Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 và áp dụng hệ thống quản lí môi trường tại công ty cổ phần may Đức Giang

MỤC LỤC

 

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUẢT CHUNG VỀ ISO VÀ ISO 14001 4

I.Iso là gì ? 4

II.Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

1.ISO 14000 là gì : 4

2. Cấu trúc của ISO 14000 4

2.1 Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lí môi trường 4

2.2 Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường: 4

2.3 Nhóm tiêu chuẩn về cấp nhãn môi trường 5

2.4 Nhóm tiêu chuẩnvề công tác đánh giá môi trường 5

2.5 Nhóm tiêu chuẩn đánh giá về chu trính chuyển hoá 5

2.6 Nhóm tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa: 5

3. Sự cần thiết phải có ISO 14000 5

4 Lợi ích và rào cản của ISO 14000 6

4.1 Lợi ích 6

4.2. Rào cản :: 6

III. ISO 14001 trong hệ thống ISO 14000 6

1.Khái niệm về ISO 14001 6

2. Chu trình hoạt động của ISO 14001 ( Cấu trúc ) 6

3. Yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 8

4. Lợi ích và rào cản của ISO 14001 10

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH ĐĂNG KÍ, XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HTQL MÔI TRƯỜNG THEO TCVN ISO 14001 12

I. Quá trình đăng kí 12

1. Khái niệm chung 12

2. Đơn xin đăng kí 12

3. Kiểm tra sơ bộ các tài liệu 12

5. Đánh giá 12

6. Đăng kí 13

7. Một số điểm cần chú ý 14

II. Xây dựng và áp dụng 14

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TCVN ISO 14001 Ở VIỆT NAM 22

I/ Hiện trạng quản trị môi trường tại Việt Nam 22

1.Sự tiếp cận hệ quản trị môi trường ở Việt Nam còn hạn chế: 22

2.Hệ quản trị môi trường vẫn ít được chú trọng là do: 22

III Thụân lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi tham gia TCVN ISO 14001 24

1. Thuận lợi trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO 14001 24

2. Những khó khăn 24

IV. Giải pháp cho thực trạng ở doanh nghiệp Việt Nam 25

1. Thay đổi trong nhận thức 25

2. Chính sách về môi trường của nhà nước 25

3. Cam kết của lãnh đạo 25

4. Đầu tư đổi mới công nghệ 26

5. Đào tạo nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như công nhân trong doanh nghịêp. 26

6. Ngoài ra đối với các tổ chức chứng nhận 26

V /Điều kiện cần thiết để phát triển TCVN ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam 26

CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 27

I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Đức Giang 27

II. Hiện trạng môi trường của Công ty cổ phần may Đức Giang khi chưa thực hiện theo TCVN ISO 14001 28

III. Thực hiện MES theo TCVN ISO 14001 tại Công ty cổ phần may Đức Giang 28

1. Chính sách môi trường 28

2. Khía cạnh môi trường 29

3. Các yếu tố về pháp luật và các yếu tố khác 32

4. Mục tiêu và chỉ tiêu 36

5. Chương trình quản lí môi trường 37

6. Cơ cấu trách nhiệm 39

7. Đào tạo và nhận thức năng lực 40

8.Thông tin 40

9. Tài liệu hệ và kiểm soát tài liệu 41

10. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 41

11.Giám sát và đo 41

12.Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa 41

13. Hồ sơ 42

14. Đánh giá MES 43

IV. Khó khăn và kết quả đạt được 43

1. Khó khăn 43

2. Kết quả 44

3. Giải pháp và kiến nghị 45

C. KẾT LUẬN CHUNG 47

D/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 và áp dụng hệ thống quản lí môi trường tại công ty cổ phần may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng của công ty lưu giữ danh mục tài liệu của toàn công ty. Nhân viên môi trường của nhà máy lưu giữ danh mục tài liệu nhà máy. - Kiểm soát điều hành Đòi hỏi đầu tiên của yêu cầu nay là tổ chức phải xác định các hoạt động( bao gồm cả hoạt động bảo dưỡng máy móc..) liên quan đến các khía cạnh môi trường phải phù hợp với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. - Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp Yêu cầu tổ chức thiết lập và duy trì các thủ tục để : + xác định rõ và đáp ứng với các sự cố tiềm ẩn + Đề phòng và giảm nhẹ các tác động liên quan đến tình huống này Ngoài ra tổ chức cần phải xem xét sửa đổi các thủ tục và sẵn sàng đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp. Cuối cùng, tiêu chuẩn yêu cầu phải tổ chức định kì thử nghiệm lại các thủ tục này khi có thể. * Kiểm tra và hành động khắc phục - Giám sát và đo Giám sát và đo sử dụng năng lượng sử dụng hoá chất sử dụng nước Phát thải không mong muốn ảnh hưởng nước ngầm tạo chất thải tạo chất thải tạo chất thải tạo chất thải thải nước thải Hình 3 Ví dụ về các yếu tố chủ yếu trong quá trình giám sát và đo Các đặc trưng chủ chốt Phương pháp giám sát/ đo Người chịu trách nhiệm sử dụng năng lượng Đo đạc năng lượng sử dụng hàng tháng tại nhà máy Nhân viên môi trường của nhà máy Giấy và vỏ hộp nhôm tái chế Kiểm tra lượng tái chế hàng tháng gửi cho người bán hàng người giám sát việc vận chuyển và tiếp nhận Tiêu thụ nguyên liệu (nhựa) Theo dõi số Kg nhựa nhập vào hàng tháng Người giám sát việc vận chuyển và tiếp nhận chất thải không nguy hại (nhựa) Theo dõi số kg chất thải hàng tháng Người giám sát việc vận chuyển và tiếp nhận Nhiêt phát sinh trong phân xưởng Kiểm tra nhiệt độ 2lần/ngày (vào lúc 6 giờ và 14 giờ ) Giám sát viên tại xưởng nhựa - Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục nhằm xác định trách nhiệm và quyền hạn trong xử lí và điều tra sự không phù hợp để tiến hành các hoạt động nhằm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng có thể xảy ra. -Sự chuẩn bị đối phó với tình trạng khẩn cấp Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức thiết lập và duy trì các thủ tục để : Xác định rõ và đáp ứng với các sự cố tiềm ẩn và tình trạng khẩn cấp . Đề phòng và giảm nhẹ các tác động môi trường liên quan đến tình huống này. Hơn nữa, tổ chức phải xem xét và sửa đổi các thủ tục sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức định kỳ thử nghiệm lại các thủ tục này khi có thể. - Hồ sơ Cần phân biệt giữa hồ sơ và tài liệu Hồ sơ: là các bằng chứng để chứng minh rằng công việc nào đó được hoàn thành. Ví dụ: kết quả kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị, hoạt động đào tạo, Tài liệu: bao gồm các quy trình hướng dẫn công việc, sổ tay và các dạng tài liệu khác dùng để quản lí hệ thống môi trường. - Đánh giá MES Trong nội dung kiểm tra khắc phục của ISO 14001 có phần đánh giá hệ thống quản lý môi trường ( HTQLMT ), tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp tiến hành đánh giá HTQLMT , đây là đánh giá hệ thống , không phải là môt cuộc đánh giá sự tuân thủ với các quy định của luật pháp hay các quy định khác. Mục đích của sự đánh giá này là nhằm đảm bảo HTQLMT phù hợp với các thoả thuận đã được lập theo kế hoạch về QLMT như đã yêu cầu của tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001, để xem liệu doanh nghiệp đã, đang áp dụng và duy trì đúng đắn hay không HTQLMT. Ngoài ra, mục đích của cuộc đánh giá HTQLMT còn là đưa ra các thông tin về kết quả quản lý hệ thống. Tần suất tiến hành các cuộc đánh giá này và chương trình đánh gía tuỳ thuộc tầm quan trọng ( sự ảnh hưởng) đối với môi trường của hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp và tuỳ thuộc vào kết qủa cuộc đánh giá lần trước. Dù sao các cuộc đánh giá đều phải nêu toàn diện, bao hàm được toàn bộ phạm vi đánh giá , trách nhiệm , yêu cầu như quy định trong nội dung của báo cáo doanh nghiệp có thể sử dụng đội đánh giá là các chuyên gia đánh giá nội bộ hoặc các chuyên gia đánh giá từ bên ngoài. Tuy nhiên , các chuyên gia đánh giá nội bội hay từ bên ngoài cần phải công bằng và khách quan. Một điểm cũng cần nêu ra ở đây là có sự khác nhau giữa đánh giá HTQLMT và xem xét lại của lãnh đạo quy định trong 4.6 của ISO 14001 . Chuyên gia đánh giá xúc tiến việc đánh giá HTQLMT và sau đó đưa ra kết luận về việc cải tiến HTQLMT vào trong báo cáo đánh giá nếu như có sự yêu cầu của ban quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này nói chung không phải là công việc của nhóm chuyên gia đánh giá. Việc đánh giá HTQLMT là việc của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp , thông qua sử dụng các thông tin thu được từ cuộc đánh giá , từ hệ thống ước tính kết qủa thực thi môi trường và từ các nguồn khác cần cho việc quyết định đúng. Xem xét lại của lãnh đạo là nhằm đảm bảo cho HTQLMT hoạt động luôn phù hợp với chính sách , mục tiêu , chỉ tiêu, và có hiệu quả . Thủ tục đánh giá ít nhất phải bao gồm: Phạm vi đánh giá Tần suất đánh giá Phương pháp đánh giá Trách nhiệm và yêu cầu để tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá - Xem xét lại của ban lãnh đạo Nội dung xem xét của lãnh đạo là: Xem xét kết qủa đánh giá hệ thống QLMT ( qua báo cáo do chuyên gia đánh giá trưởng nộp lên ). Xem xét lại hoàn cảnh , tình hình của toàn bộ doanh nghiệp, xem xét có gì thay đổi mới trong luật pháp chính sách , thể chế, tổ chức của doanh nghiệp, nguồn lực , ... Xem xét các yếu tố khác và những nội dung cam kết cải tiến của mình sau đó đưa ra kết luận về hiện trạng HTQLMT của doanh nghiệp và đi đến quyết định là phải cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho tốt hơn. Trong việc xem xét lại của lãnh đạo thì công đoạn đánh giá HTQLMT do các chuyên gia đánh giá thực hiện bản chất là sự “ rà xét “ lại toàn bộ yếu tố của HTQLMT và sự vận hành cũng như hiệu quả của nó, và kết quả của việc rà xét này được tường trình thông qua một báo cáo đánh giá cuối cùng. Sau đây là sơ đồ áp dụng ISO 14001 trong tổ chức: Hoạt động Đầu ra Chuyên gia kiểm toán nội Cam kết áp dụng ISO 14001 thông qua đào tạo Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo Thành lập ban ISO 14001 Viết chính sách về môi trường Xác định trách nhiệm quyền hạn Cam kết của nhân viên Chính sách môi trường Mô tả các quá trình chủ yếu của EMS Sơ đồ tổ chức Mô tả trách nhiệm quyền hanh Viết sổ tay môi trường, thủ tục quy trình, lập biểu mẫu Vận hành hệ thống QLMT(EMS) Yêu cầu về đào tạo nhân viên Sổ tay môi trường Các thủ tục, quy trình Đánh giá EMS Nhân viên thực hiện các thủ tục Đào tạo Báo cáo, đánh giá Đăng kí Duy trì EMS Chứng nhận ISSO 14001 Đánh giá nội bộ 3 tháng/lần Tái đánh giá 6 tháng/lần (3 năm chứng nhận lại) Công bố kết quả Hình 4. Quá trình áp dụng ISO 14001 trong tổ chức. CHƯƠNG III: HIệN TRạNG áP DụNG TCVN ISO 14001 ở VIệT NAM I/ Hiện trạng quản trị môi trường tại Việt Nam 1.Sự tiếp cận hệ quản trị môi trường ở Việt Nam còn hạn chế: Mặc dù tiêu chuẩn ISO 14001 đã được ra đời trong một thời gian nhưng sự tiếp cận hệ quản trị môi trường ở Việt Nam còn hạn chế là do những nguyên nhân sau: * Trình độ nhận thức và kinh nghiệm của các tổ chức,doanh nghiệp trong hoạt động quản lí môi trường còn thấp, thậm chí thấp kém rất nhiều so với các nước trong khu vực. Điều đó xuất phát từ : +Tư tưởng của các doanh nghiệp vẫn thiên về giải quyết hậu quả xảy ra hơn là tiến hành chủ động phòng ngừa . Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động xem xét các nghĩa vụ pháp lí về môi trường , các quy định pháp lí hiện hành chưa cập nhật. +Các doanh nghiệp còn có những khó khăn về tài chính, chưa có được các lợi thế trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí nên việc thực hiên quản lí môi trường chưa hiệu quả và không đạt được yêu cầu đặt ra. 2.Hệ quản trị môi trường vẫn ít được chú trọng là do: + Vai trò của các cơ quan chức năng, cấp lãnh đạo trong quản lí môi trường còn mờ nhạt + Do các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên thị phần của mỗi doanh nghiệp bé : Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn , tức là nó có một thị trường tiêu thụ rộng rãi và có một vai trò quan trọng đối với thị trường, nó sẽ đem lại lợi nhuận lớn và những thuận lợi khác cho doanh nghiệp. Do vậy để giữ được thị phần của mình các doanh nghiệp phải duy trì những gì mình đã đạt được và nỗ lực rất lớn trong nhiều lĩnh vực trong đó là yêu cầu bắt buộc về quản lí môi trường. Điều này thì chưa phổ biến tại Việt Nam. + Pháp luật Việt Nam về môi trường nói chung hay hệ thống quản lí môi trường nói riêng chưa được chặt chẽ, việc tuân thủ pháp luật chưa nghiêm túc . II/ Vấn đề nhận thức hệ quản trị mạng môi trường ở Việt Nam - Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện hoạt động quản lí môi trường song sự nhận thức về tầm quan trong của TCVN ISO 14001 trong các doanh nghiệp đang được cải thiện và ngày càng được quan tâm. -Số lượng các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống TCVN ISO 14001 cho đến nay đã tăng đáng kể. Hiện nay trong số các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này thì nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với Nhật : Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Sony Việt Nam - Hiện nay, ở Việt Nam tính đến tháng 12/2006 đã có 148 doanh nghiệp và tổ chức đã thành công trong việc áp dụng TCVN ISO 14001, đây là một con số khiêm tốn. Chúng ta có thể tham khảo số doanh nghiệp áp dụng thành công ISO 14001 nói chung ở một số nước : Bảng 1 Thế giới Khu vực Đông Nam á Nhật : 23466 Trung Quốc : 12683 Tây Ban Nha : 8620 Italy : 7080 Anh : 6055 Mỹ : 5061 Đức: 4440 Thụy Điển : 3682 Pháp : 3289 Thái Lan : 1120 Singapore : 887 Malaysia :694 Indonesia : 430 Philippin : 408 Việt Nam : 127(đến 12/2006 là148 DN) Brunei : 4 Myanmar : 3 Campuchia : 1 (Nguồn điều tra năm 2005) - Những vấn đề đề cập trong TCVN ISO 14001 như : hệ thống quản lí môi trường, kiểm toán môi trường, cấp nhãn môi trường chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng còn hạn chế, không mang tính đồng bộ,thống nhất có quy củ và trình tự. - Các mức độ nhận thức có thể tổng kết như sau: + Về hệ thống quảnlí môi trường Bảng 2 Cơ quan Mức độ nhận thức Các cơ quan chính phủ trung ương Chưa nhiều Các bộ quảnlí sản xuất Sơ lược Các bộ quản lí tổng hợp Rẩt ít Các cơ quan thi hành pháp luật Chưa biết đến Các nhà đầu tư nước ngoài Biết tương đối rõ Các công ty lớn ít Các xí nghiệp vừa và nhỏ rất ít + Về các công cụ quản lí môi trường ( kiểm toán môi trường, ghi nhãn, đánhgiá kêt quả hoạt động ) Bảng 3 Cơ quan Mức độ nhận thức Các cơ quan chính phủ trung ương Chưa biết đến( trừ Bộ KHCN và Bộ TN& MT) Các bộ quản lí sản xuẩt Rất ít Các bộ quản lía tổng hợp Rất ít Các cơ quan thi hành pháp luật Chưa biết đến Các nhà đầu tư nước ngoài Chưa nhiều Các công ty lớn ít Các xí nghiệp vừa và nhỏ Rất ít III Thụân lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi tham gia TCVN ISO 14001 1. Thuận lợi trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO 14001 1.1 Lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng TCVN ISO 14001 Doanh nghiệp khi áp dụng thành công TCVN ISO 14001 sẽ làm cho sản phẩm của nó có tính cạnh tranh trên thị trường bởi chúng là những sản phẩm thân thiện với môi trường . Vì vậy thị phần của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn nên doanh thu tăng và lợi nhuận đạt được sẽ lớn hơn. Đó là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành xin cấp chứng chỉ này . 1.2 Phong trào áp dụng TCVN ISO ở các doanh nghịêp Việt Nam từ năm 1995 đến nay có sự gia tăng . Sự nhận thức của các cơ quan , ban ngành có liên quan về tầm quan trọng của TCVN ISO 14001 thông qua các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc áp dụng quản lí môi trường: Cần Thơ, Bình Định, Riêng Thừa Thiên Huế và Bến Tre cam kết hỗ trợ 30% kinh phí tư vấn. 1.3 Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia TCVN ISO 14001 hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là những doanh nghiệp có số lao động dưới 200 và vốn dưới 5 tỷ đồng. Hoạt động của các doanh nghịêp này là thương mại, sửa chữa và sản xuất chế biến.Việc đăng kí TCVN ISO 14001 sẽ không tốn nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc của các doanh nghiệp này nhiều như những doanh nghiệp có quy mô lớn. Ngoài ra với những doanh nghiệp đã có chứng chỉ chất lượng về ISO 9000 thì thủ tục còn đơn giản hơn nhiều bởi ISO9000 và ISO 14001 có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình sản xuất của mình, để tăng tính cạnh trạnh thì các doanh nghiệp ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt thì sự thân thiện với môi trường đang là một trong những yếu tố góp phần tăng tính cạnh tranh đáng kể. Những doanh nghiệp nào quan tâm đến môi trường thì sản phẩm của họ càng có ưu thế trên thị trường. Vì vậy trong xu thế hiện nay, nhu cầu của các doanh nghịêp về việc tiếp cận hệ thống quản lí môi trường ngày càng cao, nhiều doanh nghịêp quan tâm và đầu tư cho việc đăng kí xin cấp chứng chỉ và thực hiện TCVN ISO 14001 ngày càng nhiều và thuận lợi. 1.4 Chương trình “sản xuất sạch “hơn đang được áp dụng ở Việt Nam nhằm tăng tính cạnh tranh trong sản phẩm và tạo ra những hàng hóa thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng chương trình hoạt động cuả mình tương tự như “sản xuất sạch hơn”. Đây chính là điều kiện thuận lợi mà doanh nghịêp nào muốn có được chứng chỉ TCVN ISO 14001. 2. Những khó khăn 2.1 Nhận thức về hệ thống quản lí môi trường ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp chưa bị sức ép lớn của thị trường, sự áp dụng tiêu chuẩn mới chỉ là mang tính tự nguyện nên nhu cầu chứng nhận ISO 14001 còn thấp( 148 doanh nghiệp Việt Nam đăng kí ). Điều này là do: + Lãnh đạo các doanh nghiệp còn hạn chế trong nhận thức về TCVN ISO 14001 thậm chí có trường hợp không hiểu ý nghĩa của ISO 14001 là gì? +Còn trong trường hợp có người nắm bắt được ISO 14001 thì thực hiện không hiệu quả, chưa sẵn sàng dành nguồn lực cho vấn đề này . +Một số doanh nghiệp chạy đua ISO theo phong trào, khi thấy doanh nghiệp khác đạt được thì cũng làm mọi cách để doanh nghiệp mình có được mặc dù nó chưa đạt tiêu chuẩn. Việc đăng kí,áp dụng, duy trì TCVN ISO 14001 đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn kinh phí lớn.Chi phí bao gồm: +Chi phí cho việc xây dựng và duy trì hệ thống: Đó là những chi phí nội bộ xác định bằng chi phí thời gian của công nhân nhưng điều đó là chưa đủ , cần có sự hỗ trợ thêm từ bên ngoài. Việc đào tạo cán bộ về lĩnh vực môi trường cũng cần thời gian và tiền bạc. + Chi phí tư vấn Việc tiến hành hoạt động quản lí môi trường không phải lúc nào tổ chức có thể tự mình làm được mà phải thuê các chuyên gia tư vấn giúp đỡ. Chi phí thuê chuyên gia thường rất cao và nó cũng là khoản chi phí đáng kể. +Chi phí đăng kí Lệ phí để đăng kí tiêu chuẩn cao trong khi hầu hết các doanh nghiệp lại bị hạn chế về ngân sách. Trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp lạc hậu, thiếu sự thành thạo về chuyên môn. Do đó việc áp dụng TCVN ISO 14001 trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Thực tế ở Việt Nam vẫn thiếu những chính sách khuyến khích hỗ trợ và những biện pháp tuyên truyền thích hợp. Sự thiếu công nhận của quốc tế đối với các cơ quan chứng nhận trong nước: Muốn hôi nhập quốc tế thì phải được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Những tiêu chuẩn này được kiểm định bởi các cơ quan đo lường, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các cơ quan này vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Vì vậy cần tăng cường xây dựng chúng hoàn thiện hơn. IV. Giải pháp cho thực trạng ở doanh nghiệp Việt Nam Có thể thấy việc thực hiện TCVN ISO 14001 ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và khó khăn. Vậy giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên: 1. Thay đổi trong nhận thức Đây là vấn đề cơ bản và cốt lõi. Một khi có những thay đổi trong nhận thức tốt sẽ góp phần giảm thiểu các tác động xấu , tăng cường độ an toàn cho người lao động, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. 2. Chính sách về môi trường của nhà nước Những chính sách này quy định những trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đảm bảo môi trường trong giới hạn cho phép. Đưa ra các biện pháp xử lí nghiêm minh nếu doanh nghiệp vi pham. Đưa ra lời khuyến cáo giúp thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lí môi trường này. 3. Cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đi đầu trong việc thực hiện cam kết về TCVN ISO 14001, phải có sự tham gia của cấp lãnh đạo thì việc thực hiện mới thành công vì họ là những người đứng đầu công ty, có quyền quyết định công việc cao nhất. 4. Đầu tư đổi mới công nghệ Việc đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại sẽ làm cho trình độ của công nhân tăng, năng suất lao động tăng , tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng TCVN ISO 14001. 5. Đào tạo nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như công nhân trong doanh nghịêp. 6. Ngoài ra đối với các tổ chức chứng nhận + Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động tư vấn + Cạnh tranh bình đẳngt trong cung cấp dịch vụ. V /Điều kiện cần thiết để phát triển TCVN ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam Để phát triển rộng rãi TCVN ISO 14001 ở Việt Nam thì cần có những điều kiện cơ bản sau: 1. Cần có sự nỗ lực của cả chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan chức năng trong hoạt động quảnlí môi trường. Phải có sự tham gia đầy đủ của các ban liên quan.: + Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức. + Sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các chính sách và thông qua tiền bạc. 2. Có thái độ nhận thức đúng đắn về môi trường, hoạt động quản lí môi trường trong TCVN ISO 14001. CHƯƠNG V NGHIÊN CứU Hệ THốNG QUảN Lí MÔI TRƯờNG THEO TIÊU CHUẩN ISO 14001 TạI CÔNG TY Cổ PHầN MAY ĐứC GIANG I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Đức Giang Công ty cổ phần may Đức Giang ( May Đức Giang Join Stock Company) tên viết tắt là DUGACO được thành lập vào năm 1989. Địa chỉ: Số 59 phố Đức Giang quận Long Biện Hà Nội Giám đốc công ty: Hoàng Vệ Dũng. Tổng số công nhân trong công ty: 9200 người. Xí nghiệp đóng tại quận Long Biên gồm các bộ phận: Xí nghiệp giặt mài Xí nghiệp thêu Các xí nghiệp may Phòng cơ điện Trạm y tế Các khối phòng ban hành chính Phòng kĩ thuật Khu nhà ăn Khu vệ sinh Các khu nhà khác Lĩnh vực hoạt động Tơ tằm Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc thô, sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vài dệt thoi từ các nguyên liệu trên Bông Xơ dệt gốc thực vật khác, sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy Sợi flament nhân tạo Mền xơ, phát và các sản phẩm không dệt, các loại sợi đặc biệt, sợi xe, sợi cooc, sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng Các loại vải dệt thoi đặc biệt, các loại vải dệt chần sợi vòng, hàng thêu ren và hàng trang trí Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp Các loại hàng dệt kim hoặc móc Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác, bộ vải, quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác, vải vụn Khuy và khóa kéo Dịch vụ xây dựng các tòa nhà Dịch vụ bán buôn, không dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ bán buôn, dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ bán lẻ, dựa trên cơ sở tính phí hoặc hợp đồng Dịch vụ vận tải đường bộ Dịch vụ sản xuất, trừ các sản phẩm kim loại, máy móc và thiết bị II. Hiện trạng môi trường của Công ty cổ phần may Đức Giang khi chưa thực hiện theo TCVN ISO 14001 - Công ty bước vào hoạt động từ năm 1989 và không có vấn đề lớn về môi trường. Tuy vậy hoạt động sản xuất của nó có thể gây ô nhiễm môi trường.Các nguồn thải bao gồm: + Chất thải rắn công nghiệp: kim máy khâu hỏng, khuy áo, vải thừa + Nước thải: nước thải từ quá trình sản xuất, nước thải từ quá trình nhuộm + Khí thải: khí bay hơi từ dung môi, từ dầu sử dụng trong quá trình sản xuất. - Công ty May Đức Giang đã nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, có sự trang bị hệ thống xử lí nước thải. - Trước giai đoạn thực hiện TCVN ISO 14001 công ty đã thành công trong việc áp dụng TCVN ISO 9000 về chất lượng. Đó cũng là động lực để công ty tiến hành tiếp TCVN ISO 14001 để đảm bảo theo yêu cầu sản xuất quan tâm đến vấn đề môi trường và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. III. Thực hiện MES theo TCVN ISO 14001 tại Công ty cổ phần may Đức Giang 1. Chính sách môi trường Công ty cổ phần may Đức Giang cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may của công ty, bao gồm các nội dung sau: Cam kết cải tiến liên tục, ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục của Hệ Thống Quản Lí Môi Trường ISO 14001: 2004 Cam kết đảm bảo môi trường làm việc trong công ty đạt TCVN và các quy định khác có liên quan nhằm bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp Cam kết đảm bảo quyền lợi người lao động thực hiện theo pháp luật, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Huấn luyện ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Thủ trưởng các đơn vị trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên chỉ đạo nhân viên, công nhân trong đơn vị mình thực hiện chính sách môi trường nêu trên. Chính sách này được phổ biến đến tất cả các thành viên trong công ty may Đức Giang cũng thực hiện giới thiệu chính sách này cho các thành viên mới được nhận vào công ty. Nhờ vậy, họ có thể nhận thức được trácnh nhiệm của mình ngay từ ngày đầu làm việc tại công ty. Mặt khác các nhân viên của công ty cũng có thể nắm được những chính sách môi trường của công ty thông qua các bản hướng dẫn về công việc của họ thực hiện thường ngày. Ngoài ra công ty cũng thực hiện truyền thông các chính sách môi trường của mình đối với bên ngoài. Trong những dịp đặc biệt như các hội nghị, hội thảo, công ty đưa ra các văn bản giới thiệu về chính sách môi trường cũng như các nội dung liên quan đến hoạt động môi trường của công ty. Công ty cũng có những trang web riêng trên internet. Việc đưa các thông tin lên mạng và mở các thông tin cho cộng đồng là điều hết sức cần thiết và hữu ích. 2. Khía cạnh môi trường Công ty đã thiết lập các hướng dẫn nhằm đánh giá và xác định các khía cạnh môi trường.Bao gồm tầm quan trọng và mức độ mà công ty có thể kiểm soát và mong muốn đạt được. Các khía cạnh môi trường có thể được xác định như một ảnh hưởng môi trường tiềm tàng được quản lí trong các tài liệu và sổ tay hướng dẫn. Các khía cạnh môi trường và ảnh hưởng môi trường tiềm tàng trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần may Đức Giang : Bụi thông thường Hoá chất Tiếng ồn Phát điện Rác thải thông thường Rác thải nguy hại Dầu thải Rò rỉ hoá chất Mùi Chập chấy điện Sử dụng điện Sử dụng tài nguyên ( giấy) Sử dụng nước Nổ Chiếu sáng Bùn thải Nước thải Hơi ẩm Khí thải nồi hơi Khí thải bếp và lò hơi đốt than nấu ăn. Những khía cạnh môi trường được đề cập trên có nguy cơ tiềm tàng tác động nghiêm trọng nếu các chỉ số về nó ngày càng gia tăng. Bởi nó có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh như: +Gây ô nhiễm đất: khi bụi, hoá chất, rác thải. dầu thải, rò rỉ hoá chất, bùn thải gia tăng và thải vào trong đất thì làm cho đất bị thoái hoá và dễ tích tụ những chất độc sẽ ảnh hưởng tới con người và sinh vật. +Ô nhiễm nước: do hoá chất, rác thải, rò rỉ hoá chất, nước thải. Làm cho nồng độ BOD, COD có thể tăng cao. ảnh hưởng đến nguồn nước của dân cư xung quanh cũng như các sinh vật sống trực tiếp tại những dòng sông mà thải nước thải xuống đó. + Ô nhiễm không khí: nguyên nhân là thải ra bụi, hoá chất, dầu thải, rò rỉ hóa chất, chập cháy điện, nổ, bùn thải, khí thải nồi hơi, khí thải bếp và nồi hơi đốt than nấu ăn. Làm cho chất lượng không khí bị giảm, tăng các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, phổi, lao +Sức khoẻ con người: tất cả các yếu tố trên đều tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người.Không chỉ những người công nhân sản xuất mà cả dân cơ quanh đó. Nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh nghiêm trọng đặc biệt như ung thư có chiều hướng gia tăng. +Tác động đến hệ động thực vật: những thảm động thực vật xung quanh nhà máy cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn do các tác nhân trên khi được thải vào môi trường. Nó làm giảm tính đa dạng sinh học và làm thoái hoá nhiều giống cây trồng vật nuôi. + Một lượng thải lớn những yếu tố trên có thể gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong quá trình đánh giá và khảo sát đã rút ra được các khía cạnh môi trường quan trọng trong bảng sau: Danh mục các khía cạnh môi trường nổi bật năm 2006 Bảng 4 TT Khía cạnh môi trường nổi bật Tác động đến môi trường Đơn vị liên quan Biện pháp theo dõi / kiểm tra Tần suất kiểm tra Tài liệu liên quan 1 2 3 4 5 6 7 1 Chập cháy điện -Sức khoẻ con người -Ô nhiễm nguồn nước -Chất lượng cuộc sống Các đơn vị trong công ty -Thường xuyên kiểm tra các đường dây dẫn điện, các vị trí nối dây, ổ phích, phích cắm, cầu dao, bàn là, công tơ, attomat, công tắcnếu không bảo đảm an toàn phải cho thay ngay. -Thực hiện theo hướng dẫn tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002. -Kiểm tra hàng ngày -Kiểm tra định kì - Kiểm tra đột suất. -Quy trình ứng phó trường hợp khẩn cấp-QT06 -Quy trình an toàn-QT25 - HD tự kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ATLĐ-VSLĐ và PCCN- số 274/BHLĐ ngày 26/3/2002 2 Nổ -Ô nhiễm đất -Ô nhiễm nguồn nước -sức khoẻ con người Nồi hơi đốt dầu, đốt than, giặt mài, trạm khí nén, tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4840.doc
Tài liệu liên quan