Chuyên đề Các giải pháp tài chính để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. Tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 3

1.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 4

1.1.3. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm 5

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 7

1.1.4.1. Nhân tố trực tiếp 7

1.1.4.2. Nhân tố gián tiếp 9

1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. 11

1.2.1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 11

1.2.2. Tác động của tiêu thụ sản phẩm đến tài chính doanh nghiệp. 13

1.2.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 14

1.3. Các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ. 16

1.3.1. Tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ. 16

1.3.2. Xây dựng chính sách giá linh hoạt, hợp lý. 17

1.3.3. Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý 18

1.3. 4. Lựa chọn hình thức quảng cáo hợp lý 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN 20

2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Phân lân nung chảy Văn Điển 20

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất. 21

2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh. 21

2.1.2.2. Bộ máy trực tiếp sản xuất kinh doanh 22

2.1.3. Tình hình tài chính của công ty Phân lân nung chảy Văn Điển trong những năm qua. 24

2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 28

2.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 28

2.2.1.1. Thuận lợi 28

2.2.1.2. Khó khăn 29

2.2.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 29

2.2.3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 30

2.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 37

2.2.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế năm 2007 37

2.2.3.2. Tình hình thu tiền hàng. 44

2.2.3.3. Tình hình quản lí chi phí bán hàng 45

2.2.4. Các biện pháp kinh tế - tài chính được công ty sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua 46

2.2.4.1. Phương thức bán hàng 46

2.2.4.2. Chiết khấu thanh toán 47

2.2.4.3. Công cụ giá cả 47

2.2.4.4. Về phương thức thanh toán 48

2.2.4.5. Về quảng cáo giới thiệu sản phẩm 49

2.3. Những vấn đề cần đặt ra đối với công tác tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PLNC VĂN ĐIỂN 52

3.1. Phương hướng phát triển của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 52

3.2. Một số kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 53

3.3. Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu ở công ty phân lân nung chảy Văn Điển 54

3.3.1. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để hạ giá bán 54

3.3.2. Chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 57

3.3.3. Đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm 58

3.3.4. Tăng cường và hoàn thiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 59

3.3.5. Áp dụng các hình thức chính sách bán hàng 60

3.3.6. Đa dạng hóa hình thức quảng cáo 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

docx73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp tài chính để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải trả 0,54 1,19 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán hiện thời có giảm so với năm trước nhưng giảm không đáng kể, đó là do công ty đã vay vốn thêm bên ngoài, đây là một chính sách huy động vốn hợp lí do công ty vẫn kinh doanh có lãi. Các hệ số đều ở mức an toàn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tình hình tài chính ổn định và khá an toàn. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng so với năm ngoái với một lượng rất lớn tăng 65% điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả những món nợ đến hạn, nhưng lượng tiền mặt tồn quỹ quá lớn tăng 212% so với năm trước như vậy sẽ làm cho tiền mất khả năng sinh lời. Doanh nghiệp nên chú ý điểm này. * Phân tích khả năng sinh lời năm 2006 và năm 2007 (bảng 5) Bảng 5: CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI NĂM 2006 VÀ 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = LN trước (sau) thuế/ doanh thu thuần 0.04 0.06 2. Tỷ suất sinh lời của tài sản = lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản 0.1 0.15 3. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = LN trước(sau) thuế/vốn sản xuất kinh doanh bình quân 0.09 0.13 4. Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu = LN sau thuế/VCSH bình quân 0.21 0.29 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006, diều này là do trong năm 2007 có nhiều khoản chi phí giảm như chi phí tài chính (giảm 8%), chi phí bán hàng giảm 3% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 76.19 % nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 21% làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng ít, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ của doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng năm 2007 là 0.29 và năm 2006 là 0.21, tỷ suất sinh lời tăng tương đối, tăng 0.04% điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay rất hiệu quả, kinh doanh có lãi đảm bảo khả năng thanh toán và nếu có tốc độ tăng trưởng như hiện nay công ty sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong tương lai. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tài sản (bảng 6) . Bảng 6: CÁC CHỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số quay vòng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình quân 5.03 6.76 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360/số vòng quay hàng tồn kho 71.57 53.25 Vòng quay các khoản phải thu = doanh thu (thuần)/số dư bình quân các khoản phải thu 6.9 7.86 Kì thu tiền trung bình = 360/vòng quay các khoản phải thu 52.17 45.8 Vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/vốn lưu động bình quân 2.26 2.22 Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360/ số vòng quay vốn lưu động 159.29 162.16 Các chỉ số về hoạt động nhìn chung là tương đối cao. Vòng quay hàng tồn kho tăng, điều này là do hàng tồn kho năm 2007 giảm 19% so với năm 2006, trong khi giá vốn hàng bán tăng 21%, tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân tăng chậm hơn so vơí giá vốn hàng bán do chi phí đầu trong năm tăng rất nhiều. Việc hàng tồn kho giảm đã cho ta thấy được năng suất sản xuất của công ty trong năm 2007 ta tăng nhiều so với năm 2006 và doanh nghiệp thực sự là nơi đáng tin cậy cho nhà nông, sản phẩm của doanh nghiệp đã đảm bảo về chất lượng và giá cả đáp ứng nhu câu sử dụng của người sư dụng. Điều này được thấy trong việc dù chi phí đầu vào tăng cao, giá vốn hàng bán cũng tăng hơn năm trước nhưng vòng quay các khoản phải thu cũng tăng. Vòng quay các khoản phải thu tăng không chỉ do doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính tăng mà do các khoản phải thu trung bình giảm rất lớn, giảm 112% chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã làm rất tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, mặc dù doanh nghiệp có chính sách trả chậm nhưng có thể không sử dụng đến, như vậy giá cả hợp lý phù hợp với sức mua của người dân, đây lại là người có khả năng chi trả thấp nhất. Dù giá cả có tăng nhưng sản phẩm vẫn được người dân lựa chọn, điều này thì chỉ có thể có được do chất lượng sản phẩm tôt, phù hợp với nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất. Vòng quay vốn lưu động giảm 0.04% nhưng điều này do doanh nghiệp để tiền mặt vào quỹ nhiều. Mặc dù doanh thu trong năm tăng 19% nhưng nếu doanh nghiệp có biện pháp để sử dụng vốn tiền mặt tồn quỹ một cách hiệu qủa thì doanh thu năm 2007 còn tăng nhiều hơn nữa 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty phân lân nung chảy Văn Điển 2.2.1.1. Thuận lợi Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty là rộng rãi. Phân bón là một thành phần không thể thiếu được trong nông nghiệp. Cây trồng muốn phát triển thì phải cung cấp chất khoáng cho nó, mà chất khoáng chứa nhiều nhất ở trong phân bón hóa hoc. Mặt khác Việt Nam được coi là nước sử dụng phân bón nhiều nhất trong số các nước Đông Nam á, sau đó đến Thái Lan, Philipin…Nhu cầu về phân bón rất lớn không chỉ trong nước mà còn ở các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy mà thị trường tiêu thụ rất lớn. Thứ hai, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có bề dầy kinh nghiệm nhiều năm sản xuất, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt họ rất gắn bó với công ty nên tạo ra một khối đoàn kết, một bầu không khí thoải mái trong công việc, thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba, một yêu tố quan trọng là công ty có uy tín trong kinh doanh, sau nhiều năm hoạt động công ty thiết lập được đội ngũ các bạn hàng đáng tin cậy, gắn bó với công ty trong nhiều năm. Nhờ những cố gắng của mình nên công ty luôn được các khách hàng tín nhiệm. 2.2.1.2. Khó khăn Thứ nhất, khó khăn trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc. Phân lân Ninh Bình…đặc biệt là của Trung Quốc, Thái Lan….với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ . Tuy nhiên, sản phẩm của công ty vẫn có thể đứng vững trên thị trường do chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và có nhiều nét riêng biệt đặc trưng của phân lân nói riêng và Việt Nam nói chung. Thứ hai, về nhân lực: Công ty còn thiếu những cán bộ có trình độ và nghiệp vụ chuyên nghiệp. Kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường chưa nhiều. Thứ ba, những biến động của giá cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào như giá than, chí vận chuyển tăng cao gây khó khăn cho công ty trong việc định giá bán sao cho phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng, đảm bảo khả năng cạnh trạnh với các doanh nghiệp khác trong ngành và kinh doanh có lãi. Thư tư, trong kỹ thuật sản xuất còn nhiều vấn đề phải giải quyết để nâng cao hơn nữa năng suất lao động, hạ giá thành. 2.2.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và bán các sản phẩm phân bón phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều nét đặc trưng. Về thị trường tiêu thụ: thị trường lớn nhất của công ty Phân lân nung chảy Văn Điển là thị trường trong nước, sản phẩm của công ty có mặt hầu hết các tỉnh miền Bắc,Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoài thị trường trong nước là thị trường chính, công ty còn xuất khẩu sang thị trường ÚC, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan.. - Về số lượng sản xuất: số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời vụ nông nghiệp , đồng thời cũng căn cứ vào nhu cầu thị trường trong từng thời kì. - Về chất lượng: sản phẩm của công ty phần lớn là tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nên chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Vì vậy việc sản xuất được tiến hành trên dây chuyền hiện đại, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và độ an toàn cao nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty thực hiện rất chặt chẽ. Để thực hiện việc nhập kho thì khi các sản phẩm đi qua các công đoạn sản xuất đều được kiểm tra kĩ lưỡng. Đối với các bán thành phẩm khi chuyển từ khâu nọ sang khâu kia đều được kiểm tra 100% và bộ phận KCS phân xưởng cứ cách 3 giờ lại kiểm tra các chỉ số kĩ thuật trên dây chuyền để thông báo cho khâu sản xuất kịp điều chỉnh. Khi thành thành phẩm rồi thì các phân xưởng tiến hành kiểm tra một lần nữa. Sau 2 ngày nung, sấy, đóng gói, đóng bao bì, phòng KCS thực hiện kiểm tra theo các tiêu chuẩn đã định sẵn, từ đó tiến hành nhập kho. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Phân lân nung chảy Văn điển có tính ổn định giữa các quý, nhưng vẫn có tính chất mùa vụ. 2.2.3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì hàng năm các doanh nghiệp phải lập nhiều kế hoạch như: kế hoạch sản lượng, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch vốn, kế hoạch tiền lương, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm... Tất cả các kế hoạch này tập hợp thành kế hoạch sản xuất – kế hoạch kĩ thuật – kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nằm trong mảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được sản xuất và tiêu thụ trong kì, đơn giá bán sản phẩm trong kì kế hoạch và doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt trong kì kế hoạch để doanh nghiệp chủ động trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ lập kế hoạch: để đảm bảo cho kế hoạch được chính xác và có khả năng thực hiện được thì việc lập kế hoạch của công ty căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã kí kết trước thời điểm lập kế hoạch và nhu cầu thị trường. Kế hoạch tiêu thụ từng quý được lập căn cứ và kế hoạch tiêu thụ năm và được điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát sinh trong từng quý. Đơn giá kế hoạch được xây dựng trên dơn giá tiêu thụ sản phẩm của sản phẩm năm trước, có điều chỉnh theo tình hình thị trường sản xuất của năm kế hoạch. Thời điểm lập kế hoạch: công ty tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm là vào tháng 11 năm báo cáo. Trong năm 2007 công ty sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau và sản phẩm được chia thành 2 loại chính: các loại phân lân đơn (Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lân Supe-Tecmo) và 8 loại chính phân tổng hợp đa yếu tố . Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty được lập như sau (bảng 7). Trong phạm vi bài chuyên đề này em chỉ xin đề cập đến kế hoạch tiêu thụ của những sản phẩm chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ của công ty. Sản phẩm chính: Phân lân, phân supetecmô, phân đa yếu tố Cột số lượng tiêu thụ năm 2007 là số lượng tiêu thụ năm 2007 được tập hợp từ “sổ chi tiết tiêu thụ” năm 2006 của công ty. Cột số lượng tiêu thụ trong kì được lập căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã kí kết và căn cứ vào nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Cột số lượng sản xuất ra trong kì được lập dựa trên kế hoạch tiêu thụ trong năm, dựa vào số dự toán về dư đầu kì và nhu cầu đột xuất của khách hàng. Cột số lượng tồn cuối kì đư bằng cách lấy cột tồn đầu kì cộng cột số lượng sản xuất trong kì trừ đi tiếp cột tiêu thụ trong kì. Cột đơn giá kế hoạch là do công ty dự kiến căn cứ vào đơn giá săn phẩm cuối năm 2006 và tình hình biến động giá trên thị trường. Cột doanh thu dự kiến được tính bằng cách nhân số sản phẩm ở cột tiêu thụ trong kì với số liệu tương ứng ở cột đơn giá k hoạch. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 thể hiện qua (bảng 7) như sau: Về sản lượng: Phân lân dự kiến tiêu thụ được 186,345 tấn, doanh thu 193,193,551,440 VND. Nhưng thực tế doanh nghiệp tiêu thụ tăng 13.95% so với kế hoạch. Điều này không những làm cho doanh nghệp hoàn thành nhiều kế hoạch đề ra mà làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó là sản phẩm chủ đạo trong công ty với một thị trường rộng lớn không những ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài thì với tỷ lệ tăng này hơi ít so với tiềm lực mà công ty có được.Theo em thì số lượng tiêu thụ phải tăng với tỷ lệ trên 50% so với kế hoạch Phân supetecmô công ty dự kiến sẽ tiêu thụ được 695 tấn, doanh thu 697,381,765 VND. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp tiêu thụ tất 25%. Có thể nói rằng mặc dù sản xuất không nhiều nhưng lượng phân supetecmô vẫn tiêu thụ với một lượng lớn hơn dự kiến của công ty. Chứng tỏ sản phẩm này đã đáp ứng cho các loại cây trồng vì loại phân này không phải loại cây nào cũng thích hợp. Công ty cần tăng cường hơn nữa việc sản xuất loại phân này và có thể là sản phẩm có thể xuất khẩu hoặc có thể sự dụng cho nhiều loại cây trồng. Phân đa yếu tố là phân có số lượng lớn với nhiều chủng loại, mỗi loại thích hợp cho từng loại cây nên rất dễ dàng cho nhà nông chọn lựa phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy mà việc lưọng tiêu thụ của năm 2007 tăng lên 42% so với kế hoạch là điều dễ thấy. Không những thế nó có thể tăng lên trên 50% nếu công ty mở rộng hơn nữa việc tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam. Về giá bán: Giá bán của tất cả các sản phẩm đều tăng. Kế hoạch về giá bán này là hợp lí do xu hướng giá nguyên liệu đầu vào đều tăng, những thay đổi về giá cả tăng như giá đôla tăng, giá vàng tăng cũng làm cho giá vốn, giá bán của các sản phẩm đều tăng. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn phải coi trọng công tác tiết kiệm chi phí để hạ giá bán cạnh tranh với các doanh nhiệp cùng ngành. Về kết cấu sản phẩm: Nói chung, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kế hoạch năm 2007 của công ty không có nhiều thay đổi so với năm 2006. Về sản lượng tiêu thụ phân lân tỉ lệ cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ là 67.9%, tăng so với năm 2006 là 3,36% ( năm 2006 là 64,54%). Trong khi đó, năm 2006 sản lượng tiêu thụ của phân đa yếu tố là 29,47 còn năm 2007 là 31,82 . Sản phẩm phân supetecmo hầu như không thay đổi. Như vậy kết cấu sản phẩm tiêu thụ năm 2007 không thay đổi. Đó cũng là điều dễ hiểu vì đây không phải là sản phẩm theo từng sở thích mà nó phụ thuộc vào từng loại cây trồng và từng loại đất. Điều này thì ít có sự thay đổi * Nhận xét công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty phù hợp với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khá chi tiết theo năm và theo tháng, cũng cho từng ngành hàng và mặt hàng. Tuy vậy, việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty còn một số tồn tại như sau: khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa xác định cụ thể số lượng sản phẩm tồn kho cuối kì của từng loại sản phẩm là bao nhiêu mà chỉ quy định mức tồn kho cuối kì không quá 10% tổng số sản phẩm tiêu thụ trong kì. Do đó, việc dự kiến số sản phẩm tiêu thụ trong kì thiếu chặt chẽ và khoa học. Việc lập kế hoạch của công ty nhìn chung là thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong năm 2007 sản lượng sản phẩm chủ yếu dự kiến tiêu thụ của công ty đã tăng lên hẳn so với số lượng đã tiêu thụ được năm 2006, đơn giá kế hoạch dự kiến thì tương đối sát với năm báo cáo. Chính vì vậy mà doanh thu kế hoạch tăng so với doanh thu thực hiện năm 2006. Trong kế hoạch của công ty do dự tính sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều trong năm 2007công ty đã đặt ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khá sát so với thực tế, mặc dù tình hình tiêu thụ có nhiều hơn so với kế hoạch đặt ra nhưng công ty vẫn có đủ năng lực để sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng thời hạn của hợp đồng. Công ty đã động viên và có chính sách đãi ngộ hợp lí với những công nhân làm thêm giờ để đảm bảo sản xuất, bán hàng đúng thời hạn đã kí kết với khách hàng. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính năm 2007 tăng là do số lượng các sản phẩm tăng, giá bán tăng và kết cấu mặt hàng tiêu thụ không thay đổi. Để thấy được công tác lập kế hoạch của công ty có hợp lí và sát với thực tế hay không, ta so sánh tình tình tiêu thụ sản phẩm giữa thực tế và kế hoạch tiêu thụ năm 2007.(bảng 8) Qua bảng so sánh giữa thực tế và kế hoạch ta thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ thực tế các sản phẩm chủ yếu năm 2007 là 437,507,869,497 VNĐ, tăng so với kế hoạch 340,580,483,135 VNĐ tương ứng với 28.46% Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm chủ yếu đều vượt mức kế hoạch do các nguyên nhân cụ thể như sau: * Về sản lượng: Sản lượng tiêu thụ thực tế của các sản phẩm đều tăng với lượng lớn . Sản lượng tiêu thụ thực tế của phân lân tăng 13.95%, phân supetecmo tăng 25.04 %, phân đa yêú tố tăng 42.86% Sản lượng tiêu thụ hầu hết các sản phẩm đều tăng là do công ty đã thêm nhiều hợp đồng và nhận thêm được nhiều đơn đặt hàng. Tất cả các sản phẩm đều tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, sản lượng đều tăng lên gấp 2 gấp 3 lần so với năm trước * Về giá bán: Mặc dù sản lượng tiêu thụ các mặt hàng đều tăng nhưng giá bán các sản phẩm tăng giảm không đều nhau: Phân lân tăng : 1.98% Phân supetecmô tăng : 0.98 Phân đa yêú tố tăng : 1.22% Dự tính nguyên liệu đầu vào tăng nhiều trong năm 2007 như than (chiếm tới gần 50% giá vốn của sản phẩm), điện, phí vận chuỳển.. nên công ty đã đặt kế hoạch về giá bán khá cao so với năm 2006. Nhưng thực tế do công ty có những biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lí như tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên, tay nghề của công nhân thường xuyên được đào tạo nâng cao nên năng suất lao động đã tăng nhiều so với năm 2006. Giá bán một số sản phẩm tăng so với kế hoạch nhưng doanh thu tiêu thụ thực tế có nhiều nét đáng mừng, vượt mức kế hoạch đặt ra. Cụ thể: - Phân lân đạt mức doanh thu cao nhất là 224 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch là 31 tỷ đồng tương ứng với 16.21% Doanh thu tiêu thụ của phân supetecmo là 880 triệu đồng vượt mức kế hoạch 183 triệu đồng tương ứng với 26.27% Phân đa yếu tố đạt doanh thu là 212 tỷ đồng vượt mức 65 tỷ đồng tương ứng là 44.6% Qua so sánh thực tế và kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2007 cho thấy việc lập kế hoạch gần sát thực thực tế, phần lớn các sản phẩm tiêu thụ luôn vượt mức kế hoạch, đó là một thành công trong công tác bán hàng của công ty, chứng tỏ sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường và liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng. Việc giá bán của hầu hết sản phẩm tăng so với kế hoạch nhưng không đáng dù tất cả các yếu tố đâù vào đều tăng mà tăng rất lớn là do trong quá trình sản xuất công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí nên giá vốn hàng bán giảm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đêù giảm, đây cũng là một chính sách giá bán hợp lí khi sản phẩm của công ty luôn phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm của các công ty khác trên thị trường với giá bán tăng nhưng không lớn so với giá của thị trường để thu hút sức mua của khách hàng.. Mặc dù vậy, để có thể nhận xét chính xác chính sách giá bán của công ty có hợp lí hay không thì còn phải quan tâm đến giá bán bình quân của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành với các sản phẩm tương tự như thế nào, sản lượng tiêu thụ ra là bao nhiêu. (bảng 9) BẢNG 9: GIÁ BÁN BÌNH QUÂN MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG Đơn vị: VNĐ Sản phẩm Công ty phân bón miền nam Công ty phân bón Bình Điền Công ty phân bón Việt Nhật Công ty phân bón Cần Thơ Công ty phân đạm Phú Mỹ Phân bón Trung Quốc Phân lân 1046524 1096753 1120673 1065437 1055438 987653 Phân supetecmô 1021542 1023476 1076542 1004056 1012213 9745632 Phân đa yếu tố 2200567 2201786 2167854 2009865 2198563 1987452 So với giá bán sản phẩm của công ty phân lân nung chảy Văn Điển với sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường thì giá bán của công ty ở mức trung bình, khả năng cạnh tranh khá cao. So với sản phẩm phân bón Trung Quốc khó có thể cạnh tranh về giá, nhưng so với giá của các công ty phân bón ở công ty phân bón Miền Nam, phân bón Bình Điển, phân bón Cần Thơ thì giá không chênh lệch nhiều, có một số sản phẩm giá còn thấp hơn, chứng tỏ chính sách giá của công ty là hợp lí. Nếu công ty đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thì chắc chắn sản phẩm của công ty cạnh tranh được với phân bón của Trung Quốc vì phân bón Trung Quốc có đặc điểm là sản xuất một lượng lớn, giá rẻ nhưng chất lượng không tốt, không được thị trường đánh giá cao mặc dù mẫu mã sản phẩm có thể đa dạng. Theo em, sản lượng tiêu thụ các năm sau sẽ cao hơn nhiều so với năm 2007 nếu công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và có những chính sách bán hàng hợp lí. 2.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 2.2.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế năm 2007 Công ty phân lân nung chảy Văn Điển từ một công ty gặp nhiều khó khăn, sản xuất sử dụng nhiều lao động thủ công, sau hơn 40 năm hoạt động, công ty đã có các dây chuyền sản xuất hiện đại, sản phẩm đa dạng phong phú. Cho đến nay các sản phẩm của công ty đã có mặt hằu hết ở các tỉnh trong nước và thị truờng thế giới, vẫn còn có khả năng mở rộng hơn nữa Có thể nói những năm gần đây công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thu được kết quả khá khả quan. Năm 2007 công ty đã tiêu thụ được 312,740 tấn sản phẩm, đạt doanh thu 437,507,869,497 đ trong đó: Phân lân: 212,349 tấn, doanh thu : 224,514,178,711 VNĐ Phân supetecmo: 869 tấn, doanh thu: 880,560,177 VNĐ Phân đa yếu tố: 99,522 tấn, doanh thu: 212,113,130,609 VNĐ *Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính năm 2006 như sau: (bảng 10) Sản phẩm của công ty được nhập kho chủ yếu từ sản xuất. Việc nhập kho từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Sản phẩm xuất kho chủ yếu là cho tiêu thụ. Tổng doanh thu tiêu thụ một số sản phẩm chính năm 2006 đạt 241 tỷ đồng. Trong đó: Phân lân tiêu thụ được 120,256 tấn doanh thu đạt 114 tỷ đồng Phân supetecmô tiêu thụ được 752 tấn doanh thu đạt 740 triệu đồng Phân đa yếu tố tiêu thụ được 82,465 tấn doanh thu đạt 126 tỷ đồng Như vậy, năm 2006 bằng những cố gắng rất lớn trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, công ty đạt được doanh thu tiêu thụ là 241,105,163,880 VNĐ Bước sang năm 2007, tuy gặp những khó khăn lớn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: thị trường giá nguyên vật liệu trong nước có biến động lớn, tất cả nguyên liệu đầu vào đều tăng gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do giá vốn, giá bán của sản phẩm đều tăng, giảm khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành. Năm 2007 được đánh giá là năm có nhiều biến động, đặc biệt là sự biến động của giá than, giá điện, giá xăng, giá vàng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuất phân bón nói chung và công ty phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng. Đặc biệt, là một công ty sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào nhiều nhất là than và hoạt động bán hàng chủ yếu ở các tỉnh xa nơi tiêu thụ nên hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự thay đổi giá cả của hai mặt hàng này. Mặc dù vậy, kết quả tiêu thụ sản phẩm có nhiều nét đáng mừng so với năm 2006. Để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm chính năm 2007, ta sử dụng (bảng số 11.) Cột tồn đầu kì phản ánh số tồn kho sản phẩm cuối năm 2006 chuyển sang đầu năm 2007 của từng loại sản phẩm đến cuối năm 2007. Sản phẩm của công ty được nhập kho chủ yếu từ sản xuất. Việc nhập kho từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ta thấy năm 2007, tổng doanh thu tiêu thụ đạt được là 437 tỷ đồng, trong đó: Phân lân tiêu thụ được 212,349 tấn sản phẩm đạt mức doanh thu là 224 tỷ đồng Phân supetecmô tiêu thụ được 869 tấn sản phẩm, đạt mức doanh thu là 880 triệu đồng Phân đa yếu tố tiêu thụ đựoc 99,522 tấn sản phẩm , đạt mức doanh thu là 212 tỷ đồng Tồn cuối kì của các sản phẩm đều dưới 10%, điều này chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty năm vừa qua là khá tốt, đúng như kế hoạch đặt ra. Như vậy, năm 2007 doanh thu các loại sản phẩm và doanh thu một số sản phẩm chính đều tăng so với năm 2006, đây là cố gắng lớn của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Dẫn đến thành công này có nhiều nguyên nhân, ta sử dụng (bảng số 12) để so sánh các chỉ tiêu giữa 2 năm 2006 và 2007 và tìm ra các nguyên nhân này. * Về sản lượng tiêu thụ: (Bảng 12) cho thấy các sản phẩm tiêu thụ năm 2007 đều tăng lên so với năm 2006. - Xét về số lượng tăng, phân lân tăng nhiều nhất 92,094 tấn sản phẩm, tỷ lệ tăng 76.58%. Công ty đã cung cấp loại phân này cho thị trường miền Nam là nhiều nhất, miền Bắc cũng chiếm một lượng lớn và đặc biệt là đây là sản phẩm dùng để xuất khẩu. Có thể nói rằng đây là sản phẩm đã chiếm được một thị trường rộng lớn không phải sản phẩm nào cũng có được. Với nhu cầu càng lớn của thị trường, nó đáp ứng tốt với mọi loại đất nên lượng tiêu thụ tăng so với năm 2006 - Sản phẩm supetecmô tăng 117 tấn với lượng tăng không lớn tỷ lệ tăng là 15.56%. Do sản phẩm này phù hợp vơi một số loại cây trồng ở rất ít tỉnh miền Bắc nên việc tăng sản phẩm này cũng là điều đáng mừng. Chứng tỏ doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu của nhà nông, và họ cũng tìm thấy cho mình một loại sản phẩm có thể làm tăng năng suất cây trồng. Sản phẩm phân đa yếu tố tăng 17,056 tấn với tỷ lệ tăng là 20.68%. Doanh nghịêp đã tiêu thụ được hầu hết các sản phẩm này ở các tỉnh miền bắc. Do phân bón Trung Quốc với chất lượng kém hơn phân bón của công ty nên người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng phân bón của trong nước đặc biệt là của phân lân Văn Điển vừa đảm bảo chất lượng, vừa gần nơi sản xuất có thề giảm được nhiều chi phí không cần thiết. Việc tăng sản lượng tiêu thụ như vậy trước hết là nhờ khâu sản xuất đủ sản lượng với chất lượng, mẫu mã quy cách phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng tiêu thụ tăng còn do công ty đã làm tốt khâu tiêu thụ, thực hiện tốt việc phân phối sản phẩm, có chính sách bán hàng phù hợp thu hút khách hàng. Ngoài ra, năm 2007 nước ta gia nhập tổ chức WTO, sự thay đổi trong các chính sách của Nhà nước ta trong quan hệ với các nước trên thế giới cũng giúp cho bạn bè các nước dễ tiếp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác giải pháp tài chính để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.docx
Tài liệu liên quan