Chuyên đề Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty giống bò sữa Mộc Châu

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

I-Bản chất và các tiêu chuẩn giá hiệu quả sản xuất

II-Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU

I - Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh

II - Các chỉ tiêu của hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giống bò sữa Mộc Châu

III- Đánh giá chung CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU

I-Định hướng phát triển của công ty đến năm 2005 II-Một số giảI pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

III-Một số kiến nghị

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DN đến phá sản . Sau nhiều năm đổi mới ,hiện nay nền kinh tế nước ta đang vân động theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước . Mọi thành phần kinh tế đều được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật .Tuy nhiên do đặc điểm của Nhà nước XHCN , thành phần kinh tế Nhà nước vẫn được coi là thành phần kinh tế chủ đạo. Thông qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ,chính phủ có thể tác động vào nền kinh tế , điều chỉnh hướng đi của hệ thống kinh tế theo định hướng đã đặt ra. Tuy nhiên ,hiện nay các DNNN chưa phát huy được vai trò to lớn của mình trong hệ thống các doanh nghiệp.Rất nhiều trong số các DNNN hoạt động chưa hoặc không hiệu quả ,rơi vào tình trạng thua lỗ, trở thành gánh nặng cho Nhà nước. So với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần... hiệu quả hoạt động của các DNNN thấp hơn rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song chủ yếu là do hiện nay các DNNN thiếu vốn trầm trọng trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn rất thấp, bên cạnh đó các DNNN chậm. Thay đổi với những biến động thị trường, cơ chế lương thưởng chưa kích thích tinh thần làm việc của người lao động... Mặc dù vậy không thể phủ nhận vai trò của các DNNNvì hiện nay các DNNN đang nắm giữ hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Do đó yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với DNNN được đặt ra là rất cần thiết, Đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta cuẩn bị gia nhập WTO, yêu cầu này càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Không nằm ngoàI những đòi hỏi khách quan đó, là một DNNN để tồn tại và phát triển, trong những năm vừa qua công ty giống bò sữa Mộc Châu không ngừng tăng cường thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ năm 1975 tiếp nhận một số giống bò từ Cu Ba viện trợ và giúp xây dựng 15 trại bò giống tiêu chẩn 120 con/ trại. đến năm 2001 tiếp nhận đàn bò ở Mỹ. Quá trình chăn nuôI đàn bò ở đây phát triển tốt, cung cấp hàng nghìn con bò cho trương trình phát triển bò giống quốc gia. Cung cấp hàng triệu lít sữa tươI cùng các sản phẩm khác phục vụ đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vai trò của việc tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty đã tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đã thu dduwowccj những kết quả nhất định. Từ năm 1982 đến nay. Do yêu cầu sản xuất nông trường quốc doanh Mộc Châu đã qua một số lần đổi tên. Đến nay là công ty giống bò sữa Mộc Châu, Với chức năng chăn nuôI bò sữa, sản xuất và cung cấp giống bò sữa, chế biến và kinh doanh sản phẩm sữa và thực phẩm chất lượng tốt cho các đơn vị trong cả nước và cùng với sản phẩm sữa đưa ra thị trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Trước tình hình trên công ty cố gắng xin nhà nước trợ giúp và nhập về dây truyền sản xuất hiện đại nhất để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm phục vụ cho các đơn vị và người dân , nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất được xác định là yêu cầu cấp thiết, tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU. Công ty giống bò sữa Mộc Châu với qúa trình phát triển sản xuất kinh doanh 1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty Giống bò sữa Mộc Châu có nguồn gốc từ Nông trường Mộc Châu, được thành lập từ ngày 08 - 04 – 1958 với nhiệm vụ chính trị là trồng trọt và chăn nuôi. Hiện tại công ty giống bò sữa Mộc Châu là một trong hai cơ sở chăn nuôi giống bò sữa của Tổng công ty chăn nuôi Việt nam. Công ty giống bò sữa Mộc Châu đóng trên địa bàn .Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 190 Km và có cửa khẩu Pa Háng nối sang nước bạn Lào và là vùng có giao thông và thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá thuận lợi ưu thế tuyệt vời về chăn nuôI bò sữa nhất là giống cao sản. Công ty có lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có kinh nghiệm chăn nuôI bò sữa trong mấy chục năm qua. *Địa hình vùng cao nguyên Mộc Châu tương đối bằng phẳng bao gồm các đồi thấp xen kẽ thung lũng có độ dốc<150. Độ cao trung bình 1050m so với mặt nước biển. Diện tích đất nông nghiệp vùng cao nguyên Mộc Châu khoảng 30.000 ha đã được khai hoang và sử dụng trong các doanh nghiệp và Hợp tác xã. Đất đai ở đây chủ yếu là đất Felalit đỏ nâu, tầng dầy màu mỡ phù hợp cho trồng cây công nghiệp, cây lương thực, cây thức ăn chăn nuôI và đồng cỏ cho chăn nuôI bò sữa. Dân cư vùng kinh tế Huyện Mộc Châu có khoảng trên tám vạn người trên 3,5 vạn lao động thuộc 5 dân tộc khác nhau (Kinh -Thái - Mường - H Mông - Dao ) Chủ yếu là nguồn kinh tế với hai khu vực kinh tế chủ yếu : -Quốc doanh và Nông hộ. *Từ năm 1964 - 1966 tiếp nhận đàn bò sữa lang trắng đen Trung Quốc từ nông trường Ba Vì - Lạng Sơn, đàn bò phát triển tốt. - Năm 1997 tiếp nhận 129 bò giống sữa Cu Ba thành lập trung tâm Giống bò sữa Hà lan – Sao đỏ Mộc Châu (Thuộc nông trường Mộc Châu). -Năm 1975 tiếp nhận 754 con bò giống Holstein – Friesian thần chủng do Cu Ba viện trợ và giúp xây dựng 15 trại bò giống tiêu chuẩn 120 con/trại. Quy hoạch đồng cỏ chăn thả luân phiên. -Năm 2001 tiếp nhận 49 con bò Mỹ. Quá trình chăn nuôI đàn bò ở đây phát triển tốt, cung cấp hàng nghìn con cho chương trình phát triển bò giống Quốc gia, cung cấp hàng triệu lít sữa tươi cùng các sản phẩm khác phục vụ đời sống nhân dân. -Từ năm 1982 đến nay, do yêu cầu sản xuất nông trường quốc doanh Mộc Châu đã qua một số lần đổi tên, đến nay là công ty Giống bò sữa Mộc Châu. Với chức năng chăn nuôi bò sữa, sản xuất và cung cấp giống bò sữa, chế biến kinh doanh sản phẩm sữa và thực phẩm chất lượng tốt cho các đơn vị trong cả nước, cùng với sản phẩm sữa cho thị trường. 2- Các yếu tố năng lực sản xuất kinh doanh của công ty giống bò sữa Mộc Châu: 2-1 Cơ cấu bộ máy công ty: -Công ty giống bò sữa Mộc châu là một doanh nghiệp công ích, nhiệm vụ chính được nhà nước giao cho đó là: Chăn nuôI bò sữa cung cấp giống bò sữa cho các cơ sở chăn nuôI trong cả nước, sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa bò của công ty. -Cơ cấu công ty: Gồm Đảng uỷ – Giám đốc – Công đoàn -Đoàn thanh niên – và các tổ chức khác: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Dưới sự đIều hành trực tiếp của Giám đốc có sáu phòng ban: Giám đốc Là người đứng đầu công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm tổ chức, đIều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, Bộ thương mại và toàn bộ công nhân viên trong công ty. PHòng tổ chức hành chính quản trị: Có nhiệm vụ quản lý con dấu, tổ chức các hội nghị, mua sắm các văn phòng phẩm cho các phòng ban, tiếp đón khách mới của công ty. Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên công ty, đIều chỉnh lao động giữa các đơn vị, tổ chức công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cân đối tiền lương, căn cứ vào các chế độ chính sách nhà nước để giảI quyết các vấn đề cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động ... Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn dàI hạn cho công ty, phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên -Phòng kỹ thuật: Đảm bảo công tác kỹ thuật trong các dây truyền sản xuất, xác định việc khôI phục sửa chữa, thay mới máy móc, thiết bị và giám sát chất lượng sản phẩm. Phòng kế toán: Quản lý tàI chính, tình hình thanh toán, quản lý tàI sản nguồn vốn phân bổ hợp lý cho các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác tàI chính kế toán báo sổ cho công ty. Quan hệ nguồn vốn với các cơ quan chức năng và khai thác các nguồn vốn khác khác tạo thêm nguồn vốn cho công ty. Thực hiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt động tàI chính, kế toán của các đơn vị trực thộc công ty, thường xuyên kiểm tra số lượng, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc. Thực hiện nghiệp vụ theo quy định Nhà nước. Cuối kỳ phòng tàI chính kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo quyết toán để thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách. Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm : Có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các nguyên vật liệu nhập vào công ty và các sản phẩm trước khi dưa đến các đơn vị khác và người tiêu dùng. Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tiến hành các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Phòng thị trường được phân ra các bộ phận: .Bộ phận quản lý sản phẩm .Bộ phận quản lý bán hàng .Bộ phận nghiên cứu thông tin, thị trường, quảng cáo SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY Giám đốc P.Tổ chức, hành chính quản trị . P. Tài chính kế toán P. kế hoạch tổng hợp Phòng Kỹ thuật Phòng Thị trường Ban kiểm tra chất lượng KCS Thông qua việc nghiên cứu, phân tích cơ cấu bộ máy quản lý cũng như chức năng nhiệm vụ của các phòng ban có thể nhận thấy việc tổ chức bộ máy quản lý còn hạn chế, một số phòng ban chức năng còn chưa hoạt động hết khả năng, hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban chưa cao. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả giữa các phòng ban trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 2.2 Vốn Hiện nay vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: do ngân sách nhà nước cấp, vốn tự bổ xung từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Do yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên trong những năm gần đây, công ty không ngừng tăng cường huy động các nguồn vốn nhằm bổ xung vào lượng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là năm 2001 tổng vốn kinh doanh của công ty là 5.656.890 (nghìn đồng) thì đến năm 2002 tổng vốn kinh doanh đã tăng lên là 6.640.616 (nghìn đồng) (tăng hơn 17,3% so với năm 2001) và năm 2003 con số này là 7.243.438 (nghìn đồng) (tăng hơn 9% so với năm 2002). Toàn bộ vốn kinh doanh này dược phân bổ: phần lớn trở thành vốn lưu động để tăng cường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phần còn lại dùng cho đầu tư, mua sắm tàI sản cố định, xây dựng nhà xưởng, kho tàng nâng cấp cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên trên thực tế số vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết để đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá của côngty. Sau đây là bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây: Các chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 Vốn cố định 1000 đ 3.660.250 3.583.976 3.686.798 Vốn ngân sách 1000đ 2.858.765 2.869.655 2.914.569 Vốn bổ xung 1000đ 417.485 714.320 772.228 Vốn lưu động 1000đ 2.056.640 3.056.640 5.556.640 Vốn ngân sách 1000đ 2.029.476 3.029.476 3.529.476 Vốn tự bổ xung 1000đ 27.164 27.164 27.164 Tổng vốn kinh doanh 1000đ 5.656.890 6.640.616 7.243.438 Số liệu thống trên cho thấy vốn đầu tư cho sản xuất chiếm đa số là vốn ngân sách, vốn bổ xung từ lợi nhuận hàng năm của công ty chiếm tỷ lệ không đáng kể. Từ đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn ngân sách. Do vậy công ty cần thay đổi và có biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3 Lao động: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động có vai trò hết sức quan trọng. Đây được coi là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được đIều này, trong những năm vừa qua công ty giống bò sữa Mộc Châu luôn chú trọng đến việc tổ chức, bố trí, đào tạo lao động sao cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng lao động. Tổng nhân lực trong công ty có 1228 cán bộ công nhân viên trong đó có 160 người do cônh ty trực tiếp quản lý trả lương và đóng BHXH còn lại là người lao động nhận khoán dàI hạn về chăn nuôI và trồng trọt cho công ty. Lực lượng lao động khoán này mặc dù chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản xuất kinh doanhcuar họ nhưng lại có mối liên hệ gắn bó trong quan hệ cung cầu về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty. Công ty có số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ văn hoá đại học, trên đại học, cao đẳng, kỹ sư chế biến, chăn nuôI,v.v... Cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy lý luận chính trị từ trung cấp đến cao cấp. 9 thợ bậc sáu về sửa chữa cơ khí đIện 12 láI xe trong đó có 10 láI xe lâu năm NgoàI ra công ty còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và nâng cao tay nghề cho các cán bộ công nhân viên trong ngành 2.4 THực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa bò của công ty giống bò sữa bò Mộc Châu -Hiện nay công ty chủ yếu quản lý chăm sóc đàn bò thuần chủng dưới hình thức khoán hộ đồng thời thực hiện các dịch vụ lai tạo đàn bò các dịch vụ thú y khác cho nhân dân quanh vùng. -Công ty hiện có 1500 con bò sữa thần chủng, có nhóm bò trên 60 con có sản lượng sữa đạt trên 6000kg/ chu kỳ, con cao nhất đạt 9.738 kg/chu kỳ. Diện tích đồng cỏ và cây thức ăn cho đàn bò đảm bảo đầy đủ. NgoàI ra còn có khoảng 100 con bò lai F1 Hà Lan và 500 con bò lai Sind. Qua thực tế chăn nuôI ở Mộc Châu cho thấy đàn bò sữa Holtein Frisian có năng xuất sản lượng sữa cao, đã được nhập và chăn nuôI thích nghi tại cao nguyên Mộc Châu, đàn bò phát triển tốt. Trong những năm vừa qua công ty đã cung cấp hàng nghìn con bò giống cho trương trình phát triển bò giống quốc gia và hàng triệu lit sữa tươI cũng như nhiều sản phẩm khác được chế biến từ sữa bò phục vụ dân sinh. Với những kết quả đã đạt được, chăn nuôI bò sữa và chế biến sữa ở Mộc Châu đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển toàn diện về kinh tế và xã hội hiện tại cũng như tương lai của công ty giống bò sữa Mộc Châu. Hiện trạng sử dụng đất của công ty tính đến cuối năm 2000. TT LOẠI ĐẤT TỔNG SỐ (HA) I Tổng diện tích 1.699 1 Đất trồng cỏ 1.023 2 Đất cỏ tự nhiên 100 3 Đất trồng cây ngắn ngày làm thức ăn gia súc 382 II Đất lâm nghiệp 100 1 Đất có rừng tự nhiên 60 2 Đất có rừng trồng 327 40 III Đất chuyên dùng 405 IV Đất khác (ao hồ, nghĩa địa suối ) 171 *Cơ sở vật chất kỹ thuật đã đầu tư phục vụ phát triển chan nuôI bò sữa (tính đến 31/12/2000). TT NHÓM TÀI SẢN ĐVT NGUYÊN GIÁ GIÁ TRỊ CÒN LẠI I TSCĐ đã dùng trong sxkd 1000 9.033.707 2.545.751 1 Nhà cửa vật tư kiến trúc 1000 4.006.015 1.489.445 2 Máy móc thiết bị 1000 2.189.020 500.235 3 Phương tiện vận chuyển, thiết bị truyền dẫn. 1000 1.380.722 506.865 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 1000 77.646 49.206 5 Cây lâu năm, súc vật 1000 1.323.096 6 TSCĐ khác đang dùng trong sxkd 1000 57.027 II TSCĐ vô hình (đất khai hoang) 1000 III TSCĐ chưa cần sử dụng 1000 IV TSCĐ không cần sử dụng 1000 V Chuồng trại và TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý 1000 4.689.679 123.558 VI Đất đai TSCĐ không khấu hao 1000 3.427 3.427 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua :(một số chỉ tiêu chính) TT HẠNG MỤC ĐVT 2001 2002 2003 1 Đầu con tổng số Con 1.730 2.089 2692 2 Trong đó bò sữa Con 1.459 1.718 2270 3 Tỷ lệ tăng dần % 4 18,2 16,53 4 Số bò nhập ngoại Con 302 5 Năng xuất toàn đoàn Kg/con/ngày 12,43 14,32 15,35 6 Năng xuất đàn giống Kg/con/ngày 14,37 16,25 17,18 7 Lượng sữa BQ chu kỳ Kg/con 4.015 4372 4760 8 Sữa tươI sản xuất Tấn 2.960 3927 4959 9 Sữa đưa vào chế biến Tấn 2.527 3595 4089 10 Sữa bán nguyên liệu Tấn 1797 2469 2768 11 Giá mua sữa đ/kg 2.328 2350 2370 12 Bán bò giống Con 103 39 47 13 Doanh thu hàng hoá Tỷ/đồng 13,58 17,3 22,9 14 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ/đồng 1,127 1,628 1,980 15 Tiền lương thu nhập đ/người/tháng 826.000 933.000 1.192.000 16 Sữa thanh trùng các loại Tấn 256 555,5 1.192.000 17 Sữa bánh Tấn 101 100 129 18 Chế biến thức ăn bột cho đàn bò Tấn 87 100 388 19 Diện tích đồng cỏ Ha 339 660 768 20 Bảo toàn vốn Bt&pt Bt&pt Bt&pt 21 LãI Triệu đồng 90,2 140 230 22 Qua số liệu trên cho thấy: Công tác phát triển chăn nuôI bò sữa liên tục tăng tỷ lệ tăng đàn bò từ 16,5 đến 18,2% đây là chỉ số lý tưởng của ngành chăn nuôI bò sữa. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ cả về tăng đàn bò và bán bò giống bình quân có năm đạt trên 100 con. Sản lượng sữa tươI sản xuất hàng năm đều tăng cả về năng suất và sản lượng, năm 2003 sản lượng đạt 4.959 tấn cao nhất từ trước đến nay. Sản phẩm chế biến và tiêu thụ trên thị trường cũng đạt cao dần qua các năm. Tiền lương thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) năm 2003 đạt: 1.192.000 đ mức thu nhập của cán bộ công nhân vieencoong ty cũng tăng lên. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 22,9 tỷ đồng tăng cao nhất so với các năm trước đây. Mức nộp ngân sách của công ty tăng lên. Trong các năm qua công ty giống bò sữa Mộc Châu luôn hoàn thành nghĩa vụ đối vớiviệc nộp ngân sách. .Những thế mạnh của công ty giống bò sữa Mộc Châu được khai thác để mở rộng và phát triển hàng hoá. +Công ty giống bò sữa Mộc Châu đóng trên vùng cao nguyên Mộc Châu có độ cao 1050m so với mực nước biển. Được thiên nhiên ưu đãI về thời tiết khí hậu quanh năm mát mẻ phù hợp với việc chăn nuôI giống bò sữa. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển, cây lương thực, cây thức ăn chăn nuôI, đồng cỏ, giao thông ở Mộc Châu nối liền với các vùng rất thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá. + Công ty giống bò sữa Mộc Châu có nguồn gốc từ nông trường quốc doanh Mộc Châu, được thành lập từ 8/4/1958 đến nay đã có 2 đến 3 thế hệ gắn bó với mảnh đất này cùng chung mục tiêu chính là: Xây dựng và phát triển đàn bò sữa và chế biến các sản phẩm sữa ngày càng có hiệu quả cao, để nâng cao đời sống cán bộ, công nhân và nhân dân lao động trong vùng Mộc Châu. +Đã có trên 40 năm gắn bó với ngành chăn nuôI bò sữa, cán bộ công nhân người lao động có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác chăn nuôI bò sữa. +Hàng năm công ty cử cán bộ, công nhân viên đI học ở các trường chính trị, nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật, những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôI bò sữa, chế biến các sản phẩm sữa được áp dụng vào thực tế sản xuất sữa và chế biến sữa tại Mộc Châu. +Những đàn bò nhập ngoại từ Trung Quốc, Cu Ba, Mỹ, đã được đưa vào nuôI thích nghi ở vùng cao nguyên Mộc Châu.Hàng năm công ty giống bò sữa Mộc Châu còn cung cấp hàng trăm con bò giống cho các vùng trong cả nước. +Các sản phẩm sữa của công ty được chế biến từ sữa tươI nguyên chất, mẫu mã bao bì thường xuyên thay đổi, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú chất lượng đảm bảo đến nay công ty đã có 25 mặt hàng chủng loại được tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm sữa của Mộc Châu đã có mặt trên thị trường hàng chục năm nay. ởkhắp mọi miền thương hiệu sữa Mộc Châu ngày càng được mọi người biết đến. +Đồng bộ với việc phát triển chăn nuôI bò sữa, công tác chế biến các sản phẩm sữa được quan tâm đầu tư dây truyền chế biến mới xây dựng tại Mộc Châu gắn với vùnh nguyên liệu . Đây là mô hình khép kín: Từ chăn nuôI bò sữa, Sản xuất sữa tươI đến chế biến các sản phẩm sữa và tiêu thụ của công ty giống bò sữa Mộc Châu. II-Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh: *Hiệu quả sử dụng vốn trong những năm qua * Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng(TSCĐ). Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng gía trị TSCĐ đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty thu về được bao nhiêu lợi nhuận. Bảng hệ số sử dụng vốn cố định CHỉ TIÊU ĐVT 2001 2002 2003 Lợi nhuận 1000đ 90.200 140.000 230.000 Vốn cố định 1000đ 3.600.250 3.583.976 3.686.798 Doanh thu 1000đ 13.580.220 17.300.000 22.900.000 Sức sinh lợi của TSCĐ % 2,5 3,9 6,2 Hệ số đảm nhiệm VCĐ % 26,5 20,7 16 Qua các số liệu trên ta thấy sức sinh lời của TSCĐ tăng qua các năm. Nếu như năm 2001 hệ số này là 2,5% tức là cứ đầu tư 100 đồng mua sắm TSCĐ thì công ty thu về 2,3 đồng lợi nhuận thì năm 2002 hệ số này là 3,9% tăng 1,4% so với năm 2001. Năm 2003 hệ số này là 6,2% Bên cạnh đó hệ số đảm nhiệm vốn cố định của công ty cũng có xu tăng hơn so với năm 2002 là khá cao 2,3%. hướng giảm cụ thể năm 2001 hệ số này là 26,5% tức là cứ trong 100 đồng doanh thu công ty thu về có 26,5 đồng vốn cố định. Năm 2002 hệ số này là 20,7% giảm xuống so với măm 2001 và đến năm 2003 hệ số này là 16%. Qua phân tích trên cho thấy: sức sinh lợi của TSCĐ tăng bên cạnh đó, hệ số đảm nhiệm vốn cố định có xu hướng giảm từ đó có thể kết luận rằng hiện nay chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã và đang được cảI thiện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc công ty sử dụng có hiệu quả VCĐ là do trong những năm qua công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị, phục vụ hoạt động sản xuất làm cho năng lực sản xuất tăng, sản phẩm công ty sản xuất ra có chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm từ đó lợi nhuận từ khu vực sản xuất đã được tăng lên đáng kể, góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty. Để duy trì và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới một mặt công ty cần sử dụng tối đa công xuất máy móc đồng thời có kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới để bổ xung thay thế những máy móc đã khấu hao hết. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hệ số này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Bảng hệ số sử dụng vốn lưu động CHỉ TIÊU ĐVT 2001 2002 2003 Lợi nhuận 1000đ 90.200 140.000 230.000 Vốn lưu động 1000đ 2.056.640 3.056.640 5.556.640 Doanh thu 1000đ 13.580.220 17.300.000 22.900.000 Sức sinh lời của VLĐ % 4,39 4,58 4,13 Số vòng quay VLĐ Vòng 6,6 5,66 4,12 Thời gian một vòng quay Ngày 56 65 89 Hệ số đảm nhiệm VLĐ % 15 17,6 24,2 Theo dõi số liệu bảng hệ số sử dụng VLĐ nhận thấy sức sinh lời của vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2001 sức sinh lời của VLĐ là 4,39% tức là trong 100 đồng vốn lưu động bỏ ra công ty chỉ thu về được 4,39 đồng lợi nhuận. Năm 2002 hệ số này là 4,58% tăng so với năm 2001 nhưng đến năm 2003 hệ số này lại giảm còn 4,13%. Đem so sánh với sức sinh lời TSCĐ thì trong hai năm 2001 và 2002 sức sinh lời của vốn lưu động lớn hơn sức sinh lời TSCĐ nhưng đến năm 2003 sức sinh lời vốn lưu động lại kém hơn sức sinh lời TSCĐ. Trong khi đó hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng thấp hơn so với hệ số đảm nhiệm vốn cố định. Năm 2001 hệ số đảm nhiệm VLĐ là 15% tức là 100 đồng vốn doanh thu công ty thu về thì có 15 đồng VLĐ. Năm 2002 hệ số này là 17,6% năm 2003 con số này là 24,2%. Từ phân tích trên cho thấy : sức sinh lời của vốn lưu động giảm, hệ số đẩm nhiệm vốn lưu động có xu hướng tăng lên do đó có thể kết luận rằng hiện nay công ty sử dụng vốn lưu động chưa có hiệu quả. Tóm lại qua việc phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của công ty giống bò sữa Mộc Châu cho thấy hiện nay hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua các năm không tăng đều, đặc biệt sức sinh lợi của VLĐ có xu hướng giảm. DO vậy trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tìm ra các biện pháp hạ thấp chi phí để tăng sức sinh lợi của vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Hiệu quả sử dụng lao động: Lao động có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế sử dụng lao động có hiệu quả là một trong số các biện pháp cần thiết để nâng cao hiêụ quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TT CHỉ TIÊU ĐƠN Vị 2001 2002 2003 1 Đàn bò tổng số con 1459 1718 2273 Trong đó đàn bò giống con 400 450 450 2 Sản phẩm chủ yếu Bán bò giống con 101 39 47 Sữa tươI sản xuất Kg 2.950.777 3.929.000 4.959.000 Các sản phẩm chế biến Kg 2.399.019 3.395.000 4.089.000 3 Doanh thu tổng số 1000đ 13.580.220 17.300.000 22.900.000 Nộp ngân sách(thuế) 1000đ 446.939 669.410 929.089 Thu nhập bình quân đ/ng/tháng 842.000 933.000 1.192.000 Qua bảng kết quả trên cho ta thấy được sản lượng qua các năm đều tăng cho nên năng xuất lao động cũng tăng dẫn đến mức thu nhập bình quân cho mỗi cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Năm 2001 đạt 842.000đ/ng/tháng Năm 2002 đạt 933.000đ/ng/tháng Năm 2003 đạt 1.192.000đ/ng/tháng Dựa trên các số liệu về sản lượng và mức thu nhập bình quân mỗi người qua các năm cho thấy hiệu quả trong sử dụng lao động của công ty là cao. Để duy trì và tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động trong thời gian tới công ty cần phảI có biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho bộ phận lao động này. Kết quả tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty trong những năm qua: Trong những năm qua sản phẩm sữa của công ty giống bò sữa Mộc Châu đạt hiệu quả cao đó cũng là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm tăng cường gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty. Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty trong 3 năm qua: TT HạNG MụC ĐVT 2001 2002 2003 1 Sữa bánh gói Kg 55.814,30 48.366 59.828 2 Sữa bánh hộp 0,2 Kg 31.939,4 38.558,4 37.656 3 Sữa bánh hộp 0,4 Kg 4.052,8 1.914 20 4 Sữa bánh ca cao Kg 5.378,8 10.805,2 10.257,6 5 Sữa đặc Kg 100.565,5 94.663,4 131.355,5 6 Sữa tươI túi Kg 158.334 187.910 194.023 7 Sữa tươI túi có đường Kg 35.899,75 63..273 32.170 8 Sữa tươI NL bán VINAMILK Kg 1.796.668 2.465.006 2.768.662 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1925.Doc
Tài liệu liên quan