Chuyên đề Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam: Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

PHẦN NỘI DUNG .2

Chương I. Những vấn đề cơ bản về thị trường xuất khẩu hàng hoá .2

I. Bản chất và vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá 2

1. Các khái niệm liên quan đến thị trường xuất khẩu hàng hoá 2

Hàng xuất khẩu và đặc điểm của nó .2

Thị trường xuất khẩu hàng hoá 3

2. Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá .7

2.1 Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện đẩy mạnh kinh tế quốc tế 7

2.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá với hoạt động xuất khẩu nước ta .8

II. Những yếu tố của thị trường xuất khẩu hàng hoá 9

1. Cầu về hàng hoá xuất khẩu .9

2. Cung về hàng hoá xuất khẩu .10

3. Giá cả thị trường .10

4. Khả năng cạnh tranh trên thị trường 11

5. Thương hiệu .11

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu hàng hoá .12

1. Công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan .12

2. Công cụ chính sách thương mại phi thuế quan .12

3. Các nhân tố thuộc về thế giới .18

Chương II. Thực trạng về thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta hiện nay .20

I. Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian qua .20

II. Phân tích thực trạng về thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta những năm vừa qua .23

1. KháI quát chung về thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm qua .23

2. Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 28

2.1. Thị trường EU .32

2.2 Thị trường Châu á .36

2.3. Thị trường Mỹ .39

2.4. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng khác của nước ta .41

III. Những đánh giá chung qua nghiên cứu về thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 41

1. Những thành tựu và nguyên nhân của thành tựu đó .41

2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó 43

Chương III. Phương hướng và giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam hiện nay .46

I. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2007-2010 46

1. Mục tiêu tổng quát 46

2. Các chỉ tiêu cụ thể 47

II. Các giải pháp cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam .53

1. Về phía nhà nước .53

2. Về phía doanh nghiệp 55

3. Điều kiện để tiến hành thực hiện giải pháp 56

PHẦN KẾT LUẬN .57

MỤC LỤC 58

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3695 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam: Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế cũng như mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa các nước. Chính vì vậy, định hướng cho thị trường xuất khẩu là vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa quyết định rất lớn đến hoạt động xuất khẩu bởi vì một nước mà có được nhiều thị trường xuất khẩu lớn hiện tại cũng như tiềm năng thị tất yếu việc đẩy mạnh kinh tế phát triển là việc hết sức dễ dàng và cũng có thể xác định được nhu cầu của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nguyên tắc chung của định hướng thị trường xuất khẩu hàng hoá là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm thêm thị trường mới. Xem xét tình hình của xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam trong những năm qua ta thấy được rằng: Từ năm 1986-1990 xuất khẩu được xác định là một trong ba chương trình kinh tế lớn: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu . Xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp, trong thời gian tới nhất thiết phải đạt được sự chuyển biến xứng đáng với tầm quan trọng và khả năng thực tế của nó. Nhiệm vụ đặt ra là tăng khối lượng xuất khẩu. Thực tế lượng xuất khẩu ở nước ta trong những năm này vẫn còn rất nhỏ hẹp, số lượng xuất khẩu ít chất lượng thì chưa cao chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nói chung của Việt nam từ năm 1991-2000 là 18,4% nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của GDP 2,6 lần. Xuất khẩu đạt nhịp độ tăng trưởng cao, tỉ trọng các sản phẩm qua chế biến cũng được tăng đáng kể (từ 8% năm 1991 lên 31,4% năm 2002 ), khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng tăng khá (trước chỉ có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, đến nay đã có thêm nhiều mặt hàng khác) đồng thời thị trường trao đổi hàng hoá với các nước cũng được mở rộng. Những mặt hàng chủ yếu tốc độ tăng trưởng cao là: hàng dệt may tăng 8,8%, dày dép tăng 7,8%, hạt tiêu tăng 9,5%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 48% (đạt 250 triệu USD)…Điều này rất có ý nghĩa xét trên khía cạnh tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Riêng dầu thô xuất khẩu tăng 68,3% đã góp phần tăng đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu, số ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về do xuất khẩu lao động lên tới 1,2 tỉ USD. Rất nhiều mặt hàng có chất lượng cao của Việt Nam như gạo, chè, cafê, cao su…được khách hàng nước ngoài ưa chuộng và có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Đến năm 2000 xuất khẩu đạt được nhịp độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Giá trị kim ngạch xuất hàng hóa của cả nước đạt tới 14,3 tỉ USD, tăng 21,3%. Ta thấy đựơc rằng cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam có một sự thay đổi lớn là: xuất khẩu vào thị trường Châu á_TháI Bình Dương giảm xuống từ 77,3% năm 1991-1995 đến 65% năm 1996-2000. Những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở nước ta đã có chuyển biến thep hướng tích cực. Nếu như trong bốn nhóm lớn hàng hoá xuất khẩu (nông lâm thuỷ sản; nhiên liệu, khoáng sản; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; nhóm hàng xuất khẩu khác) nhiều năm trước mỗi nhóm đều chiếm tỉ trọng từ 20 đến 25% thì trong những năm gần đây, tỉ lệ nhóm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được nâng lên đáng kể. Năm 2001, tuy giá dầu thô xuất khẩu còn thấp song với 17 triệu tấn dầu thô xuất khẩu đã khiến nhóm nhiên liệu, khoáng sản (dầu thô,than đá) chiếm tới 21,44.Sang năm 2003 tỉ trọng nhóm này chỉ còn 19,92%dù lượng dầu thô và than đá xuất khẩu đều tăng chút ít và giá xuất khẩu cũng tăng đáng kể. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 28,49% lên 40,52%. Hai năm 2004-2005, do xuất khẩu dầu thô và than đá đều tăng mạnh cả về lượng và giá (tăng hàng triệu tấn dầu thô và 7-10 triệu tấn than đá so với năm 2001) nên tỉ trọng nhóm này vẫn giữ trong khoảng 23-25% so vơí tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Song tỉ trọng các nhóm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hai năm này vẫn giữ ở mức 39-40%. Còn tỉ trọng nhóm nông lâm thuỷ sản đã giảm dần từ 24,12%năm 2001 xuống 22,55% (2003); 20,66% (2004); 20,64% (2005) mặc dù tổng trị giá xuất khẩu tương ứng của nhóm trong những năm này vẫn tăng dần từ 3,667 triệu USD lên 4,472; 5,372; 6,653 triệu USD. Riêng nhóm hàng hoá khác tuy kim ngạch cá tăng song mức tăng chậm nên tỉ trọng lại giảm dần đều, số liệu nhóm này tương ứng qua các năm gần đây là: 2001: 3,944 triệu USD và 25,95%; 2003: 3,373 triệu USD và 17,01%; 2004: 4,31triệu và 16,56%; 2005: 4,72triệu USD và 14,64%. Riêng năm 2006 vừa qua thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, đây là năm đầu tiên thực hiện theo nghị quyết đại hội X của đảng và kế hoạch 5 năm 2006-2010, xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã đạt kết quả rất khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính năm 2006 đạt 39,6 tỉ USD, vượt mức kế hoạch đề ra và tăng 22,1% so với năm 2005 trong đó hàng dệt may đạt 5.9 tỉ USD chiếm 14.9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; hai mặt hàng da dày thuỷ sản do có sự đầu tư chiều sâu, tạo mặt hàng mới và mở rộng thị trường nên kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng trên đều đạt trên dưới 3.5 tỉ USD; so với năm 2005 thì năm 2006 có 9 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch 1 tỉ trở lên nghĩa là tăng thêm 2 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu 1tỷ trở lên, cao su đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỉ USD, cafê đạt trên 1.1 tỉ USD; kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1.38 tỉ USD, cao su đạt 1.32 tỉ USD…đáng chú ý hơn của năm 2006 là mạch tăng trưởng chung của các khu vực thị trường trọng điểm, truyền thống,láng giềng…đều có mức tăng đáng khích lệ. Xuất khẩu Việt Nam không ngừng phát triển còn được thể hiện qua ngay cả trong những ngày tháng của năm 2007 này.Theo nguồn tin từ Vụ Kế Hoạch và Đầu tư (bộ Thương Mại) ngày 7/3 cho biết: bình quân hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 3.38 tỷ USD/tháng, riêng tháng 1 đạt 3.76 tỷ USD (đạt trên 20%) . Đó chính là những thành tích mà Việt Nam đã đạt được ngay trong đầu năm 2007 này. II. Phân tích thực trạng về thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá ở nước ta những năm qua. 1. Khái quát chung về thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm qua. Như ta đã biết hoạt động xuất khẩu trong năm 2005 diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động: giá dầu mỏ tăng cao kéo theo giá nhiều hàng hóa khác tăng lên; thương mại Trung Quốc phát triển mạnh sau khi ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm xuất khẩu cùng loại của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam…Bước sang năm 2006 trước sự thay đổi của thế giới, Việt Nam cũng có những biến động rất lớn. Đây được đánh giá là năm khởi đầu cho sự cất cánh của nền kinh tế nước ta với những sự kiện kinh tế nổi bật. Đặc biệt hơn hết đó là việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7-11-2006 với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam có được cũng như phải trải qua, hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC diễn ra thành công và tốt đẹp ngày 16-19/11, thu hút FDI vào Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, xuất khẩu đạt kim ngạch 39,6 tỷ USD…hay còn một loạt các sự kiện kinh tế khác nữa đáng chú ý. Trong bối cảnh kinh tế đất nước như vậy chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những giải pháp chính sách điều hành xuất khẩu nhằm vượt qua khó khăn trong và ngoài nước đó nên chính vì vậy chúng ta mới có được những thành công như đã nói ở trên đặc biệt là thành công về lĩnh vực xuất khẩu. Không ngạc nhiên, song con số 39.6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (tăng trưởng 23%) , chiếm trên 60% GDP cả nước, là thành tích rất đáng tự hào trước khi kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập toàn diện. Đây được xem là bước đệm và mốc phát triển quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này đã góp phần không nhỏ và mức tăng trưởng kinh tế (GDP 8,2%) chung của đất nước. So với năm 2005 và những năm trước đây thì năm 2006 đã có sự phát triển mạnh về xuất khẩu cả quy mô thị trường cũng như khối lượng xuất khẩu. Nhận xét chung về thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm qua đó là: thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, tăng nhanh cả về quy mô hàng hoá xuất khẩu lẫn quy mô thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của từng thị trường có nhiều thay đổi lớn điều đó được thể hiện rõ qua các thời kì phát triển của nước ta: Thương mại Việt Nam ngày càng phát triển kể từ sau khi đất nước ta đổi mới. Chủ trưởng của Đảng và Chính phủ mở rộng mối quan hệ kinh tế thương mại với các nước đã đưa lại kết quả to lớn, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu tăng nhanh đã tạo ra thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, giúp hình thành nhiều ngành sản xuất trong nước, nhiều đơn vị sản xuất mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước và GDP. Đánh giá về kim ngạch thị trường xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991-2000 nước ta có nhiều thành tựu đáng nói đến. Giai đoạn này cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng đa phương hoá thị trường và mở rộng phạm vi quan hệ, thị trường châu Âu và Mỹ tăng dần, thị trường châu á giảm dần. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000 như: - Thị trường khu vực Châu á, Thái Bình Dương với kim ngạch 32.3 tỷ USD chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 1996-2000) trong đó các nước ASEAN đạt 11.7tỷ USD chiếm gần 23.3% tổng kim ngạch (năm 1996-2000). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1999 bị ảnh hưởng nhiều do hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế từng nước bạn hàng. Các nước bị khủng hoảng nặng nề thì kim ngạch xuất khẩu giảm rõ hơn.Các nước trong khu vực nhất là đối với Đông Nam á, việc cấu trúc lại nền kinh tế để vượt qua cuộc khủng hoảng đang trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh hơn kỳ trước khủng hoảngđối với Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường này.Một số có lượng nhập khẩu lớn ở nước ta như: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á giai đoạn 1991-2000 (triệu USD) Nước 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhật Bản 719.3 833.9 936.9 1179.0 1461.0 1546.4 1675.4 1514.5 1786.2 2575.2 Singapo 425.0 401.7 380.3 593.5 689.8 1290 215.9 740.9 876.4 885.9 Đài Loan 58.3 67.3 141.9 220.0 439.4 539.9 814.5 670.2 682.4 756.6 Trung Quốc 19.3 95.6 135.8 295.7 361.9 340.2 474.1 440.1 746.4 1536.4 Hồng Kông, Trung Quốc 223.3 201.7 169.0 196.8 256.7 311.2 430.7 318.1 235.7 315.9 Hàn Quốc 51.3 93.5 99.4 86.4 235.3 558.3 417.0 229.1 319.9 352.6 TháI Lan 57.7 71.5 71.8 97.6 101.3 107.4 253.3 295.4 312.7 372.3 Indonexia 16.5 10.9 22.9 35.3 53.8 45.7 47.6 317.2 420 248.6 Malayxia 14.5 68.4 55.8 64.8 110.6 77.7 141.6 115.2 256.5 413.9 Philipin 0.7 1.0 1.6 3.6 41.5 132.0 240.6 401.1 393.2 478.4 - Thị trường EU là thị trường chiếm tỷ lệ quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ này. Các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng khá đa dạng như dệt may, dày dép, sành sứ, điện gia dụng. Một số thị trường chính nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam như: Kim ngạch xuất khẩu thị trường EU giai đoạn 1991-2000 (triệu USD) Nước 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Đức 6.7 34.4 50.1 115.2 218.0 228 411.4 552.5 654.3 730.3 Pháp 83.1 132.3 95.0 116.8 169.1 145.0 238.1 297.3 354.9 380.1 Bỉ 0.1 6.4 11.8 15.1 34.7 61.3 124.9 212.3 306.7 311.9 Anh 2.4 27.5 23 55.7 74.6 125.1 265.2 335.8 421.2 479.4 Italia 3.8 7.2 8.1 20.4 57.1 49.8 118.2 144.5 159.4 218.0 T.Ban Nha 0.7 1.9 2.1 7.5 8.8 27.6 66.4 85.6 108.0 137.3 - Việt Nam còn buôn bán với Canada và Hoa Kì. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong hai thị trường này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu rất thấp thậm chí còn chưa có xuất khẩu sang các nước đó, sau đó thì khác,kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 2.06 tỷ USD thời gian này hay xuất khẩu sang canada với kim ngạch là 32.6 triệu USD (năm1996); 63.9 triệu USD (năm 1997); 80.2 triệu USD (năm 1998); 91.1 triệu USD (năm 1999); 98.7 triệu USD (năm 2000). Ngoài một số thị trường đó ra Việt Nam còn xuất khẩu hàng hoá sang một số thị trường mới cũng là thị trường tiềm năng của Việt Nam như: Thị trường Châu Mỹ La Tinh hay thị trường Châu Phi… Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 cũng có những sự thay đổi trông thấy: Xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ tăng đột biến đặc biệt đó là sự thay đổi của thị trường Mỹ-Hoa Kỳ trong khi khu vực thị trường Châu á lại giảm dần tỷ trọng, những thị trường khác đều có kim ngạch tăng dần. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu trong bảng sau: Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Khu vực 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 1.Châu á 8610 8684 9756 12634 16383 56067 ASEAN 2556 2437 2958 885 5450 17286 Trung Quốc 1418 1495 1748 2735 3082 10478 Nhật Bản 2510 2438 2909 3502 4639 15998 2.Châu Âu 3515 3640 4326 5412 5872 22765 EU-25 3152 3311 4017 4971 5450 20901 3.Châu Mỹ 1342 2774 4327 5642 6910 20995 Hoa Kì 1065 2421 3939 4992 6553 18970 4.Châu Phi 176 131 211 427 681 1626 5.C.ĐaiDương 1072 1370 1455 1879 2595 8371 Riêng năm 2006, như đã nhận xét ở trên đây là năm của “điểm sáng “xuất khẩu do xuất khẩu của Việt Nam trong năm này đã tạo nên nhiều ấn tượng tốt đẹp. Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu được đánh giá đã nâng lên một bước đáng kể làm cho quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng thêm nữa, khối lượng hàng hoá xuất khẩu cũng tăng rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ Thương mại,trong năm,thị trường ngoàI nước phát triển thuận lợi.Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng tiếp cận và mở thêm thị trường, tìm đối tác mới,tăng quy mô xuất khẩu, kể cả một số thị trường đã và đang gặp phải rào cản kỹ thuật…Các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp tập trung cao độ, chỉ đạo sản xuất và xuất khẩu,nhất là tại vùng có lượng hàng hoá lớn như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, những khu công nghiệp và đô thị lớn…Về điều hành vĩ mô, chính phủ tạo mọi điều kiện thông thoáng môI trường xuất khẩu; kiên quyết dỡ bỏ rào cản theo các cam kết quốc tế. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, theo dõi khát khao và chỉ đạo trực tiếp nhiều hoạt động sản xuất và xuất khẩu. So với năm 2005, kim ngạch của một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2006 đã thay đổi khá lớn như: xuất khẩu sang Mỹ đạt 7.9tỷ USD chiếm 20% tổng kim ngạch; EU đạt 7.1 tỷ USD chiếm 18% tổng kim ngạch; Nhật Bản đạt 5.1 tỷ USD chiếm 13% tổng kim ngạch…và thị trường của Việt Nam còn được mở rộng sang rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. 2. Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Như đã nghiên cứu ở phần trên cho ta một kết luận chung là: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam có sự thay đổi rất lớn. Điều này được thể hiện cụ thể khi nghiên cứu thực trạng một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam từ trước đến nay. Ngay từ giai đoạn của những năm 1991-2000 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đã vượt xa tốc độ tăng GDP. Cơ cấu thị trường xuất khẩu lúc này chuyển dịch theo hướng đa phương hoá thị trường, mở rộng phạm vi quan hệ: thị trường Châu Âu và Mĩ tăng dần, thị trường Châu á giảm dần. Ngay ở giai đoạn này thị trường xuất khẩu chính của Việt nam đã rất đa dạng: Thị trường khu vực Châu á-TháI Bình Dương; thị trường khu vực Tây Bắc Âu; thị trường các nước Nga, SNG, Đông Âu; thị trường khu vực Châu Mỹ La Tinh; thị trường khu vực Tây Nam á-Phi; thị trường Châu phi và cả thị trường Trung Cận Đông và càng về sau này thị trường xuất khẩu ở Việt Nam càng phát triển và thay đổi một cách đáng kể. Thị trường không chỉ tăng lên về số lượng thị trường mà còn tăng cả về kim ngạch xuất khẩu trong các thị trường hiện có và càng về sau này cơ cấu đó càng thể hiên một cách rõ ràng hơn. Năm 2006 là một năm mà Việt Nam thu được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Việt Nam đã có thể xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia trên thế giới, như vậy có nghĩa là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng Xét trong giai đoạn 1991-1995 so với 1996-2000 ta thất xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực Châu á_TháI Bình Dương chiếm tỷ trọng đa số (77.3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu) , các nước Âu-Mỹ chiếm 17.4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, như vậy so với thời kỳ của những năm trong giai đoạn 1996-2000 thì kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Châu á-Thái Bình Dương chỉ còn 65% trong khi đó kim ngạch xuất khẩu ở thị trường các nước Châu Âu-Mỹ thì đang có xu hướng tăng lên tới 30.2% ở giai đoạn 1996-2000 này. Xuất khẩu thị trường Châu Phi tăng gấp đôi từ 1.6% giai đoạn 1991-1995 lên 3.2% giai đoạn 1996-2000. Như vậy ta đã thấy rõ được sự tăng lên đáng kể trong việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài, phát triển quy mô hàng hoá thị trường mới tăng lên đáng kể. Có thể nhận rõ thấy điều đó qua bản đồ sau: Ghi chú: 1:Châu á-TBD 2:Các nước Âu-Mỹ 3:Châu Phi 4:Các nước khác Về kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005: khu vực thị trường Châu á đã giảm dần tỉ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50.5% năm 2005, song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có xu hướng tăng dù rất ít song giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13.5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng khá đột biến, chíêm tỷ trọng 8.9% năm 2001 lên 21.3% năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7.1% năm 2001 lên 20.2% năm 2005. Khu vực thị trường Châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1.25 năm 2001 lên 2.1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triêu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7.1% năm 2001 lên 8.0% năm 2005. Xem xét so với các giai đoạn trước thì thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có quy mô ngày càng rộng, hàng xuất khẩu có khối lượng ngày càng lớn. Sau đây là các số liệu cụ thể về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005: Tỷ trọng xuất khẩu chia theo thị trường giai đoạn 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 % % % % % % 1.Châu á 57.3 52 48.4 47.7 50.5 50.6 ASEAN 17 14.6 14.7 14.7 16.8 15.6 TrugQuốc 9.4 8.9 8.7 10.3 9.5 9.4 Nhật Bản 16.7 14.6 14.4 13.2 14.3 14.4 2.Châu Âu 23.4 21.8 21.5 20.4 18.1 20.5 EU-25 21 19.8 19.9 18.8 16.8 18.9 3.ChâuMỹ 8.9 16.6 21.5 21.3 21.3 18.9 Hoa Kỳ 7.1 14.5 19.5 18.8 20.2 17.1 4.Châu Phi 1.2 0.8 1 1.6 2.1 1.5 5.C.Đại Dương 7.1 8.2 7.2 7.1 8.0 7.6 So với năm 2005, cơ cấu thị trường của năm 2006 đã có sự thay đổi mạnh mẽ với tỉ trọng xuất khẩu của các thị trường như sau: theo số liêu HảI quan, xuất khẩu hàng hoá của nước ta tăng trưởng cao tại một số thị trường lớn như Mỹ tăng 36%, EU tăng 31%, Nhật Bản tăng 20% và ASEAN tăng 19%. Theo như tổng hợp từ Niên giám thống kê và báo cáo của Bộ Thương Mại thì cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006 là: Châu á 46.4%; Châu Âu 19.3%; Châu Mỹ 23.2%; Châu Phi2.8%; Châu Đại Dương 8.3%. Từ đó ta thấy rõ được cơ cấu của thị trường Vịêt Nam thay đổi qua các năm. Nghiên cứu về sự dịch chuyển của cơ cấu thị trường này chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng của một số thị trường chính của Việt Nam. 2.1. Thị trường EU. 2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trước năm 1990. Sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước Việt Nam thống nhất và cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập.EC đã bắt đầu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ nhân đạo, quan trọng bằng lương thực, thuốc men trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức Quốc tế. Đối với các nước vốn đã có thiện cảm và quan hệ tốt với Việt Nam càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa về mọi mặt. Tuy sau đó có sự gián đoạn một thời gian song đến giữa thập kỷ 80,cùng với sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu quan hệ giữa Việt Nam và EC đã có những bước chuyển mới. Các doanh nghiệp ở một số nước thành viên EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam thông qua hoạt động buôn bán như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Anh. Kim ngạch xuất khẩu của Vịêt Nam_EC tăng nhanh 50.71%/năm và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên: Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 1985-1989 (triệu USD) Chỉ tiêu 1985 1986 1987 1988 1989 (1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 698.5 789.1 854.2 1038.4 1946.0 (2) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 18.4 25.7 33.1 47.7 93.3 Tỷ trọng (2) trong (1) (%) 2.6 3.3 3.9 4.6 4.8 Trong đó: 1.Pháp 12.3 18.5 24.1 35.6 79.7 2.Đức 0.2 3.2 4.5 7.5 8.7 3.Italia 0.3 0.6 1.7 2.2 2.8 4.Anh 1.2 1.2 1.3 1.4 1.5 5.Bỉ 2.6 2.1 1.3 0.7 0.4 6.Ha Lan - 0.1 0.2 0.3 0.2 Qua bảng trên ta thấy, trong 5 năm (1985-1989),Việt Nam đã xuất khẩu sang EC một khối lượng hàng hoá trị giá 218.2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5.07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2.6% năm 1985 lên 4.8% năm 1989 tức là tăng lên 1.85 lần. Không những thế tỷ trọng này còn tăng giữa các năm trong thời kỳ. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp chiếm tỷ trọng 74.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức (10.5%); Bỉ (5.7%); Anh (4.3%)… Như vậy trong 5 năm (1985-1989), Việt Nam đã xuất khẩu sang EC một khối lượng hàng hoá trị giá 218.2 triệu USD,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5.07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2.6% năm 1985 lên 4.8% năm 1989,tăng 1.85 lần. Kim ngạch xuất khẩu của Vịêt Nam sang các nước thành viên EC năm 1989 tăng mạnh và đột ngột so với các năm trước, tăng95.6% so với năm 1988. Nguyên nhân là do Việt Nam có thêm hai mặt hàng xuất khẩu mới với khối lượng khá lớn và trị giá cao sang EC là dầu thô và hàng thuỷ sản.Hai sản phẩm này là kết quả thu được từ những thành tựu bước đầu của chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế mà chính phủ Việt Nam đưa ra. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp chiếm tỷ trọng 74.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức (10.5%), Bỉ (5.7%), Anh (4.3%)… 2.1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU từ năm1990 trở lại đây. Quan hệ Việt Nam-EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách đổi mới mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh triển vọng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và EU thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá. Sau khi hiệp định khung hợp tác Việt Nam –EU được ký vào năm 1995 quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị giữa hai bên đã có nhiều bước tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng liên tục từ năm 1993. Theo nguồn số liệu thống kê của trung tâm Tin học và Thống kê-Tổng cục Hải Quan ta có: Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1990-2006 (triệu USD) Năm Kim ngạch xuất khẩu(1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam(2) Tỷ trọng(3) (%) Tốc độ tăng (1) (%) 1990 141.6 2404 5.9 - 1991 112.2 2087.1 5.4 -20.8 1992 227.9 2580.7 8.8 103.1 1993 216.1 2985.2 7.2 -5.2 1994 383.8 4054.3 9.5 77.6 1995 720.0 5448.9 13.2 87.6 1996 900.5 7255.9 12.4 25.1 1997 1608.4 9185.0 17.5 78.6 1998 2125.8 9361.0 22.7 32.2 1999 2506.3 11135.9 22.5 17.9 2000 2836.9 13962.8 20.3 13.2 2001 3152 15029 21.0 11.1 2002 3311 16706 19.8 5.04 2003 4017 20149 19.9 21.32 2004 4971 26503 18.8 23.75 2005 5450 32442 16.8 9.64 2006 7100 39605 18.0 30.28 Rõ ràng qua bảng trên đây ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng lên liên tục đặc biệt là những năm gần đây: năm 2003 (4017 triệu USD) hay năm 2006 (7100 triệu USD). Tỷ trọng kim ngạch của xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn này cũng tăng lên 3.05 lần từ năm 1990 (5.9%) đến năm 2006 (18%), tuy nhiên tốc độ tăng không được ổn định và đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trương EU. Như vậy Eu là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam.Xét về cơ cấu xuất khẩu theo các nước EU, ta thấy kim ngạch của Việt Nam sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11693.DOC
Tài liệu liên quan