Chuyên đề Bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

LỜI CẢM ƠN 5

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 6

I, Sức ép về phát triển kinh tế xã hội đã tác động nhiều tới môi trường tự nhiên. 6

1.Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất thải ở Việt Nam: 6

1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường. 6

1.2.Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường : 7

2.Vấn đề đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường. 7

II.Quản lý chất thải rắn đô thị. 9

1.Khái quát chung về rác thải. 9

1.1. Khái niệm rác thải. 9

1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải. 10

1.3.Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường : 11

2.Rác thải gây ra những ngoại ứng kinh tế : 12

3.Quản lý rác. 13

3.1.Lưu trữ, thu gom rác : 14

3.2.Vận chuyển rác : 15

3.2.Xử lý rác thải. 15

4.Một số mô hình quản lý rác thải ở các nước trên thế giới và Việt Nam: 19

4.1. Mô hình quản lý rác thải ở Nhật Bản. 19

4.2 Mô hình quản lý rác thải ở Singapore. 20

4.3. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội: 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 24

I.Tổng quan về thành phố HD 24

1. Điều kiện tự nhiên 24

1.1. Vị trí địa lý 24

1.2. Diện tích tự nhiên 25

1.3. Địa hình 25

1.4. Khí hậu 25

1.5. Địa chất 25

2. Kinh tế- xã hội 26

2.1. Điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội: 26

2.2. Tình hình phát triển kinh tế 27

2.3. Xã hội 28

II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 29

1. Nguồn thải: 29

1.1. Phân loại rác 29

2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 34

2.1. Tích luỹ và thu gom: 35

2.2. Vận chuyển rác: 37

2.3. Xử lý và giải quyết rác thải: 38

3. Thực trạng hệ thống các bãi thải tại thành phố Hải Dương: 41

3.1. Các điểm tập kết rác tạm thời: 41

3.2.Bãi chôn lấp rác Soi Nam- phường Ngọc Châu 44

3.3. Ảnh hưởng của các bãi thải đến môi trường: 47

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 50

I.Dự báo lượng rác thải tại thành phố Hải Dương năm 2010 50

1.Dự tính lượng rác thải đến năm 2010: 50

2.Căn cứ để lập dự báo: 50

II.Các giải pháp cụ thể 51

1.Các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách: 51

2.Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải 52

3.Giải pháp về mặt kĩ thuật. 54

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 59

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả tiền phí khác nhau cho công tác vệ sinh môi trường. 4.2 Mô hình quản lý rác thải ở Singapore. *Thu gom vận chuyển : Singapore là một quốc gia được coi là có chính sách môi trường tốt nhất, môi trường ở đây được xem là xanh sạch nhất thế giới. Tại đây, rác được thu gom ở các khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan, công sở đều được phân loại ngay trước khi đưa thải vào bãi rác. Rác đươc phân loại thành 2 loại chính là chất có thể tái chế và chất không thể tái chế. - Đối với chất thải có thể tái chế được sẽ được tập trung đưa vào nhà máy tái chế để thực hiện việc tái chế. - Đối với các chất thải không thể tái chế thì được thu gom vận chuyển tại các trạm trung chuyển rồi đưa vào nhà máy xử lý rác thải. Hoặc có thể được chuyển trực tiếp vào nhà máy xử lý. Tại nhà máy xử lý, rác được vận xử lý chủ yếu bằng phương pháp thiêu đốt. Việc vận chuyển được trang bị xe hiện đại, hầu hết là xe trọng tải 5-7 tấn. Nhà máy xử lý rác ở phía đông và phía nam. Nên để tiết kiệm việc vận chuyển thì Singapore xây dựng các trạm trung chuyển. Rác thu gom được chuỷên bằng các máy ép vào các container và được xe tải chuyển đến nhà máy xử lý. Thực hiện công tác thu gom vận chuyển gồm có cả nhà nước và tư nhân tham gia :cơ quan nhà nước gồm các tổ chức thuộc Bộ môi trường thực hiện thu gom chủ yếu ở các khu dân cư và các công ty. Còn các bộ phận tư nhân tham gia công việc này thì thu gom chủ yếu là chất thải công nghiệp và thương mại. *Xử lý rác : Công nghệ xử lý rác thải tại Singapore là công nghệ hiện đại chủ yếu là thiêu đốt. Năng lượng được sinh ra trong quá trình thiêu đốt dùng để phát điện …Hiện nay Singapore có 5 nhà máy thiêu huỷ rác ,trong khi đốt thì chất thải như khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc khí bụi trước khi thải vào không khí bằng các phương tiện hiện đại. *Việc thu phí. Trong công tác thu phí, Singapore đã sử dụng khá sớm và có hiệu quả các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường. Công cụ kinh tế quan trọng nhất được sử dụng ở Singapore là hệ thống thuế nước thải thương mại. Hệ thống thuế nước thải của Singapore đánh vào các loại nước thải của tất cả các ngành công nghiệp và gồm các loại phí áp dụng cho các chất oxi hoá (BOD) và chất rắn lơ lửng (TSS). Dựa vào nồng độ BOD và TSS, người ta xác định mức phí khác nhau. Khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn môi trường đã qui định. người thải nước thì phải trả thuế luỹ tiến. Điều đáng chú ý ở đây là mức phí như nhau được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và các xí nghiệp, không phân biệt xí nghiệp cũ hay xí nghiệp mới. Mức phải trả luỹ tiến đối với các chất BOD hoặc TSS phụ thuộc vào nồng độ của chúng có trong nước giới hạn từ 401-1800mg/l . Mức cụ thể như sau : Đối với BOD : từ 401 -600mg/l là 0.08USD /m3 Từ1601-1800mg/l là 0.59USD/m3 - Đối với TSS : Từ 401-600mg/l là 0.07 USD/m3 Từ 1601-1800mg/l là 0.49USD/m3 Còn đối với các nồng độ BOD và TSS nằm giữa 2 mức này thi lệ phí tăng lên 200mg/l một cấp. 4.3. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội: * Thu gom và vận chuyển rác thải: Tại Hà Nội, việc thu gom được tiến hành theo các phương pháp sau: Thu tại các bể chứa xây cố định, sau đó xe ô tô chuyên dùng đến vận chuyển đi Thu bằng xe đẩy tay gõ kẻng rồi đưa lên xe chuyên dung lớn chở đi về bãi chôn lấp. Thu bằng thùng rác container đặt gần như cố định tại các điểm dân cư rồi sau đó xe chở đi. Thu bằng xe ô tô chở rác có nắp đậy, kết hợp với xúc thủ công ở các điểm thông lệ nơi dân cư thường đổ, sau đó chở về nơi xử lý. * Xử lý rác: Việc xử lý rác tại Hà Nội chủ yếu thực hiện theo phương pháp chôn lấp và ủ lên men. Chôn lấp rác thải: Được tiến hành ở các bãi đất trống hoặc hồ cạn nằm ở vùng ngoại vi thành phố. Hiện tại rác thải của thành phố Hà Nội chủ yếu được vận chuyển vào bãi rác ở Sóc Sơn. ủ lên men và thổi khí cưỡng bức tại nhà máy phân rác Cầu Diễn. Nhà máy sử dụng công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ. * Thu phí: Hiện nay, tại Hà Nội, việc thu phí chủ yếu được thực hiện bởi: thu phí của người dân theo quy định và thu phí của cơ quan,xí nghiệp, theo hợp đồng.Nhưng thực trạng tồn tại là người dân thanh toán phí này như là một loại phí không bắt buộc,đây là nguyên nhân gây ra hậu quả kém của việc thu phí. Một số cơ quan, xí nghiệp vẫn không thực hiện đúng nguyên tắc trong hợp đồng. Vì vậy, thu phí của người dân và của cơ quan, xí nghiệp phải được thực hiện cùng với trách nhiệm của thành phố: nếu như nhân dân không đủ giầu để trả tiền thì chính phủ với trách nhiệm của mình, phải cân đối bằng cách bao cấp phần thiếu hụt. Việc thu tiền các hợp đồng phải được thành phố ủng hộ bằng cách bắt buộc tất cả các xí nghiệp kí hợp đồng về quyền sử dụng rác và phạt nặng những trường hợp không tuân thủ.Ngoài ra,còn một số nguồn thu khác như:bán phân ủ, bán hàng hoá tái sinh,tiền cước bao bì cho các sản phẩm tái sinh hoặc sản phẩm độc hại... Thông qua những mô hình quản lý rác thải ở 2 nước Nhật Bản, Singapore và thành phố Hà Nội chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó có thể áp dụng những phương pháp quản lý thích hợp trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Dương. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG I.Tổng quan về thành phố HD 1.  Điều kiện tự nhiên Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên, cảnh quan của thành phố Hải Dương đang bị tác động mạnh theo chiều hướng tiêu cực, biến đổi sâu sắc nên những yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội là những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc thu gom, xử lý và quản lý rác thải cũng như các bãi thải đô thị. 1.1.  Vị trí địa lý Thành phố Hải Dương là Thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gới hạn trong khoảng 20o36’ đến 21o15’ vĩ độ bắc, 105o53’đến 106o36’ kinh độ Đông. Hải Dương là điểm trung chuyển giữa Thành phố cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Dọc theo quốc lộ 5, thành phố Hải Dương cách Hà Nội 57km về phía Tây và cách Hải Phòng 45km về phía đông. Phía bắc của thành phố có 20 km đường quốc lộ 18 chạy ra cảng Cái Lân. Đường 18 tạo điều kiện giao luư hàng hoá từ nội địa vùng bắc bộ, từ tam giác phát triển kinh tế phía bắc ra biển và giao luư với các nớc trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển hành lang công nghiệp của thành phố. 1.2.   Diện tích tự nhiên Thành phố Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1661km2, chiếm 2.18% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tiếp giáp 6 huyện, phía bắc huyện Nam Sách, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ. 1.3.    Địa hình Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí địa hình tương đối bằng phẳng, thấp trũng, chỉ có 1 phần đồi núi thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn chung địa hình Hải Dương thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, tất cả hầu nh nghiêng hẳn theo hớng Tây Bắc- Đông Nam, riêng vùng đồng bằng độ cao chênh lệch từ 0.4 đến 0.5km. Toàn bộ địa hình phân bố theo hướng dốc tự nhiên về sông Thái Bình và sông Kẻ Sặt, địa hình bị chia cắt bởi ao, hồ, kênh rạch tự nhiên và nhân tạo trong quá trình phát triển đô thị 1.4.    Khí hậu Thành phố Hải Dương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh ít mưa, mùa nóng ma nhiều, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23.40C. Lợng mưa trung bình hàng năm là 84%. Mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng từ 16.1- 20.80C Mùa hè: Từ 23.1- 29.10C Thành phố Hải Dương có 2 hướng gió chính: Đông Bắc( xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam( từ tháng 5 đến tháng 10) 1.5. Địa chất Khu vực thành phố Hải Dương là vùng trầm tích đợc bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. -    Địa chất công trình: Cấu tạo địa tầng tại khu vực thành phố gồm: + Lớp mặt( khoảng 1m) là lớp á sét đến lớp sét(khoảng 0.7m) + Lớp á sét ( khoảng 1.3m) + Lớp bùn ( khoảng 2.2m) +Lớp sét pha ( khoảng 6.5m) + Lớp cát pha, bùn lầy Càng xuống sâu đất càng yếu, chỉ có khả năng xây dựng công trình thuận lợi trong khoảng địa tầng dày 10m trở lại -  Về địa chất thuỷ văn: trong khu vực Thành Phố còn có nguồn nước ngầm mạch nông lớn nhng chất lợng nớc kém, không có khả năng khai thác nước ngầm mạch sâu trong phạm vi thành phố hiện nay. 2.  Kinh tế- xã hội 2.1.  Điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội: a.                   a. Tình hình dân số và xã hội Thành Phố Hải Dương có 11 phường và 2 xã với tổng số dân là 1.7 triệu người, với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 0.9% thấp hơn gia tăng dân số tự nhiên của cả nước(1.2%). Với 92.99% dân cư sống trong nội thành và 7.11% sống ở ngoại thành tạo cho Hải Dương một nguồn lao động dồi dào. Trong đó có 5% lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên có thể đáp ứng đợc yêu cầu công việc b.                  b. Nguồn lực tự nhiên: Nhìn chung Thành phố Hải Dương rất nghèo về tài nguyên khoáng sản chỉ có một số khoáng vật dùng cho xây dựng như cát, đất... c.    Chính trị- văn hoá- xã hội Với một nền chính trị ổn định, an ninh, con người sống giản dị, văn minh, cần cù, chịu khó, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật nên thành phố Hải Dương có một nền văn hoá lâu đời với những sắc thái đặc trưng. Đây là một yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội hiện tại và tương lai 2.2.   Tình hình phát triển kinh tế Do mới tách tỉnh, điều kiện đầu t còn hạn chế nên tình trạng kinh tế của thành phố còn thấp kém, cơ sở hạ tầng cha phát triển đồng bộ. Tuy nhiên vì thành phố Hải Dương nằm xen giữa, giao luư và hội nhập kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nên đã thu được những thành tựu rất đáng kể a.     Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hải Dơng bao gồm các xí nghiệp công nghiệp địa phương như cơ điện, cơ khí, giày da, sửa chữa ô tô. .. và các xí nghiệp công nghiệp trung ương như: Nhà máy Sứ, công ty đá mài, nhà máy bơm... Theo điều tra năm 2000, trên địa bàn thành phố có 16/35 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động( bằng 45.7% tổng số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trong tỉnh), 37/71 doanh nghiệp địa phương ( bằng 52%). Tuy nhiên trong những năm gần đây các dự án công nghiệp còn rất ít, một số triển khai chậm, công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng nhanh. b.     Nông nghiệp Thành phố Hải Dương có 1886ha diện tích đất nông nghiệp, 2045 hộ dân( bằng 0.54% số hộ toàn tỉnh ), hàng năm tham gia sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội thành. Chủ yếu là hoa quả, rau,. .., trồng đào ở phường Hải Tân, chăn nuôi phát triển mạnh ở xã Tứ Minh. Bên cạnh sự tăng trưởng của cả nước thì nền kinh tế thành phố Hải Dơng đã và đang có tốc độ tăng trưởng tơng đối cao, giá trị tổng sản phẩm GDP tăng từ 7-12% mỗi năm, đời sống dân cư tại thành phố đã đồng thời được nâng cao 2.3.    Xã hội Thu nhập bình quân đầu người tăng lên mỗi năm dẫn đến đời sống nhân dân được nâng cao: Năm 1995: 290 USD/ người /năm Năm 1997: 360 USD/ người / năm Năm 2000: 500 USD/ người / năm Năm 2005: 650 USD/ người/ năm Tất cả 13 đơn vị hành chính, 11 phường, 2 xã đều được dùng điện sinh học 24/24h, được sử dụng nớc sạch 96-100%, phương tiện sinh hoạt, truyền thông tương đối đầy đủ Tuy vậy Chất thải rắn không đợc thu gom và xử lý kịp thời đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan đô thị và sức khoẻ dân cư nhất là dân cư gần các điểm tập kết rác tạm thời, đặc biệt ở những nơi nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm như dân cư phường Hải Tân- nghĩa trang Cầu Cương và bãi rác Cầu Cương cũ, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý và quản lý một cách đúng đắn. Như vậy, thành phố Hải Dương có một nền kinh tế- xã hội phát triển và ổn định. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng hiện tại các giải pháp quản lý, dự án quản lý đang và sẽ được triển khai nhằm ổn định xã hội phát triển kinh tế bền vững. Song song với nó là hiện trạng môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Để phát triển bền vững không còn cách nào khác là bảo vệ môi trường sống. Mọi hậu quả kinh tế, xã hội tác động tới môi trường phải được ngăn chặn cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục lâu dài. II.     Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 1. Nguồn thải: Thành phố Hải Dương là đô thị lớn nhất của tỉnh Hải Dương. Gần 5 phường và 7 xã ngoại thành với tổng diện tích 3555.64ha trong đó có ngoại thị 3269.78ha.Trong thành phố đất ở là 186.8ha và đất công cộng là 20ha. Thành phố có 61 đường phố với tổng chiều dài 31.900m, vỉa hè 172.682m2. Tổng dân số của thành phố là 75.000 ngời. Cho đến năm 2004, một số khu đô thị và các đường phố mới đã đợc hoàn thiện. Do đó lượng rác so với năm trước tăng lên đáng kể.  Bảng 1: Tổng khối lượng rác thu gom được tại thành phố Hải Dương thống kê từ năm 2000-2005 Năm Số chuyến Tổng khối lượng rác(m3) Năm 2000 9908 53705 Năm 2001 9259 57681 Năm 2002 8529 66771 Năm 2003 10064 84459 Năm 2004 9751 101174 Năm 2005 9909 108170 1.1. Phân loại rác Thành phố Hải Dương bao gồm các khu công nghiệp, khu bệnh viện, khu dân cư. ..Do đó theo tính chất của thành phố, thành phần rác thải cũng bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải độc hại (chất thải độc hại nằm trong chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện) Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là sản phẩm tất yếu phải có do chính bản thân con người và các hoạt động của con người, nó bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải đường phố, chợ... Rác thải sinh hoạt và rác thải đường phố có thành phần thay đổi theo mùa, theo khu vực và theo mức sống của nhân dân. Cụ thể vào thời gian từ tháng 8 đến tháng11 của năm rác chứa nhiều lá cây, vỏ cây, vỏ quả và rau... Tại các khu trung tâm Thơng mại- nơi có mức sống cao, thành phần rác thải chứa nhiều giấy, bao gói, nhựa, da, cao su...Còn ở các khu lao động thì chứa rất nhiều đất, đá, tro, cộng rau... Bảng 2: Lượng rác thải thu gom đợc của thành phố Hải Dương (năm 2005) Loại rác Thể tích Trọng lượng m3/ngày đêm m3/ năm Tấn/ngày đêm Tấn/năm Rác thải tại các hộ gia đình 210 7665 98,7 36025 Rác đờng, rác chợ 86 31520 40,42 14814 Theo số liệu phân tích thì độ ẩm trung bình của rác từ 50- 70%, tỷ trọng rác trung bình từ 0,35- 0,42 tấn /m3. Lượng rác tạo thành từ 200- 300 m3/ ngày đêm. Tổng lượng thu gom đợc là 110- 170 m3/ngày đêm (chiếm khoảng 70% lượng rác tạo thành)  Bảng 3: Đặc điểm thành phần của rác thải sinh hoạt ( năm 2005) STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Rác hữu cơ (dễ phân huỷ) 46,15 2 Giấy, gỗ 2,45 3 chất dẻo 0,72 4 kim loại 0,95 5 Thuỷ tinh 0,32 6 phần vụn 37,27 7 Gạch đá 12,14 Chất thải công nghiệp: Chất thải công nghiệp là của cải vật chất đợc loại ra do quá trình sản xuất công nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 1998- 2000 lượng rác thải công nghiệp ở một số đơn vị,công ty, nhà máy trong khu vực thành phố thể hiện ở bảng sau:  Bảng 4: lượng rác thải công nghiệp ở một số cơ quan trong khu vực thành phố Tên nhà máy Chất thải rắn Lượng tạo thành (Kg/ ngày) Lượng thu gom ( kg/ ngày) Công ty dệt may Xốp, da giả, cao su 150 - Công ty đá mài Xỉ than 2000 1800 Công ty công nghiệp Sao mai Phôi bào 300 300 Xí nghiệp giày xuất khẩu Vải, xốp, cao su bỏ 120 100 Công ty sứ Hải Dương Mảnh vụn sứ, bã cao lanh 1500 - Như vậy, rác thải công nghiệp thu gom đợc khoảng 87%  Chất thải bệnh viện: Chất thải bệnh viện đã và đang là vấn đề mà cả thế giới đặc biệt là tổ chức y tế thế giới (WHO) đặc biệt quan tâm. Lượng chất thải ở các bệnh tăng đáng kể mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ là nguy cơ cho toàn thể nhân loại. Hiện nay ở thành phố Hải Dương có 5 bệnh viện lớn với tổng số 1130 giường bệnh. Kết quả điều tra phế thải bệnh viện thành phố Hải Dương từ năm 2005 đợc thể hiện ở bảng sau:  Bảng 5: Kết quả điều tra phế thải các bệnh viện của thành phố Hải Dơng Bệnh viện Số giường bệnh Lượng rác tạo thành (m3/ ngày đêm) Lượng thu gom (m3/ ngày đêm) Lượng lây lan độc hại (m3/ngày đêm) Bệnh viện đa khoa Hải Dương 500 4,5 4,5 1,2 Trung tâm y tế thành phố 90 1,8 1,8 0,45 Bệnh viện lao 120 2,55 2,55 0,6 Viện 7 300 3,0 3,0 0,9 Bệnh viện y học dân tộc 120 1,8 1,8 0,6 Tỷ trọng (Tấn/ m3) 0,15 0,15 0,15 0,18 Tổng lượng 1130 13,65 13,65 3,75 Lượng rác thải bệnh viện và rác thải y tế đều đợc phân loại và thu gom, riêng rác thải y tế được bệnh viện xử lý bằng lò đốt ngay tại bệnh viện 2.  Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương Rác thải đô thị trên địa bàn các thành phố trong cả nước nói chung và của thành phố Hải Dương nói riêng đang có chiều hướng tăng bên cạnh quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hoá... Lượng rác thải rắn ấy sẽ trở thành mối nguy hại nếu như không được thu gom, xử lý và quản lý một cách kịp thời, hợp lý. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi thành phố, địa phương phải có 1 hệ thống các cơ quan có công nghệ kỹ thuật phù hợp với điều kiện ở địa bàn mình sao cho hiệu quả nhất, kinh tế nhất. ở Hải Dương cơ quan trực tiếp quản lý và xử lý rác thải là công ty môi trường đô thị thành phố. So với các thành phố khác thì lượng rác thải trên địa bàn thành phố Hải Dương thu gom được ít hơn nhiều: Hải Dương: 150- 160 m3 rác/ ngày Hải Phòng: 450-500 tấn rác/ ngày Việc quản lý rác thải rất quan trọng, nó làm đẹp mỹ quan Thành phố, giữ không khí trong lành và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng... Chính vì vậy trong điều kiện này bên cạnh việc phát triển kinh tế thì thành phố Hải Dương đã và đang áp dụng một hệ thống quản lý chất thải rắn bớc đầu có hiệu quả tốt, xây dựng một số điểm tập kết rác tạm thời tại các phường trên địa bàn thành phố. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đây đã là một cố gắng đáng kể trong khi nền kinh tế của thành phố chưa thực sự phát triển. Việc quản lý chất thải rắn được xem như một trách nhiệm luôn phải thực hiện. Các hoạt động chính của quản lý chất thải rắn thành phố Hải Dương là: 2.1. Tích luỹ và thu gom: Loại quy trình tích luỹ và thu gom rác thải, việc lựa chọn nơi chứa rác là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.Tích luỹ rác có 2 loại là: tích luỹ đơn vị (tíh luỹ trong gia đình) và tích luỹ công cộng (nơi tích luỹ chung của các gia đình) Tổ chức thu gom rác thải đô thị là một công việc phức tạp vì nơi sản xuất ra rác là các khu nhà ở, các nhà máy, xí nghiệp, khu thơng mại... Quá trình tạo ra rác là ở khắp mọi nơi, mọi lúc do đó chi phí cho việc thu gom rác là rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương do công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương đảm nhận. Công ty có 216 lao động với 188 xe đẩy tay, 05 xe ép rác của Nhật Bản dung tích thùng 9m3, 01 xe hút phốt mới đợc thay thế cái cũ đã hỏng và lỗi thời, ngoài ra công ty vừa mới tiếp nhận 2 xe ép rác hiện đại do thành phố Montreuil-Pháp gửi tặng với công suất tối đa là 162KW, 2400 vòng/ phút. Để phù hợp với thực tế và yêu cầu công việc, công ty chia thời gian làm việc đối với ngời lao động trực tiếp thành 2 ca, cụ thể: Ca1: Bắt đầu từ 3h- 6h30 sáng Ca 2: Bắt đầu từ 17h- 21h 30 chiều tối Hàng ngày, đến giờ làm việc các công nhân thuộc các đội thu gom 1và 2 đẩy xe dọc các tuyến đường mình phụ trách làm nhiệm vụ quét dọn và thu gom rác thải để đa đến các điểm tập kết rác tạm thời tại các phờng trước khi vận chuyển xuống bãi chôn lấp rác Soi Nam- phờng Ngọc Châu. Năm 2005, số liệu ớc tính hết ngày 31/12/2003 công ty môi trường đã thu gom vận chuyển đợc 9909 lượt chuyến tương đương với 108170 m3 rác, so với năm 2004 là 101174 m3 tăng 6996 m3 tương đương 6,92% khối lượng rác phục vụ trong năm 2004. Ngoài 2 ca chính trực tiếp thu gom rác trên 100 tuyến đường phố công ty còn tăng cường phục vụ thu gom vận chuyển lượng rác ban ngày và rác phát sinh trên đường phố chính của thành phố cũng như tổ chức lực lượng, phương tiện để giải toả vận chuyển toàn bộ số lượng rác do nhân dân thuê nhân lực thu gom trong các ngõ, xóm, các tuyến đường, khu vực dân c ở ngoại thành và các khu đô thị mới Chất lượng công việc, thời gian lao động, ý thức trách nhiệm của công nhân các đội thu gom, cặp gắp, vận chuyển có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng rác tồn đọng tại các điểm tập kết rác tạm thời qua đêm cơ bản đã đợc khắc phục và chấm dứt. 2.2. Vận chuyển rác: Được sự đồng ý của UBND Tỉnh và Thành Phố Hải Dương, hiện nay rác thải được tập kết tại 7 điểm trong toàn thành phố, đó là: 1/ Điểm tập kết rác tạm thời cạnh công ty Thị Chính- phường Lê Thanh Nghị 2/ Điểm tập kết rác tam thời đường Ngô Quyền- phường Thanh Bình. 3/ Điểm tập kết rác tạm thời phường Hải Tân 4/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Đá Mài- phường Bình Hàn 5/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực lắp máy 69-3- phường Bình Hàn 6/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Phú Lương- phường Ngọc Châu 7/ Điểm tập kết rác tạm thời Di Dân (sau trường PTTH Nguyễn Trãi) – phường Quang Trung Tại các điểm tập kết rác tạm thời này rác được lưu giữ đến 6h30 sáng sau đó được đảm bảo dọn sạch trả lại sự sạch sẽ cho mỹ quan thành phố Rác được xúc lên xe vận chuyển bởi 4 tổ trong đội xúc, vận chuyển (đội xúc, vận chuyển có tổng 36 công nhân với 1 đội trưởng và 1 đội phó), mỗi tổ gồm 9 ngời, cuối cùng rác được xe vận chuyển đến bãi rác chính Soi Nam- phờng Ngọc Châu. Hình1: Sơ đồ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn 2.3. Xử lý và giải quyết rác thải: Sau khi lựa chọn được phương thức thu gom và vận chuyển cần phải nghĩ tới vấn đề xử lý và giải quyết rác thải. Đó là việc giảm thể tích, giảm tối thiểu các nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường và tăng tối đa mức lợi nhuận nhờ tái tạo, phục hồi năng lợng và cải tạo đất. Để đạt mục đích trên, cần kết một số quá trình và phơng pháp sau: -         Tái chế -         Giảm thể tích bằng phơng pháp nghiền và nén chặt -         Kiểm soát nơi đổ rác -         Làm phân compost -         Đốt rác -         Khôi phục tài nguyên *         Tái chế: Không phải tất cả rác thải đều được tái chế hay tạo ra năng lượng. Trong tái chế rác, việc phân loại là rất cần thiết, nó có thể thực hiện bằng tay hay bằng thiết bị cơ học như phân loại bằng quạt, khí, từ tính, sàng lọc. Một số thành phần rác thải như kim loại, thuỷ tinh, giấy, vật chất hữu cơ... có thể tách riêng hoặc trực tiếp sử dụng sau khi xử lý thêm. Cách khác để tiến hành phân loại ngay tại nguồn, thu riêng từng loại phế liệu. Cách này thuận lợi nhiều hơn nhưng phải có sự cộng tác của quần chúng nhân dân vì vậy chỉ nên áp dụng rộng rãi sau khi đã tiến hành thử nghiệm tại một địa bàn nào đó. Việc thu gom tách các chất vụn bã hữu cơ cũng cần phải xem xét để tiến hành làm phân vi sinh *         Giảm thể tíhh và nén chặt: Biện pháp này nhằm cải tạo điều kiện nơi chứa rác. Tuy nhiên sự thích hợp sử dụng các phương tiện ép bị hạn chế ở phần lớn các nớc đang phát triển vì giá thành cao. *      Kiểm soát nơi đổ rác: Đây là biện pháp kinh tế và phù hợp nhất của việc xử, giải quyết các chất thải đô thị ở những nớc đang phát triển. Nếu thiết kế bãi rác theo đúng nguyên lý thì việc cải tạo điều kiện vệ sinh nơi đổ rác sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con ngời, cho phép cải tạo đất ở vùng lầy và các khu vực thích hợp khác. Vì vậy trong quản lý, thiết kế xây dựng bãi thải cần quan tâm đến các yếu tố sau:  -         Diện tích đất -         Tác động chế biến và tái chế rác -         Khoảng cách chuyên chở -         Điều kiện địa hình, khí hậu, thuỷ văn, địa chất, thuỷ địa chất, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện môi trờng địa phương Trong việc kiểm soát bãi thải cần chú ý: Vị trí bãi rác trong quan hệ khoảng cách vận chuyển, rủi ro do ô nhiễm nước ngầm, nước mặt do nước rỉ bẩn của bãi rác tạo ra. Trong nước đó co chứa nồng độ cao các vi khuẩn và tác nhân ô nhiễm hoà tan hữu cơ hoặc vô cơ (BOD, N) cùng các chất độc hại, hướng gió thịnh hành. Để giảm thiểu sự ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do bãi rác tạo ra, các nơi đổ rác cần phải chọn lọc kỹ thông qua việc khảo sát địa chất, thuỷ văn ở khu vực đó Chi phí vận hành bãi thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh tính cố định, địa hình, thuỷ văn, khả năng cung cấp vật liệu phụ, sử dụng đất sau cùng Có thể thu hồi khí Mêtan từ những bãi rác có chứa phần lớn các vật chất hữu cơ. Việc lựa chọn vị trí bãi thải phải đợc xét ngang với quy hoạch phát triển khu dân cư để tránh những phiền hà từ bãi rác hoặc do việc vận chuyển rác gây ảnh hưởng cho dân cư xung quanh *            Sử dụng rác làm phân compost: Quá trình chuyển phân hữu cơ của bãi thải thành phân compost, cải tạo bãi rác có thể thành phân hoá học, nâng cấp cấu trúc đất nông nghiệp và có thể kìm sự xói mòn đất sờn dốc, mang lại những giá trị nông nghiệp *            Đốt rác: Đốt rác có thể làm giảm thể tích của các chất thải rắn khoảng từ 90- 95% và tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật gây bệnh 3. Thực trạng hệ thống các bãi thải tại thành phố Hải Dương: 3.1. Các điểm tập kết rác tạm thời: Điểm tập kết rác tạm thời cạnh công ty lắp máy 69-3 (phường Bình Hàn) Phường Bình Hàn từ khi đợc thành lập đến nay vẫn cha có bãi thu gom rác tạm thời để vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt45.doc
Tài liệu liên quan