơn vụ hè thu. + Bón nhiều đạm, bón phân không cân đối bệnh nặng. Phân silic có tác dụng làm giảm mức độ bệnh của cây; lân ít có ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh của cây trong trường hợp đã có đủ lân. + Giống chịu phân, cứng cây, đẻ tập trung, tỷ số trọng lượng thân trên trọng lượng 20 cm gốc nhỏ ống rơm dày,.. là những giống thể hiện khả năng chống chịu bệnh tốt. Trong giống lúa chống chịu bệnh thông thường chứa nhiều polyphenol, có khả năng sản sinh fitoalexin với hàm lượng lớn. Phòng trừ + Phòng: - Sử dụng giống sạch bệnh. Nếu bị bệnh thì xử lý bằng nước nóng 54OC trong 10 phút hoặc bằng thuốc trừ đạo ôn. - Làm tốt công tác dự tính dự báo bệnh. - Dọn sạch tàn dư cây bệnh và cây cỏ dại mang bệnh trên đồng ruộng. - Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón N tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. - Sử dụng giống kháng trong cơ cấu lúa trên đồng ruộng. + Trừ: Biện pháp canh tác, thuốc hoá học. (Fujione, Kasumin, Kasai,..). BỆNH TIÊM LỬA (Helminthosporium oryzae Br. et Haan) Bệnh hại trong suốt thời gian sinh trưởng, trong mọi điều kiện canh tác khác nhau Triệu chứng: Bệnh xuất hiện ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng trên mặt lá lúa. Vết bệnh điển hình có hính bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng vàng. Khi bị bệnh nặng làm cho lá vàng khô dần và chết. Vết bệnh tiêm lửa thường không liên kết với nhau, số lượng vết bệnh có thể rất nhiều. Bệnh có thể tạo vết nâu bao bọc cổ đòng lúa và tạo vết bệnh màu nâu trên vỏ hạt làm cho hạt lép. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Helminthosporium oryzae Br. et Haan. Bộ Pyrenomycetales; lớp nấm túi (Ascomycetes) Nấm có giai đoạn sinh sản hữu tính tạo bào tử túi có hình sợi chỉ cuốn như sợi dây thừng nằm sắp xếp trong các quả thể bầu hình nậm rượu, có tên là Ophiobolus miyabenanus Ito et Kurib. Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4- 5 mm, màu nâu vàng. Nấm sinh sản vô tính cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành thường mọc thành cụm 2- 7 cành, đa bào, gốc hơi lớn hơn phía đầu cành, hơi gãy khúc, màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh hình con nhộng, thon dài, hai đầu tròn, từ 3- 11 ngăn ngang. Kích thước bào tử phân sinh 25,8- 184,9 x 15,05- 23,6 mm. Trên môi trường tản nấm có mầu trắng xốp rồi xám đen. Bào tử hữu tính rất ít gặp, thường chỉ tạo thành vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Bào tử túi có dạng hình sợi chỉ dài, có 6- 15 ngăn ngang, 8 bào tử nằm trong một túi, các túi đính trong quả thể hình nậm rượu. Quả thể có mầu vàng nhạt có thể tìm thấy trong rơm rạ. Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC, ẩm độ >60%; nghèo N. Nhiệt độ thuận lợi cho sợi nấm phát triển là 20- 25OC. sợi nấm chết ở 48- 50OC trong 10 phút. Với bào tử: nhiệt độ thuận lợi là 25- 30OC, ẩm độ cao nhất là khi có giọt nước, ánh sáng yếu, nấm xâm nhập vào cây thuận lợi, chỉ trong khoảng 4 giờ. Bào tử chết ở 50- 51OC trong 10 phút. Đặc điểm phát sinh, phát triển + Nguồn bệnh ban đầu: bào tử, sợi nấm tồn tại ở các tàn dư cây bệnh rơi rớt trên đồng ruộng hoặc có thể từ hạt giống. + Phát sinh mạnh chủ yếu là vụ hè thu. + Chủ yếu gây hại trên lúa sinh trưởng kém, thiếu dinh dưỡng. + Mức độ thâm canh càng cao bệnh càng gây hại ít, giống lúa dài ngày càng dễ bị nhiễm bệnh vì có nhiều giai đoạn thiếu dinh dưỡng. Phòng trừ + Phòng: - Sử dụng giống sạch bệnh. - Bố trí phù hợp các giống lúa theo các chân đất. - Lưu tâm đến chế độ phân bón, không để cho lúa rơi vào những giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng do chăm bón kém. + Trừ: Sử dụng các biện pháp thâm canh là chủ yếu. Trong trường hợp cần thiết có thể dụng phân vi sinh, thuốc hóa học. BỆNH ĐỐM NÂU (Curvularia sp.) Triệu chứng: Bệnh xuất hiện từ mạ cho đến thu hoạch. Bệnh chủ yếu hại trên lá và hạt. trên lá thường gặp các dạng vết bệnh khác nhau và thường xen lẫn tiêm lửa. Vết bệnh điển hình có hình sọc ngắn hoặc không định hình màu nâu tím hoặc màu xám, có khi vết bệnh là chấm nhỏ hoặc gầm tròn màu nâu hoặc nâu tím đến xám. Trên hạt vết bệnh có hình tròn nhỏ màu nâu. Trong điều kiện ẩm độ cao thì trên vết bệnh có một lớp mốc màu xám đến nâu xám đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Curvularia sp. Nấm sinh sản vô tính cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm 3- 10 cành, đa bào, màu nâu đậm, đỉnh hơi tròn, kích thước 70- 120 x 6- 8 mm. Bào tử phân sinh đa bào có từ 1- 5 ngăn ngang (đa số 3 ngăn), hơi cong + Nấm có thể sống ở nhiệt độ từ 10- 41OC; nhiệt độ thích hợp cho hai loại nấm này phát sinh, phát triển là 25- 27OC, ẩm độ thích hợp 60- 100%; bào tử chết ở nhiệt độ 50- 51OC. + Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện dinh dưỡng kém, ở chân đất chua, đất giữ nước kém, đất bạc màu. Những ruộng chỉ bón phân hoá học, không bón lót phân hữu cơ nhiều nấm bệnh cũng phát triển mạnh. Bệnh thường phát sinh quanh năm. Vụ hè thu nặng hơn vụ đông xuân. Biện pháp phòng trừ: + Phòng trừ bệnh chủ yếu là biện pháp canh tác nhằm tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt; không để hụt dinh dưỡng trong những giai đoạn xung yếu. + Chọn giống không bị bệnh. + Có thể xử lý hạt giống khi cần thiết. + Vệ sinh đồng ruộng. BỆNH KHÔ VẰN (Phizoctonia solani Palo) Là bệnh phân bố khá rộng ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới. Cây lúa có thể bị giảm năng suất 20- 25% khi bệnh phát triển đến lá đòng (Hori, 1969). Trong các loại bệnh gây hại lúa ở nước ta bệnh khô vằn được xếp nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn. Là loại bệnh gây hại chủ yếu trên lúa hè thu và lúa mùa. Triệu chứng: Bệnh xuất hiện ở thời kỳ lúa đẻ rộ, đứng cái, làm đòng cho đến chín. Bệnh hại ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Vết bệnh ban đầu thường là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hay xám nhạt sau lan rộng ra làm thành từng đám vằn da hổ màu xám lục đến xám trắng, bệnh nặng lá khô lụi, lúa khó trổ, hạt lép. Trên cổ bông vết bệnh kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm, co tóp lại. Trên các vết bệnh đều có hình thành hạch nấm màu nâu hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục, hạch nấm dễ dàng rơi khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước. Đây là nguồn bệnh lan truyền trên đồng ruộng và tồn tại cho năm sau, vụ sau. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: + Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Palo gây ra; giai đoạn hữu tính có tên gọi là Pellicularia sasakii Shirai = Corticium sasakii. Nấm là loại bán ký sinh, có tính chuyên hóa rộng. Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 28- 32OC; 38OC nấm ngừng sinh trưởng. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt độ 30- 32OC; khi tO40OC nấm không hình thành hạch. Đặc điểm phát sinh, phát triển Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm ngoài ra còn có sợi nấm. Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, gốc rơm rạ, trong đất. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau khi thu hoạch; thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có thể có 30% số hạch giữ được sức sống, nảy mầm thành sợi nấm xâm nhập gây hại cho vụ sau. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhiệt độ 24- 32OC, ẩm độ bảo hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Mức độ bị bệnh khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa. Bệnh ít khi xuất hiện ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ nhánh. Bệnh nặng từ khi lúa trổ đến chín. Bệnh liên quan đến chế độ nước trong ruộng cũng như chế độ phân bón. Bón nhiều đạm, bón thúc đòng nhiều đạm sẽ bị bệnh nặng. Cấy quá dày bệnh cũng phát triển. Các giống lúa hiện nay đều nhiễm nặng đến trung bình, chưa có giống nào có khả năng chống chịu khá. Phòng trừ: + Phòng: Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất bằng cách cày sâu vùi lấp hạch nấm, dọn sạch các tàn dư cây trồng bị bệnh. Gieo cấy đúng thời vụ, bảo đảm mật độ hợp lý, chế độ nước, phân bón hợp lý, tránh bón đạm tập trung giai đoạn làm đòng. Điều tra phát hiện kịp thời + Biện pháp trừ: Sử dụng thuốc hoá học (Validamycin, Anvil,..). Lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học đó là phải phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp rút cạn nước trên ruộng. Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma trong điều kiện có thể. BỆNH LÚA VON (Fusarium moniliforme Sheld.) Triệu chứng bệnh: Bệnh gây hại từ giai đọan mạ cho đến khi thu hoạch. + Trên mạ: thông thuờng cây cao vống lên so với bình thuờng, lá hơi xanh vàng, phiến lá thô dày và nhỏ. Diễn biến bệnh làm cho mạ chết lụi trên đồng ruộng. + Trên lúa con gái: cây lúa cao hơn bình thường (có trường hợp thấp hơn), lá chuyển xanh vàng, đốt thân dài hơn, thường xuất hiện chùm rễ phụ ở đốt thân, có thể thấy lớp nấm phớt hồng xung quanh đốt thân trong điều kiện ẩm ướt + Trên hạt: Hạt bị bệnh thường lép lửng, vỏ màu xám. trong điều kiện ẩm ướt cũng có thể thấy lớp nấm phớt hồng. Trong điều kiện khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti đó là quả thể của nấm. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Fusarium moniliforme Sheld. gây ra. Giai đoạn hữu tính là Gibberella fujikuroi. Thuộc lớp nấm túi Ascomycetes. Sợi nấm phân nhánh kém; Nấm sinh sản vô tính cho bào tử phân sinh tồn hai dạng là bào tử nhỏ và bào tử lớn. Bào tử lớn (Macrospore) hình lưỡi liềm có 4- 5 ngăn ngang, không màu. Bào tử nhỏ (Microspore) đơn bào, hình trứng hay hình tròn không màu. Sinh sản hữu tính cho ta quả thể bên trong chứa các túi bào tử, mỗi túi chứa 8 bào tử túi. Quả thể màu xanh đem hoặc tím đen dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh; bào tử túi không màu, có một vách ngăn ngang, hình bầu dục. Bào tử phân sinh và bào tử túi là nguồn lan truyền cho năm sau, vụ sau. Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC, ẩm độ >80% Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm, bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh, ở trong đất và hạt giống (phôi hạt). Bào tử phân sinh dạng bào lớn có khả năng tồn tại một thời gian khá dài trong đất (4- 6 tháng). Bệnh lúa von thường phát sinh ở điều kiện ấm áp. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát sinh, phát triển từ 24- 32OC, ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Các bộ phận dưới của lúa dễ bị nhiễm bệnh hơn các vị trí bẹ lá và đốt thân. Rễ của cây cũng như các bộ phận khác của cây lúa dễ bị nhiễm bệnh ở thời kỳ mạ và lúa con gái. Bệnh thường phát sinh mạnh ở vụ hè thu, vụ mùa; bệnh phát sinh hầu hết các giống lúa, những giống nào độc canh nếu có bệnh thì diễn biến nhanh và mạnh; cấy mạ cách đêm, dập nát đỉnh chồi thì dễ bị nhiễm bệnh. Khi gây bệnh nấm tiết ra chất kích thích sinh trưởng và độc tố như Gibberilin A (C22H26O7) và Gibberilin B (C19H22O3) có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây làm cho cây cao vọt lên, ngoài ra còn tiết ra các chất độc tố khác như Gibberilic, Fusarinic. A xit Fusarinic có tác dụng kìm hãm sinh trưởng của cây làm cho cây lùn đi. Phòng trừ: Diệt nguồn bệnh ở tàn dư rơi rớt trên đồng ruộng. Chọn giống sạch bệnh; không lấy giống ở những vùng bị bệnh cũng như vùng gần vùng bị bệnh. Xữ lý hạt giống ở nhiệt độ 54OC hoặc dùng các loại thuốc hóa học như Benlate. Tránh đứt, dập nát chồi mạ; nhổ bỏ cây bị bệnh trong quá trình làm cỏ sục bùn; bón phân hợp lý cho cây sinh trưởng tốt. Thường không dùng thuốc hóa học để diệt trừ bệnh von. BỆNH BẠCH TẠNG NGÔ (Sclerospora maydis

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbenh_cay_chuyen_khoa_3546.doc
Tài liệu liên quan