Chuyên đề Công tác đăng kí và quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Tây Hồ

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 93

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 3

1-Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai: 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Đặc điểm 3

1.3. Vai trò của đất đai 8

2- Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất 12

2.1 Điều kiện tự nhiên 12

2.2 Điều kiện yếu tố khí hậu 12

2.3 Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng) 12

2.4 . Điều kiện kinh tế-xã hội 13

2.5. Yêu cầu không gian 14

3. Đăng kí đất 15

3.1. Khái niệm về đăng kí đất 15

3.2. Vai trò của công tác đăng kí đất 17

3.3. Đặc điểm của đăng kí đất: 19

3.4. Quy trình thực hiện công tác đăng kí đất theo cơ chế “một cửa” 21

5.2. Nội dung đăng kí đất đai 22

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 24

1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Tây Hồ 24

3.Thực trạng quản lý sử dụng nguồn lực đất đai ở quận Tây Hồ 27

3.1. Tình hình biến động đất đai 27

3.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai từ năm 2001 đến nay 29

3.3. Thực trạng công tác đăng kí đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ 42

4 Đánh giá về công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ 54

4.1. Những mặt đã làm được 54

4.2 Những khó khăn, tồn tại 59

CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY HỒ 67

1 Mục tiêu và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai quận Tây Hồ 67

1.1 Mục tiêu đặt ra 67

2. Các giải pháp cơ bản nâng cao năng lực quản lý đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ 73

2.1. Phát huy vai trò của các đối tượng sử dụng đất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất 73

2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đô thị 76

2.3.Nâng cao vai trò công tác đăng kí trong quản lý đất đai trên địa bàn quận

Tây Hồ.80

3.2 Các giải pháp hành chính và pháp lý 82

3.3 Thực hiện tin học hóa trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai: 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc94 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác đăng kí và quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứ pháp lý để tính toán chế độ chính sách đền bù GPMB khi xây dựng dự án khả thi trình Chính phủ phê duyệt. Bảng 3: Diện tích được phân theo đối tượng Số liệu năm 2007 STT Đối tượng Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) I 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.2 3.3 Phân theo đối tượng sử dụng Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức trong nước UBND cấp xã Tổ chức kinh tế Tổ chức khác Tổ chức, cá nhân nước ngoài Nhà đầu tư Liên doanh 100% vốn nước ngoài Tổ chức ngoại giao Nhà đầu tư là người VN định cư ở nước ngoài Cộng đồng dân cư 625,47 801,53 40,60 689,18 71,75 18,95 17,02 17,02 0 0 0 1,75 26,05 33,38 1,69 28,70 2,99 0,79 0,70 0,70 0 0 0 0,09 II 1 2 3 4 Phân theo đối tượng được giao để quản lý Cộng đồng dân cư UBND cấp xã Tổ chức phát triển quỹ đất Tổ chức khác 0 720.79 0 234,25 0 30,02 0 9,76 Tổng 2400,81 100 Nguồn: Biểu 03 –Thống kê và kiểm kê diện tích đất đai đầu năm 2007 Thực hiện Chỉ thị số 245/TTg ngày 24/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. UBND quận đã tiến hành điều tra thống kê tình hình sử dụng của các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội trên địa bàn. Tính đến thời điểm 15/8/1996 trên địa bàn quận Tây Hồ có 229 tổ chức sử dụng đất,đang sử dụng 1.682.452m2 đất, trong đó có 164 danh nghiệp sử dụng đất vào mục đích kinh tế (150 đơn vị phải hoàn chỉnh thủ tục thuê đất của Nhà nước theo Nghị định 18/CP). Có 58 đơn vị sử dụng đất sai mục đích với diện tích 112.800m2. Qua kiểm tra đã đề nghị UBND thành phố thu hồi đất của 33 đơn vị sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về quản lý sử dụng đất, đã xác định đúng chế độ chính sách đối với các đơn vị sử dụng, có biện pháp yêu cầu các đơn vị thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên vào thời điểm tháng 6/2002 vẫn còn 42 đơn vị sử dụng đất chưa kí hợp đồng thuê đất với Nhà nước trên tổng diện tích 469.806m2, tổng số tiền thuê đất các đơn vị còn nợ của Nhà nước từ năm 1993-2003 là 8 tỷ đồng. Đặc biệt có đơn vị sử dụng đất như Ban tài chính quản trị Trung ương sử dụng 186.800 m2 đất khu vực Hồ Tây B thuộc phường Quảng An, trong đó có các công ty kinh doanh thuộc Ban,nhưng cũng không kê khai và không làm thủ tục thuê đất. Nếu tính theo mức thu tiền thuê đất hiện nay, mỗi năm Nhà nước thất thu trên 5 tỷ đồng ở đơn vị này. Công tác kiểm tra,xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân về tranh chấp đất đai: Do xác định công thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản và sử dụng đất đai là biện pháp quản lý nhà nước là rất quan trọng,ngay từ những ngày đầu tiên sau khi quận được thành lập,UBND lâm thời quận Tây Hồ đã có Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 2/1/1996 về việc: giao cho Chủ tịch UBND các phường có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất và trật tự xây dựng. Kịp thời ngăn chặn tình trạng mua bán đất đai trao tay, xây dựng công trình không phép ồ ạt vào lúc giao thời khi chính quyền quận, huyện cũ hết nhiệm vụ và chưa kịp hoàn thành chuyển giao nhiệm vụ cho chính quyền mới. Đồng thời đến ngày 19/3/1996 UBND lâm thời quận đã có Quyết định số 298/QĐ - UB về việc: thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất và xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn. ông tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến quyền sử dụng đất cũng đã được chú ý giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật. Từ năm 2001 đến tháng 6/2004 UBND quận đã thụ lý và trả lời trên 600 vụ việc, trong đó có hơn 300 đơn thư khiếu nại liên quan đến chính sách đền bù GPMB, có 25 đơn thư đòi quyền sử dụng đất, 40 đơn thư tố cáo vi phạm pháp luật sử dụng đất và trên 220 vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp ranh giới sử dụng đất. Có những vụ việc phức tạp kéo dài hàng chục năm do việc giải quyết không đúng trình tự thủ tục, giải quyết không dứt điểm, không rõ ràng. 2.3. Thực trạng công tác đăng kí đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ 2.3.1 Tổ chức của văn phòng đăng kí đất và nhà: 2.3.1.1 Tổ chức văn phòng đăng kí đất và nhà: Văn phòng đăng kí đất và nhà được thành lập theo QĐ 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức công tác đăng kí của Văn phòng Đăng kí đất quận Tây Hồ - Chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND quận và trưởng phòng TN&MT - Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Đăng kí đất - Quyết định cấp GCN,cho phép thế chấp,chuyển nhượng... Giám đốc phòng - Chịu trách nhiệm trực trước giám đốc. - Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. - Hướng dẫn người dân làm các thủ tục pháp lý về đăng kí,chuyển nhượng,thế chấp... - Tiếp nhận các loại hồ sơ từ tổ chức,cá nhân sử dụng đất. - Thu phí,lệ phí,giúp người dân hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả -Tiếp nhận,thẩm định,xác minh tính chính xác hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận. - Kết hợp với bộ phận thẩm định của phòng TN&MT trong công tác xác minh tính chính xác của hồ sơ. Bộ phận chuyên môn,nghiệp vụ Phó giám đốc -Nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết. -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Tổ chức và cá nhân Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tùy theo từng cấp mà được thành lập theo thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp đó quyết định, bộ phận này được đặt trong trụ sở UBND. Bộ phận này chịu sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của Chủ tịch UBND. Những cán bộ, công chức, nhân viên làm việc tại đây phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực và đặc biệt phải có khả năng giao tiếp tốt với các tổ chức và công dân. Mỗi cán bộ được phân công công việc do Giám đốc Văn phòng đăng kí đất và nhà trực tiếp điều động. Ở cấp quận thông thường nếu trong các quận nội thành gồm 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng là những nơi có số lượng phường không nhiều thì có 01 cán bộ của Văn phòng Đăng kí đất và nhà sẽ trực tiếp thụ lý và 01 cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định cho từng phường. Còn những địa bàn thành lập sau có số lượng các phường nhiều như: Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên thì 01 cán bộ sẽ thụ lý,giải quyết 2 phường và 01 cán bộ khác sẽ thẩm định 2 phường đó. Cũng có khi cán bộ thẩm định đó sẽ thẩm định 2 phường khác nhưng vẫn đảm bảo mỗi phường đều được thẩm định và 1 cán bộ sẽ phải thẩm định 2 phường. Số lượng cán bộ, công chức công tác tại Văn phòng đăng kí đất và nhà là 18 người . Được phân theo các tiêu chí sau: Bảng số 4: Chỉ tiêu cán bộ được phân theo các tiêu chí Số liệu năm 2007 STT Cán bộ Số người Chiếm % I 1 2 3 Phân theo số năm kinh nghiệm Từ 1 - 3 năm Từ 3 - 5 năm Trên 5 năm 2 10 6 11 56 33 II 1 2 3 Phân theo trình độ chuyên môn Cao đẳng Đại học Trên đại học 2 15 1 11 83.5 5.5 III 1 2 3 Phân theo độ tuổi Từ 25 - 35 tuổi Từ 35- 45 tuổi Trên 45 tuổi 14 1 3 78 5.5 16.5 IV 1 2 Phân theo giới tính Nam Nữ 11 7 61 39 Tổng 18 100 Nguồn: Cơ cấu Văn phòng Đăng kí đất và nhà quận Tây Hồ. Văn phòng Đăng kí đất và nhà có Giám đốc và từ một đến hai Phó giám đốc. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc và Phó giám đốc được thực hiện theo phân cấp quản lý của Thành phố và phải phù hợp với chức danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng kí đất và nhà theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng Đăng kí đất và nhà cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng kí đất và nhà theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi Trường, Trưởng phòng Nội vụ-Lao động, Thương binh và Xã hội. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông thường chỉ có từ 1 đến 2 người ở cấp xã nhưng ở cấp quận huyện thì số lượng cán bộ tùy theo số lượng phường sẽ nhiều hơn. Tại Văn phòng đăng kí đất và nhà thì số lượng này là 8 người và 1 kế toán được phân cấp thành 2 cấp, mỗi sẽ có 4 cán bộ chuyên trách. Trong đó thì có 4 cán bộ trực tiếp tiếp dân và nhận hồ sơ từ công dân sau đó sẽ chuyển hồ sơ tới 4 cán bộ ở cấp trên trực tiếp thụ lý giải quyết và những cán bộ đó sẽ làm bản thảo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó những cán bộ trực tiếp giải quyết sẽ chuyển bản thảo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên những cán bộ thẩm định chuyên môn của Phòng Tài nguyên & Môi trường để trực tiếp kiểm tra xem xét chủ yếu là về lệ phí sử dụng đất, các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất,các trường hợp thuộc diện chính sách xã hội, có công với cách mạng. Trong trường hợp giảm tiền sử dụng đất, các cán bộ thuộc Văn phòng Đăng kí đất và nhà sẽ trực tiếp đi kiểm tra xem xét vị trí và khoảng cách so với trục đường lớn của ngôi nhà cần cấp giấy chứng nhận. Vị trí 1: Khoảng cách ngõ là trên 5m. Vị trí 2: Khoảng cách ngõ từ 3,5m ÷ 5m. Vị trí 3: Khoảng cách ngõ từ 2m ÷ 3,5m. Vị trí 4: Khoảng cách ngõ dưới 2m 3.3.1.2 Phân công chức năng, nhiệm vụ của cán bộ,công chức Văn phòng Đăng kí đất và nhà: Vị trí và chức năng: - Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất được thành lập tại quận huyện là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng kí quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động thống nhất về quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp cơ quan tài nguyên môi trường cùng cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. - Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất được thành lập theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội. - Chủ tịch UBND quận quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất. - Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất chịu sự quản lý của Phòng Tài nguyên & Môi trường và theo sự phân cấp quản lý của UBND cấp quận. Đối với những nơi mà chưa có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị đội ngũ để thực thi nhiệm vụ để thành lập Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất thì chức năng của Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất do Phòng Tài nguyên & Môi trường trực tiếp thực hiện. - Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Giúp Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và cộng đồng dân cư. - Đăng kí quyền sử dụng đất và chỉnh lý sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở và cộng đồng dân cư. - Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp quận theo trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân phường. - Cung cấp số liệu cho cơ quan có chức năng mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở và cộng đồng dân cư. - Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. - Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, thống kế, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp quận và cấp xã. - Cung cấp bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng. - Thực hiện thu phí lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp các thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Phòng Tài nguyên & Môi trường. - Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của Văn phòng theo quy định của pháp luật 3.3.3 Các kết quả và lợi ích của cơ chế “một cửa”: Nguyên tắc hoạt động của cơ chế “một cửa”: Việc thực hiện cơ chế “một cửa” phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. - Công khai các thủ tục hành chính,phí và lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân. - Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyền nhằm giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân. Kết quả và lợi ích của cơ chế “một cửa”: Trước đây,tổ chức,công dân phải đi lại nhiều lần đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình. Nay với cơ chế “một cửa” tổ chức công dân chỉ phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Qua tổng kết thực hiện cơ chế “một cửa” cho thấy kết quả cụ thể như sau: - Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước. - Góp phần chống tệ quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức. - Nâng cao chất lượng công việc, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. - Làm rõ thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân. - Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 3.3.2 Thực trạng công tác kê khai đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bảng số 5: Kết quả kê khai và cấp GCN Số liệu tính đến ngày 01/01/2005 STT Đối tượng được cấp Số lượng I 1 2 Hồ sơ kê khai Tổ chức Cá nhân 251 23.068 II 1 2 Hồ sơ đã cấp Tổ chức Cá nhân 12 18.198 III 1 2 3 4 5 Hồ sơ chưa cấp Hồ sơ đã ra thông báo nghĩa vụ tài chính Hồ sơ bất khả kháng chuyển thành phố Hồ sơ bất khả kháng tại quận Hồ sơ vướng mắc Hồ sơ đang phân loại 114 251 1.013 1.565 2.166 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Tây Hồ. Đây là nội dung quan trọng và rất phức tạp. - Đối với chủ sử dụng đất là các công ty nước ngoài; công ty liên doanh với nước ngoài, khi được Chính phủ hoặc UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư, có quyết định cho thuê, sau khi hoàn thành công tác đền bù GPMB sẽ được UBND thành phố cấp GCN quyền sử dụng đất, UBND quận không được Thành phố cung cấp hồ sơ liên quan để quản lý. - Đối với chủ sử dụng là các tổ chức, đơn vị trong nước sử dụng đất, sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của Chính phủ hoặc của Thành phố sẽ được UBND thành phố cấp GCN. Trên thực tế đối tượng sử dụng đất là các đơn vị, cơ quan tổ chức sử dụng một nguồn lực đất đai rất lớn nhưng hầu như chưa được cấp GCN và chế độ quản lý rất lỏng lẻo. Việc phân ra các đơn vị sử dụng đất làm kinh tế và không làm kinh tế để xác định nghĩa vụ nộp tiền thuê đất và diện tích đất phải ký hợp đồng thuê đất cũng gặp rất nhiều những khó khăn. Đặc biệt là đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang như: Bộ quốc phòng, Bộ công an hoặc các cơ quan thuộc BCH Trung ương Đảng quản lý như: Ban kinh tế Trung ương, Ban tài chính quản trị Trung ương; các cơ quan Chính phủ quản lý như: Văn phòng Quốc hội, Tổng cục thống kê... UBND quận cũng không được tham gia vào quá trình kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị để UBND thành phố cấp GCN. - Công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị: là đối tượng quản lý có số lượng lớn và phức tạp được thành phố và quận coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của giai đoạn 1998 – 2005. Đối tượng được cấp GCN là cá nhân, hộ gia đình (kể cả nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã bán, thanh lý theo Nghị định số 61/CP) triển khai từ tháng 11/1997 theo Quyết định số 3564/QĐ - UB ngày 16/9/1997 của UBND thành phố Hà Nội (nay là quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố) đến 30/12/1998 toàn quận Tây Hồ đã tiến hành lập hồ sơ kê khai đăng kí cho 22.054 thửa đất ở và nhà ở, trong đó có 19.800 thửa đất ở và nhà ở của tư nhân. Đến 30/12/2003 đã xét và phân loại được 12.425 hồ sơ, chuyển thành phố cấp 9416 GCN đạt gần 60%. Theo kế hoạch Chính phủ giao, năm 2001 Thành phố Hà Nội phải cấp xong GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho nhân dân, trên cơ sở đó UBND thành phố xây dựng kế hoạch năm 2004 toàn Thành phố cấp được 40.000 GCN trong đó quận Tây Hồ cấp được 3.000 GCN. Tuy nhiên do thực tế diễn biến của tình hình nhà ở,đất ở tại đô thị Hà Nội quá phức tạp, chính sách về nhà ở,đất ở của Nhà nước còn rất nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tế và chưa phản ánh được mối quan hệ giữa quyền và lợi ích của đại đa số dân cư đô thị với Nhà nước. Chính vì vậy quá trình triển khai thực hiện rất chậm và không có hiệu quả dù nhà nước đã có chính sách phân chia ra các giai đoạn sử dụng đất và xây dựng nhà để xử lý cho phù hợp, có biện pháp cho phép ghi nợ nghĩa vụ của người được cấp GCN vào GCN nhưng tiến độ triển khai vẫn chưa được cải thiện là bao nhiêu. Tính đến ngày 01/01/2005 thời điểm kiểm kê đất đai,đối với cơ quan tổ chức trên địa bàn quận Tây Hồ có tổng số 251 tổ chức sử dụng đất với diện tich 922,91ha, chiếm 38,44% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận, trong đó tổng số tổ chức được cấp GCN quyền sử dụng đất là 12 tổ chức với diện tích là 25,62ha, chiếm 1,07% so với tổng diện tích tự nhiên. Đối với hộ gia đình, cá nhân: Thực hiện Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định “Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội”; trên địa bàn quận Tây Hồ có 23.068 hồ sơ kê khai GCN, trong đó: Hồ sơ tư nhân: 19.564 hồ sơ. Hồ sơ tập thể: 3.504 hồ sơ. Tính đến ngày 10/6/2005 trên địa bàn quận Tây Hồ cấp được 18.198 GCN (trong đó có 13.757 GCN do UBND quận trình UBND thành phố cấp và UBND quận trực tiếp cấp, 4.422 GCN do công dân cấp trực tiếp tại Sở Tài nguyên môi trường & Nhà đất hoặc Công ty kinh doanh nhà, tập thể quân đội trình UBND thành phố cấp). Hiện nay quận Tây Hồ còn 4.803 hồ sơ chưa cấp GCN, trong đó có: + 114 hồ sơ đã ra Thông báo hoàn thành nghĩa vụ tài chính; + 251 hồ sơ bất khả kháng đã công khai xong tại phường và chuyển phòng Tài nguyên & Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND thành phố; + 1.013 hồ sơ bất khả kháng hiện đang được công khai tại UBND các phường; + 1565 hồ sơ vướng mắc do thiếu trích đo,t hiếu Chứng minh thư nhân dân, tranh chấp... + 514 hồ sơ đang tiếp tục phân loại. Mặc dù triển khai rất chậm và gặp nhiều khó khăn, nhưng các quy định của Nhà nước và của thành phố Hà Nội về trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách áp dụng cho từng giai đoạn sử dụng đất của người sử dụng đất ở đô thị khi xem xét cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị còn rất duy ý chí và để lại hậu quả phức tạp cho công tác quản lý sau này. Cụ thể là: - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất của người sử dụng đất ở do hội đồng kê khai đăng kí cấp phường cung cấp. Đặc thù của đội ngũ cán bộ cấp phường là được hưởng chế độ công chức Nhà nước, hưởng lương công chức, khác với đội ngũ cán bộ cấp xã hưởng phụ cấp. Vì thế cán bộ cấp phường chủ yếu là người ở các địa bàn khắp thành phố công tác tại phường, khác với cấp xã cán bộ xã đều là người sở tại. Những thành viên của hội đồng kê khai đăng kí nhà ở, đất ở cấp phường phần lớn không nắm được nguồn gốc sử dụng đất và nhà của từng hộ gia đình. Hồ sơ quản lý về nhà, đất không được xây dựng cập nhật thường xuyên và lưu trữ đầy đủ qua các giai đoạn, thậm chí các phường Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê không có hồ sơ lưu trữ về nguồn gốc sử dụng đất, nhà của các hộ gia đình. Quá trình xét duyệt của các cấp từ quận tới thành phố lại chỉ dựa trên cơ sở cung cấp hồ sơ của hội đồng cấp phường. Vì vậy dễ phát sinh tình trạng tiêu cực ở cấp phường như: xác định thời điểm sử dụng... Nội dung xác định thời điểm sử dụng đất, diện tích đất đang sử dụng vào mục đích để ở có liên quan tới nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất. Theo quy định của Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ thì nếu sử dụng đất vào mục đích để ở ổn định trước ngày 18/12/1980 sẽ không phải nộp tiền sử dụng từ ngày 16/10/1993 đến thời điểm Nghị định 45/CP có hiệu lực (3/8/1996) phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Liên quan tới xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của hội đồng cấp phường còn thể hiện ở thời điểm chuyển quyền sử dụng(mua bán, thừa kế, cho tặng, lấn chiếm) loại đất sử dụng trước khi kê khai đăng kí đất ở. Quyền lợi của người sử dụng đất và của cả Nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào nội dụng xác nhận của hội đồng cấp phường, trong khi trình độ nghiệp vụ, phạm vi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cấp phường lại rất hạn chế, hồ sơ tài liệu lưu trữ làm căn cứ xác nhận thì thiếu hoặc không có .Có những trường hợp chỉ cần xác nhận loại đất khác đi so với nguồn gốc thực, người sử dụng đất đã được miễn nghĩa vụ với Nhà nước hàng trăm triệu đồng. - Quy trình xét cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị Hà Nội cho đối tượng là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang không được tiến hành theo trình tự quy định chung. Thành phố Hà Nội và Bộ quốc phòng có sự thống nhất về quy trình cấp GCN cho đối tượng là cán bộ, chiến sỹ quân đội được đơn vị cấp đất ở, vì vậy kể cả có GCN hay chưa thì đất ở, nhà ở của các đối tượng này chính quyền cấp phường và cấp quận không có hồ sơ quản lý. Thực tế này là trái với quy định của pháp luật, tạo ra nhiều kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực gây thất thoát một số lượng lớn diện tích đất đô thị. Ví dụ một số lượng không nhỏ cán bộ, chiến sỹ được đơn vị cấp đất ở đã nhượng bán nhưng người sử dụng mới vẫn chưa được cấp GCN như là đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý, làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nướcvà tạo ra những khó khăn phức tạp cho công tác quản lý của chính quyền cấp phường và cấp quận. - Do độ chính xác của bản đồ địa chính được Sở ĐC - NĐ Thành phố chủ trì (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) chủ trì đo vẽ thành lập giai đoạn 1993 -1995 rất thấp, vì thế trong nội dung của GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở có ghi “sơ đồ được chỉnh lý khi có bản đồ địa chính chính quy”. Thực chất của cách ghi này là lẩn tránh trách nhiệm khi phát sinh tranh chấp khiếu kiện thay vì thừa nhận công khai sự bất cập trong khả năng quản lý của cơ quan thẩm định chuyên ngành của Thành phố. Về nguyên tắc ngân sách Nhà nước đã bỏ ra vài chục tỷ đồng cho công tác đo đạc thành lập bản đồ nhằm mục đích phục vụ cho quá trình quản lý của nhà nước phải được sử dụng có hiệu quả. Cơ quan quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả này chứ không phải người sử dụng đất. Do đó làm giảm giá trị sử dụng của GCN, Nhà nước không đạt được mục tiêu quản lý quỹ đất và quản lý trật tự xã hội, người sử dụng đất cũng bị ảnh hưởng về quyền lợi kinh tế và gặp khó khăn trong quá trình sử dụng đất. 3 Đánh giá về công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ 3.1. Những mặt đã làm được Do quá trình đô thị hóa nhanh, tình trạng biến động đất đai trên địa bàn quận diễn ra rất phức tạp, vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai được HĐND & UBND quân đặc biệt quan tâm. HĐND & UBND quận đã tập trung chỉ đạo, đồng thời đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban thuộc quận,giữa UBND quận với UBND các phường trên địa bàn quận tạo nên sức mạnh tổng hợp, xuyên suốt từ quận đến cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện. Tính đến ngày 30/06/2004, kết quả đạt được như sau: + Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: toàn quận đã cấp được 16117 GCN trên tổng số 18548 hồ sơ kê khai xin cấp GCN đạt 86,89%. + Công tác cấp phép xây dựng: Số hồ sơ được cấp phép là 1290 hồ sơ, đạt 83% trên tổng số hồ sơ xin cấp phép. + Công tác kiểm tra quản lý sử dụng đất đai: Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị đã phối hợp với UBND các phường, Sở Tài nguyên môi trường & Nhà đất tiến hành hoàn thiện hồ sơ những sai phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn và tham mưu giúp UBND quận xử lý hoặc trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi đất, bao gồm: Các tổ chức đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2298.doc
Tài liệu liên quan