Chuyên đề Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam và thực trạng tình hình nhập khẩu và kinh doanh 3

1.1. Khái quát về công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 3

1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty 3

1.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 4

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 5

1.1.2.1. Chức năng 5

1.1.2.2 Nhiệm vụ 6

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 7

1.1.3.1. Hội đồng quản trị 7

1.1.3.2. Ban giám đốc 7

1.1.3.3. Các phòng ban 8

1.1.4. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty 10

1.2. Hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 10

1.2.1 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển kinh doanh 10

1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 11

Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 13

2.1 Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của công ty 13

2.1.1 Thiết bị công nghiệp 13

2.1.2 Công nghệ LPG 14

2.1.3 Thép kỹ thuật điện 16

2.1.4 Nhôm billet, nhôm thỏi, nhôm tấm 17

2.2 Tổ chức nghiệp vụ nhập khẩu các mặt hàng của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 18

2.2.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường nhập khẩu 18

2.3 Kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam tại thị trường Việt Nam 23

2.3.1 Về cơ cấu mặt hàng 25

2.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 28

2.4 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 34

2.4.1 Tích cực 34

2.4.2 Hạn chế 38

Chương III Định hướng phát triển kinh doanh các loại hàng nhập khẩu và giải pháp phát triển kinh doanh ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 39

3.1 Phương hướng, mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới 39

3.1.1 Phương hướng và mục tiêu 39

3.1.1.1. Về thị trường 39

3.1.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing 40

3.1.1.3 Hoàn thiện nhập khẩu và thanh toán 41

3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới 41

3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty 45

3.2.1 Giải pháp chung 45

3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh cho các lĩnh vực kinh doanh của công ty 46

3.2.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 46

3.2.2.2 Hoàn thiện và phát triển hệ thống các kênh phân phối 47

3.2.2.3 Tập trung vào thị trường truyền thống và thị trường mục tiêu 48

3.2.2.4 Mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới 50

3.2.2.5 Phát triển công nghệ mới 51

3.2.2.6. Bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm 51

3.2.2.7. Xây dựng chiến lược cạnh tranh 52

3.2.2.8. Bộ máy quản trị 52

3.3. Sự phù hợp của các giải pháp trên với hoạt động kinh doanh của công ty 55

Kết luận 56

Danh mục tài liệu tham khảo 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nắm bắt được điều đó công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra đường lối kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty bao gồm: Nghiên cứu thị trường bao gồm những bước sau: a. Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường và nhập đúng chủng loại mà thị trường trong nước đang cần, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về các thiết bị công nghiệp như thiết bị công nghiệp thuộc các ngành dầu khí, công nghiệp sản xuất, hàng hải – cảng biển, hệ thống điện và truyền tải điện; công nghệ LPG, thép silic, nhôm thỏi nguyên chất, nhôm billet, nhôm tấm với chất lượng quốc tế…Ngoài ra công ty cũng xem xét nghiên cứu về tỷ suất ngoại tệ các mặt hàng, do nhập khẩu nên công ty phải lựa chọn tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng đó sao cho tỷ suất ngoại tệ đó (VND/USD) lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường nhập khẩu để nhập khẩu có hiệu quả. Ngoài ra thì công ty cũng chú ý xem xét đến sự biến động của giá cả thị trường, khả năng thương lượng với các nhà cung cấp các mặt hàng nhập khẩu của công ty và các doanh nghiệp, cá nhân tiêu thụ trong nước sao cho đạt hiệu quả cao nhất. b. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã tiến hành nghiên cứu dung lượng thị trường tức là nghiên cứu hàng hóa được giao dịch trên thị trường tiềm năng của Việt Nam qua các năm, qua đó công ty đã xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. c. Lựa chọn đối tượng giao dịch Công ty đã tiến hành lựa chọn thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ. Đối với việc lựa chọn thị trường nhập khẩu thì công ty đã tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất của các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc… về khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu, chính sách và tập quán thương mại của nước đó. Việc lựa chọn khách hàng tiềm năng dựa trên sự uy tín của khách hàng đó trên thị trường, mối quan hệ của các khách hàng đó… từ đó tiến hành giao dịch. d. Nghiên cứu giá các hàng hóa nhập khẩu Công ty đã tiến hành nghiên cứu mức giá ở từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả. Nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cả như các nhân tố về cạnh tranh, nhân tố về cung cầu, nhân tố thời vụ, lạm phát, các chính sách của nhà nước và tình hình chính trị xã hội…Công ty còn tiến hành khảo sát giá nhập khẩu từ các thị trường khác, cước phí vận tải và tổng chi phí sau khi đã cộng các chi phí có liên quan liệu có phù hợp với thị trường trong nước hay không. Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường công ty đã lựa chọn cho mình được thị trường trọng điểm và lựa chọn mặt hàng nhập khẩu có hiệu quả nhất để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Việc công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm lựa chọn thị trường để công ty nhập khẩu hàng hóa về và thị trường để công ty phân phối hàng hóa đó trong nước được nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, phù hợp với thị trường. Qua nghiên cứu thì công ty đã lựa chọn được một số thị trường mục tiêu để nhập khẩu các mặt hàng của mình. Việc lựa chọn thị trường nhập khẩu có một vai trò rất quan trọng với sự phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nói riêng và các công ty nhập khẩu nói chung. Sự hiệu quả và lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Công ty đã mở rộng sang rất nhiều các thị trường nhập khẩu khác nhau, trở thành bạn hàng của rất nhiều đối tác lớn trên thế giới. Các thị trường lớn của công ty bao gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…Bảng thống kê dưới đây chỉ rõ thị trường nhập khẩu của công ty và thị phần của các thị trường đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong 5 năm từ năm bắt đầu thành lập năm 2005 đến 2010 thì công ty đã có quan hệ tốt với nhiều thị trường trên thế giới, tuy nhiêu tỷ trọng này không đồng đều. Ta có thể thống kê tỷ trọng thị trường nhập khẩu của công ty qua bảng sau: Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) (USD) Nga 546.160 32,10 968.289 37,33 563.861 23,54 534.290 26,45 959.978 36,48 Hàn Quốc 397.823 23,38 548.982 21,16 643.987 26,89 295.965 14,65 396.945 15,08 Đài Loan 103.600 6,08 239.985 09,25 275.913 11,52 157.159 07,78 398.954 15,16 Trung Quốc 172.675 10,14 295.498 11,39 385.289 16,09 487.293 24,12 170.203 06,46 Nhật Bản 78.000 4,58 108.113 04,16 189.29 07,90 149.247 07,38 123.376 04,68 Australia 235.000 13,81 234.456 09,03 156.368 06,53 235.981 11,68 389.245 14,79 Singapore 168.000 9,87 198.293 07,64 179.874 07,51 159.987 07,92 192.135 07,30 Tổng cộng 1.701.258 100 2.593.616 100 2.394.582 100 2.019.922 100 2.630.836 100 Bảng 1: Giá trị và tỷ lệ nhập khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2005 - 2009 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Qua bảng thống kê thị trường nhập khẩu của công ty ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty rất đa dạng, chủ yếu là Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…Trong các thị trường đó thì nổi lên là thị trường Nga, đó là thị trường cung cấp nguyên liệu LPG, máy móc thiết bị công nghiệp, thép kỹ thuật…chính cho công ty. Ta có thể thấy rằng thời gian trở lại đây thì tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên và công ty đã ngày càng tạo dựng được uy tín với các đối tác làm ăn, điều đó giúp công ty ngày càng phát triển hoạt động nhập khẩu phân phối cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và từ đó tạo lợi nhuận ngày càng lớn cho công ty. Cùng với việc mở rộng danh mục hàng hóa nhập khẩu thì công ty đã chú trọng phát triển và mở rộng thị trường nước nhập khẩu ra nhiều nước trên thế giới, bạn hàng chủ yếu của công ty là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia…Phân tích giá trị và tỷ lệ của các nước mà công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nhập khẩu thì ta thấy rằng chủ yếu là các nước Châu Á. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, hơn nữa giá nhập khẩu cũng như các chi phí đi kèm theo sẽ giảm tương ứng theo và chất lượng thì không thua kém so với hàng nhập khẩu từ những thị trường khác. Hiện nay thì công ty vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu phù hợp vời nhu cầu trong nước, góp phần nâng cao lợi nhuận và đa dạng hóa kinh doanh cho công ty, mở rộng quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới góp phần nâng cao vị thế của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. 2.3 Kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam tại thị trường Việt Nam Trong những năm trở lại đây thì hoạt động kinh doanh của công ty phát triển liên tục và khá ổn định. Với sự hỗ trợ của đảng và nhà nước và sự cố gắng của tập thể cán bộ công ty đã phát huy được nội lực, tận dụng tối đa ngoại lực để đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt bất kể sự khó khăn về vốn, đội ngũ nhân viên công ty còn chưa nhiều kinh nghiệm, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 nhưng công ty vẫn đứng vững và phát triển với một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Công ty đã đạt được những thành tựu bước đầu và điều này được thể hiện qua: Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam là một công ty chuyên về nhập khẩu và phân phối các mặt hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rõ qua kim ngạch nhập khẩu, đây là hoạt động tạo nên doanh thu cho công ty. Ta có bảng số liệu dưới đây thể hiện kim ngạch nhập khẩu của công ty: Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam qua các năm Năm Kim ngạch nhập khẩu (USD) 2005 1.701.258 2006 2.593.616 2007 2.394.582 2008 2.019.922 2009 2.630.836 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Để hiểu rõ hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ cấu mặt hàng, các hình thức nhập khẩu, thị trường chính và các vấn đề có liên quan đến nhập khẩu như kết quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu… 2.3.1 Về cơ cấu mặt hàng Theo dõi số liệu nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam qua các năm ta có bảng thống kê cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty qua các năm: Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Thiết bị công nghiệp 603.932 35,5 993.487 38,3 598.358 24,98 432.129 21,39 913.256 34,71 LPG 459.264 26,99 779.289 30,05 679.341 28,36 945.245 46,79 893.145 33,94 Thép kỹ thuật điện 391.234 22,99 709.478 27,35 891.452 37,22 435.132 21,54 583.146 22,16 Nhôm billet, nhôm thỏi, nhôm tấm 246.828 14,52 111.362 4,3 225431 9,44 207.416 10,28 241.289 9,19 Tổng cộng 1.701.258 100 2.593.616 100 2.394.582 100 2.019.922 100 2.630.836 100 Bảng 3: Giá trị và tỷ lệ các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2005 - 2009 Giá trị: USD Tỷ lệ: % Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Ta có thể thấy rằng cơ cấu mặt hàng đã thay đổi khá nhiều, công ty đã đa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu của mình nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình. Nhìn vào bảng 2 ta thấy: + Nhóm mặt hàng thiết bị công nghiệp: Đây là một trong hai mặt hàng nhập khẩu chiến lược của công ty vì thế nó có xu hướng tăng nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 nên vào những năm 2007 – 2008 tỷ trọng thiết bị công nghiệp cũng giảm theo, đến năm 2009 tình hình khủng hoảng về cơ bản được khống chế nên tỷ lệ nhập khẩu của thiết bị công nghiệp cũng tăng theo. + LPG: Đây cũng là một mặt hàng trọng điểm của công ty, do đó tỷ lệ nhập khẩu lớn và ổn định hơn so với hai mặt hàng còn lại, công ty đã cố gắng khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến công ty do đó tỷ trọng nhập khẩu LPG cũng tương fđối ổn định. + Thép kỹ thuật điện: Nhóm mặt hàng này có xu hướng tăng từ năm 2005 – 2007 nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng nhập khẩu lại giảm đáng kể, tuy nhiên vị trí của nhóm mặt hàng này với công ty cũng tương đối ổn định. Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam qua các năm Đơn vị: USD Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 2.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác như sau: Bảng 4: Kết quả tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Giá trị % 2006/2005 Giá trị %2007/2006 Giá trị %2008/2007 Giá trị %2009/2008 Tổng doanh thu (Tỷ VND) 52,323750 69,278704 132,404 65,497058 94,541 58,378518 89,131 66,985884 114,744 Nhập khẩu (USD) 1.701.258 2.593.616 152,452 2.394.582 92,326 2.019.922 84,353 2.630.836 130,244 Nộp ngân sách (Tỷ VND) 8,313312 10,247546 123,266 7,923970 77,325 7,432481 93,797 6,445059 86,714 Lợi nhuận (Tỷ VND) 11,686688 9,752454 83,449 10,076030 103,317 12,567519 124,726 10,554941 83,906 Thu nhập bình quân/năm ( Tr VND) sau thuế 233,733 245,049 104,841 201,520 82,236 251,350 124,726 295,098 117,405 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Nhìn vào bảng 4 ta thấy rằng trong những năm vừa qua tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty diễn ra khá là thuận lợi. Tuy nhiên do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm 2007 – 2008 nên ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nhưng rất may là đội ngũ lãnh đạo công ty đã có đường lối chiến lược kinh doanh đúng đắn nên đã không ngừng làm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty, điều này được thể hiện qua biểu đồ thể hiện sự tăng về thu nhập bình quân như sau: Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân qua các năm của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Do cuộc khủng hoảng tài chính nên tình hình nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD đồng thời hàng nhập khẩu gặp khó khăn về giá cả trong nước và giá cả ở thị trường nước ngoài nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi. Từ năm 2009 thì doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2007 công ty đạt tổng doanh thu là 65,497058 tỷ đồng thì sang năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thì tổng doanh thu của công ty đã giảm xuống chỉ còn 58,378518 nhưng sang năm 2009 do công ty nỗ lực khắc phục khó khăn và cải thiện tình hình nên doanh thu lại tăng và đạt 66,985884, tăng 14,744% so với năm 2008. Từ đó đến nay thì công ty đã dần dần khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam qua các năm. Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Sở dĩ doanh thu của công ty vượt được qua cuộc khủng hoảng tài chính và sản phẩm đứng vững được trong thị trường đầy cạnh tranh do: Công ty đã chủ động trong việc đổi mới bộ máy quản lý, đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ cho người lao động , hạ giá thành sản phầm nhập khẩu trên thị trường. Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua việc mở rộng hệ thống các kênh phân phối, qua đó công ty vừa thu thập thông tin về thị trường vừa giúp công ty nắm bắt được sự biến động của thị trường để từ đó có chiến lược cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Hơn thế nữa công ty cũng đóng góp cho ngân sách nhà nước đáng kể, hầu hết hàng năm công ty đều hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam với nhà nước Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nộp ngân sách nhà nước (tỷ VND) 8,313312 10,247546 7,923970 7,432481 6,445059 VAT 1,626662 2,049509 1,584794 1,486496 1,289011 Thuế nhập khẩu 5,693318 7,173282 5,546779 5,202736 4,511541 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0,813332 1,024755 0,792397 0,743249 0,644507 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Đó chính là kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam kể từ khi thành lập đến hết năm 2009 cho ta thấy công ty bước đầu đã tạo dựng được thương hiệu của mình với thị trường trong nước và uy tín đối với thị trường các nước mà công ty nhập khẩu. Tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên công ty luôn tìm được hướng giải quyết ổn thỏa giúp công ty vượt qua khó khăn và đứng vững . Biểu đồ 5: Đóng góp của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam vào ngân sách nhà nước Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Quan sát biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng của thuế nhập khẩu so với thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoản mà công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước là lớn nhất, điều này chứng tỏ công ty đã phát huy được hiệu quả nhập khẩu và phân phối của mình vào ngân sách quốc gia, điều này một mặt chứng tỏ hoạt động hiệu quả của công ty không chỉ với bản thân công ty và còn với quốc gia nói chung. 2.4 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.4.1 Tích cực Có thể khẳng định được rằng công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và lớn mạnh không ngừng. Về triển vọng của công ty trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư được lạnh mạnh hóa cùng với sự phát triển của rất nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất thì công ty đã đáp ứng được khá là đầy đủ. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều công ty nhập khẩu và phân phối thiết bị công nghiệp, công nghệ LPG dùng trong bộ chuyển đổi gas dùng cho ô tô và các loại thép kỹ thuật, nhôm billet, nhôm thỏi, nhôm tấm…giống như những mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam nhưng không vì thế công ty bị bão hòa trong thị trường đầy cạnh tranh này. Đơn cử như theo dõi nhu cầu sử dụng LPG – một trong những sản phẩm cạnh tranh chiến lược của công ty thì nhu cầu của Việt Nam trong những năm tới như sau: Bảng 6: Nhu cầu LPG của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2008 Nhu cầu tiêu thụ LPG tại VN giai đoạn từ 1991-2008 Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) 1991 400 - 2000 322.375 1,47 1992 2.000 5,00 2001 399.594 1,24 1993 5.000 2,5 2002 517.554 1,30 1994 16.330 3,27 2003 612.198 1,18 1995 49.500 3,03 2004 732.031 1,20 1996 91.000 1,84 2005 783.706 1,07 1997 130.000 1,43 2006 809.640 1,03 1998 171.013 1,32 2007 890.419 1,10 1999 218.689 1,28 2008 887.269 0 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn  1991-1999 (lần/năm) 1,47 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn  2000-2008 (lần/năm) 1,18 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Do nguồn LPG sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm LPG từ các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc….và kể từ năm 2008 đã triển khai nhập khẩu LPG bằng tàu lạnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam từ các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên khan hiếm và không ổn định do ảnh hưởng của dao động về giá cũng như chính sách xuất khẩu của các nước trong khu vực. Dự kiến trong tương lai, nguồn cung LPG nhập khẩu cho thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu dựa vào nguồn xuất khẩu của các nước thuộc khu vực Trung Đông. Riêng thị trường Miền Bắc do liên quan đến yếu tố địa lý nên nguồn nhập khẩu chủ yếu sẽ là từ thị trường Nam Trung Quốc. Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu thị trường và biến thành thời cơ cho mình. Ta có thể có hai biểu đồ so sánh nhu cầu LPG của Việt Nam qua các năm và lượng nhập khẩu LPG của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam như sau: Biểu đồ 6: Nhu cầu LPG của Việt Nam qua các năm Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu LPG của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Những mặt tích cực mà công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã đạt được đó là nắm bắt được triển vọng phát triển của ngành trong sự phát triển của Việt Nam và hội nhập quốc tế trong thời gian tới là chỉ tồn tại các công ty có định hướng đúng, đủ mạnh cả về chất và lượng mới có thể tồn tại và phát triển. Công ty đã xây dựng được cơ sở vật chất và phát triển thương hiệu đồng thời triển khai một số dự án phát triển theo chiều rộng và chiều sâu như xây dựng một mạng lưới bán lẻ, xây dựng dây chuyền khép kín từ khâu nhập khẩu đến khâu phân phối đến người tiêu dùng đã là một nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty. Cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty cũng đã đẩy nhanh việc triển khai phương thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh với chi phí sử dụng vốn rẻ nhất. Công ty cũng đã nhắm tới mục tiêu khách hàng lớn và tiềm năng sử dụng LPG, các thiết bị công nghiệp, thép kỹ thuật…Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã khẳng định đã có định hướng phát triển đón đầu phù hợp với định hướng kinh doanh của nhà nước và xu thế phát triển của thế giới 2.4.2 Hạn chế Bên cạn những tích cực thì hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể đó là các hiệu quả kinh doanh chưa cao như hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thu hồi vốn còn chậm…chưa thật nhanh chóng khắc phục được những khó khăn trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam. Trong hoạt động của công ty chưa thật sự đi vào ổn định, tình trạng nhân viên còn thụ động quá nhiều vào bộ máy lãnh đạo mà chưa mạnh bạo đổi mới thích nghi với tình hình mới nên kéo chậm thời gian sốc lại hiệu quả kinh doanh sau khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Các hoạt động PR hình ảnh của công ty còn chưa thực sự được chú ý và còn khá chậm trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của mình. Chương III Định hướng phát triển kinh doanh các loại hàng nhập khẩu và giải pháp phát triển kinh doanh ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam 3.1 Phương hướng, mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới 3.1.1 Phương hướng và mục tiêu 3.1.1.1. Về thị trường Phương hướng và mục tiêu chung của công ty trong thời gian tới đó là đảm bảo kinh doanh các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty có lãi, mang lại lợi ích tối đa, đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt động kinh doanh đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân viên công ty, bao gồm: Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu hơn nữa, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn công ty nhằm xây dựng tiềm lực kinh tế mạnh của công ty. Về chiến lược phát triển trung và dài hạn công ty chú trọng phát triển dựa trên mở rộng thị trường, đẩy mạnh marketing, hoàn thiện khâu nhập khẩu và thanh toán. Trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thị trường nhập khẩu nói chung thì vấn đề quan tâm đến thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có thể nói là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam. Công ty rất chú trọng quan tâm đến sự biến động của thị trường quốc tế để từ đó tận dụng cơ hội mang lại lợi ích cao nhất đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho mình. 3.1.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing Thực tế hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã triển khai chiến lược marketing để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình như sau: a. Quảng bá thương hiệu Nhận biết được tầm quan trọng về sức mạnh quảng cáo thương hiệu trong giai đoạn thị trường hiện nay công ty đã thực hiện quảng bá thương hiệu thường xuyên và trực tiếp đến khách hàng thông qua hoạt động marketing nhằm giớ thiệu các sản phẩm và dịch vụ của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam. Thông qua chương trình bảo hành, chăm sóc khách hàng thân thiết thì công ty đã phát triển được một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp và có chất lượng cao. Thông qua quảng cáo bằng bảng hiệu tại hệ thống các cửa hàng của khách hàng thân thiết thì công ty đã, đang và sẽ tạo dựng được hình ảnh của mình đồng thời thu hút lao động có trình độ cao. Phương thức phân phối Hệ thống phân phối của công ty được tổ chức theo hướng năng động qua các kênh phân phối trải dài trên cả nước. Hiện các sản phẩm của công ty được cung cấp qua các kênh bán lẻ, bán buôn, qua các đại lý và các công ty con. Việc phân chia các kênh của công ty như sau: - Kênh phân phối một cấp: Công ty cung cấp LPG cho các công ty thành viên của các tập đoàn để các đơn vị này cung cấp ra thị trường. Lượng bán qua kênh này chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng sản lượng của công ty. Cung cấp qua kênh này đảm bảo an toàn về mặt tài chính và đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ kinh doanh của công ty với các đơn vị khác. Công ty đã khai thác lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này so với các đối thủ. - Kênh phân phối hai cấp: Đó là công ty trực tiếp phân phối sản phẩm tới các tổng đại lý tự do. Kênh phân phối này được xuất phát tự hạn chế của kênh phân phối một cấp về tính linh hoạt, đảm bảo gắn liền lợi ích kinh tế với động lực phát triển kinh doanh. Việc ra đời của kênh phân phối này góp phần nâng cao sản lượng bán ra, tạo thành một sự cạnh tranh mới để giảm sức ép cho kênh phân phối một cấp đồng thời tạo khả năng cạnh tranh cao hơn cho công ty thông qua việc mở rộng kênh phân phối. Ngoài ra công ty có một hệ thống giám sát bán hàng, nhằm theo dõi và phản ánh chất lượng dịch vụ, sản phẩm đến tận cửa hàng và người tiêu dùng. Đồng thời công ty còn chú trọng nghiên cứu các mặt hàng tiềm năng khác mà thị trường đang cần, phát triển thêm các mặt hàng nhập khẩu mới đồng thời nghiên cứu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu 3.1.1.3 Hoàn thiện nhập khẩu và thanh toán Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các mặt hàng do đó hoàn thiện nhập khẩu và thanh toán quốc tế là một trong các vấn đề hết sức quan trọng. Công ty đã có phòng nhập khẩu chuyên chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập khẩu cho công ty. Phòng nhập khẩu xem xét kỹ các chứng từ L/C, tìm hiểu rõ các hợp đồng và điều khoản đi kèm, nắm bắt một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá…Hơn thế nữa công ty còn xem xét kỹ và tìm hiểu những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra vì những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng nhập khẩu của công ty. Ngoài ra công ty cũng đã tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác, tìm hiểu những thay đổi trong đường lối chính sách để hạn chế rủi ro khi nhập khẩu từ các thị trường đó. 3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Để ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25760.doc
Tài liệu liên quan