Chuyên đề Các biện pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng ở công ty Vật tư- Nông sản trong những năm tới

Trước tình hình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhà nước xoá bỏ hạn ngach, xoá bỏ đầu mối nhập khẩu phân bón đã tạo cho công ty vật tư nông sản vừa có thuận lợ, vừa có cơ hội, vừa có thách thức lớn trong hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của công ty Vật tư- Nông sản trong năm 2002 và thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi lãnh đạo công ty và toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên cần nâng cao năng lực lãnh đạo vvà thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo công ty về mọi mặt, phát huy thành tích đã đạt được trong năm 2001, nhìn thẳng vào sự thực, kiên quyết khắc phục những tồn tại yếu kém.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng ở công ty Vật tư- Nông sản trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể của đại diện bán hàng. Tố chất cá nhân, kinh nghiệm và quá trình huấn luyện đại diện bán của mình chính là cơ sở để quản trị teo nguyên tắc này. Tuy nhiên, kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của cả hệ tống bán hàng hay hoạt động của từng cá nhân đại diện bán hàng là một yêu cầu không thể thiếu được trong quản trị bán hàng. Thông qua hệ thống giám sát và các tầng giám sát của hệ thống bán, hành vi và kết quả hoạt động của từng bộ phận và từng cá nhân trong hệ thống bán hàng phải được kiểm soát và đanh giá theo thương vụ va từng thời gian thích hợp. * Mức độ giám sát : Đối với từng bộ phận khác nhau của lực lượng bán hàng có thể khác nhau: - Lực lượng bán hàng của công ty được giám sát chặt chẽ và liên tục hơn nhiều so với các đại lý bán hàng có hợp đồng hưởng hoa hồng. - Bộ phận bán hàng trọng điểm ( nhóm hàng trọnge điểm/ khách hàng trọng điểm / thị trường trọng điểm) được giám sát chặt chẽ hơn các bộ phận còn lại. * Phương pháp chỉ đạo bán hàng. Có thể thực hiện theo nhiều dạng để đạt đến hiệu quả: - Ra mệnh lệnh – quyết định cá nhân của người quản trị - Trao đổi, thảo luận tìm hướng giải quyết giữa lãnh đạo và thực hiện. - Động viên đại diện bán hàng phát huy sáng kiến và đề xuất ý kiến cá nhân để giải quyết vấn đề. - Giao quyền tự định cá nhân ( nhóm) và kiểm soát hiệu quả công việc ( tự quản trị). * Cơ sở để chỉ đạo bán hàng Các hạn ngạch chỉ tiêu bán hàng, chi phí lợi nhuận Định mức thời gian làm việc và phân bổ thời gian hoạt động của đại diện bán hàng: + Thời gian gặp gỡ khách hàng hiện tại + Thời gian gặp gỡ khách hàng tiềm năng + Thời gian gặp gỡ xã giao + Thời gian gặp gỡ trao đổi thương vụ + Thời gian bán hàng trực tiếp 4. Động viên các đại diện bán hàng – thi đua đạt thành tích cao Kết quả hoạt động của lực lượng bán hàng chịu tác động mạnh mẽ của chương trình động viên, khuyến khích các đại diện bán hàng của doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa động viên và kết quả bán hàng có thể được mô tả qua mô hình cơ bản : Động viên tốt nỗ lực cao thành tích lớn khen thưởng đúng hài lòng * Các yêu cầu động viên: - Có mục tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng - Có thời gian - Phù hợp với chiến lược phát triển/ tình huống - Đúng lúc ( thưởng ngay/ phạt ngay) - Chính xác( công bằng) - Đảm bảo tính linh hoạt * Các hình thức động viên: - Thưởng phạt bằng tiền , hiện vật - Công nhận sự đóng góp về tinh thần ( danh hiệu ) - Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp 5. Đánh giá các đại diện bán hàng Việc phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng của các đại diện bán hàng được thực hiện cho từng cá nhân và bộ phận bán hàng. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc phân tích đánh giá, tổng kết tình hình chung của toàn doanh nghiệp. Ngoài các yếu tố mang tính chi tiết cục bộ, có thể sử dụng các phương pháp và tiêu thức chung khi đánh giá hoạt động bán hàng của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng của từng đại diện bán hàng V- Phân tích và đánh giá kết quả bán hàng 1. Nội dung đánh giá hoạt động bán hàng * Đối tượng đánh giá: - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau: - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng tổng quát ( cấp doanh nghiệp) - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng của một bộ phận (cấp khu vực) - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng của từng cá nhân đại diện bán hàng * Nội dung đánh giá: Khi đánh giá hoạt động bán hàng ở từng mức độ, có thể tiến hành phân tích, đánh giá theo các nội dung: - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng theo mục tiêu( kế hoạch và thực hiện, hiện tại và quá khứ) - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng về số lượng doanh số bán theo khối lượng/giá trị. - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng về chất lượng hành vi cư xử, quan hệ với khách hàng, kết quả phát triển khách hàng , thị trường. - Phân tích, đánh giá hoạt động bán hàng theo sản phẩm, khu vực thị trường, khách hàng. 2. Các nguồn thông tin phục vụ đánh giá. Nguồn thông tin, dữ liệu được dùng để đánh giá thường gồm hai dòng chính: * Dòng thuận: Các thông tin được sử dụng để xây dựng kế hoạch bán hàng Các mục tiêu, hạn mức, các quyết định chỉ đạo giám sát bán hàng Các tiêu chuẩn đã được xác định và truyền đạt đến lực lượng bán hàng . Các thông tin này là tập hợp các dữ liệu đã được đưa ra trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng của doanh nghiệp ( thông tin thứ cấp). * Dòng phản hồi: Bao gồm tất cả các thông tin về kết quả và tình hình thực hiện bán hàng thực tế của doanh nghiệp mà giám đốc ( ban lãnh đạo): - Các báo cáo bán hàng ( quan trọng nhất). Các thông tin bổ sung từ quan sát trực tiếp, thư từ ,đơn khiếu lại của khách hàng, thăm dò dư luận khách hàng, kết quả trao đổi. Với các đại diện bán hàng .. Các thông tin nhận được từ các bộ phận nghiệp vụ khác của doanh nghiệp ( marketing, tài vụ …). 3. Phương pháp đánh giá. * Hình thức đánh giá: Đánh giá kết quả bán hàng thường thực hiện qua hai bước: - Tự đánh giá thành tích bán hàng của từng cá nhân và bộ phận - Đánh giá chính thức của lãnh đạo ( giám đốc bán hàng ) * Phương pháp cơ bản thường được sử dụng: + So sánh mức bán và các chỉ tiêu liên quan thực tế /kế hoạch ; hiện tại và quá khứ. + So sánh, xếp hạng thành tích của cá nhân, bộ phận bán hàng với nhau và tỷ trọng trên tổng thể. + Phân tích và đưa ra kết luận về kết quả bán hàng trong mối liên hệ với các yếu tố kích thích/ kìm hãm ( điều kiện thực hiện thực tế) có ảnh hưởng đến trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả. * Các chỉ tiêu đánh giá kết quả bán hàng thường được sử dụng: + Doanh số bán hàng ( bằng tiền mặt hoạc đơn vị khối lượng ): Doanh số bán theo khách hàng Doanh số bán theo khách hàng mới Doanh số bán theo sản phẩm Doanh số bán sản phẩm mới Doanh số bán theo khu vực Doanh số bán theo khu vực mới +) Chi phí bán hàng : chi phí bán hàng trên doanh số +) Lãi gộp +) Lợi nhuận ròng +) Dự trữ/dự trữ thuần +) Số khách hàng mới +) Số khách hàng mất đi +)Số đơn đặt hàng +) Doanh số bán hàng trên một khách hàng ( doanh số bán /số khách hàng). +) Lãi gộp trung bình +) Thị phần của doanh nghiệp : Doanh số bán của doanh nghiệp T= x 100(%) Doanh số bán của toàn ngành +) Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu bán(c) tổng doanh số bán thực hiện C= x100(%) Tổng doanh số bán kế hoạch +) Tỷ lệ chiếm lĩnh khách hàng(k) Số khách hàng của doanh nghiệp K = x100(%) Toàn bộ khách hàng ở các khu vực +) Bình quân số lượng một đơn vị đơn đặt hàng(D) Doanh số bán D = x 100(%) Số đơn đặt hàng +) Vòng quay của vốn( V1) Doanh số V1 = ( lần) Tài sản sử dụng +) Vòng quay vốn lưu động(V2) Doanh số V2 = ( lần ) Vốn lưu động +) Lãi gộp trên tài sản đang sử dụng( V3 - ROAM) Lãi gộp V3 = x 100 (%) Tài sản đang sử dụng +) Lợi nhuận còn lại( Lc) Lc = Lg– Cf1 –( Cf2+ Cf3) Lc: Lợi nhuận còn lại Lg: Tổng lãi gộp Cf1: Chi phí bán hàng trực tiếp Cf2: Chi phí của tài khoản phải thu Cf3: Chi phí hàng hoá tồn kho +) Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng: Được thực hiện thông qua các ý kiến phản hồi, đóng góp và nhận xét của khách hàng đối với doanh nghiệp, về bộ phận hay cá nhân đại diện bán hàng. Có thể dùng hình thực tổng hợp từ sổ góp ý, điều tra bằng các câu hỏi trực tiếp ( hội nghị khách hàng, mời cơm thân mật …) gián tiếp qua điện thoại, phiếu câu hỏi… +) Đánh giá định tính các đại diện bán hàng Bên cạnh kết quả hoạt động có thể phân tích bằng các chỉ tiêu định lượng( số lượng), cần tiếp tục đánh giá các yếu tố “ chất lượng” liên quan đến khả năng bán hàng và hoạt động bán hàng của các đại diện bán hàng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp. Trên cơ sở các tiêu thức xác định “ chất lượng” của đại diện bán hàng, tiến hành cho điểm theo từng tiêu thức và tổng hợp lại và xếp hạng đại diện bán theo các mức: Chương II- Thực trạng hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp thương mại. I- Đặc điểm của công ty Vật tư- Nông sản 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Theo quyết định của hội đồng quản trị tổng công ty vật tư nông nghiệp; căn cứ vào quyết định số 412 NN – TCCB/QD ngày 30/12/1995 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ; căn cứ vào tình hình hoạt động của tổng công ty vật tư nông nghiệp phê chuẩn quyết định thành lập công ty Vật tư- Nông sản. Công ty vật tư nông sản là thành viên của tổng công ty vật tư nông nghiệp, hạch toán độc lập có quan hệ gắn bó với tổng công ty và các đơn vị thành viên khác của tổng công ty trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản khác và sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo nhằm tập trung vốn và chuyên môn hoá; hợp tác trong sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo quyết định 1111 NN-TCCB/QĐ của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31/5/1997 về việc sáp nhập công ty vật tư- dịch vụ nông nghiệp vào công ty Vật tư- Nông sản. Công ty Vật tư- Nông sản có tên giao dịch quốc tế là: Agricultural Produce And Materals Company, viết tắt là APROMACO. Trụ sở chính đặt tại nhà số 14b Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu-Hà Nội Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty Vật tư- Nông sản Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toàn tìa vụ Các phòng ban khác Trạm KD tổng hợp Văn Điển Trạm KD tổng hợp Ngọc Hồi Kho số 1 Văn Điển Xưởng sản xuất bao bì Cửa hàng KD tổng hợp Cỗu giây Cửa hàng KD tổng hợp phương liệt Nhiệm vụ chủ yếu của công ty : Kinh doanh vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản và vật liệu xây dựng Sản xuất phân bón Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo Đại lý tiêu tụ hàng hoá Công ty được điều hành và quản lý trực tiếp bởi giám đốc công ty, đồng thời chịu tác động, quản lý của hội đồng quản trị của tổng công ty vật tư nông nghiệp Công ty chịu sự quản của nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đồng thơì chịu sự quản của các cơ quan được nhà nước giao thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước quy định của luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Quyền của công ty : công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực khác do tổng công ty vật tư nông nghiệp giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của tổng công ty giao, thực hiện sự điều chỉnh vốn và nguồn lực đã giao trong trường hợp cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn tổng công ty. Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo sự uỷ hoặc cho phép của tổng công ty theo quy định của pháp luật Công ty có quyền chuyển nhượng thay thế, cho thuê thế chấp, cầm cố tài sản của tổng công ty giao cho trên cơ sở có phương án trình tổng công ty và được tổng công ty phê duyệt trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Công ty có quyền tổ chức quản lý kinh doanh : + Công ty có quyền đề nghị tổng công ty xem xét quyết định việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty ; việc thành lập, tổ chức lại , giải thể các tổ chức trực tuộc công ty. + Trong khuôn khổ biên chế được tổng công ty cho phép, công ty có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng, kể cả cho thôi việc đối với công nhân viên đang công tác trong bộ máy quản lý của công ty. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh trong bộ máy quản lý của công ty và các đơn vị trực thuộc công ty; việc sắp xếp, áp dụng chế đọ tiền lương phải theo sự phân cấp của tổng công ty quy định trong điều lệ cụ thể của tổng công ty và công ty + Công ty có quyền kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao; có quyền mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường; trường hợp cần kinh doanh những ngành nghề khác phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. + Công ty có quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển không nằm trong những dự án do tổng công ty, công ty được tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện các dự án đó. + Công ty có quyền tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong những dự án do tổng công ty trực tiếp điều hành trong trường hợp này công ty phải tự1 huy động vốn và chịu trách nhiệm về tài chính. Công ty có quyền quản lý tài chính như sau: Được sử dụng vốn do tổng công ty giao và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời nhiêm vụ kinh doanh của công ty theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển và có hiệu quả. Trường hợp sử dụng nguồn vốn và các quỹ trái mục đích sử dụng thì được tổng công ty cho phép và theo nguyên tắc hoàn trả. Công ty được quyền huy động vốn và các nguồn tín dụng khác theo pháp luật, được thế chấp tài sản được giao quản lý tại ngân hàng để vay vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của công ty Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau thuế khi làm đủ nghĩa vụ đối với nhà nước lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển kinh doanh; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi; quỹ dự trữ tài chính… theo quy định của bộ tài chính, đồng thời để chia cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vao kết quả kinh doanh trong năm và trích nộp các quỹ tập trung của tổng công ty theo quy định của điều lệ tổng công ty và theo các quyết định của hội đồng quản trị. Được tổng công ty uỷ quyền thực hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng trong nước và nước ngoài nhân danh tổng công ty, công ty chịu trách nhiệm nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Được hưởng chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc chế độ ưu đãi khác của nhà nước, khi thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và chính sách giá cả của nhà nước không đủ bù đắp chi phí kinh doanh. Nghĩa vụ của công ty : Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiêu quả, bảo toàn vốn và phát triển các nguồn lực khác của tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh do tổng công ty giao cho công ty Thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hoạt động tài chính của công ty Nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật và của tổng công ty Thực hiện các khoản nợ phải thu phải trả với khách hàng Công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh: + Đăng ký kinh doanh và kinh doanh teo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước tổng công ty , trước khách hàng và trước pháp luật về hoạt động, về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm với nhiêm2 vụ của tổng công ty giao và nhu cầu thị trường + Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế với khách hàng + Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trương, an ninh + Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, chăm lo phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm nhiệm vụ kinh doanh của công ty. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của tổng công ty Mối quan hệ của công ty với tổng công ty : - Công ty chịu sư ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với tổng công ty như sau: + Nhận và bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực khác của tổng công ty giao, thực hiện quyết định về việc điều chưỉnh vốn và các nguồn lực khác do tổng công ty khi cân thiết + Được chủ động kinh doanh trên cơ sở phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh của tổng công ty + Trích nộp để hình thành các quỹ tập trugn của tổng công ty theo quy định của điều lệ công ty +Được công ty uỷ quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước theo quyết định của tổng công ty - Hội đồng quản trị và tổng công ty có quyên đối với công ty như sau: + Giao cho giám đốc công ty quản lý, điều hành hoạt động của công ty theo điều lệ của công ty đã được hội đồng quản trị tổng công ty phê chuẩn. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị; tổng giám đốc tổng công ty và trước pháp luật về hoạt động của công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc, pơhó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng + Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính; quy định định mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi ở công ty theo quy đinh của bộ tài chính + Trích lập một phần quỹ khấu hao cơ ản và lợi nhuận sau thuế theo quy định của bộ tài chín để thành lập các quỹ tập trung của tổng công ty dùng vào mục đích tái đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư ở các công ty thành viên. + Phê duyệt các phương án kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên doanh, bổ sung hoặc thu hồi một phần vốn; điều hoà các nguồn tài chính nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong tổng công ty trên nguyên tắc bảo đảm cho tổng tài sản của công ty khi bị rút vốn không bị thấp hơn so với tổng số nợ cộng với mức vốn đã được điều chỉnh tương ứng với nhiệm vụ được giao cho công ty + Phê duyệt các hình tức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo đảm đời sống, điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên của công ty + phê duyệt điều lệ công ty và hoạt động công ty; phân cấp cho giám đốc công ty về: tổ chức bộ máy quản lý của công ty ; tuyển dụng khen thưởng, kỷ luật, đề bạt công nhân viên chức; hạn mức tín dụng ( vay, cho vay, mua bán hàng chậm trả…) ; mua bán tài sản cố định, mua bá cổ phần, mua bán sáng chế, chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động liên doanh; những vấn đề khác có liên quan đến quyền tự chủ củan công ty theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước. Mỗi quan hệ với các cơ quan Nhà nước Chấp hành pháp luật , thực hiện các tiêu chuẩn, định mức – kỹ thuật phù hợp với các cấp ngành quốc gia. Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập giải thể doanh nghiệp ; các chính sách về tổ chức cán bộ; các chế độ về tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận,kế toán, thống kê. Thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động Thực hiện các quy đinh về bảo vệ môi trường và an toàn xã hội Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chế độ, chính sách của nhà nước tại công ty Mối quan hệ với chính quyền địa phương Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, công ty chịu sự quản lý của nhà nước; và chấp hành các quy định hành chính , các nghĩa vụ đối với chính quyền địa phương các cấp theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và bộ máy giúp việc của công ty Giám đốc công ty do hội đồng quản trị tổng công ty Vật tư nông nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc tổng công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Tổng giám đốc tổng công ty và trước pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của công ty, giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong công ty Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác của công ty theo phân công của giám đốc do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ điều hành được phân công. Kế toán trưởng là người giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề ghị của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc vằ pháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình ; có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc giám đốc thực hiện và hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc. Trưởng phòng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của giám đốc; chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm: + Trạm kinh doanh tổng hợp Văn Điển( Thanh Trì Hà Nội) + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Cỗu Giấy( quận Cỗu Giấy-Hà Nội) + Xưởng sản xuất bao bì Ngọc Hồi( Thanh Trì- Hà Nội) + Trạm sản xuất phân bón VIGECAM Giám đốc có nghĩa vụ và quyền hạn sau: Ký nhận vốn và các nguồn lực khác do tổng công ty giao để quản lý và sử dụng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổng công ty giao. Thực hiện sự điều chỉnh vốn của tổng công ty khi cần thiết để phục vụ chung của tổng công ty Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của tổng công ty giao và vốn tự huy động của công ty, xây dựng phương án sử dụng vốn của tổng công ty giao và phương án tự huy động vốn, tổ chức thực iện sau khi tổng công ty phê duyệt. Xây dựng kế hoạch 5 năm va hàng năm của công ty, dự án đầu tư, phương án liên doanh ( nếu có), đề án tổ chức quản lý của công ty, kế hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kết hợp kinh doanh với các đơn vị trong tổng công ty và các đơn vị khác trình tổng công ty phê duyệt. Điều hành các hoạt động của công ty, thực hiện các nhiệm vụ do tổng công ty giao và nhiệm vụ tự huy động vốn theo kế hoạch đã được duyệt; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty trước tổng công ty và trước pháp luật. Đề nghị tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật phó giám đốc, trưởng phòng các phòng chuyên môn nghiệp vụ và tương đương kế toán. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật phó trưởng phòng và các phòng chuyên môn và các chức danh tương đương. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các tổ chức trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ của công ty. Thực hiện đủ nghĩa vụ nộp thuế và nộp các khoản ngân sách khác theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ hoặc bất thường tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định của và yêu cầu của tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo đó o. Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, bộ máy điều hành của tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành của mình. Được áp dụng các biện pháp cần thiết vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sự cố…) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp. Tập thể người lao động trong công ty: Đại hội công nhân viên chức là hình thức trực tiếp để người lao động trong công ty tham gia quản lý công ty. Đai hội công nhân viên chức thực hiện các quyền sau đây: Tham gia thảo luận xây dựng thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với giám đốc công ty Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liân quan đến lợi ích của người lao động trong công ty Thảo luận góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý và kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động , cải thiện làm việc, đời sống vật chất, tình thần , vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của công ty Giới thiệu người tham gia vào các chức danh lãnh đạo công ty khi cần thiết theo yêu cầu của cấp trên Đại hội công nhân viên chức được tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của tổng liên đoàn lao động Việt Nam. 3. Đặc điểm nguồn lực của công ty : Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ trong kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác của pháp luật. điều lệ của công ty và điều lệ của tổng công ty Vốn điều lệ của công ty gồm có: vốn được tổng công ty giao; vốn tổng công ty bổ sung cho công ty ; phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định; các nguồn vốn khác. Công ty thành lập và sử dụng các quỹ để bảo đảm cho quá trình phát triển kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, các quỹ do tổng công ty quy định bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển được thành lập từ nguồn khấu hao cơ bản và trích từ lợi nhuận của công ty và các nguồn thu khác theo quy định của công ty và hướng dẫn của bộ tài chính Ngoài phần trích nộp để tổng công ty thành lập quỹ đầu tư phát triển chung của tổng công ty được quy định tại điều lệ tổng công ty. Khi cần công ty có thể huy động vốn khấu hao cơ bản của công ty theo nguyên tắc có vay có trả theo lãi xuất nội bộ. Quỹ dự trữ tài chính, quỹ đào tạo, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, mức trích lập quỹ và sử dụng các quỹ nói trên theo quy định cua tổng công ty và hướng dẫn của bộ tài chính. Vốn kinh doanh chung của công ty : 11085 triệu đồng + Vốn cố định: 2367 triệu đồng + Vốn lưu động: 8718 triệu đồng II- Thực trạng hoạt động bán hàng ở công ty Vật tư nông sản 1. Kết quả kinh doanh chung của công ty Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, của ngành nông nghiệp Việt Nam, công ty vật tư nông sản trong năm qua đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà tổng công ty nông nghiệp giao cho. pNăm 2001, tập thể lãnh đạo và toàn bộ cná bộ công nhân viên công ty vật tư nông sản đã đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí cao, nỗ lực phấn đấu xây dựng công ty ngày một lớn mạnh, đi lên vững chắc toàn diện, đáp ứng nguyện vọng của tập thể người lao động trong công ty, xứng đáng với sự tin cậy của các đồng chí lãnh đạo cấp trên. Để đánh giá đúng đắn về kết quả công tác năm 2001 mà tập thể lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đạt được, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu để chỉ đạo hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc52.doc
Tài liệu liên quan