Chuyên đề Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay (Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội)

Để nhanh chóng giảm dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần đề ra những biện pháp nhất định để công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương đạt hiệu quả cao. Trong công tác đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội cần đặt ra hai biện pháp đấu tranh và phòng chống chung và biện pháp phòng chống cụ thể.

I.Biện pháp chung:

Đảng và Nhà nước cần có những chính sách pháp triển kinh tế văn hoá xã hội đúng đắn. Tạo kỷ cương trong đồi sống nhân dân, các cấp các ngành không ngừng tuyên truyền phổ biến Luật để nhân dân am hiểu pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chính quyền địa phương không ngừng đề ra những chính sách đường lối để đảy mạnh kinh tế địa phương ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

II. Các biện pháp đấu tranh cụ thể:

Ngoài những biện pháp đấu tranh phòng chống chung cần có các biện pháp đấu tranh cụ thể như vậy công tác phòng chống tệ nạn xã hội mới đạt hiệu quả cao.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay (Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là việc đi thực tế phỏng vấn những ngưòi có liên quan đến tệ nạn xã hội trên địa bàn. * Nguồn tài liệu thu thập: Việc xác đinh số liệu viết chuyên đề phải chính xác, chân thật cao dựa tren những số liệu thực tế. 3. Đặc điểm tình hình tệ nạn xã hội tại đại phương nơi sinh viên thực tập Do Hà Nội là thủ đô của cả nước nên đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện để phát triển về mọi mặt kinh tế chính trị và văn hoá. Thực tế cho thấy rằng bộ mặt thủ đô trong những năm vừa qua đã thay đổi nhiều cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, nền kinh tế của thủ đô phát triển nhanh với nhiều thành phần. Bên cạnh những mặt đã đạt được về kinh tế và chính trị, văn hoá thì còn những mặt làm cản trở sự phát triển của thủ đô như tệ nạn xã hội. Tại thủ đô trong những năm vừa qua tệ nạn xã hội cũng gia tăng rất nhanh với mức độ tinh vi, đối tượng tham gia lớn, gây mất ổn định cho đời sống nhân dân thủ đô nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thật vậy, thông qua những số liệu đã được thống kê tại điạ bàn ta nhận thấy các tệ nạn xã hội ngày càng tăng nhanh, mức độ ngày càng tinh vi hơn. Đối với tệ nạn mại dâm, trên địa bàn có chiều hướng gia tăng với nhiều hình thức trá hình như đường dây gái gọi phục vụ trong khách sạn, nhà hàng lớn, mại dâm theo tour du lịch, môi giới mái dâm thông qua internet (chat, website), điện thoại di động…thêm nữa hoạt động mại dâm có rất nhiều đối tượng tham gia, thành phần rất phức tạp, trong đó có cả nghệ sĩ, sinh viên, và các cán bộ công chức nên việc kiểm soát là rất khó khăn. Trong những năm vừa qua, hoạt động mại dâm trên địa bàn có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2006 địa phương đã triệt phá được 05 vụ mại dâm, bắt 37 đối tượng liên quan trong đó có 19 gái mại dâm, 11 người mại dâm, 7 đối tượng là chủ chứa và môi giới, một con số thật đáng lo ngại. Công an trên địa phương đã mở những đợt truy quét những gái mại dâm đứng đường vẫy khách, đưa họ vào trại phục hồi nhân phẩm, trả lại sự bình yên cho nhiều tuyến đường. Trong những biện pháp giáo dục, chữa trị, dạy nghề và tạo việc làm cho người bán dâm trong năm có nhiều đối tượng được quản lý, giáo dục, chữa trị đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. Cùng với chính quyền và đoàn thể địa phương đã hỗ trợ cho vay vốn 20 đối tượng hoàn lương với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Các đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ tích cực cho chị em vay vốn với lãi suất thấp, tạo thu nhập chính đáng ổn định cuộc sống để không tái phạm. Theo báo cáo của Hội phụ nữ, các cấp Hội quản lý trực tiếp 33 đối tượng 05 tại cộng đồng, cho vay vốn và tạo việc làm cho 20 người, giúp đỡ 12 phụ nữ bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng. Cùng với đó các địa phương còn thành lập các Hội, đoàn thể các cấp đã đưa các nội dung tuyên truyền phòng chống mại dâm vào sinh hoạt các câu lạc bộ, các cuộc họp thường kỳ của các chi Hội cơ sở. Hội phụ nữ đẩy mạnh phong trào thi đua (phụ nữ tích cực học tập, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc) với 5.879 người đăng ký tham gia và thực hiện. Đoàn thanh niên quận đã duy trì hoạt động 8 câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội. Địa phương đã tuyên truyền các panô, áp phích, tranh cổ động, in phát hàng trăm tờ rơi, tờ bướm, tranh ảnh cổ động phòng chống tệ nạn mại dâm, hàng tuần phổ biến trên hệ thống truyền thanh xã phường, tổ dân phố, thông tin lưu động trên đường phố đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều lượt người. Địa phương đều có hình thức tuyên truyền phong phú như ra bản tin phục vụ riêng cho công tác truyên truyền với hàng trăm bản in mỗi số, phát sâu rộng đến dân cư và cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân tự bảo vệ và tham gia phòng ngừa phòng chống mại dâm. Địa phương đã xây dựng nhiều phường lành mạnh, không tệ nạn mại dâm ma tuý và xây dựng đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp phường. Năm 2006 có thêm 9 phường đăng ký xây dựng phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, nghiện hút ma tuý đạt 80% chỉ tiêu, trong đó số phường không có hiện tượng mại dâm là 7 phường. Nhiều phường đã triển khai thành lập nhiều đội tình nguyện để phòng chống mại dâm đạt hiệu quả cao. Đã gặp khó khăn trong việc đẩy lùi hiện tượng mại dâm trên địa bàn thì tệ nạn ma tuý còn gặp khó khăn gấp nhiều lần vì tỷ lệ tái nghiện là rất cao là 92%, người nghiện khi được cai nghiện tại các trung tâm khi trở về cộng đồng lại tái nghiện, hiện nay trên địa bàn toàn quận có 528 người được cai nghiện. (năm 2006 là 248 lượt người và hơn 280 người được chuyển sang từ năm 2005). Các trung tâm cai nghiện tiếp nhận và cai nghiện cho 267 lượt người, số cai nghiện tự nguyện 261. Số lượng người nghiện ma tuý được quản lý trên cả địa bàn là 760 người. Mặc dù địa phương có các trung tam cai nghiệnu phục hồi và rất nhiều trung tâm cai nghiện tại cộng đồng nhưng số lượng người nghiện và tái nghiện vẫn gia tăng, trong khi đó kinh phí ít lại phải chia đều cho các địa phương nên các trung tâm cai nghiện trên địa phương chỉ hoạt động theo dạng cầm chừng, có kinh phí thì hô hào bắt buộc, không có thì thôi. Bức xúc trước thực trạng của các địa phương như trên, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đạo “Trong năm 2007 cả nước cai nghiện phục hồi cho 50.000 người, dạy nghề và tạo việc làm cho 20.000 người giảm tỷ lệ tái nghiện từ 8 - 10%. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trung tâm cai nghiện với quy mô vừa đáp ứng nhu cầu cai nghiện ở địa phương để từ nay đến năm 2010 cai nghiện được 80% người nghiện tại cộng đồng”. Đặc biệt gắn với những tiêu chí xây dựng gia đình, khu dan cư và cộng đồng văn hoá với việc phòng chống ma tuý. Vì tỷ lệ tái nghiện là rất cao nên mỗi địa phương cần nắm bắt số lượng người nghiện để có biện pháp phối hợp với gia đình người nghiện để người nghiện nhận thức ra mức độ nguy hiểm của ma tuý, dạy nghề, cho vay vốn tạo công ăn việc làm để người nghiện có thể tái hoà nhập cộng đồng, dần dần trở thành một công dân tốt. Tại địa phương đã xây dựng Hội nghị tuyên truyền tác hại ma tuý để mọi người dân cùng tham gia để nhận thức được mức độ nguy hiểm của ma tuý, tự bảo vệ mình và người dân tránh xa ma tuý. Đa phần những người nghiện ma tuý tại địa phương ở độ tuổi khá trẻ, không công ăn việc làm, nghiện vì vậy địa phương đã chủ động vận động những người nghiện đi cai nghiện tự nguyện hoặc tại nhà với sự giúp đỡ của gia đình và Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội thanh niên tự quản kết hợp cùng chính quyền nhanh chóng hoà nhập cùng cộng đồng. Ngoài việc dạy nghề, cho vay vốn, tạo công ăn việc làm, lãnh đạo địa phương còn kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn nhận những người đã cai nghiện thành công vào làm việc để họ xoá bỏ mặc cảm, dần trở thành công dân tốt. Trên địa bàn đã có nhiều tấm gương đã cai nghiện thành công và sau đó đã trở thành những tuyên truyền viên phòng chống ma tuý tích cực trên địa bàn góp phần hiệu quả vào việc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý tại địa bàn quận Hai Bà Trưng. Trên địa bàn đã gắn những tiêu chí xây dựng gia đình, khu dân cư và cộng đồng văn hoá với việc phòng chống ma tuý đạt hiệu quả cao. Ngoài tệ nạn ma tuý và mại dâm thì nạn cờ bạc và đề đóm cũng là một loại tệ nạn gây mất ổn định cho xã hội. Theo báo cáo năm 2006, cơ quan Công an địa phương đã bắt 24 vụ đánh bạc với 80 đối tượng. Số vụ này tăng hơn so với năm 2005 vì năm 2005 có 22 vụ với 80 đối tượng. Ta có thể nhận thấy các loại hình đánh bạc trên địa bàn phổ biến như lô đề, cá độ bóng đá, tá lả, xóc đĩa…Thành phần tham gia rất đông và đa dạng: Từ học sinh, sinh viên, cán bộ công chức khiến địa phương rất khó khăn trong việc ngăn chặn và đẩy lùi. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nên tình trạng cá độ bóng đá qua mạng internet là rất khó bị phát hiện. Đặc biệt có một số đường dây cá độ, cờ bạc, lô đề mang tính phức tạp quy mô liên quận liên phường và sử dụng công nghệ cao. Nhiều đối tượng xuất phát từ giải trí nhưng sau đó thì mê muội, không thoát được, bên cạnh đó xã hội cũng chưa thực sự lên án mạnh mẽ các loại tội phạm này, tạo cơ hội cho nó tồn tại và phát triển ngay cả trong cơ quan Nhà nước, công cụ phương tiện đánh bạc phát triển cao theo kỹ thuật, sống ký sinh trên loại hình xổ số kiến thiết (việc đánh bạc với rất nhiều hình thức có thể diễn ra xử lý rất khó khăn vì cần lực lượng trấn áp trong khi hình phạt thì chưa đủ mạnh và rất khó giải quyết triệt để khi đặc điểm của loại tội phạm này cần bắt quả tang, chính vì vậy loại tội phạm này ngày càng sinh sôi và phát triển với tốc độ chóng mặt). Tại địa phương đã tổ chức các cuộc thi nâng cao kiến thức cho người dân để người dân nhận thức được mức độ nguy hiểm của nạn cờ bạc và tránh xa, cảnh sát khu vực cần có biện pháp xử lý mạnh hơn, đồng bộ hơn, kết hợp với gia đình và nhà trường để giáo dục con em không tham gia vào cờ bạc. Tại địa phương đều thành lập đội tự quản thanh niên xung kích kết hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng đẩy lùi nạn cờ bạc ra khỏi cộng đồng. Ngoài loại hình cờ bạc trên, địa bàn còn xuất hiện các loại hình \cờ bạc như: tá lả, xóc đĩa, tổ tôm…Chỉ cần một khoảng đất nhỏ có thể làm sòng bạc nên việc phát hiện rất khó khăn cộng với hình thức chế tài xử phạt còn nhẹ nên tỷ lệ tái phạm là rất cao. Những con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì có những đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính do phạm tội lần đầu và chưa có căn cứ đầy đủ để xét xử do các đối tượng tiêu huỷ tang chứng vật chứng. Và có những chiếu bạc rất tinh vi về khâu tổ chức vì lực lượng cán bộ mỏng nên chưa triệt phá được. Ngoài ra do sự phối hợp chưa đồng bộ của các cấp các ngành nên viẹc giải quyết còn gặp nhiều khó khăn. Phương tiện trang thiết bị ở Toà án còn sơ sài chưa đáp ứng được trong công tác điều tra, xét xử , trong hệ thống pháp luật điều chỉnh cũng chưa cụ thể: Trong Luật hình sự, một số trường hợp chưa phân biệt được rõ ở mức độ nào, hành vi đánh bạc cấu thành tội phạm “đánh bạc” ở mức độ nào không được coi là đánh bạc mà là các hành vi khác…Những hạn chế đó dẫn đến việc khó áp dụng hoặc áp dụng chưa sát người sát tội. Nên cũng không tránh khỏi tình trạng người chưa đến mức bị xét xử mà chỉ ở mức xử phạt hành chính nhưng lại bị đem ra xét xử. Mặt khác các tội về đánh bạc thường xảy ra vào ban đêm nên công tác phát hiện xử lý gặp nhiều khó khăn, các đối tượng thường tổ chức ngừoi canh gác khi có động là báo cho đồng bọn nên việc bắt quả tang là rất khó. Theo điều tra tâm lý, đa phần những đối tượng tham gia đánh bạc là những thanh niên tuổi còn rất trẻ, không chịu lao động, muốn đổi đời nhanh nên đã lao vào các cuộc sát phạt thâu đêm suốt sáng. Về mặt truyền thống, đánh bạc thường được thông qua các trò chơi như: đánh xóc đĩa, tá lả, đánh ba cây, chọi gà…nhưng trong thời đại ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì đánh bạc đã được thực hiện và hiện đại hoá các môn thể thao như: cá độ bóng đá, đánh điện tử ăn tiền và cá độ qua các trò chơi khác với số lượng người tham gia đông, số tiền đặt cược lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi ngày. Qua quá trình đi thực tế và tiếp xúc với nhiều đối tượng đánh bạc, em nhận thấy tệ nạn đánh bạc chịu tác động rất nhiều bởi môi trường sống, mặc dù chính quyền địa phương không ngừng truy quét nhưng hàng năm số vụ đánh bạc vẫn tăng và một thực tế cho thấy đã có rất nhiều gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ kinh tế do thành viên trong gia đình tham gia đánh bạc, tất nhiên bố mẹ tham gia đánh bạc thì con cái cũng hư hỏng vì sống trong môi trường không lành mạnh, nguy cơ dẫn đến các tội phạm khác là không thể tránh khỏi như: Trộm cắp, cướp của giết người, nghiện hút ma tuý…làm mất trật tự công cộng, từ một gia đình sẽ ảnh hưỏng đến xã hội vì gia đình là tế bào của xã hội. Mà xã hội là môi trưòng cho người dan sinh sống vậy vô hình chung nó tạo thành cái vòng luẩn quẩn, chính họ lại tự hại mình. Đặc biệt là lớp trẻ, tương lai họ là chủ nhân của đất nước. Đó là một thực tế đáng buồn mà chúng ta cần nhìn thẳng. Ngoài những tệ nạn xã hội nói trên, với việc kinh tế phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì nhiều loại hình tệ nạn mới đã bắt đầu xuất hiện trên địa bàn, tập trung ở những nam nữ thanh niên tuổi đời còn khá trẻ, con nhà khá giả như: Sử dụng thuốc lắc tập thể, hút Tài mà, hồng phiến,… Ngoài ra còn phải kể đến những tệ nạn bệnh hoạn như: Múa sex, chat sex trên internet đã xuất hiện trên địa bàn và ngày càng phát triển. Qua số liệu thống kê cho ta thấy những đối tượng mắc tệ nạn xã hội thường có mối liện hệ với nhau như gái mại dâm đa phần đều nghiện ma tuý, trong đó có cả những người nhiễm HIV. Đó thật sự là một hồi chuông cảnh tỉnh của gia đình và toàn xã hội. 2) Nguyên nhân và điều kiện của người mắc tệ nạn xã hội Từ bản chất và đặc điểm của các loại hình tệ nạn xã hội, ta cần tìm ra nguyên nhân và điều kiện dần đến mắc các tệ nạn xã hội. a. Nguyên nhân và điều kiện xuất pháp từ xã hội: Nếu như gia đình là cái nôi để con người ta sinh ra và lớn lên thì xã hội là môi trường để con người ta tồn tại và phát triển. Những năm gần đây, nhu cầu của con người ngày một gia tăng, đất nước đang trên đà phát triển không ngừng, ở quận Hai Bà Trưng cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã sớm bộc lộ và hình thành lối sống hưởng thụ hơn là phấn đấu trong một bộ phận dân cư. ở địa phương, nhiều dịch vụ giải trí hình thành như: quán cafe, nhà hàng karaoke, internet,…nên đây chính là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển. Địa bàn rộng, dân cư đông, thành phần phức tạp nên công tác kiểm soát tệ nạn xã hội là rất khó khăn. b. Nguyên nhân và điều kiện xét từ góc độ gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi để mỗi con người ta sinh ra và lớn lên. Mỗi cá nhân có nhân cách tốt khi sinh ra trong gia đình có nề nếp giáo dục và sống hoà thuận hạnh phúc. Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế tại địa phương, nhiều gia đình đã chạy theo lối sống kiếm tiền, bỏ quên nếp sống tình cảm, lễ giáo gia phong. Sự không hoà thuận giữa vợ chồng con cái, những bậc cha mẹ chỉ biết kiếm tiền và họ nghĩ rằng khi cho con đầy đủ vật chất thì con sẽ ngoan nhưng không phải như vậy, nó đã làm cho con trẻ hư hỏng nên các em rất dễ mắc tệ nạn xã hội. Trong 3 năm (từ 2004 - 2006) 2004 có 114 vụ ly hôn, 2005 có 96 vụ ly hôn, 2006 có 98 vụ ly hôn, điều đó cho thấy rạn nứt tình cảm đã xuất hiện nhiều, sự tiêu cực trong mỗi ý thức của thành viên trong gia đình. Chính sự lục đục gia đình, lối sống chạy theo đồng tiền đã làm cho con em dễ sa vào tệ nạn xã hội. c. Nguyên nhân và tâm lý người mắc tệ nạn xã hội. Chúng ta thấy rằng những đối tượng mắc tệ nạn xã hội đa phần ở lưa tuổi vị thành niên và ở nhóm tuổi từ 18 - 30 tuổi. ở nhóm tuổi vị thành niên do ở lứa tuổi này phát triển thể chất và tinh thần đang trong quá trình hình thành nhân cách, tâm lý phức tạp. Môi trường sống của các em không thuận lợi và đầy cám dỗ như: internet đen, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, sân chơi bị thu hẹp…thì việc các em ở lứa tuổi chưa định hìnhđược nhân cách rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Những đối tượng sa vào tệ nạn xã hội trên 18 tuổi những người không có nghề nghiệp ổn định, lười lao động, chỉ muốn hưởng thụ nên dễ sa vào tệ nạn xã hội mặc dù họ đã ý thức được mức độ nguy hiểm của các loại tệ nạn xã hội, đây là một hiện tượng đáng lên án mạnh mẽ Phần III: Các biện pháp đấu tranh và phòng chống Để nhanh chóng giảm dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần đề ra những biện pháp nhất định để công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương đạt hiệu quả cao. Trong công tác đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội cần đặt ra hai biện pháp đấu tranh và phòng chống chung và biện pháp phòng chống cụ thể. I.Biện pháp chung: Đảng và Nhà nước cần có những chính sách pháp triển kinh tế văn hoá xã hội đúng đắn. Tạo kỷ cương trong đồi sống nhân dân, các cấp các ngành không ngừng tuyên truyền phổ biến Luật để nhân dân am hiểu pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chính quyền địa phương không ngừng đề ra những chính sách đường lối để đảy mạnh kinh tế địa phương ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. II. Các biện pháp đấu tranh cụ thể: Ngoài những biện pháp đấu tranh phòng chống chung cần có các biện pháp đấu tranh cụ thể như vậy công tác phòng chống tệ nạn xã hội mới đạt hiệu quả cao. Sau đây là những biện pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương: Qua những số liệu và những thông tin thu được, chúng ta không khỏi bàng hoàng trước sự gia tăng và phát triển của các tệ nạn xã hội, vì vậy việc làm thế nào để ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội là việc làm cần thiết của toàn Đảng, toàn dân ta. Muốn làm được điều đó thì công tác giáo dục và tuyên truyền để phòng chống các tệ nạn xã hội của địa phương là hết sức cần thiết và quan trọng, cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, chỉ đạo tập trung thống nhất, thường xuyên thông tin tuyên truyền, giáo dục vận động phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phưong đối với những tệ nạn xã hội để người dân biết có thể tránh xa. Chúng ta cần xã hội hoá công tác phòng chống tệ nạn xã hội để mỗi người dân là một chiến sỹ trong mặt trận phòng chống tệ nạn xã hội, cương quyết loại bỏ tệ nạn xã hội ra khỏi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. ở mỗi địa phương từ cấp phường nên thành lập các đội tự quản, đội thanh niên xung kích, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh cũng tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội như vẽ băng rôn, khẩu hiệu để nhấn mạnh mức đội nguy hiểm của các loại hình tệ nạn xã hội cho người dân thấy và tránh xa tệ nạn xã hội. Tổ chức các cuộc tìm hiểu về tệ nạn xã hội, khuyến khích nhiều tầng lớp nhân dân tham gia để người dân nâng cao kiến thức để tự bảo vệ mình và người thân, đồng thời tham gia vào phòng chống tệ nạn xã hội. Ngoài ra cần đến các cơ quan ngôn luận như báo, đài, đặc biệt là truyền hình, tổ chức các buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ, chiếu phim có lồng ghép phòng chống tệ nạn xã hội. Đối với những người đã trót mắc tệ nạn xã hội thì cố gắng giúp đỡ họ quay trở lại với cuộc sống hoàn lương. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người không có công ăn việc làm nên cần hỗ trợ tạo công ăn việc làm, cho vay vốn, dạy nghề giúp họ xoá bỏ mặc cảm và dần dần trở lại hoà nhập với cộng đồng. Chính quyền địa phương cần quan tâm mọi mặt để những người mắc tệ nạn xã hội nhanh chóng trở lại hoà nhập với cộng đồng. ở mỗi địa phương cần cụ thể hoá các biện pháp, chỉ tiêu, đối tượng, trách nhiệm, cơ chế tham gia trong việc lồng ghép phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. Tăng cường nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ địa phương thông qua tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành về quản lý Nhà nứoc trong phòng chống tệ nạn xã hội, các kỹ năng giáo dục đối tượng ở trung tâm và cộng đồng. Dần dần giáo dục, phối hợp với gia đình những người mắc tệ nạn xã hội để gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất để người mắc tệ nạn xã hội nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng, trở thành những tấm gương điển hính trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra những tụ điểm dễ xảy ra tệ nạn xã hội. Kiên quyết trấn áp các loại tệ nạn xã hội để mỗi địa phương là một môi trường trong sạch góp phần vào sự trong sạch cho toàn xã hội. Đối với những cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an quận Hai ABà Trưng phải kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm tệ nạn xã hôị. Nhanh chóng điều tra các hành vi phạm tội, trấn áp những kẻ phạm tội, nhanh chóng đưa ra trừng trị trước pháp luật. Các lực lượng Công an không ngừng nâng cao nghiệp vụ tạo niềm tin cho nhân dân và lực lượng Công an là lực lượng giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân. Đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quận phải thường xuyên chỉ đạo đôn đóc các phòng ban, đơn vị cấp dưới thực hiện việc tuyên truyền phổ biến pháp luật để nhân dân có ý thức tránh xã tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. Một thực tế cho thấy rằng việc quản lý tốt những người mắc tệ nạn xã hội tại địa bàn là rất khó khăn nhưng nếu làm tốt công việc này thì việc ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội này là không quá khó. Những người hoạt động mại dâm trên địa bàn đa phần là những người ngoại tỉnh đến địa bàn thuê nhà hoặc làm ở những nhà hàng để hành nghề mại dâm nên địa phương cần nắm bắt số lượng người ngoại tỉnh tạm trú trên địa bàn một cách chính xác, qua đó có thể sàng lọc và phân loại những đối tượng không phải là người địa phương nhưng đến địa phương hành nghề mại dâm. Chính quyền cơ sở cần nắm bắt những người cho thuê nhà hoặc những nhà hàng dễ nảy sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn làm cam kết không cho nhân viên hành nghề mại dâm và dính vào tệ nạn xã hội. Đối với tệ nạn ma tuý, cần nắm bắt tổng số lượng người nghiện trên địa bàn, những người đã cai nghiện thành công để có những biện pháp kịp thời để giúp người nghiện cai nghiện thành công và trở lại hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Cần xây dựng những câu lạc bộ những người đã cai nghiện thành công để những người này sẽ là những tuyên truyền viên, những tám gương điển hình trong công tác cai nghiện thành công để những người nghiện noi gương theo nhanh chóng trở lại gia đình và hào nhập với xã hội. Thường xuyên tổ chức theo dõi những người đang nghiện tại đại bàn nhằm giúp đỡ và động viên họ về vật chất và tinh thần để họ xoá bỏ mặc cảm dần trở thành người công dân tốt. Đối với nạn cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá…thì cơ quan Công an cần làm mạnh tay cương quyết bóc vỡ những tụ điểm dễ phát sinh ạn cờ bạc đồng thời xử phạt thật nghiêm đối tượng đã tham gia và tổ chức đánh bạc, phối hợp gia đình và nhà trường cương quyết cam đoan không cho con em mình sa vào nạn cờ bạc và tệ nạn xã hội nói chung trên địa bàn. Phần IV: NHận xét và kiến nghị một số vấn đề liên quan I. Nhận xét Nhìn chung, qua thời gian thực tập, có thời gian nghiên cứu về tình hình tệ nạn xã hội và các biện pháp giáo dục tại địa phương đối với các tệ nạn xã hội, em thấy tình hình tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp. Nên trong công tác đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội là hết sức quan trọng, đó là nhiệm vụ của ttoàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Trên thực tế việc đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả sẽ góp phần làm ổn định xã hội. Để làm được việc này, chúng ta không khỏi gặp những khó khăn và thử thách, mặc dù chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định trong công tác đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội nói chung trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. a/ Thuận lợi: Quận Hai Bà Trưng là nơi được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều về kinh tế xã hội, do đây là một trong những Quận trung tâm của thành phố Hà Nội, dân số đông. Trong những năm vừa qua, đời sống kinh tế nhân dân ngày càng phát triển, mức sống được tăng lên thì ý thức về đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội cũng được thực hiện tốt hơn. Các ngành các cấp trong quận Hai Bà Trưng đã bắt tay vào việc phòng chống các loại tệ nạn xã hội như: Công an Quận đã mở nhiều đợt truy quét nhiều loại tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, đài phát thanh các phường trong quận đã phát các buổi tuyên truyền trong quận về phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cáo ý thức của người dân trong việc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, tránh xa tệ nạn xã hội. Các trường phổ thông trên địa bàn quận đã lồng gép chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các môn học nhằm giúp các em nhận thức được mức độ nguy hiểm của các loại hình tệ nạn xã hội và tránh xa chúng. b/ Khó khăn: Quận Hai Bà Trưng là một quận khá rộng, dân cư đông và địa hình phức tạp nên công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh và phòng chống tệ nạn xã hội còn nhiều khó khăn. Địa bàn rộng thì sự quản lý về dân số đến và đi phức tạp nên đa phần số gái mại dâm trên địa bàn là người ngoại tỉnh. Số lượng cán bộ lại có hạn nên phải dàn trải mỏng trên địa bàn toàn quận nên hiệu quả sẽ không cao. Các tụ điểm dễ phát sinh tệ nạn xã hội như quán karaoke, Internet đen, cafe, cắt tóc gội đầu v.v…tăng nhanh nên việc quản lý là khó khăn. Các loại tội phạm tệ nạn xã hội đang ngày một thay đổi phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt, chúng hoạt động có tổ chức và sử dụng các phương tiện hiện đại vào mục đích phạm tội nên việc phát hiện và ngăn chặn gắp rất nhiều khó khăn. II. Kiến nghị: Qua thời gian thực tập và quá trình nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay”, em xin đưa ra một số kiến nghị sau đây: + Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và giáo dục để người dân nhận ra tính chất và mức độ nguy hiểm của các loại hình tệ nạn xã hội để họ có thể phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội. + Quận đoàn Hai Bà Trưng, Hội phụ nữ không ngừng tuyên truyền cho các đoàn viên, hội viên của mình về tệ nạn xã hội. Quan tâm đến những đối tượng đã từng mắc tệ nạn xã hội giúp họ hoà nhập với cộng đồng giúp họ hoà nhập với xã hội. Việc đưa ra các biện pháp giáo dục đối với các tệ nạn xã hội không chỉ là việc của các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn là việc của toàn xã hội. + Phòng giáo dục và đào tạo, Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường học trên địa bàn cần p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay.doc
Tài liệu liên quan