Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1

1.1.1.Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế 1

1.1.1.1.Lịch sử hình thành và các chức năng của ngân hàng thương mại 1

1.1.1.2.Một số nghiệp vụ của NHTM 7

1.1.1.3.Vai trò của các NHTM đối với nền kinh tế 12

1.1.2.Vốn trong ngân hàng thương mại 14

1.1.2.1.Phân loại các nguồn vốn 14

1.1.2.2. Phương thức huy động vốn 15

1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới các hình thức huy động vốn. 18

1.2. Sự cần thiết của công tác huy động vốn tại Việt Nam 20

1.2.1. Vai trò của vốn đối với ngân hàng thương mại 20

1.2.2. Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM 21

1.2.3.Đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng 21

1.2.4.Quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM 21

1.4. Hiệu quả huy động vốn trong các NHTM 22

1.4.1. Quan niệm về hiệu quả huy động vốn đối với NHTM 22

1.4.2.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả huy động vốn của NHTM 23

1.4.2.1. Sự gia tăng ổn định của vốn huy động 23

1.4.2.2.Sự đa dạng của các hình thức huy động về thời hạn và các loại tiền 24

1.4.2.3.Một số chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả huy động vốn 24

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn 25

1.4.3.1. Nhân tố khách quan 25

1.4.3.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng 27

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 28

2.1. Khái quát về NHNT Việt Nam 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.2. Bộ máy tổ chức 30

2.1.3.Các hoạt động chính của ngân hàng Ngoại thương 33

2.1.3.1. Các chỉ tiêu hoạt động của Ngân hàng 33

2.1.3.2. Huy động vốn và quản trị vốn 34

2.3.1.3. Các hoạt động khác 38

2.2.Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương 40

2.2.1.Nguồn vốn của NHNT Việt Nam 40

2.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNTVN 43

2.2.2.1. Huy động từ tiền gửi của các TCKT 43

2.2.2.2.Huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư 45

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNTVN 51

3.1. Công tác huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước thách thức hội nhập 51

3.2. Định hướng phát triển của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 52

3.2.1. Một số mục tiêu cụ thể cho năm 2007. 55

3.3. Các giải pháp nâng các hiệu quả huy động vốn. 57

3.3.1. Áp dụng các hình thức huy động mới. 57

3.3.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý 61

3.3.3.Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn. 64

3.3.4.Tăng cường nghiên cứu thị trường. 65

3.3.5.Mở rộng mạng lưới giao dịch, dịch vụ ngân hàng 65

3.3.6. Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin và trang bị tốt cơ sở vật chất của hoạt động ngân hàng 66

3.3.7.Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới phương thức phục vụ khách hàng 67

3.3.8. Công tác tuyên truyền quảng cáo Marketing ngân hàng 68

3.4. Một số kiến nghị 68

3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68

3.4.2.Kiến nghị với Nhà nước 71

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tên giao dịch là Việt Nam Comercial Bank (viết tắt là Vietcombank) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, được thành lập ngày 1/4/1963. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.955 tỷ đồng. Ngân hàng Ngoại thương là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90/91. Đây là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam và là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung. Không chỉ thế, nơi đây còn là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn là thành viên của: - Hiệp hội ngân hàng Việt Nam - Hiệp hội ngân hàng Châu á - Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift. - Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card. Là NHTM đi đầu trong công nghệ phát hành các loại thẻ thanh toán quốc tế: Visa, MasterCard, American Express, JCB và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, , MasterCard…, đặc biệt còn là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. - Ngân hàng Ngoại thương còn là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam và là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam. - Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ. - Liên tiếp trong 8 năm liền 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế và được chọn lựa làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam. - Ngân hàng Ngoại thương là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng và là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “the Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam" liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau: 1. Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. 2. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần. 3. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc thiết lập các chi nhánh cấp 1, 2, các phòng giao dịch, lắp đặt một mạng lưới rộng khắp các máy rút tiền tự động cùng với hàng ngàn đơn vị chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng. Để phát huy hiệu quả tối đa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng đại lý trong các liên minh hợp tác đa, song phương. 4. Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động đối ngoại, là mảng hoạt động truyền thống và cũng là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương, thông qua việc tăng cường mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trên toàn cầu cũng như chủ trương thành lập các chi nhánh tại Singapore, Nga, văn phòng đại diện tại Mỹ, và nâng cấp, mở rộng hoạt động của Công ty Tài chính Việt Nam-Vinafico tại Hồng Kông, phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước. 2.1.2. Bộ máy tổ chức Là ngân hàng đứng đầu trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh toán trong quá trình xuất nhập khẩu, Ngân hàng Ngoại thương có một bộ máy tổ chức khá đồ sộ với mạng lưới chi nhánh rộng khắp đất nước. Hội sở chính gồm 24 phòng ban, 2 trung tâm cùng các bộ phận hỗ trợ khác. Đứng đầu là hội đồng quản trị, sau đó là ban tổng giám đốc, ban kiểm soát trực thuộc trực tiếp HĐQT. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có hội sở chính và mạng lưới ở trong và ngoài nước. Trong nước thì bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh và các công ty con. Còn ở ngoài nước thì bao gồm các Công ty tài chính và các văn phòng đại diện. Xuất phát từ việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng nên bộ máy tổ chức tại hội sở chính của ngân hàng hình thành theo hình cây với các nhánh là các phòng ban phụ trách một loại công việc cụ thể: Phòng quan hệ khách hàng, phòng vốn, phòng quan hệ ngân hàng đại lý, phòng quản lý tín dụng, phòng kế toán quốc tế, trung tâm thanh toán, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng tổ chức, phòng thông tin…. Hiện nay, ngân hàng có 25 chi nhánh trên khắp cả nước, 1 công ty quản lý quỹ đầu tư, một sở giao dịch và 3 chi nhánh tại nước ngoài: một công ty tài chính tại Hồng Kông, hai văn phòng đại diện tại Pháp và Singapo. Để đáp ứng những đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng, NHNT không ngừng nỗ lực tăng cường đồng thời số lượng và chất lượng cán bộ. Tại thời điểm cuối năm 2005 đội ngũ cán bộ của NHNT đã lên tới 6700 người(tăng gần 2,5lần so với cuối năm 2000). Cơ cấu như sau: Trình độ Tỷ lệ(%) Tiến sỹ 0,37 Thạc sỹ 3,45 Đại học 79,12 Cao cấp ngân hàng 6,04 Trung học chuyên nghiệp 4,85 Trình độ khác 6,17 Tổng số 100 Hiểu được sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, NHNT đã cố gắng nâng cao thu nhập cho các cán bộ nhân viên, hàng năm có chính sách khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc. Ngoài ra Ngân hàng còn cử mỗi năm hàng trăm lượt cán bộ ra nước ngoài đào tạo nhằm tiếp thu các kiến thức mới để đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. 2.1.3.Các hoạt động chính của ngân hàng Ngoại thương Cùng với quá trình hội nhập tích cực của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, Ngân hàng Ngoại thương đã góp phần rất lớn trong việc tiến hành các hoạt động tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài có thể nhanh chóng tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh của mình. 2.1.3.1 – Các chỉ tiêu hoạt động của Ngân hàng Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của NHNT(Đơn vị: triệu đồng) (Nguồn Báo cáo thường niên của NHNT ) - Tổng tài sản của Ngân hàng năm 2006 đạt 166.952,020 tỷ đồng, tăng 22,11% so với năm 2005. Năm 2005 đạt 136721 tỷ đồng, tăng 13,93% so với năm 2004. - Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2006 đã đạt mức kỷ lục là 2.877 tỷ đồng, tăng 122,7% so với năm 2005. Cơ cấu thu nhập tiếp tục chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng( từ 57,3% năm 2005 xuống còn 45,8% năm 2006), tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (từ 42,7% lên 54,2%) - Dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 67.642,519 tỷ đồng, tăng trưởng 10,81% so với năm 2005. Năm 2005 đạt 62.043,981 tỷ đồng, tăng trưởng 13,88% so với năm 2004. - Cùng với tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn huy động cũng có những tăng trưởng đáng kể nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu cho vay đối với khách hàng. Năm 2006, nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng 23,94% so với năm 2005. Năm 2005 tăng trưởng 14,09% so với năm 2004. - Do hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng, các dịch vụ mới của ngân hàng đã đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng vì vậy lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài các nghiệp vụ truyền thống đã có như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C phục vụ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở thêm các nghiệp vụ khác: thanh toán thẻ với rất nhiều loại hình khác nhau với khả năng thanh toán được cả trong và ngoài nước, liên kết với các ngành khác ngoài hệ thống ngân hàng trong quá trình dùng thẻ thanh toán, hỗ trợ tín dụng cho xuất nhập khẩu, thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nước và quốc tế, tiến hành một số nghiệp vụ phái sinh trong quá trình kinh doanh ngoại tệ. Để giảm bớt những rủi ro trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh nhất là trong điều kiện thị trường biến động không ngừng, đến thời điểm 31.12.2006, ngân hàng Ngoại thương đã trích dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 1.490 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự lành mạnh trong khả năng đảm bảo nguy cơ cho các khoản nợ của ngân hàng. 2.1.3.2 – Huy động vốn và quản trị vốn a.Hoạt động tín dụng Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng (Đơn vị: triệu đồng) Hướng tới mục tiêu: “ Tăng cường công tác khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, ngân hàng Ngoại thương đã triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của dự án hỗ trợ kỹ thuật do chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua ngân hàng thế giới trong toàn hệ thống ngân hàng từ tháng 8.2006. Chất lượng quản lý tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng được đặc biệt chú trọng để củng cố và nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng. Đến 31.12.2006, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 67.743 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2005. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 37 732 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2005, dư nợ trung – dài hạn là 30 010 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2005. Nhìn vào bảng 2.2, chúng ta thấy qua các năm, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng lên, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn giảm dần, tỷ trọng các khoản nợ trung và dài hạn đang tăng lên, từ 39.7% năm 2004 lên hơn 44.3% năm 2006. Do tình hình thị trường biến đổi không ngừng, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm làm tăng mức rủi ro trong cho vay của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho các khoản vay trung và dài hạn cần phải trích các khoản dự phòng. Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp(Đơn vị: triệu VNĐ) Các chỉ tiêu 2004 % 2005 % 2006 % DN nhà nước 29 377 885 54 25 467 696 42 26 346 515 39 Công ty TNHH 877 372 2 19 498 392 32 14 402 055 21 HTX & Cty tư nhân 5 035 127 9 3 306 204 5 2 235 136 3 DN có vốn ĐTNN 12 164 628 23 4 309 462 7 9 380 333 14 Cá nhân 6 095 330 11 4 245 834 7 5 785 046 9 Khác 54 205 1 4 216 393 7 9 593 434 14 Ngân hàng đã thực hiện giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, từ 54% vào năm 2004 giảm xuống còn 39% vào năm 2006, tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. Điều này thể hiện một tư duy đổi mới trong phương pháp quản trị của ngân hàng. Trước đây, các ngân hàng quốc doanh chỉ ưu tiên cho vay đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước trong khi nguồn vốn đó được sử dụng hoàn toàn không hiệu quả. Giờ đây, cùng với sự mở rộng hội nhập của nền kinh tế, ngân hàng ngoại thương đang đi đầu trong quá trình thay đổi tư duy, tăng phần tài trợ cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngoại thương ngày càng được cải thiện với việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 1,19% so với tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 1,88% của năm 2005 và tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,66%. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của ngân hàng được thực hiện triệt để theo lộ trình do ngân hàng nhà nước đưa ra. b. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động (Đơn vị: tỷ VNĐ) Nhờ những sáng kiến và nỗ lực trong công tác huy động vốn, Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2005 đã thu hút được 127 968 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2004, năm 2006 đã thu hút được 155.750 tỷ đồng từ thị trường, tăng 21,7% so với năm 2005. Trong đó vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư của năm 2005 đạt 109.557 tỷ chiếm 87.2% trên tổng vốn huy động, tăng 23.8% so với năm 2004, của năm 2006 đạt 119.779 tỷ đồng, chiếm 77% trên tổng số vốn huy động, tăng 9,3% so với năm 2005. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng năm 2006 đạt 35.971tỷ đồng, chiếm 23%, tăng 24.4% so với năm 2005. So sánh với mức tỷ trọng dưới 80% của năm 2004, cơ cấu nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư năm 2005 và năm 2006 cho thấy tính ổn định của nguồn vốn này ngày càng cao. Điều này là một minh chứng cho nỗ lực gia tăng cả về chất lượng và số lượng của các nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tín dụng của khách hàng. Cơ cấu vốn huy động VND/USD cũng có rất nhiều thay đổi, mức độ đồng đều gia tăng qua các năm. Năm 2004 đạt 43.176/66.966 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39,2%/ 60.8%. Năm 2005 đạt 52.527/73.135 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41.8%/58.2% Năm 2006 đạt 71.645/84.105 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 46%/54% Tỷ lệ vốn huy động VND/USD thay đổi như vậy chứng tỏ ngân hàng Ngoại thương không chỉ mạnh về thu hút nguồn vốn ngoại tệ mà càng ngày càng hấp dẫn hơn đối với nguồn vốn nội tệ. Cơ cấu kỳ hạn không có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng vốn có kỳ hạn của năm 2006 đạt 89.401tỷ đồng, chiếm 57.4% so với tổng vốn có kỳ hạn huy động được từ thị trường liên ngân hàng, tăng nhẹ một chút so với năm 2005 là 46.6% và năm 2004 là 45.5%. Bảng 2.4. Tỷ lệ giữa nguồn tiền gửi và dư nợ tín dụng (Đơn vị: tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn huy động 110 142 127 968 155 750 Tổng dư nợ tín dụng 53 604 61 044 67 642 Tỷ trọng 48.67% 47.7% 43.43% Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động giảm qua các năm cho thấy ngân hàng đã có các biện pháp thu hẹp tín dụng, kéo gần về mốc an toàn tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng thời chú trọng vào các khoản vay có khả năng hoàn nợ tốt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm dần tình trạng nợ đọng. Bên cạnh đó ngân hàng vẫn tiến hành các biện pháp để gia tăng nguồn vốn huy động nhằm tăng khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu tín dụng khi cần thiết. 2.3.1.3. Các hoạt động khác a.Hoạt động thanh toán và kinh doanh vốn - Hoạt động thanh toán Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương dầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng tư các NHTM khác, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước.Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2006 chỉ ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả nước. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, những ưu thế và kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc Ngân hàng Ngoại thương trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY. Kênh VCB-MONEY cung cấp tới 97% dịch vụ thanh toán điện tử của các khách hàng định chế tài chính và doanh nghiệp giao dịch qua Vietcombank. Nhờ thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng như dịch vụ báo có trực tuyến, trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế và hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho đến hết năm 2006 đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh VCB-MONEY với số lượng giao dịch đạt 928.000 giao dịch, trị giá 332.750 tỷ đồng và 21 tỷ USD. Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Thẻ quốc tế phát hành có doanh số sử dụng thẻ tăng 36,5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế – Vietcombank MTV sau 9 tháng phát hành (từ tháng 03/2006) đã đạt 11.576 thẻ. Tổngsố thẻ Connect 24 lên tới 1,5 triệu thẻ, trong đó số thẻ phát hành mới trong năm 2006 là 580.000, tăng 62% so với năm 2005. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2006 tăng 22,8% so với năm 2005. Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty viễn thông di động. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP. Năm 2006 đánh dấu một bước tiến của Ngân hàng trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước thông qua một loạt các chương trình hợp tác với Visa, MasterCard, American Express và Vietnam Airlines, China Union Pay (CUP). - Hoạt động kinh doanh vốn Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, Ngân hàng Ngoại thương đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối 2005. Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty viễn thông di động. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP. Năm 2006 đánh dấu một bước tiến của Ngân hàng trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước thông qua một loạt các chương trình hợp tác với Visa, MasterCard, American Express và Vietnam Airlines, China Union Pay (CUP) đã mang lại cho Ngân hàng thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đạt 19,0 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2005. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47% so với năm trước. Ngân hàng Ngoại thương cũng rất thành công trong kinh doanh trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong năm qua. Khối lượng trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương tham gia bảo lãnh phát hành và đấu thầu tăng trưởng vượt bậc, đạt 5.200 tỷ VND, tăng 320% so với năm 2005. Nghiệp vụ này giúp Ngân hàng đảm bảo mục đích dự trữ thanh khoản cũng như nguồn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu thứ cấp. Đặc biệt, để đón đầu xu hướng phát triển của thị trường, Ngân hàng còn mở rộng kinh doanh thêm nhiều loại trái phiếu mới, bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. 2.2.Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương 2.2.1.Nguồn vốn của NHNT Việt Nam Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn 110 142 127 968 155 750 Mức tăng trưởng 13,5% 24% Nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương tăng nhanh qua các năm, năm 2005 đạt 127 968 tỷ đồng, tăng 16,18% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 155.750 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2005. Bảng 2.5. Các loại nguồn vốn(Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Vốn huy động tiền gửi 88 502 838 108 313 175 119 778 871 Vốn vay 22 192 983 13 729 070 28 962 001 Vốn TTUT 45 185 5 810 Vốn điều lệ và Quỹ 6 032 604 7 109 614 9 688 298 Vốn khác 2 015 316 5 920 222 7 008 806 Tổng NV 118 788 926 135 077 891 165 437 976 Bảng 2.6.Tỷ trọng các loại nguồn vốn(Đơn vị : %) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Vốn huy động tiền gửi 74,5% 80,19% 72,4% Vốn vay 18,68% 10,16% 17,51% Vốn TTUT 0,04% 0,043% Vốn điều lệ và Quỹ 5,08% 5,26% 5,86% Vốn khác 1,7% 4,38% 4,24% Tổng NV 118 788 926 135 077 891 165 437 976 Nhìn vào bảng các loại nguồn vốn và tỷ trọng các loại nguồn vốn đó ta thấy tại NHNTVN tỷ trọng các loại nguồn vốn qua các năm là tương đối đồng đều nhau, trước đây nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn huy động, tuy nhiên càng ngày thì sự phân bổ nguồn vốn đầu vào của ngân hàng càng được hợp lý hơn, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi giảm đi một chút, thay vào đó là nguồn vốn vay tăng lên từ 10,16% lên 17,51%. Điều này chứng tỏ trước tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng, NHNTVN đã biết tận dụng lợi thế so sánh về uy tín của mình trong việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm vai trò lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng. Tỷ trọng vốn điều lệ và Quỹ theo các năm cũng tăng lên, năm sau tăng gấp đôi phần tăng của năm trước, điều này chứng tỏ trong chính sách của NHNN và của riêng NHNT đã có nhiều thay đổi, việc cho phép NHNT tăng vốn điều lệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của bản thân ngân hàng đối với các ngân hàng quốc doanh khác đồng thời cũng tăng đối trọng so với các ngân hàng nước ngoài. Bảng 2.7.Thị phần huy động vốn TG của NHNT so với toàn ngành Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Vốn HĐTG của NHNT 88 502 838 108 313 175 119 778 871 Vốn huy động toàn ngành 410 000 000 515 000 000 650 000 000 Thị phần của NHNT 21,6% 21% 18,4% Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần huy động vốn của ngân hàng ngoại thương trong 3 năm gần đây có giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ đã có sự cạnh tranh rất gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các NHTM quốc doanh với nhau, giữa các NHTMQD với các NHTMCP khác. Vì thế để có thể tiếp tục giữ được vài trò tiên phong đứng đầu trong hệ thống NHTMQD của mình, NHNTVN cần chú trọng hơn nữa tới các phương pháp gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn. Bảng 2.8.Các hình thức huy động vốn tại NHNT (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tiền gửi của TCKT 50 704 309 66 900 042 69 037 290 Tiết kiệm dân cư 31 976 543 35 691 927 40 292 479 Giấy tờ có giá 2 139 897 3 113 970 7 405 678 Các nguồn vay khác 3 682 089 2 607 236 3 043 424 Tổng cộng 88 502 838 108 313 175 119 778 871 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng, chính vì vậy các ngân hàng thường rất chú trọng tới nguồn tiền gửi này. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không chỉ giúp ngân hàng tăng số vốn huy động được mà còn giúp ngân hàng nắm chắc được tình hình tài chính và các biến động về tài chính của các tổ chức kinh tế này. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất đối với từng dự án đầu tư của từng tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng. Cũng như các ngân hàng khác, NHNTVN cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, qua từng năm đã tăng đều đặn, năm 2005 tăng 31,9% so với năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2006 thì tỷ lệ tăng này đã giảm mạnh, điều này chứng tỏ các tổ chức kinh tế trong nước đã sử dụng được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng đều đặn, chứng tỏ tính ổn định của nguồn vốn này. Năm 2005 tăng 11,6 so với năm 2004, năm 2006 tăng 12,8% so với năm 2005. Cùng với sự sụt giảm của nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, nguồn huy động từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá như các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu lại tăng lên rất nhanh, năm 2005 tăng 45,5% so với năm 2004 – đạt hơn 3.113 tỷ VNĐ nhưng tới năm 2006 thì con số này tăng vọt lên tới hơn 1,3lần – đạt hơn 7.405 tỷ VNĐ. Điều này chứng tỏ người dân đã bắt đầu từ bỏ dần thói quen cất giữ tiền mặt, họ tham gia mua các loại giấy tờ có giá làm phương tiện cất trữ, vừa sinh lời vừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33464.doc
Tài liệu liên quan