Chuyên đề Chuyển mạch quang tự động ason

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC HÌNH VẼ 8

MỤC LỤC BẢNG 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG CHUYỂN MẠCH TỰ ĐỘNG 10

1.1 Giới thiệu chung về mạng quang chuyển mạch tự động 10

1.2 Kiến trúc ASON 11

1.2.1 Kiến trúc logic 12

1.2.2 Kiến trúc chức năng 14

1.2.3 Bảo vệ và khôi phục mạng 15

1.3 Giao thức ASON 17

1.3.1. LMP 17

1.3.2 OSPF-TE 18

1.3.3 RSVP-TE 18

1.4 Các liên kết ASON 19

1.4.1 Các kênh điều khiển 19

1.4.2 Các liên kết điều khiển 19

1.5 Khả năng tự động phát hiện của các cấu hình mạng 20

1.5.1 Khả năng tự động phát hiện của các liên kết điều khiển 20

1.5.2 Khả năng tự động phát hiện của các TE link 21

1.6 Kết luận 22

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ASON CỦA HUAWEI 23

2.1 Giới thiệu về giải pháp ASON của Huawei 23

2.2 Các loại bảo vệ hỗ trợ 24

2.2.1 Bảo vệ đường quang 24

2.2.2 Bảo vệ 1+1 intra - board 25

2.2.3 Bảo vệ 1+1 phía client 26

2.2.4 Bảo vệ SW SNCP 27

2.2.5 Bảo vệ ODUk SNCP 28

2.2.6 Bảo vệ VLAN SNCP 29

2.2.7 Bảo vệ mức board 29

2.2.8 Bảo vệ ODUk SPRing 29

2.2.9 Bảo vệ chia sẻ bước sóng 30

2.2.10 Điều chỉnh công suất thông minh (IPA) 30

2.2.11 Điều chỉnh công suất thông minh của hệ thống Raman 30

2.2.12 Điều chỉnh mức tự động (ALC) 31

2.2.13 Cân bằng công suất tự động (APE) 31

2.2.14 Tiền cân bằng công suất tự động nâng cao (EAPE) 31

2.3 Bảo vệ ODUk SPRing 32

2.3.1 Khái niệm 32

2.3.2 Board hỗ trợ bảo vệ 32

2.3.3 Điều kiện khơi mào 32

2.3.4 Nguyên tắc làm việc 32

2.4 Bảo vệ chia sẻ bước sóng quang 36

2.4.1 Khái niệm 36

2.4.2 Board hỗ trợ bảo vệ 37

2.4.3 Điều kiện khơi mào 37

2.4.4 Nguyên tắc làm việc 38

2.5 Thiết bị OptiX OSN 7500 39

2.6 Kết luận chương II 43

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG EVN Telecom 44

3.1 Giới thiệu mạng viễn thông EVN Telecom 44

3.1.1 Cơ sở hạ tầng: 44

3.1.2 Cung Cấp Các Dịch Vụ 46

3.2 Ứng dụng triển khai ASON trên mạng EVN Telecom 47

3.3 Các ứng dụng dịch vụ ASON trên mạng EVN Telecom 49

3.3.1 Tạo và xóa một tuyến ASON 49

3.3.2 Chức năng mạng 52

3.3.3 Tự động phát hiện đồ hình mạng 54

3.3.4. Cấu hình đầu cuối đến đầu cuối (end-to-end) 55

3.3.5. Bảo vệ trong mạng hình lưới 55

3.3.6. Các mức dịch vụ cam kết 55

3.3.7. Các dịch vụ kết hợp 59

3.3.8. Dịch vụ đường ngầm 59

3.3.9. Tối ưu dịch vụ 60

3.3.10. Trạng thái cân bằng của lưu lượng mạng 60

3.3.11. Nhóm liên kết cùng rủi ro 60

3.4 Kết luận chương III 61

KẾT LUẬN: 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển mạch quang tự động ason, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận Chương 1 đã đưa ra những vấn đề cơ bản của mạng quang chuyển mạch tự động ASON. ASON có kiến trúc 3 mặt phẳng: mặt phẳng truyền tải, mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng quản lý. Kiến trúc logic và kiến trúc chức năng của ASON cũng tuân theo sự phân chia này. Các giao thức thường thấy trong các mạng ASON hiện tại được tìm hiểu với 3 giao thức cơ bản: giao thức quản lý liên kết LMP, giao thức định tuyến OSPF-TE và giao thức giành trước tài nguyên RSVP-TE. Các phần sau nghiên cứu các liên kết của ASON với các kênh điều khiển, các liên kết điều khiển và các TE link. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ASON CỦA HUAWEI 2.1 Giới thiệu về giải pháp ASON của Huawei Hình 2-1:Giải pháp ASON của Huawei Huawei cung cấp các giải pháp ASON chi tiết cho các lớp khác nhau. Giải pháp ASON cung cấp bởi Huwei bao gồm các sản phẩm sau: Phần mềm mặt phẳng điều khiển: OptiX GCP Phần mềm mô phỏng và lập kế hoạch: OptiX MDS 7500 Phần mềm quản lý mạng: iManager T2000 Thiết bị trên mặt phẳng truyền tải: thiết bị trong series OptiX OSN. Hiện tại, Huawei có thể cung cấp giải pháp truyền tải ASON metro trọn vẹn được thực hiện bởi các thiết bị OptiX OSN 7500 và OptiX OSN 3800, như được chỉ ra trong hình trên. Hình 2-2:Giải pháp ASON metropolitan 2.2 Các loại bảo vệ hỗ trợ 2.2.1 Bảo vệ đường quang Bảo vệ đường quang bảo vệ các sợi quang thẳng giữa các trạm liền kề bằng cách sử dụng dual fed và chức năng nhận có lựa chọn của các board OLP. Bảo vệ đường quang xuất hiện 2 đôi sợi (làm việc và bảo vệ) để cung cấp bảo vệ tín hiệu. Board thực hiện bảo vệ là board OLP. Nguyên tắc làm việc được minh họa trong hình 2-3. Hình 2-3: Nguyên tắc làm việc của bảo vệ đường quang 2.2.2 Bảo vệ 1+1 intra - board Hình 2-4:Nguyên tắc làm việc của bảo vệ 1+1 intra-board (OTU) Bảo vệ 1+1 intra-board tận dụng chức năng dual fed và thu có chọn lựa của board OTU, OLP hoặc DCP và thay đổi cơ chế định tuyến để bảo vệ sợi OCh. Board thực hiện bảo vệ là OTU; OLP hoặc DCP. Hình 2-5: Nguyên tắc làm việc của bảo vệ 1+1 intra-board (OLP) Nguyên tắc làm việc minh họa trong 2 hình trên 2.2.3 Bảo vệ 1+1 phía client Bảo vệ 1+1 phía khách hàng được cấu hình với một bước sóng làm việc và một bước sóng bảo vệ được phát trong 2 tuyến khác nhau để bảo vệ board OTU và sợi OCh. Các board hỗ trợ bảo vệ SCS; OLP hoặc DCP; OTU; SCC. Hình 2-6 minh họa nguyên tắc làm việc của bảo vệ 1+1 phía client. Hình 2-6 Nguyên tắc bảo vệ 1+1 phía client 2.2.4 Bảo vệ SW SNCP Bảo vệ SW SNCP tận dụng chức năng thu có chọn lọc và dual fed của các kết nối chéo tại lớp điện để bảo vệ line board và sợi OCh. Granularity của kết nối chéo là dịch vụ GE hoặc dịch vụ Any. Board hỗ trợ bảo vệ XCS; OTU; SCC. Nguyên tắc làm việc của bảo vệ SW SNCP được minh họa trong hình 2-7 Hình 2-7:Nguyên tắc làm việc của bảo vệ SW SNCP 2.2.5 Bảo vệ ODUk SNCP Bảo vệ ODUk SNCP tận dụng chức năng thu có chọn lọc và dual fed của các kết nối chéo tại lớp điện để bảo vệ board line và sợi OCh. Granularity là các dịch vụ ODU1. Board hỗ trợ bảo vệ XCS; OTU; SCC. Hình 2-8 minh họa nguyên tắc làm việc của loại bảo vệ này. Hình 2-8:Nguyên tắc làm việc của bảo vệ ODUk SNCP 2.2.6 Bảo vệ VLAN SNCP Bảo vệ VLAN SNCP sử dụng chức năng thu có chọn lọc và dual fed của module L2 để bảo vệ board đường và sợi OCh. Granularity là trên mức dịch vụ cổng phía khách hàng tương đương với VLAN. Đây là một trong những loại bảo vệ ưu việt nhất của thiết bị này. 2.2.7 Bảo vệ mức board Bảo vệ mức board được sử dụng để bảo vệ board TBE. 2.2.8 Bảo vệ ODUk SPRing Bảo vệ ODUk SPRing được áp dụng chủ yếu cho mạng ring với các dịch vụ phân tán. Bảo vệ này sử dụng 2 bước sóng khác nhau để bảo vệ đa dịch vụ phân tán giữa tất cả các trạm. 2.2.9 Bảo vệ chia sẻ bước sóng Bảo vệ chia sẻ bước sóng áp dụng cho các mạng ring với các dịch vụ phân tán. Nó sử dụng 2 bước sóng để bảo vệ cho một kênh dịch vụ phân tán giữa tất cả các trạm. 2.2.10 Điều chỉnh công suất thông minh (IPA) Hệ thống này cung cấp chức năng điều chỉnh công suất thông minh (IPA). Khi trên tuyến có một sợi bị đứt, bộ khuếch đại quang hướng lên bị tắt để các sợi quang lộ ra không gây thương tích cho con người. Trong hệ thống DWDM, sợi quang đứt, lỗi thiết bị hoặc tháo lắp connector có thể dẫn tới suy hao tín hiệu quang trên kênh quang chính và trên các kênh phụ trợ. Để tránh các sợi quang lộ ra gây thương tích trên cơ thể người, đặc biệt là mắt, và để tránh nhiễu xung của bộ khuếch đại quang, hệ thống cung cấp các chức năng IPA. Khi suy hao của các tín hiệu quang xảy ra trên một hoặc nhiều vùng trung kế quang trên kênh quang chính và các kênh giám sát quang, hệ thống có thể phát hiện suy hao của các tín hiệu quang trên liên kết và lập tức tắt bộ khuếch đại quang hướng lên. Board hỗ trợ: Board phát hiện: OAU1, OBU1, OBU2 Board thực hiện điều khiển: OAU1, OBU1, OBU2, HBA (với OptiX OSN 3800) Board phát hiện phụ trợ: OTU, OSC, NS2. 2.2.11 Điều chỉnh công suất thông minh của hệ thống Raman Công suất của ánh sáng bơm từ các bộ khuếch đại Raman là rất cao. Vì vậy, trong một hệ thống được cấu hình với các bộ khuếch đại Raman, nên cấu hình và kích hoạt chức năng IPA trước khi bật bộ khuếch đại Raman. Sau khi phát hiện một sợi bị đứt, tắt bộ khuếch đại Raman. Sau đó, không có ánh sáng bơm mạnh gửi từ giao diện đường trên bộ khuếch đại và theo đó công suất quang của toàn bộ đường nằm ở mức an toàn. Trong hệ thống WDM, sợi quang bị đứt, lỗi thiết bị hoặc tháo lắp connector quang có thể dẫn tới suy hao tín hiệu quang của kênh quang. Để tránh các sợi quang lộ ra ảnh hưởng tới cơ thể con người, đặc biệt là mắt, và để tránh nhiễu xung của bộ khuếch đại quang, hệ thống cung cấp các chức năng IPA. Khi suy hao công suất quang xảy ra trên một hay nhiều hơn một vùng trung kế quang trên kênh quang chính và các kênh giám sát quang, hệ thống có thể phát hiện suy hao tín hiệu trên liên kết và lập tức tắt bộ khuếch đại quang hướng lên. 2.2.12 Điều chỉnh mức tự động (ALC) Hệ thống này cung cấp chức năng điều khiển mức tự động (ALC). Khi chức năng ALC được kích hoạt, suy hao tuyến trong một vùng tăng lên làm giảm công suất đầu vào của bộ khuếch đại trong vùng đó. Công suất đầu ra của nó và công suất đầu vào và ra của các bộ khuếch đại hướng xuống duy trì giống nhau. Trong một hệ thống WDM, sự già hóa sợi quang hay connector quang hoặc các yếu tố chủ quan có thể dẫn tới suy hao bất thường của các tuyến truyền dẫn. Trong trường hợp suy hao trên một đoạn tuyến tăng, tất cả công suất đầu ra và vào bị giảm trên tất cả các bộ khuếch đại đường xuống. OSNR hệ thống xấu đi. Đồng thời, công suất quang thu được cũng sẽ bị giảm theo. Hiệu suất thu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu chức năng ALC được kích hoạt, hiệu ứng này có thể được tối thiểu hóa. Khi suy hao trên một đoạn tuyến tăng, công suất đầu vào trên bộ khuếch đại giảm. Nhưng do ALC, công suất đầu ra cùng với công suất vào/ra của các bộ khuếch đại hướng xuống khác sẽ không bị thay đổi. Do đó OSNR sẽ dao động ít hơn. Công suất quang thu được bởi bộ thu sẽ không bị thay đổi. 2.2.13 Cân bằng công suất tự động (APE) Hệ thống cung cấp chức năng cân bằng công suất tự động. Với chức năng APE, có thể giữa độ phẳng của công suất quang tại đầu cuối thu và duy trì OSNR. Trong một hệ thống DWDM, sự thay đổi điều kiện sợi quang khi hệ thống đang chạy có thể làm thay đổi độ phẳng công suất một kênh, và giảm cấp OSNR của các tín hiệu. Kích hoạt hệ thống để tự động điều chỉnh công suất quang của điểm đầu cuối phát với mỗi kênh nhằm giữ độ phẳng của công suất quang tại đầu cuối thu và duy trì OSNR. 2.2.14 Tiền cân bằng công suất tự động nâng cao (EAPE) Hệ thống này cung cấp chức năng tiền cân bằng công suất tự động nâng cao (EAPE). Điều chỉnh EAPE có thể được kích hoạt để đảm bảo rằng chất lượng tín hiệu tại đầu cuối thu của mỗi kênh đạt yêu cầu định trước và các dịch vụ là khả dụng. Trong thực tế hoạt động của hệ thống WDM, độ phẳng công suất quang của mỗi kênh, so với trong suốt quá trình đưa vào triển khai hoạt động, thay đổi rất lớn do sự thay đổi điều kiện sợi. Kết quả là chất lượng của các tín hiệu thu được không đạt yêu cầu. Trong trường hợp này, điều chỉnh EAPE có thể được sử dụng để đảm bảo chất lượng tín hiệu tại đầu cuối thu của mỗi kênh đạt yêu cầu định trước và các dịch vụ khả dụng. 2.3 Bảo vệ ODUk SPRing 2.3.1 Khái niệm Bảo vệ ODUk SPRing chủ yếu áp dụng cho mạng ring với các dịch vụ phân tán. Bảo vệ này sử dụng 2 bước sóng khác nhau để bảo vẹ đa dịch vụ phân tán giữa tất cả các trạm. 2.3.2 Board hỗ trợ bảo vệ NS2; Các board nhánh; XCS; SCC. 2.3.3 Điều kiện khơi mào Điều kiện khơi mào cho bảo vệ ODUk SPRing như sau: - Lỗi board (ví dụ như XCS hoặc NS2 bị tắt hoặc offline) - Lỗi tín hiệu (SF): Phía board cảnh báo R_LOS, R_LOC, HARD_BAD, OTU2_LOF, OTU2_AIS, OTU2_LOM, ODU1_LOFLOM, ODU1_TCM6_AIS, ODU1_TCM6_OCI và/hoặc ODU1_TCM6_LCK. - Giảm cấp tín hiệu (SD): Phía board cảnh báo ODU1_TCM6_DEG, ODU1_TCM6_EXC, OTU2_DEG và/hoặc OTU2_EXC. 2.3.4 Nguyên tắc làm việc Bảo vệ ODUk SPRing áp dụng cho mạng ring theo đó yêu cầu hỗ trợ của một giao thức bảo vệ mạng. Bảo vệ này sử dụng chế độ chuyển mạch dual-ended, cụ thể là, khi đầu cuối nhận của kênh làm việc lỗi thì cả đầu cuối thu và phát của kênh làm việc đều được chuyển mạch sang kênh bảo vệ. Hình2-9: Nguyên tắc bảo vệ ODUk SPRing với node thường Hình 2-10:Nguyên tắc bảo vệ ODUk SPRing với node quản lý Node cấu hình với bảo vệ ODUk SPRing được chia thành node thường và node quản lý Sau khi bảo vệ ODUk SPRing được cấu hình tại một node thường, kết nối chéo cho qua của kênh bảo vệ tự động được tạo Nếu tất cả các kênh bảo vệ của mạng ring được đấu nối chéo thông qua, đặc tính của nó không thể bị phát hiện chính xác. Trong trường hợp này, bảo vệ bị lỗi. Vì vậy, một node quản lý phải được xác định. Sau khi node quản lý được chỉ định, hệ thống tự động xóa kết nối song hướng giữa các kênh bảo vệ phía đông và tây của nhóm bảo vệ tương ứng tới node quản lý. Trong khi đó, hệ thống có 3 kênh dịch vụ xen/rẽ tại node đó. Một trong 3 kênh này của dịch vụ chia 3 được đấu tới kênh làm việc thông thường; kênh thứ 2 được quảng bá tách biệt tới các kênh bảo vệ phía đông và tây. Kết quả là, các kênh bảo vệ cũng mang dịch vụ Bảo vệ ODUk SPRing áp dụng cho ring 2 sợi hoặc 4 sợi như đã lần lượt chỉ ra trong hình trên - Trong trường hợp của ring 2 sợi, một trạm yêu cầu tối thiểu 2 board đường. Trong hình, board đường cao hơn và thấp hơn là một board vật lý. - Trong trường hợp ring 4 sợi, một trạm yêu cầu tối thiểu 4 board đường. Trong trường hợp này kênh bảo vệ và kênh làm việc nằm trên các sợi khác nhau. Board nhánh được chọn dựa trên kiểu dịch vụ truy nhập. SCC truyền thông với board nhánh và board đường thông qua backplane. Sự truyền thông này không được chỉ ra trong hình. Trong một mạng bảo vệ ODUk SPRing, phải có một node quản lý; node quản lý phải liên quan chặt chẽ tới các dịch vụ để phục vụ như đầu cuối đích hay nguồn đối với các dịch vụ. - Nếu không có node quản lý, nhóm bảo vệ ODUk SPRing sẽ không thực hiện chức năng. - Nếu có nhiều node quản lý, hiệu năng chuyển mạch bảo vệ bị ảnh hưởng. Node quản lý được xem như một ví đụ để mô tả hoạt động của bảo vệ SPRing. - Hướng phát: Các dịch vụ khách hàng cần được bảo vệ là đầu vào thông qua board nhánh, kết nối chéo tới board đường làm việc phía đông, và sau đó đấu ghép tới board bảo vệ phía đông và phía tây. Trong cách này, các tín hiệu làm việc là tách biệt. Sau đó, các tín hiệu làm việc và bảo vệ được truyền tách biệt trên các kênh bảo vệ và làm việc. - Hướng thu, khi hoạt động bình thường, chỉ kết nối chéo của kênh làm việc được kích hoạt; còn kênh bảo vệ thì không. Khi kênh làm việc bị lỗi, ngắt kết nối của kênh làm việc tại đầu cuối thu. Theo đó, kết nối của kênh làm việc tương ứng với board đường phía tay được tạo, và các dịch vụ hoạt động trên kênh bảo vệ. Khi kênh làm việc được khôi phục, bảo kênh bảo vệ là có tính trở lại, nên các tín hiệu dịch vụ được chuyển mạch trở lại kết nối chéo tương ứng với board đường xác định ban đầu. Như được chỉ ra trong hình dưới , trạm A, B, C và D tạo thành một mạng ODUk SPRing. Một kênh dịch vụ hoạt động giữa mỗi đôi trạm liền kề. Trong mạng, trạm A phục vụ như một node quản lý. Phần sau xem xét một kênh dịch vụ giữa trạm A và trạm B và giữa các trạm A và D như 2 ví dụ. Như chỉ ra trong hình dưới, ODU1-1 của board đường phục vụ như một kênh bảo vệ. Khi các dịch vụ hoạt động bình thường, mỗi dịch vụ phân tán đi trên kênh ODU1-2 của board đường. Trạm A được chỉ định là node quản lý. Các dịch vụ được chia 3 tại trạm A; cụ thể, các dịch vụ được đấu tới kênh ODU1-2 của board đường phía tây, kênh ODU1-1 của board đường phía đông và kênh ODU1-1 của board đường phía tây. - Thông thường, tuyến làm việc từ A tới D là đi về phía tây (A-D); ODU1-2 phục vụ như kênh làm việc. Tuyến bảo vệ từ A đến D là đi về phía đông (A-B-C-D); ODU1-1 của board đường phía đông phục vụ như kênh bảo vệ. Tuyến làm việc từ D tới A là đi về phía đông (D-A); ODU1-2 phục vụ như kênh làm việc. Tuyến bảo vệ từ D tới A là đi về phía tây (D-C-B-A); ODU1-1 của board đường phía tây phục vụ như một kênh bảo vệ. Hình2-11: Nguyên tắc làm việc của bảo vệ ODUk SPRing - Thông thường, tuyến làm việc từ A tới B là đi về phía đông (A-B); ODU1-2 phục vụ như một kênh làm việc. Tuyến bảo vệ từ A tới B là đi về phía tây (A-D-C-B); ODU1-1 của board đường phía tây phục vụ như kênh bảo vệ. Tuyến làm việc từ B tới A là đi về phía tây (B-A); ODU1-2 phục vụ như kênh làm việc. Tuyến bảo vệ từ B tới A là đi về phía đông (B-C-D-A); ODU1-1 phục vụ như kênh bảo vệ. - Khi trạm A phát hiện tuyến phía tây bị lỗi, cả dịch vụ từ A tới D và từ D tới A được chuyển mạch sang kênh bảo vệ. Trong trường hợp này, các kênh sau đây được tạo giữa trạm A và D: Các dịch vụ từ A tới D được chuyển mạch sang tuyến bảo vệ phía đông (A-B-C-D); ODU1-1 phục vụ như kênh bảo vệ. Các dịch vụ từ D tới A được chuyển mạch sang tuyến bảo phía tây (D-C-B-A); ODU1-1 phục vụ như kênh bảo vệ. Các dịch vụ song hướng giữa trạm A và B không bị ảnh hưởng và vẫn đi trên kênh làm việc ban đầu. Khi tuyến phía đông trong trạm A được khôi phục, nhóm bảo vệ ODUk SPRing thực hiện một quá trình giống như quá trình trước đó. Một chuyển mạch khác được thực hiện; các dịch vụ được chuyển mạch trở lại kênh làm việc dưới các điều kiện thông thường. 2.4 Bảo vệ chia sẻ bước sóng quang 2.4.1 Khái niệm Bảo vệ chia sẻ bước sóng quang áp dụng cho các mạng ring với các dịch vụ phân tán. Nó sử dụng 2 bước sóng để cung cấp bảo vệ cho một kênh dịch vụ phân tán giữa tất cả các trạm. Hình 2-12: Nguyên tắc làm việc của bảo vệ chia sẻ bước sóng quang 2.4.2 Board hỗ trợ bảo vệ DCP; OTU; OSC; SCC. 2.4.3 Điều kiện khơi mào Điều kiện khơi mào cho chuyển mạch chia sẻ bước sóng quang như sau: - Có một điều kiện lỗi tín hiệu: Suy hao công suất đầu vào vượt ngưỡng. Cảnh báo phía board MUT_LOS. - Có một điều kiện giảm cấp tín hiệu: SD bao gồm các cảnh báo phía board: R_LOS, R_LOC, R_LOF, OTUk_LOF, OTUk_LOM, OTUk_AIS, ODUk_PM_AIS, ODUk_PM_OCI, ODUk_PM_LCK, OTUk_TIM, ODUk_PM_TIM, ODUk_LOFLOM, IN_PWR_HIGH, IN_PWR_LOW, B1_EXC, DUk_PM_DEG, ODUk_PM_EXC, OTUk_DEG, OTUk_EXC. k bao gồm 1, 2 và 5G. 2.4.4 Nguyên tắc làm việc Chuyển mạch chia sẻ bước sóng áp dụng cho các mạng ring. Bảo vệ yêu cầu giao thức chuyển mạch bảo vệ mạng. Nó đặc trưng bởi chuyển mạch dual-ended, phát kép và thu có chọn lọc. Mặt khác, khi bước sóng cho các tín hiệu thu trong kênh làm việc bị lỗi, việc thu phát được chuyển mạch sang kênh bảo vệ. Như được chỉ ra trong hình 3-12, trạm A, B, C và D tạo thành một mạng ring. Mỗi trạm có một kênh dịch vụ với các node liền kề nó. Lấy một kênh dịch vụ giữa A và B cùng với kênh giữa A và D làm một ví dụ để giải thích cơ chế bảo vệ. Các dịch vụ được xen vào thông qua board OTU1 và được rẽ ra thông qua board OTU2 trong trạm hướng xuống liền kề. Hoặc, các dịch vụ được xen vào thông qua board OTU2 và rẽ ra qua board OTU1 trong trạm hướng xuống liền kề. - Dưới các điều kiện bình thường, tuyến làm việc giữa A và B là phía đông (A-B), và là bước sóng làm việc. Tuyến bảo vệ giữa A và B là phía tây (A-D-C-B), và trong kênh bảo vệ là bước sóng bảo vệ. Tuyến làm việc giữa B và A là phía tây (B-A), và là bước sóng làm việc. Tuyến bảo vệ giữa B và A là phía đông (B-C-D-A), và trong kênh bảo vệ là bước sóng bảo vệ. - Dưới các điều kiện thường, tuyến làm việc giữa A và D là phía tây (A-D), và là bước sóng làm việc. Tuyến bảo vệ giữa A và D là phía đông (A-B-C-D), và trong kênh bảo vệ là bước sóng bảo vệ. Tuyến làm việc giữa D và A là phía đông (D-A), và là bước sóng làm việc. Tuyến bảo vệ giữa D và A là phía tây (D-C-B-A), và là bước sóng bảo vệ trong kênh bảo vệ. - Khi trạm A phát hiện một lỗi trong tuyến phía đông, các dịch vụ từ A tới B và từ B tới A chuyển mạch tới các tuyến bảo vệ. Không ảnh hưởng tới các dịch vụ giữa A và D. Trong trường hợp này, các bước sóng sau được sử dụng giữa A và B. Các dịch vụ từ A tới B chuyển mạch sang tuyến bảo vệ phía tây (A-D-C-B), và bước sóng bảo vệ được sử dụng. Các dịch vụ từ B tới A chuyển mạch sang tuyến bảo vệ phía đông (B-D-C-A), và bước sóng bảo vệ được sử dụng. Không ảnh hưởng tới các dịch vụ song hướng giữa A và D. - Khi tuyến phía đông trên trạm A được khôi phục, một quá trình tương tự được thực hiện dưới bảo vệ OWSP. Một chuyển mạch xuất hiện. Các bước sóng làm việc dưới điều kiện thường được sử dụng. 2.5 Thiết bị OptiX OSN 7500 OptiX OSN 7500 là nền tảng truyền tải thông minh thế hệ kế tiếp của Huawei. Nó phát triển theo hướng của mạng MAN trong tương lai với lõi IP. Với kiến trúc brand-new, nó đạt được một lớp quang động và một lớp điện mềm dẻo. Nó cũng có các đặc trưng như tính tích hợp cao, độ tin cậy cao và đa dịch vụ. Hình 2-13 chỉ ra kiến trúc của thiết bị này. L0 là lớp quang. L1 và L2 là 2 lớp điện. Các giải pháp phân phối của tài nguyên bước sóng trung của thiết bị WDM bao gồm bộ ghép xen/rẽ quang cố định FOADM và và bộ ghép xen/rẽ quang có thể cấu hình lại ROADM. Lớp điện L1 hỗ trợ grooming các dịch vụ GE, các tín hiệu ODU1 và dịch vụ Any. Lớp điện L2 hỗ trợ các dịch vụ đường riêng Ethernet (EPL), đường riêng ảo Ethernet (EVPL), mạng nội hạt riêng Ethernet (EPLAN) và các dịch vụ mạng nội hạt riêng ảo Ethernet (EVPLAN) chuyển mạch dựa trên VLAN và Stack VLAN. Hình 2-13:Kiến trúc nền tảng truyền tải quang thông minh thế hệ kế tiếp Về kiến trúc phần cứng thì OptiX OSN 7500 có 3 phần chính là cabinet, subrack và frame. Trong đó quan trọng nhất là subrack. Subrack bao gồm nhiều vùng trong đó vùng board được chia thành 21 khe để lắp các board hoạt động. Các board được chia thành 14 loại: Khối OTU, Khối ghép và giải ghép kênh quang, Khối ghép xen/rẽ quang, Khối ghép xen/rẽ có khả năng cấu hình lại, Khối nhánh, Khối đường, Khối kết nối chéo, Khối khuếch đại quang, Khối kênh giám sát quang, Khối điều khiển hệ thống và truyền thông, Khối bảo vệ quang, Khối phân tích phổ, Khối suy hao quang thay đổi, Khối cân bằng độ dốc suy hao và công suất quang. Kiểu board Tên board Mô tả OTU ECOM giao diện truyền thông nâng cao L4G bộ chuyển đổi bước sóng đường với dung lượng 4xGE LDGS bộ 2xGE, single fed và thu đơn LDGD bộ 2xGE, dual fed và thu có chọn lọc LOG bộ 8xGE LOM board chuyển đổi bước sóng và ghép đa dịch vụ 8 cổng LQMS bộ chuyển đổi bước sóng đa tốc 4 kênh (100Mb/s-2Gb/s), single fed và thu đơn LQMD bộ chuyển bước sóng đa tốc 4 kênh (100Mb/s-2.5Gb/s), dual fed và thu có chọn lọc LSX bộ chuyển đổi bước sóng 10Gb/s LSXL board chuyển đổi bước sóng 40Gb/s LSXLR bộ trễ chuyển đổi bước sóng 40Gb/s LSXR bộ trễ chuyển đổi bước sóng 10Gb/s LWXS board chuyển đổi bước sóng tốc độ tùy ý (16Mb/s-2.7Gb/s), phát đơn LWXD board chuyển đổi bước sóng tốc độ tùy ý (16Mb/s-2.7Gb/s), phát kép LWX2 board chuyển đổi 2 bước sóng tốc độ tùy ý (16Mb/s-2.7Gb/s) TMX board chuyển đổi bước sóng 4 kênh OC-48/STM-16/ OTU1 ghép không đồng bộ OTU2 Khối ghép và giải ghép kênh quang M40 bộ ghép 40 kênh D40 bộ giải ghép 40 kênh M40V bộ ghép 40 kênh với VOA D40V bộ ghép 40 kênh với VOA FIU giao diện sợi ITL board chèn Khối ghép xen/rẽ quang MR2 bộ ghép xen/rẽ quang 2 kênh MR4 bộ ghép xen/rẽ quang 4 kênh MR8 bộ ghép xen/rẽ quang 8 kênh CMR2 bộ ghép kênh xen/rẽ quang 2 kênh CWDM CMR4 bộ ghép kênh xen/rẽ quang 4 kênh CWDM DMR1 bộ ghép kênh xen/rẽ quang song hướng 1 kênh DWDM SBM2 board xen/rẽ song hướng 1 sợi 2 kênh CWDM Khối ghép xen/rẽ quang có thể cấu hình lại ROAM board xen quang có thể cấu hình lại WSM9 board ghép chuyển mạch lựa chọn bước sóng 9 cổng WSD9 board giải ghép chuyển mạch lựa chọn bước sóng 9 cổng RMU9 board ghép kênh ROADM 9 cổng WSMD4 board ghép/giải ghép chuyển mạch chọn bước sóng 4 cổng Khối nhánh TBE board nhánh 10GE TDX board xử lý dịch vụ nhánh 2x10G TQM 4xboard xử lý dịch vụ nhánh đa tốc TDG 2xboard xử lý dịch vụ nhánh GE TQS board xử lý dịch vụ nhánh 4xSTM-16/OC-48/OTU1 NS2 board giao diện quang 4xODU1 ghép kênh OTU2 Khối kết nối chéo XCS board đồng hồ và kết nối chéo Khối khuếch đại quang HBA board khuếch đại tăng thế công suất cao OAU1 bộ khuếch đại quang OBU1 bộ tăng thế quang OBU2 bộ tăng thế quang CRPC bộ khuếch đại bơm Raman case-shape cho băng C Khối kênh giám sát quang SC1 bộ kênh giám sát quang đơn hướng SC2 bộ kênh giám sát quang song hướng Bộ điều khiển hệ thống và truyền thông SC bộ điều khiển hệ thống và truyền thông AUX giao diện hỗ trợ hệ thống Bảng 1:Danh sách các board 2.6 Kết luận chương II Chương 2 tìm hiểu về một số giải pháp ASON của Huawei với các series thiết bị cho từng mặt phẳng kiến trúc: series OSN cho mặt phẳng truyền tải, mặt phẳng điều khiển được hỗ trợ bởi phần mềm OptiX GCP, hệ thống quản lý T2000 và các phần mềm hỗ trợ khác. Thiết bị OptiX OSN 7500 được triển khai cho mặt phẳng truyền tải của ASON với những đặc trưng riêng trong đó có tính ưu việt của các loại bảo vệ như bảo vệ VLAN SNCP, bảo vệ chia sẻ bước sóng quang, được coi là sức mạnh của sản phẩm này. CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG EVN Telecom 3.1 Giới thiệu mạng viễn thông EVN Telecom EVNTelecom là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNTelecom được phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến, kênh phân phối rộng khắp, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, EVNTelecom đang không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh..., đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mới. 3.1.1 Cơ sở hạ tầng: Mạng viễn thông quốc tế: -  EVNTelecom đã tham gia vào các mạng cáp quang lớn nhất thế giới và khu vực, kết nối  Việt Nam với các nước trên thế giới qua 03 cổng truyền dẫn Quốc tế: - Cổng Quốc tế Móng Cái, dung lượng 12,5 Gbps -  Cổng Quốc tế Lạng Sơn, dung lượng 10 Gbps -  Cổng Quốc tế Mộc Bài, dung lượng 2,5 Gbps - Cổng Quốc tế Khánh Bình (An Giang), dung lượng 2,5 Gbps -  Cổng quốc tế Lao Bảo, dung lượng 2,5 Gbps Về đường trục truyền dẫn phục vụ dung lượng quốc tế: ·        Hướng Hà Nội - Móng Cái - Lạng Sơn: dung lượng 40 Gbps ·        Hướng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: dung lượng 80 Gbps Tuyến cáp quang biển liên Á – IACS:       Tuyến cáp biển Liên Á – IACS có tổng dung lượng là 3.84Tbps (4x96x10), trong đó EVNTelecom sở hữu 50 Gbps (trong tương lai có thể nâng cấp lên 450Gbps). Từ tuyến cáp biển Liên Á, EVNTelecom có thể cung cấp kết nối đến các trung tâm chuyển tiếp lưu lượng trong khu vực như HongKong, Singapore, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Với hệ thống cáp trên biển, EVNTelecom sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho sự bùng nổ băng thông rộng chất lượng cao, các dịch vụ viễn thông khác trong những năm tới và đảm bảo dự phòng an toàn toàn cho mạng lưới viễn thông quốc gia. Mạng viễn thông trong nước a.       Mạng truyền dẫn đường trục quốc gia gồm: Với trên 40.000 km cáp quang, mạng truyền dẫn của EVNTel đã có mặt tại 63 tỉnh và thành phố trên cả nước. EVNTelecom đang sử dụng hệ thống đường trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại và dung lượng thiết kế lên đến 400Gbps. Với dung lượng này, mạng truyền dẫn viễn thông Điện lực sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực truyền dẫn quốc gia, chia sẻ tài nguyên, góp phần khai thác hiệu quả hệ thống thông tin và truyền thông trên cả nước. Hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt của EVNTelecom có độ an toàn, tin cậy cao do được thiết lập  đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc mạch vòng bảo vệ. Đặc biệt, với việc sử dụng hệ thống cáp OPGW trên lưới điện cao thế 500kV, 220kV, 110kV và hệ thống cáp treo ADSS trên lưới điện trung và hạ thế, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã trở thành mạng truyền dẫn có độ an toàn cao nhất so với các giải pháp khác. Mạng truyền dẫn viễn thông Điện lực được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận linh hoạt với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. b.      Mạng CDMA 20001xEVDO Hệ thống mạng mà EVNTelecom đang khai thác sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1x EVDO phủ sóng trên 63/63 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp không chỉ các dịch vụ thoại thông thường mà còn có khả năng cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển mạch quang tự động ason.doc