Chuyên đề Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2

I. CƠ SỞ KHOA HỌC. 2

1. Quản lý môi trường. 2

1.1. Khái niệm về quản lý môi trường. 2

1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường. 3

1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản lý môi trường. 5

1.4. Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. 5

2. Môi trường và các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. 6

2.1 . Khái niệm về môi trường 6

2.2. Các ảnh hưởng mang tỉnh phổ biến của môi trường. 6

2.3 Môi trường và sự phát triển bền vững. 7

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ. 7

1. Luật bảo vệ Môi trường. 7

2. Nghị định 175/CP. 7

3. Các văn bản pháp luật khác. 8

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH. 9

I.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH. 9

1. Điều kiện tự nhiên 9

1.1. Vị trí địa lý. 9

1.2. Địa hình. 9

1.3. Khí hậu. 9

1.4. Chế độ thuỷ văn. 9

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 10

2.1. Đặc điểm xã hội. 10

Số học sinh 12

H.Mỹ Lộc 12

H. Ý Yên 12

H.Nam Trực 12

H.Trực Ninh 12

H.Giao Thuỷ 12

H.Hải Hậu 12

Tổng số 12

Cao đẳng và ĐạI học 13

2.2. Đặc điểm kinh tế. 14

II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH. 15

1. Hiện trạng môi trường đô thị. 15

1.1 . Về công nghiệp. 15

1.2. Về giao thông. 16

1.3. Về nước thải. 17

1.4. Hệ thống thoát nước. 17

1.5. Bảo đảm nguồn nước sạch đô thị. 18

1.6. Về chất thải rắn. 19

1.7. Chất thải bệnh viện. 20

2. Hiện trạng môi trường nông thôn. 22

2.1. Môi trường công nghiệp ở nông thôn 22

2.2. Hiện trạng môi trượng nông nghiệp ở nông thôn: 25

2.2.1. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp 25

2.2.2. Công tác cung cấp nước sạch nông thôn 27

2.3. Vệ sinh môi trường nông thôn. 29

3. Môi trường biển và vùng ven biển. 30

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 33

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH. 33

1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội. 33

1.1. Điều kiện tự nhiên. 33

1.2. Điều kiện xã hội. 33

1.2.1. Dân cư và nguồn lao động. 33

1.2.2. Sức khoẻ cộng đồng 34

1.3. Điều kiện kinh tế. 34

1.4. Cơ sở hạ tầng 35

II. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH. 35

1. Nguồn phát sinh. 36

2. Thành phần. 36

3. Phân loại chất thải rắn trên địa bàn Nam Định. 37

3.1. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành. 37

3.2. Phân loại theo thành phần vật lý và hoá học: 37

3.3. Phân loại theo mức độ nguy hại. 37

4. Những hậu quả của chất thải rắn đối với môi trường đô thị. 38

5. Dự báo từ nay đến năm 2010: 38

5.1. Chất thải rắn sinh hoạt. 38

5.2. Chất thải rắn từ chợ. 39

5.3. Chất thải rắn từ xí nghiệp và công sở. 39

5.4. Chất thải rắn bệnh viện. 39

5.5. Rác thải đường hè phố và các công trình công cộng. 40

6. Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn. 40

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 43

1. Công ty môi trường Nam Định 43

1.1. Nhân sự : 43

1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 43

1.3. Tài chính của công ty 44

1.4. Công tác tổ chức quản lý 45

1.5. Các mối quan hệ của công ty. 46

2. Hiện trạng thu gom xử lý chất thải rắn 46

2.1. Thu gom 46

2.1.1. Chất thải rắn thải sinh hoạt. 46

2.1.2. Chất thải rắn xây dựng. 47

2.1.3. Nhân sự và phương tiện thu gom 47

2.2. Xử lý chất thải rắn. 48

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 48

1. Công tác thu gom. 48

2. Công tác vận chuyển. 49

3. Công tác xử lý. 50

V. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT 50

1. Công ty môi trường Nam Định 50

2. Công tác thu gom vận chuyển 51

CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 53

I. CÁC MỤC TIÊU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI NAM ĐỊNH. 53

1. Mục tiêu kỹ thuật. 53

2. Mục tiêu môi trường. 53

3. Mục tiêu kinh tế xã hội. 53

4. Mục tiêu tài chính. 54

5. Mục tiêu thể chế. 54

1.Công ty môi trường Nam Định. 54

1.1. Cơ chế hoạt động. 54

1.2. Nhân sự. 55

1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 55

2. Cơ quan chức năng. 56

III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ THU GOM, VẬN CHUYỂN. 57

1. Thu gom. 57

2. Vận chuyển. 58

IV. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ. 58

1. Giới thiệu tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam. 58

2. Giới thiệu các công nghệ đang áp dụng hiện nay. 58

2.1. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 58

2.2. Phương pháp đốt chất thải rắn. 60

2.3. Ủ chất thải rắn để thu hồi khí sinh học. 60

2.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện: 61

3. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cho thành phố Nam Định. 62

Kết luận 63

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Kasai 21.2 WP 2.401 465 2.866 7 Bin 75 WP 199 60,4 259,4 8 Stanor 124 124 9 Santomic 2.578 2.578 10 Baitoxit 709 709 Qua bảng trên cho thấy: Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định mỗi năm tăng lên, tổng lượng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật sử dụng trong năm 2001 tăng gấp 5,24 lần tổng lượng sử dụng năm 1997, đăc biệt là tổng lượng thuốc trừ sâu tăng lên đáng kể, năm 2001 lượng thuốc trừ sâu sử dụng tăng lên gấp 3,5 lần, thuốc bênh tăng gấp 11,6 lần so với lượng sử dụng trong cả năm 1997. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp một mặt góp phần ổn định năng suất lúa, cây trồng mặt khác cũng tác động xấu tới môi trường, chất lượng nông sản và sức khoẻ con người nếu như người sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Vấn để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách với nhiều chủng loại có nguồn gốc độc hại, nông sản vẫn bám dính thuốc bảo vệ thực vật chưa hết thời gian phân huỷ đã đem ra sử dụng đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường nông thôn và sức khoẻ cộng đồng người Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Để hạn chế các tác động tiêu cực do việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh cần thiết phải thực hiện một số giải pháp như sau: - Có kế hoạch tuyên truyền cho những người sử dụng lựa chọn sử dụng các loại thuốc có độc tính thấp. Thời gian tác dụng hữu hiệu quả của thuốc ngắn, dễ phân huỷ trong môi trường tự nhiên. - Đối với những người sử dụng cần nâng cao cho họ sự hiểu biết về mặt trái của thuốc trừ sâu bệnh. Cần cung cấp cho họ các kiến thức để xác định đúng diện tích cần phun, thời điểm phun, và số lượng phun đảm bảo đủ không thừa. - Các cơ quan chức năng cần phổ biến sử dụng các loại thuốc đặc biệt, thay đổi thường xuyên các loại thuốc cần sử dụng nhằm hạn chế hiện tượng lì bệnh của sâu bệnh, đồng thời giảm số lượng phun. - Tăng cường ứng dụng thực tế các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để bảo vệ bền vững môi trường, nâng cao tính kháng bệnh của cây trồng. - Đối với các bao bì đựng thuốc cần có biện pháp quản lí chặt chẽ các bao bì sau khi sử dụng. Chất liệu làm các bao bì nên làm bằng nhựa, tránh gây sự cố trong quá trình sử dụng của người dân. 2.2.2. Công tác cung cấp nước sạch nông thôn Nam Định là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, đủ thoả mãn cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp. Đặc biệt trong nước ngầm tại hệ tầng chứa nước Pleistoxen (phân bố ở độ sâu từ 60-130m) có một thấu kính nước nhạt chất lượng rất tốt phân bố ở các huyện ven biển có thể khai thác, sử dụng với trữ lượng 110.000m3/ngày. Đây là một nguồn tài nguyên quý của Nam Định, tuy nhiên trong thời gian qua việc quản lý, khai thác vẫn còn tuỳ tiện và thiếu đồng bộ đã dẫn tới tình trạng số giếng khoan gia tăng ngày một cao. Hiện nay nguồn nước chính được khai thác phục vụ cho các khu vực tập trung dân cư ở nông thôn chủ yếu lấy từ nguồn nước mặt và một số ít khu vực lấy từ nguồn nước ngầm theo nhiều mô hình khác nhau. Mô hình cấp nước sạch tập trung quy mô thôn xã tính đến tháng 12/2001 toàn tỉnh có 17 công trình được đưa vào sử dụng và hai công trình đang xây dựng. Công suất của hệ thống từ 600-1.800m3/ngày, nguồn nước lấy từ nguồn nước ngầm hoặc nước mặt qua hệ thống xử lý làm trong, khử trùng sau đó được bơm đẩy phân phối đến các hộ gia đình. Mô hình nối mạng cấp nước tập trung nhỏ từ giếng khoan: Mô hình cấp nước này giúp nâng cao được hiệu quả sử dụng giếng khoan UNICEP và hạn chế khoan nước tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã xây dựng mô hình hệ thống nối mạng từ giếng khoan UNICEP tính đến tháng 12/2001toàn tỉnh có 15 công trình nối mạng cấp nước sạch quy mô từ 400-800 người sử dụng như: Thôn Đoài xã Yên Bằng huyện ý Yên, thôn 9 xã Hải Thịnh Hải Hậu, thôn Mới xã Hải Đồng, Bệnh viện Cổ Lễ huyện Trực Ninh, Bệnh viện huyện Vụ Bản, xí nghiệp đóng tầu Sông Đào, làng chài huyện Hải Hậu, thôn Minh Hồng xã Bình Minh huyện Nam Trực, xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc, 3 mô hình tại nông trường Rạng Đông. Đây là mô hình mới đang được quan tâm đánh giá và nhân ra diện rộng. Mô hình giếng khoan UNICEP: Công nghệ giếng khoan UNICEP được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1983, tỉnh Nam Định áp dụng từ năm 1994. Theo số liệu điều tra của đoàn làm quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định có khoảng 77.645 giêng khoan UNICEP, riêng trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2001 đã lắp đặt và chuyển giao 420 giếng, nâng số giếng do trung tâm lắp đặt lên 8.663 giếng. Các giếng khoan phân bố không đều, tập trung ở Nghĩa Hưng 10.940 chiếc, huyện Hải Hậu 18.287 chiếc. Về chất lượng tại các giếng khoan cho thấy chỉ có 52% đạt chất lượng tốt, 25% trung bình, 23% chất lượng xấu. Mô hình giếng khoan UNICEP đã góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về nước sinh hoạt ở một số vùng nông thôn, các cơ quan và các cơ sở sản xuất, tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý sẽ dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước ngầm do khai thác tràn lan. Khi tầng nước ngầm bị ô nhiễm, việc khôi phục lại như ban đầu thực sự là một vấn đề nan giải, tốn kém nhiều kinh phí và rất khó thực hiện. Do đó, trong thời gian tới chỉ nên áp dụng loại hình giếng khoan UNICEP ở các vùng còn ít giếng khoan, hoặc vùng có mật độ dân cư thưa thớt không phù hợp với cấp nước tập trung. Về chất lượng nguồn nước tại các vùng cấp nước tập trung: Theo thông báo số 31/YTDP của trung tâm y tế dự phòng tỉnh, ngày 1 tháng 8 năm 2001về kết quả kiểm tra chất lượng vệ sinh nước sinh hoạt tại 12 cơ sở cấp nước tập trung là: Nam Giang, Nam Vân, Xuân Ngọc, Xuân Hông, Trung Lao, Trực Đông, Quang Trung, Thành Lợi, Mỹ Thắng, uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Lộc, Cổ Lễ, bệnh viện Trực Ninh, kết quả kiểm tra cho thấy: - Về chỉ tiêu Hoá - Lý: 13/16 cơ sở không đạt chỉ tiêu hoá lý, chỉ có 3 cơ sở cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn là: Cổ Lễ, bệnh viện Trực Ninh, Xuân Hồng, còn lại các cơ sở cấp nước tâp trung đang sử dụng nguồn nước mặt thì hàm lượng Nitrit, Amoni còn cao. Các cơ sở dùng nguồn nước ngầm thì hàm lượng muối còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. - Về chỉ tiêu vi sinh: Qua số liệu của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thì có 16/18 cơ sở không đạt chỉ tiêu vi sinh, chỉ có 2 cơ sở đạt chỉ tiêu vi sinh là Cổ Lễ và Xuân Hồng. Nhìn chung nguồn nước của các công trình cấp nước tập trung đều bị nhiễm bẩn nhẹ, ở nơi sử dụng nguồn nước mặt thì các chỉ số vi sinh vật đều cao cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng. - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định ngoài các mô hình cấp nước trên tại một số vùng nông thôn vẫn dùng nước mưa và giếng khơi để phục vụ trong sinh hoạt. Theo thống kê của đoàn quy hoạch hiện nay toàn tỉnh có 28,4% hộ gia đình có giếng khơi (124.478 giếng); 73,6% số hộ có bể nước mưa (3.231.157 bể); 6,8% số hộ dùng nước ao, hồ, sông làm nguồn nước sinh hoạt (30.099 hộ). Nguồn nước mưa, ao, hồ, giếng khơi là những nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố ô nhiễm từ môi trường không khí, canh tác nông nghiệp và các chất độc hại trên mặt đất cuốn theo khi có mưa. Để giảm bớt nồng độ các chất ô nhiễm có trong các nguồn nước Trung tâm chuyển giao công nghệ và tư vấn đầu tư thuộc Sở khoa học và môi trường đã áp dụng thành công mô hình xử lí nước giếng khơi, ao, hồ quy mô hộ gia đình tại 46 công trình, chất lượng nước sau khi xử lý đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã thực hiện thành công việc lắp đặt lu chứa nước mưa theo công nghệ Thái Lan do UNICEP chuyển giao với ưu điểm giá thành thấp, phù hợp với đối tượng người nghèo và vùng hiếm nước. - Nhìn chung công tác cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn của tỉnh Nam Định năm 2001 đã đạt được kết quả tốt, có 49,5% số dân nông thôn được dùng nước sạch (982.462 người), tăng so với năm 2000 là 3% số dân được dùng nước sạch. Tăng được số công trình cấp nước tập trung, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình để đưa vào phục vụ cấp nước sạch kịp thời cho nhân dân, tranh thủ được nhiều nguồn vốn giúp đỡ của trung ương và các tổ chức quốc tế, đã tổng kết 3 năm công trình triển khai qũy đoàn kết ngành nước. Bước đầu đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình cấp nước ở các quy mô khác nhau phù hợp với nhiều vùng dân cư của tỉnh. Tuy nhiên so với nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân và chỉ tiêu chiến lược đặt ra về cung cấp nước sạch nông thôn năm 2005 phải đạt 80% thì tốc độ tăng số dân được dùng nước sạch như hiện nay là quá chậm, bình quân mỗi năm mới tăng đươc 3%. 2.3. Vệ sinh môi trường nông thôn. Công tác vệ sinh môi trường ở các thị trấn, huyện lị trên địa bàn tỉnh trong năm qua đã được quan tâm hơn. Đã có 5 thị trấn có xe chuyên dùng thu gom, vận chuyển chất thải rắn hàng ngày, có bãi đổ thải xa khu dân cư, giải toả các điểm đổ rác và hố xí ven sông, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải. Các thị trấn triển khai tốt công tác vệ sinh môi trường là: Thị trấn Lâm, Liễu Đề, Ngô Đồng, Cổ Lễ, Yên Định. Công tác vệ sinh môi trường nông thôn có nhiều hoạt động tốt. Năm 2001 trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục triển khai có hiệu quả dự án hỗ trợ cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn của Pháp giúp đỡ theo chương trình hợp tác SEDIP tại 7 xã đã và đang xây dựng thí điểm dự án xử lý chất thải tại làng nghề Nam Giang (Nam Trực), xây dựng điểm làng vệ sinh môi trường sạch đẹp. Xây dựng 46 mô hình nhà vệ sinh, 50 chuồng nuôi lợn hợp vệ sinh, lắp đặt 162 mô hình Biogas liên hoàn xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi. Trung tâm y tế dự phòng triển khai dự án tài trợ của UNICEP huy động cộng đồng tham gia dự án vệ sinh môi trường mở rộng tại huyện ý Yên đã chỉ đạo điểm 12 xã thực hiện vệ sinh môi trường, làm mới 1.660 nhà vệ sinh hợp vệ sinh, cải tạo 3.250 chiếc, làm mới 400 giếng khơi. Tính đến tháng 12/2001 toàn tỉnh có 274.414 hố xí các loại (đạt 62% số hộ có nhà vệ sinh) trong đó 43,4% đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Năm 2001 làm mới 6.803 chiếc ( đạt 109,3% kế hoạch). Tóm lại, trong những năm qua công tác nước sạch, vệ sinh môi trường đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên do nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường chưa cao, tập quán cũ dùng trực tiếp nước ao hồ, sông, ngòi vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi đặc biệt là những vùng đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước cho các công trình cấp nước, vệ sinh môi trường còn thấp bằng 30- 40% tổng kinh phí đầu tư xây dựng do vậy tại một số vùng tình trạng dân cư chưa được sử dụng nước sạch kéo dài, các công trình vệ sinh vẫn chưa đủ hoặc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Vốn huy động của người dân để lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước về từng hộ gia đình còn gặp nhiều hạn chế. 3. Môi trường biển và vùng ven biển. Tổng chiều dài đường bờ biển tỉnh Nam Định là 72 km, trong đó có khoảng 40 km bờ biển bị lở tập trung ở huyện Hải Hậu. Đường bở biển thuộc huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng thuộc vùng biển thoái, mỗi năm tiến ra biển từ 50-100m. Theo đánh giá của các nhà khoa học cho thấy: ở vùng biển Nam Định có tiềm năng sinh học đa dạng với giá trị kinh tế cao tổng sản lượng khai thác kinh tế biển biến động từ 5.000-7.000 tấn hải sản/năm. Tổng diện tích bãi bồi ngập nước trên địa bàn tỉnh Nam Định là 22.650ha. trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 8.500ha. Hiện nay diện tích đã nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng là 7.643ha. Về chất lượng môi trường nước biển qua kết quả phân tích vào thời điểm tháng 9/2001 cho thấy nước biển ven bờ, điểm lấy mẫu tại thị trấn Hải Thịnh, xã Giao Lâm các chỉ số phân tích đều đạt TCVN 5943-1995. Giá trị nồng độ các thông số đều nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép. Bảng 13: Kết quả phân tích các thành phần hoá học mẫu nước biển ven bờ STT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả phân tích nước biển ven bờ Tại thị trấn Hải Thịnh Tại xã Giao Lâm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH Độ dẫn Độ muối TDS DO SS BOD5 COD NH3+(N) Dầu mỡ Tổng BVTN Cliorua mSV/cm 0/00 mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 7,85 29.000 18,1 15.900 6,5 26 15 23 0,025 0 KPHĐ 850 7 29.600 18,7 16.800 7,8 25 12 21 0,062 0 KPHĐ 720 Về trồng rừng, theo số liệu của hội chữ thập đỏ tỉnh Nam Định năm 2001 đã trồng thêm 230ha cây Trang, trồng xen 129ha cây Đước và 161 ha cây Bần tập trung chủ yếu ở vung đất ngập mặm ven biển thuộc 2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Việc tăng cường diện tích trồng rừng đã góp phần làm thay đổi về bộ mặt kinh thế, môi trường và nâng cao thêm nhận thức về bảo vệ môi trường của dân cư hai huyện có tài nguyên vùng đất ngập mặn. Hiện nay, khu vực Cồn Ngạn huyện Giao Thuỷ, diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm đáng kể do việc khoanh vùng nuôi tôm đã làm cho hệ sinh thái thay đổi kéo theo sự giảm sút vềnăng suất sản lượng tôm, có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học do vậy cần phải bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Năm 2001 trên vùng biển Nam Định không xẩy ra sự có tràn dầu, nhưng về khai thác đánh bắt mang tính huỷ diệt các sinh vật biển vẫn còn, việc bồi lở đường bờ biển vẫn thường xuyên xẩy ra vào mùa mưa bão đặc biệt là khu vực huyện Hải Hậu gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của nhân dân. Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng môi trường chung của tỉnh Nam Định tôi nhận thấy môi trường chung tỉnh Nam Định cần quan tâm là: Vấn đề về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật ở nông nghiệp tại nông thôn, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại nông thôn ngày nay, để khắc phục tình trạng sử dụng bừa bãi các loại hoá chất bảo vệ thực vật thì Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nên kiểm soát các loại hoá chất bảo vệ thực vật, hướng dẫn cho mọi người dân quy trình sử dụng, thời gian cũng như cách bảo quản đúng quy định. Các cơ quan chức năng nên có những biện pháp như sử dụng công cụ kinh tế, thuế suất, trợ giá, nhằm hạn chế việc nhập khẩu những loại thuốc có chứa nồng độ chất độc hại cao với thời gian phân huỷ lâu và khuyến khích việc sử dụng các loại hoá chất không chứa các loại chất độc và dễ sử dụng. Vấn đề môi trường công nghiệp ở nông thôn (các làng nghề). Hiện nay, tại các làng nghề truyền thống ở Nam Định hầu hết đều bị ô nhiễm, đặc biệt có những làng nghề có sử dụng những hoá chất độc hại, hoặc thải ra các loại chất thải, khí thải có nồng độ độc tính cao như các làng nghề đúc, mạ... Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp cụ thể như: Quy hoạch lại các làng nghề này, di chuyển ra xa khu dân cư sinh sống, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải và áp dụng các chính sách tổng hợp nhằm làm giảm thiểu chất thải độc hại. Bắt buộc các hộ sản xuất gây ra ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Vấn đề chất thải rắn tại các thị trấn trong tỉnh: Hiện nay tại các thị trấn hầu hết là chưa có phương tiện thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt của người dân nên tình trạng ô nhiễm là không thể tránh khỏi, để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh, cũng như các cơ quan chức năng khác nên có những chính sách hỗ trợ các thị trấn nhằm xây dựng tổ thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại địa phương. Chương III: thực trạng công tác quản lý chất thải rắn thành phố Nam Định I. Khái quát chung về thành phố Nam Định. 1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội. 1.1. Điều kiện tự nhiên. Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Nam Định, nằm ở phía Đông Nam và cách Hà Nội 87Km. Thành phố Nam Định có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đường 10 chạy suốt từ vùng Nga Sơn - Thanh Hoá qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đến Hải Phòng, Quảng Ninh giúp cho việc điều phối hàng hoá, nguyên nhiên liệu, nhân lực.. giữa các vùng nông nghiệp với các vùng công nghiệp, giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh khác tronng cả nước thêm nhanh chóng thuận tiện. Tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến vận tải sắt bộ lớn nhất trong cả nước, chuyển hàng hoá giữa hai miền Nam Bắc cũng chạy qua Nam Định (ga Nam Định là một trong những ga lớn của miền Bắc). Với những thuận lợi trên, thành phố Nam Định đang được nhà nước quan tâm đầu tư về mọi mặt để trở thành một trung tâm kinh tế, điều này được thể hiện rõ trong quyết định số 667/TTG ngày 23/8/1997 của thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996-2000: “Bố trí không gian công nghiệp hình thành 3 cụm công nghiệp và các hành lang phát triển công nghiệp chính: cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía nam ở vùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình và Tam Điệp) các khu công nghiệp trên hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A, quốc lộ 10. Hình thành một mạng lưới đô thị gồm các cấp: Thành phố trực thuộc trung ương, thành phố tỉnh lị, thị xã, thị trấn, thị tứ, phân bố đều trên toàn vùng với các đô thị trung tâm : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở để phát triển đô thị hoá, hiện đại hoá các điểm dân cư nông thôn trong vùng ” Chính vì thế trong tương lai thành phố Nam Định sẽ có những sự phát triển nhanh chóng trên các phương diện như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịnh vụ. 1.2. Điều kiện xã hội. 1.2.1. Dân cư và nguồn lao động. Thành phố Nam Định có 15 phường và 7 xã. Theo số liệu niên giám thống kê tháng 8/2001 thành phố Nam Định có dân số trung bình là 231.851 người, mật độ dân số là 5.002người/km2. Mức tăng dân số tự nhiên 9,5%o. Dân số thành phố Nam Định tương đối trẻ (số người dưới 18 tuổi chiếm tới 35% ). Lực lượng lao động của thành phố là 121.000 người chiếm 1/2 dân số của thành phố. Tỉ lệ thất nghiệp 15%, trong số lao động có khoảng 80% làm việc trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã, 20% còn làm việc trong các cơ sở doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình. 1.2.2. Sức khoẻ cộng đồng Thực trạng của thành phố Nam Định về vấn đề sức khoẻ cũng như tình trạng chung của Việt Nam, các bệnh thường gặp năm 2000 là: ỉa chảy 2.653 trường hợp, lị 583 trường hợp, thương hàn 519 trường hợp, cúm 1.870 trường hợp. Những vấn đề sức khoẻ có liên quan đến vệ sinh môi trường là giun đũa 92% số học sinh bị nhiễm, bệnh phụ khoa vào khỏang 35-45% phụ nữ bị nhiễm. Viêm nhiễm đường hô hấp thường xuyên xảy ra ở thành phố. Thành phố có 22 trạm khám bệnh ở các phường xã, 10 bệnh viện phòng khám đa khoa khu vực để phục vụ nhân dân, các chương trình quốc gia như : phòng chống biếu cổ, bênh phong, bệnh sởi ở trẻ em, bệnh thiếu vitamin A.. đã được triển khai hàng năm. Việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống đã và đang có một ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Thành phố hàng năm đều tổ chức các cuộc thi, giao lưu, tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường cho các tổ chức và quần chúng nhân dân.Chua co so lieu 1.3. Điều kiện kinh tế. Thành phố Nam Định trước đây chỉ được coi là trung tâm của một tỉnh lị do đó chưa có điều kiện đầu tư xây dựng nhiều. Từ năm 1996 sau khi tỉnh Nam Định được nhà nước cho phép tách ra khỏi tỉnh Nam Hà, thành phố được chú trọng đầu tư để trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nam Định nói riêng và của đồng bằng Bắc Bộ nói chung, chính vì thế nền kinh tế của thành phố đang ở thời kỳ củng cố, xây dựng và phát triển. Các ngành kinh tế chính là công nghiệp dệt và may mặc song hiện nay còn đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và do các tác động của biến động kinh tế thế giới nên đang được quy hoạch và tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Các ngành nghề khác như lắp ráp điện tử, máy móc, đóng tàu, chế biến gỗ, vận chuyển, dịch vụ .. đều còn ở quy mô rất nhỏ. Bởi vậy với lực lượng lao động hùng hậu chiếm tới hơn một nửa dân số thành phố (54%) nhưng mức thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố Nam Định còn rất thấp khoảng 435$/năm tức vào khoảng 2/3 mức lương trung bình ở cấp đô thị Việt Nam. 1.4. Cơ sở hạ tầng - Cấp nước: Mạng lưới phân phối nước thành phố gồm 72km đường ống 600mm và 1000 mm, có 5 tuyến đường dẫn chính tới hai mạng phân phối được bơm từ 23h hôm trước đến 11h hôm sau hoặc từ 11h đến 23h cùng ngày. Hiệu quả vận hành thấp, do các thiết bị cũ, phụ tùng thay thế không đồng bộ, vì vậy đang được đầu tư nâng cấp. Hiện nay nhà máy mới cung cấp được cho 75% dân số trong thành phố, nước tiêu dùng hiện tại trên đầu người mới đạt 40-50 lít/người/ngày đêm. Lượng nước thất thu khoảng 60% tổng lượng nước sản xuất. - Thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố là hệ thống kết hợp thoát nước mặt và nước thải, kể cả một lượng khá lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ vào hệ thồng thoát nước thải chung của thành phố và cuối cùng được bơm ra sông Đào. Vào mùa mưa nhiều khu vực bị ngập lụt nguyên nhân chủ yếu: + Cống bị tắc do các loại phế thải xây dựng, chất thải rắn lắng đọng lâu ngày chưa được quan tâm thường xuyên nạo vét. + Hệ thống thoát nước thải thành phố hẹp, các hồ, ao chứa nước điều hoà trong thành phố không đủ dung tích chứa nước. + Công tác nạo vét, tu bổ, xây mới hệ thống thoát nước đang gặp khó khăn về tài chính. - Đường giao thông: Mạng lưới đường phố trong thành phố dài khoảng 70km, với mật độ đường phố chính là 2,5km/km2, phần lớn các đường phố chật hẹp và đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là hệ thống đường trong các khu phố cũ. Trong những năm gần đây hầu hết các tuyến đường chính đã được nâng cấp và làm mới lại. Một số đường chính như: đường Trần Hưng Đạo, đường Mạc Thị Bưởi, đường Nguyễn Du, đường Lê Hồng Phong, đường Hùng Vương, đường Trường Chinh.. đã rải nhựa atfan. - Nhà ở: 80% nhà ở từ 1-3 tầng, 8% nhà ở từ 4 tầng trở lên, số còn lại là nhà cấp 4. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch đầu tư năm 2001 thành phố Nam Định có tổng số diện tích để ở là 1,28 triệu m2 . II. hiện trạng chất thải rắn thành phố Nam Định. Theo quan niệm chung chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì các hoạt động tồn tại của cộng đồng..). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Hiện nay theo quan điểm mới chất thải rắn đô thị được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải cá trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ. Tiếp cận hệ thống đối với việc quản lý chất thải rắn người ta cho rằng: Chất thải rắn là nguồn gốc chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thoả đáng tới chất thải hôm nay thì ngày mai con người sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường sống. 1. Nguồn phát sinh. Chất thải rắn của thành phố Nam Định được thải ra từ các hộ gia đình, các chợ, các xí nghiệp sản xuất, các bệnh viện, đường hè phố, các công trình công cộng và phế thải xây dựng trong thành phố. Theo số liệu điều tra của công ty Môi trường Nam Định năm 2001 thì khối lượng chất thải rắn của thành phố vào khoảng 216,7 tấn/ngày. Trong đó: Bảng 14: Nguồn thải chính của thành phố Nam Định STT Nguồn thải Đvt Số lượng Khối lượng(tấn/ngày) 1 Các hộ gia đình Người 231.851 139,13 2 Các chợ hàng ngày và chợ phiên Chợ 13 16 3 Các xí nghiệp, công sở Cơ quan 553 10,8 4 Các bệnh viện Giường 1.320 4,334 5 Đường hè phố và khu vực công cộng m2 950.000 27,5 6 Phế liệu xây dựng 18,936 2. Thành phần. Thành phần của chất thải rắn thành phố Nam Định không cố định mà thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Tuy nhiên, đó chỉ là sự thay đổi về lượng còn thành phần định tính thì hầu như không thay đổi và bao gồm các thành phần sau: Bảng 15: Thành phần chất thải tại thành phố Nam Định STT Thành phần % Khối lượng Khối lượng(tấn/ngày) 1 Giấy,vải,sợi, ni lông 13,9 30,12 2 Nhựa,da,cao su 2,23 4,85 3 Thuỷtinh 5,83 12,63 4 Kim loại 4,67 10,11 5 Đất đá 24,04 52,1 6 Chất hưu cơ 49,33 106,89 Tổng cộng 100 216,7 3. Phân loại chất thải rắn trên địa bàn Nam Định. Việc phân loại chất thải rắn là một việc làm rất quan trọng nó quyết định tới hiệu quả của quá trình quản lý các nguồn chất thải thuộc loại này. Cũng bởi thực trạng của quản lý chất thải hiện nay ở Nam Định việc phân loại chất thải rắn chưa được thực hiện tốt, tình trạng các loại chất thải rắn được đổ thải lẫn lộn với nhau và đưa đến bãi chôn lấp diễn ra phổ biến. Việc làm này vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh bãi chôn lấp vừa không tận dụng triệt để được một số phế thải để tái sử dụng hoạc tái sản xuất đồng thời thể hiện sự hạn chế trong quản lý. Dưới đây là một vài cách phân loại: 3.1. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành. Căn cứ theo nguồn tạo thành có thể chia chất thải rắn ở thành phố Nam Định ra thành 4 loại: - Chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) bao gồm chất thải rắn phát sinh từ khu vực liên quan đến hoạt động của con người như khu vực dân cư, các khu vực trung tâm thương mại, công sở... - Chất thải rắn công nghiệp: Những lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33600.doc
Tài liệu liên quan