Chuyên đề Công tác định mức lao động và việc áo dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

 

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Phần thứ nhất: VAI TRÒ CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LƯƠNG SẢN PHẨM 3

I.Những lý luận chung về ĐMLĐ 3

1. Sự cần thiết khách quan phải tiến hành công tác ĐMLĐ 3

2. Khái niệm và phân loại mức lao động 4

3. Nội dung của công tác ĐMLĐ 6

4.Các phương pháp xây dựng mức lao động 7

II. Hình thức trả lương theo sản phẩm 12

1. Vai trò của công tác tiền lương 12

2. Một số hình thức trả lương theo sản phẩm 13

III. Vai trò của ĐMLĐ đối với lương sản phẩm 19

1. Điều kiện áp dụng lương sản phẩm 19

2. Vai trò của ĐMLĐ với lương sản phẩm 20

Phần thứ hai: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐMLĐ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ĐMLĐ VÀO TRẢ LƯƠNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 22

I. Một số đặc điểm của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội ảnh hưởng đến công tác ĐMLĐ và áp dụng ĐMLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp 22

1. Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp 22

2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp 22

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 24

4. Đặc điểm sản xuất 29

5. Đặc điểm về lao động 33

6. Đặc điềm về máy móc kỹ thuật 36

7. Một số đặc điểm khác 38

II.Tình hình thực hiện công tác và việc áp dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp DPHN 40

1. Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại xí nghiệp 40

2. Nhận xét về phương pháp xây dựng mức của XN 55

3. Đánh giá về công tác ĐMLĐ của XN dược phẩm Hà nội 56

3.1 Cách thức tổ chức bộ máy làm công tác ĐMLĐ 56

3.2 Số lượng và chất lượng của hệ thống mức 58

III.Việc vận dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp 61

1. Các chế độ tiền lương đang áp dụng tại XN 61

2. Cách tính đơn giá và xây dựng đơn giá 62

3. Cách vận dụng đơn giá để tính quỹ lương thực hiện hàng tháng cho khối trực tiếp làm ra sản p hẩm 67

4. Phân phối lương trong phân xưởng 70

Phần thứ ba: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐMLĐ VÀ VIỆC ÁP DỤNG VÀO TRẢ LƯƠNG SẢN PHẨM TẠI XN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI. 76

I. Mục tiêu của XN trong thời gian tới 76

II. Một số kiến nghị về công tác ĐMLĐ và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội 77

1. Về phương pháp khảo sát 77

2. Về bộ máy làm công tác ĐMLĐ 87

3. Về cách phân phối quỹ lương trong phân xưởng 88

KẾT LUẬN 99

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác định mức lao động và việc áo dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian trước đây, thì hao phí thời gian để nhào trộn 70 kg cốm trên nhiều gấp 3 lần và hao phí lao động cũng cao hơn rất nhiều. Ví dụ 2 Máy sấy tầng sôi, thời gian sấy ngắn nhưng hiệu quả đồng đều Trước đây sấy điện 2 triệu viên B1 mất 2 ca và 2 người Hiện nay sấy tầng sôi, 2 triệu viên B1 mất 1h 30 phút và 2 người Nhận xét Việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất yêu cầu kỹ thuật, giảm một phần hao phí lao động và thời gian lao động tạo điều kiện thận lợi cho công tác định mức lao động . Các mức lao động được xây dựng sẽ tính toán đầy đủ các yếu tố kỹ thuật, các yếu tố kinh tế, tổ chức và tâm lýcon người. Do đó các mức xây dựng sẽ là các mức có căn cứ khoa học. 6.2 Cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu Nguyên vận liệu cung cấp để làm ra một sản phẩm thuộc không đơn thuần có một loại mà có thề gồm nhiều loại nguyên liệu chính cùng với các tá dược hoá chất kèm theo. Phần nhiều các nguyên vật liệu này quý hiếm, có khi phải nhập từ nước ngoài như bột c, bột B1. Trong đó có rất nhiều loại có hoạt tính sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó phụ liệu là những chai lọ, bông, goang, xê xáp. Quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, việc cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu phải đảm bảo đồng bộ kịp thời theo đúng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sản xuất tránh những hao phí lao động phát sinh do chờ nguyên liệu, rửa lại chai lọ, sử lý ban đầu đối với những nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn. Những vấn đề này không những ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác định mức lao động. Việc dự trữ nguyên liệu và tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới. Tổ chức phục vụ sản xuất là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động và thực hiện định mức. Sự thay đổi trong việc tìm kiếm nguyên liệu nếu không có biện pháp tốt sẽ sẩy ra tình trạng thiếu nguyên liệu gây lãng phí ngày công lớn hoặc có nguyên liệu nhưng chậm trễ và không đồng bộ gây gián đoạn trong sản xuất ảnh hưởng tới việc hoàn thành định mức lao động. 7. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm 7.1 Chế độ thời gian làm việc Hầu hết cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp làm việc theo giá hành chính (8h/ca) Riêng bộ phận rập viên và bộ phận làm lạnh ở phân xưởng mắt ống do yêu cầu kỹ thuật của công việc, tận dụng hết công xuất của máy móc và bảo đảm bán thành phẩm gói đầu cho chặng công việc tiếp theo nên phải làm luân phiên trong 3 ca. Độ dài thời gian làm việc trong ca rút ngắn, thông thường 7giờ /ca 7.2. Cách bố chí làm việc 4/5 diện tích mặt bằng ưu tiên phục vụ cho sản xuất, kho xưởng, giếng, giàn lọc. Quanh nơi sản xuất xí nghiệp còn trồng cây xanh, trước phòng bàn làm việc đặt chậu cảnh tạo bầu không khí làm việc trong lành thoải mái. Vị trí các phòng trong phân xưởng hay giữa các phân xưởng phù hợp với dây chuyền sản xuất đảm bảo tính liên hoàn giữa các công việc giảm hao phí thời gian không cần thiết Cảnh bố trí nơi làm việc trong xí nghiệp hoàn toàn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác định mức lao động 7.3. Các điều kiện lao động Xí nghiệp lắp đặt các thiết bị điều hoà trong các phòng ban, yêu cầu giữ các điều kiện nhiệt độ bình thường. 15 chiếc máy điều hoà được lắp đặt trong các phòng ban bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật. Một số nơi yêu cầu thông thoáng và đảm bảo vệ sinh như thêm xưởng thực nghiệm , phân xưởng thuốc viên, xí nghiệp đưa bốn hệ thống gió, quạt gió, hút bụi. Hệ thống ánh sáng rất tốt, bất kỳ chỗ nào trong sản xuất đủ điều kiệni làm việc cả ngày lẫn đêm. Giàn khoan lọc nước, bơm nước phục vụ cho sản xuất với công xuất 10-15m3/giờ đảm bảo cung cấp liên tục cho sản xuất đúng tiêu chuẩn kiểm định. Các máy làm việc với hệ thống rung, ồn bảo đảm năng xuất lao động và sức khoẻ của người lao động. Trạm phát điện với công xuất 125 KVA- 70kW cung cấp điện cho sản xuất khi lưới điện thành phố mất. Như vậy các điều kiện phục vụ trên đây đã tạo điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục đạt hiệu qủa tốt đồng thời tạo điều kiện cho công tác định mức lao động thực hiện được dễ dàng. II Tình hình thực hiện công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà nội. Các phương pháp xây dựng mức lao động đang áp dụng tại xí nghiệp. Phương pháp xây dựng Chủ yếu các mức ở đây được xây dựng bằng phương pháp khảo sát phân tích. Đó là phương pháp khảo sát tiên tiến. Cụ thể là. Khảo sát chụp ảnh: Là phương pháp nghiên cứu tất cả cac loại hao phí thời gian làm những công việc có tính chất dây chuyền và hoàn thành trong một thời gian nhất định như pha chế thuốc. Khảo sát bấm gió. Những công việc có tính đơn lẻ, lập đi lập lại nhiều lần trong một ca làm việc như cắt ống, in , soi thuốc tiêm B1, B12 . Ngoài ra xí nghiệp còn áp dụng một cách linh hoạt việc kết hợp giữa các phương pháp để xây dựng mức lao động cho một số những mặt hàng được xếp vào nhóm đặc trưng giống nhau có thể chỉ ở từng thao tác hay từng công đoạn. Xí nghiệp phối hợp cả hai phương pháp; Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp so sánh điển hình tức là định mức lao động dựa trên những hao phí điển hình của các mức tiêu biểu. Ví dụ Định mức lao động cho mặt hàng B1- 0,01- 5600.000 viên đọng lọ 2000 viên được dùng làm mức so sánh điển hình cho định mức lao động B1- 0,01 -5600000 viên đóng lọ 100 viên. Khảo sát mặt hàng B1 - 0,01- tiêm đáy bằng lọ 1ml sản xuất mẻ 60l - 50.000 ống. Một mức lao động có thể được xây dựng bằng cách áp dụng cả phương pháp bấm giờ và chụp ảnh ca làm việc. 1.2. Các bước tiến hành khảo sát Bước 1. Chuẩn bị khảo sát. Trong qua trình tiến hành xây dựng mức bước chuẩn bị được thực hiện rất kỹ lưỡng. Người cán bộ nghiên cứu qui trính sản xuất và thực tế sản xuất để tiến hành khảo sát cho phù hợp với điều kiện làm việc điều kiện kỹ thuật nhất định. Cán bộ định mức đọc quy trình xác định kết cấu hợp lý và tính chất của bước công việc và của công đoạn sản xuất chi tiết hơn, nắm được từng thao tác trong quá trình sản xuất từ đó xác định, bố trí các bước tiến hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Biểu5 - Sơ đồ qui trình sản xuất TALC + LACTOSE THIAMINE - NITRAT Tinh bột sắn Rây qua rây 355 Rây qua rây 355 Rây qua rây 355 Trộn 5’ Tạo hỗn hợp bột kép Bột sắn 10% Nhào ướt (5-10) Sấy nhẹ Sát hạt qua rây 2000 Sấy khô 45 - 500C/10-15 Phối hợp tá dược ngoài máy trộn chữ V trong 5 - 10 Kiểm nghiệm bán TP Dập viên Đóng gói Xuất xưởng Kiểm nghiệm bán thành phẩm Ví dụ: Để tiến hành khảo sát định mức mặt bằng B1 - 0,01- 5600000 viên nén chày ly - đóng chai thuỷ tinh 200 viên hoặc lọ nhựa 100 viên ( sơ đồ quy trình sản xuất biểu 5 ). Qua đó người cán bộ định mức sẽ nắm được các thao tác tiến hành trong từng công đoạn rồi dùng kinh nghiệm kiến thức chuyên môn của mình xác định phương pháp khảo sát cho từng thao tác, từng công đoạn theo tính chất riêng. Ví dụ1: Vẫn tiến hành khảo sát mặt hàng B1 nói trên các máy móc được sử dụng trong quy trình sản xuất theo định mức là: Khâu nhào trộn hỗn hợp kép và hoà sắn dây tiến hành trên máy nhào trộn 15kw. Sát hạt làm bằng máy sát công suất 3kw Trộn ở khâu trộn khô bằng máy trộn chữ V. 2,5kw Sấy mẻ trên bằng tủ sâý tầng sôi 7,8kw. Xay nguyên liệu tá dược bằng hai máy, mỗi máy công suất 2,7kw. Dập viên bằng hai máy, mỗi máy công suất 4,3kw. Cán bộ định mức sẽ căn cứ vào thành phần công thức sản xuất trong quy trình xác định số nguyên vật liệu hao phí hợp lý. Ví dụ 2 Chuẩn bị khảo sát định mức lao động mặt hàng thuốc đau răng con chim mẻ 5000 lọ 3ml mỗi lọ đựng trong hộp nhỏ Đọc quy trình xac định số lượng nguyên liệu cần bào chế như sau: Xuyên khung : a1g Bạch chỉ : a2g Thương thuật : a3g Đại hồi : a4g Hoàng bá : a5g Huyết giác : a6g .............. Ngoài ra cán bộ định mức phải nắm được qui trình để biết độ dài yêu cầu quản lý kỹ thuật từng bước công việc. Ví dụ 3: Pha chế dầu cao sao vàng 25000 hộp -3g có một số yêu cầu về kỹ thuật như sau: Các tinh dầu theo phiếu định mức phải được xem xét đạt yêu cầu mới được đưa vào pha chế. Trong pha chế đong lần lượt tinh dầu theo công thức pha chế vào thùng 100 lít “chống rỉ” khuấy 15 phút lọc trong. Các loại tá dược đun chảy ở 120o /c, đun ở 12o/c trong vòng một giờ để tách nước sau đó lọc cho vào hai nồi nhỏ “cách nhiệt” và khuấy đều. Khi đun hỗn hợp tinh dầu nhớt, rót vào hộp rồi đưa sang kiểm nghiệm thảnh phẩm. Cán bộ định mức phải tính toán đẩy đủ thời gian cần thiết để tránh tình trạng sản phẩm làm ra không đúng tiêu chuẩn Ví dụ 4 Nhào bột hồ nếp nếu không tính kĩ thời gian để bột đủ nhuyễn, bột bị tơi khi dập viên bột sẽ bị bể ( hay còn gọi là bong mặt ) . ngược lại nếu nhào quá tay thì độ ẩm lớn , viên dập sẽ bị rắn đanh không đảm bảo độ tan của thuốc. Cán bộ định mức chú ý đến yêu cầu vệ sinh trong quá trình sản xuất như tiến hành vệ sinh máy, nơi làm việc khi kết thúc một mẻ sản xuất hay tạm dừng sản xuất. Ví dụ 5 Định mức lao động cho một mẻ sản xuất có cộng thêm 30 phút vệ sinh đầu giờ và cuối giờ. Toàn bộ bước công việc trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác định mức lao động tại xí nghiệp. Tiến hành công tác chuẩn bị tốt giúp cán bộ định mức lên được, một mức chính xác tính toán được đầy đủ các yếu tố có liên quan đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm. Bước 2 Tiến hành khảo sát - Chọn đối tượng khảo sát trong một nhóm công nhân hoặc một công nhân trên dây chuyền hay từng công đoạn, thao tác. - Chọn địa điểm quan sát không ảnh hưởng đến người công nhân. - Tuỳ theo tính chất công việc mà cán bộ định mức chọn phương pháp khảo sát chụp ảnh, bấm giờ, so sánh điển hình hay kết hợp các phương pháp. - Chọn thời điểm tiến hành khảo sát thích hợp để khảo sát đạt hiệu quả. Ví dụ 1 Khảo sát định mức cho rặng rây cốm khô cho mặt hàng tetraxilin theo phương pháp làm ẩm. Đây là phương pháp thủ công, người công nhân thực hiện riêng lẻ. (Đối tượng khảo sát là một công nhân ) Các thao tác thực hiện trong chặng này được người công nhân lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc nên chọn phương pháp bấm giờ. CBCV của chặng này là 3/7 Rây thủ công bằng rây cỡ 355 Nguyên liệu được lấy từ đầu giờ. Người công nhân phải tiến hành nhào trộn, sát cốm khô ( 1 chậu = 5 kg ) Tiến hành rây cốm khô ( 1 thùng = 20 kg ). Cuối cùng cân cốm khô, đóng vào túi nilông và bỏ vào thùng 40 kg để chuyển sang khâu rập viên (1 thùng = 40 kg ). Chọn 2 công nhân có khả năng lao động khác nhau để tiến hành khảo sát : Công nhân Mạnh: Bậc 4/7 có sức khoẻ tốt, nhanh nhạy có khả năng lao động tốt. Công nhân Ngọc: Bậc 3/7 mới vào làm, sức khoẻ tốt, khả năng lao động trung bình. Như vậy các đối tượng khảo sát được chọn là những người tiêu biểucho khả năng làm việc, trình độ lành nghề nhất định. Tiến hành quan sát và đo thời gian ghi vào phiếu bấm giờ như sau: Biểu 6 Phiếu bấm giờ (1) Do tiến hành bấm giờ trong một giờ làm việc nên không phát hiện những hao phí không nhìn thaáy do công nhân thực hiện ở mỗi bước công việc hay mỗi thao tác. Biểu 6: Phiếu bấm giờ ( 1) Tên thao tác Tên người Tổng thời gian qua các lần khảo sát Số lần khảo sát Thời gian bình quân 1 2 3 4 5 1. Nhào, trộn, sát cồn cốm khô Mạnh 18 15 16 19 17 85 5 17 Ngọc 20 19 20 20 21 100 5 20 2. Rây cốm khô Mạnh 24 23 28 26 24 125 5 25 Ngọc 31 29 32 28 30 150 5 30 3. Cân cốm khô đóng vào túi, thùng Mạnh 11 12 12 13 12 60 5 12 Ngọc 12 11 13 12,5 14 62,5 5 12,5 Ví dụ 2 Khảo sát năng suất lao động ở chặng cất ống rỗng mặt hàng B12 - ống đáy bằng - 1ml; - 50.000 ống tỷ lệ hư hao là 20% Đây là thao tác đơn giản, người công nhân phải tiến hànhlặp đi lặp lại nhiều lần trong ca làm việc hơn nữa các thao tác chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn nên việc khảo sát sẽ tiến hành bấm giờ trong 1 giờ làm việc, xem người công nhân cắt được bao nhiêu ống sau đó lên mức thực hiệncgho cả ca làm việc. BCV cho tác tác này 3/7 Điều kiện tổ chức phục vụ tốt, trong quá trình khảo sát không có sự cố gì. Chọn 2 công nhân bậc 4 và 2 công nhân bậc 3 để tiến hành khảo sát. . Chị Vinh công nhân bậc 4/6, sức khoẻ tốt, nhanh nhạy, tháo vát. . Chị Vân Anh công nhân bậc 4/6, sức khoẻ bình thường, khả năng lao động tốt. . Chị Phương công nhân bậc 3/6, sức khoẻ và khả năng lao động trung bình. . Chị Thu Hà công nhân bậc 3/6, nhanh nhẹn, có tay nghề tốt. Đối tượng khảo sát được chọn có năng lực làm việc khác nhau, người cùng cấp bậc nhưng lại khác nhau về sức khoẻ và độ nhanh nhạy. Do đó mức được xây dựng là khách quan. Về thời điểm lựa chọn quan sát thường là lúc năng suất lao động lên cao nhất trong ngày đối với công nhân bậc thấp và lúc năng suất đang đi xuống đối với công nhân bậc cao. . 1 lần quan sát với 2 chị bậc 3 vào lúc 9h30’ - 10h30’ . 1 lần quan sát với 2 chị bậc 4 vào lúc 15h - 16h Do đó mức được xây dựng biểu lộ hết khả năng trung bình tiên tiến của cả 4 công nhân trên. Sản lượng của mỗi chị trong một giờ là . Chị Vân Anh cắt: 926 ông . Chị Vinh cắt 942 ống . Chị Phương cắt 888 ống . Chị Thu Hà cắt 903 ống * Xác định thời gian tác nghiệp bằng thời gian cả ca làm việc loại trừ những thời gian hao phí theo qui định khác như: . Thời gian chuẩn kết 1 ( nhận nhiệm vụ) 10 phút . Thời gian chuẩn kết 2 ( nhận xếp nguyên liệu ) 10 phút . Thời gian nhu cầu cần thiết 10 phút . Thời gian vệ sinh đầu và cuối ca 30 phút 60 phút = 1 h . Thời gian tác nghiệp = 8h - 1h = 7h * Xác định mức lao động cho một ngày công sẽ tính bằng mức trung bình 4 người công nhân trên thực hiện trong một giờ nhân với thời gian tác nghiệp trong ngày. ĐMLĐ/ngày công = 926 + 942 + 888 + 903 x 7 = 6400 ống/ngày 4 ĐMLĐ cho 50000 ống nhập kho ( kể cả tỷ lệ tiêu hao 20%) ĐMLĐ/1mẻ = 50000 = 75h/1 mẻ 6400 Mức được xây dựng ở đây đã loại trừ hết yếu tố thuộc về lãng phí, tính toán đầy đủ thời gian chuẩn kết, nhu cầu cần thiết, đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân và tăng khả năng làm việc của họ do đó mức xây dựng là sát thực tế. Ví dụ 3 Khảo sát năng suất lao động chặng pha chế thuốc và đóng thuốc B12 tiêm - 0,01 60 lít - 50.000 ống Pha chế là chặng công việc hết sức phức tạp nên đòi hỏi sự kết hợp của nhiều người nên ở đây lựa chọn phương pháp là khảo sát chụp ảnh. - Ngày chụp ảnh: 8/4 9/4; 10/4 - 2001 Nhóm khảo sát gồm 5 người + Một dược sỹ chịu trách nhiệm pha chế chính, tính toán công thức, đo và kiểm tra thử, hướng dẫn các công nhân phục vụ mình. + 2 công nhân phục vụ làm theo hướng dẫn của dược sỹ: Họ chỉ phục vụ 2 công việc pha chế của dược sỹ chính vào buổi sáng, chiều họ bố trí làm công việc khác. + 2 công nhân đóng ống sẽ chuẩn bị và điều khiển máy đóng ống theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong thời gian chờ pha chế thuốc xong, họ sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố về nguyên liệụ, về máy đóng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Thời gian quan sátL 1 mẻ thuốc 60 lít đóng 50.000 ống ( sau khi loại trừ hư hao) Một số yêu cầu kỹ thuật cần chú ý đối với công việc đóng ống. + Thuốc sau khi pha chế đóng ngay lập tức, không để đến ngày hôm sau. + Trong điều kiện ống rỗng, không được sấy, cần vẩy kho nước trước khi đóng ống. + Trong quá trình đóng ống cứ 15 phút kiểm tra dung dịch của ống bằng bơm tiêm 5ml để kịp thời điều chỉnh lượng thuốc cần đóng vào ống. + Tủ chân không và các ngăn tủ phải được kê bằng phẳng. Kết quả qua 3 lần khảo sát được phản ánh trên phiếu chụp ảnh ( biểu 7) Biểu 7 Phiếu chụp ảnh Ngày theo dõi và tên người thực hiện Thời gian tiêu hao cho 1 mẻ sản xuất Sản lượng Ghi chú Ngày theo dõi 8/4 Tbđ = 7h30 ồ = 8h 60 lít Không kể thời gian nghỉ ăn trưa TCK = 40’, Tnc = 15’ Dược sỹ chính Tkt = 16h30 2 công nhân phục vụ Tbđ = 7h30 4 giờ x 2 = 8h TCK = 20’ x 2 = 40’ Tnc = 10’ x 2 = 20’ Tkt = 11h30 2 công nhân đóng thuốc Tbđ = 7h30 8 giờ x 2 = 16 giờ 50.000 ống TCK = 30’ x 2 = 60’ Tnc = 15’ x 2 = 30’ Tkt = 16h30 Tổng tiêu hao cả nhóm 32 giờ Ngày theo dõi 9/4 Dược sỹ chính Tbđ = 7h30 8 giờ 30’ 60 lít TCK = 40’ , Tcn 15’ Tkt = 17h Tăn trưa = 60’ Tlp(thuốc đục phỉa lọc lại) = 30’ 2 công nhân phục vụ Tbđ = 7h30 4h15’ x 2 = 8h30’ TCK = 20’ x 2 = 40’ Tkt = 11h45’ Tnc = 10’ x 2 = 20’ Tlp(thuốc đục phỉa lọc lại) =30’x2=60’ 2 công nhân đóng thuốc Tbđ = 7h30 8h30’x 2 = 17h 50.000 ống TCK = 30’ x 2 = 60’ Tkt = 17h Tnc = 15’ x 2 = 30’ Tổng tiêu hao cả nhóm 34h 30’ Ngày theo dõi 10/4 Dược sỹ chính Tbđ = 7h30’ 8h 60 lít Không kể thời gian nghỉ ăn trưa TCK = 40’ Tnc = 15’ Tkt = 16h30’ 2 công nhân phục vụ Tbđ = 7h30; 4h x 2 = 8h TCK = 20’ x2 =40’ Tkt = 11h30’ Tnc = 10’ x 2 =20’ 2 công nhân đóng thuốc Tbđ = 7h30’ 8h x 2 = 16 h 50.000 ống TCK = 30’ x2 =60’ Tkt = 16h30’ Tnc = 15’ x 2 =30’ Tổng tiêu hao cả nhóm 32 h Qua 3 lần khảo sát, xác định được thời gian tiêu hao cho 1 mẻ sản xuất là 8 h vì lần thứ 2 khảo sát do thuốc bị đục phải lọc lại nên thời gian lên đến 8h30’. Như vậy, phương pháp chụp ảnh của xí nghiệp mới chỉ xác định thời gian hao phí một cách chung nhất cho 1 mẻ sản xuất mà chưa chụp ảnh tỷ mỷ toàn bộ công việc theo các bước công việc hợp thành, xác định thời gian hao phí cho từng loại để đánh giá tính chất hợp lý của mỗi mloại hao phí thời gian, có biện pháp loại những thời gian lãng phí. Cho nên phương pháp chụp ảnh chưa phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của mỗi công nhân, xác định được khả năng nâng cao năng suất lao động. Ví dụ 4 Dùng phương pháp so sánh điển hình để khảo sát mặt hàng B1 - 0,01 tiêm đáy bằng lọ 1ml - mẻ 60 lít - 50.000 ống khi có định mức mặt hàng B12 tiêm cũng với thông số như trên. Các chặng thu hoá ống, cắt ống rỗng, sửa ngoài, xếp khay, rửa vẩy, sấy ống, pha chế chính hoàn toàn tương tự như B12 nên áp dụng định mức của mặt hàng B12 cho B1 ở các chặng này. Tuy nhiên ở một số chặng do đặc điểm về yêu cầu kỹ thuật đối với B1 đòi hỏi cao hơn B12 ( đo độ trong suốt của B1 còn b12 màu đỏ ) nên phải tiến hành khảo sát định mức cho mặt hàng B1 ở những chặng như phung đầu ống, nhúng rửa thuốc trước khi sang in, cắt thuốc thu hồi ống, soi. Dùng phương pháp khảo sát bấm giờ, có được định mức B1 ở những chặng này như sau: - Định mức cho phun đầu ống B1 là 40 giờ - B12 là 32 giờ - Định mức cắt thuốc, thu hồi ống B1 là 4 giờ, B12 là 2 giờ - Định mức soi thuốc B1 là 102 giờ - B 12 là 100 giờ Bước 3 Sau khi thu thập được số liệu qua khảo sát thực tế, những số liệu này được tập hợp qua phiếu ghi chép của cán bộ định mức. Cán bộ định mức tập hợp phân tích, tính toán xác định độ dài thời gian của từng công đoạn sau đó tính cho cả mẻ sản xuất. Ví dụ 1 Phân tích phiếu bấm giờ khi khảo sát định mức cho chặng rây cốm khô trên rây. Do người cán bộ định mức tiến hành bấm giờ trên 2 công nhân tiêu biểu cho mức lao động trung bình về trình độ lành nghề và khả năng lao động nên mức được xây dựng. Qua 5 lần khảo sát theo dõi bấm giờ ở trên sẽ rút ra được mức trung bình của 2 công nhân ở mỗi thao tác. + Mức trung bình cho 1 thao tác nhào trộn cốm = ( 17 + 20) : 2 = 18,5’ + Mức trung bình cho 1 thao tác rây cốm khô = (25+ 30) : 2 = 27,5’ + Mức trung bình cho 1 thao tác cân cốm, đóng túi = (12 + 12,5) : 2 = 12,25’ Tính thời gian tiêu hao cho cả mẻ sản xuất 160 kg + Thao tác nhào trộn = ( 160 : 5 ) x 18,5 = 592’ ( 1 lần nhào trộn 5 kg) + Thao tác rây cốm khô = ( 160 : 5 ) x 18,5 = 592’ ( 1 thúng = 20 kg) + Thao tác cân cốm, đóng túi vào thúng = ( 160 : 40 ) x 12,25 = 49’ ( 1 thùng = 40 kg) Tổng thời gian tiêu hoa cho cả chặng = 592’ + 220’ + 49’ = 861’ Tính thời gian thực tế của một công nhân sản xuất trong ca sản xuất TCK = 30’ Tcn = 15’ Tpv = 30’ Ttn = 480’ - 30’ - 15’ - 30’ = 390’/1 công Mức lao động cho cả mẻ 160 kg là 861’ : 390’ = 2,2 công Sau khi tính được định mức thực hiện cho từng chặng, từng công đoạn ( qui về giờ) cán bộ định mức tiến hành lên mức theo công việc đã khảo sát theo đúng trình tự của qui trình. Người công nhân tiến hành thực hiện các mức đó theo đúng qui trình các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện tổ chức phục vụ như đã yêu cầu trong mức. Cán bộ định mức lên mức cho cả mẻ sản xuất. Ví dụ 2 Biểu 8 Định mức B1 - 0,01 - 5600.000 đóng lọ 2000 viên ĐMLĐ toàn chặng 5600.000 x 8 giờ = 90.500 v/công 495 giờ Chú ý: Ghi chép đầy đủ các yếu tố về điều kiện kỹ thuật và tổ chức phục vụ có liên quan vào cột ghi chú. Biểu 8 Quá trình công đoạn Đơnvị tính Thời gian tiêu hao Sản lượng làm được Ghi chú A. Pha chế 1. Rây, xay, lấy nguyên liệu tá dược Giờ/viên 32 5600000 Rây 355 2. Nấu hồ, lấy nước cất “ 10 “ 3. Cân nguyên liệu, pha chế, kiểm tra “ 18 “ 4. Nhào trộn, sát cồn ướt “ 16 “ 5. Sấy rửa hạt cốm, vệ sinh máy “ 20 “ 6. Sát hạt lắc ( 2 máy) “ 10 “ 7. Cân pha, trộn cốm khô “ 15 “ Máy trộn chữV 8. Vệ sinh toàn chặng pha chế “ 3 “ 9. Kiểm nghiệm bán thành phẩm “ 8 “ 10. Kiểm soát viên+ tổ truởng pha chế “ 8 “ B. Dập viên “ 1. Đo chày cối, đập thử, vệ sinh máy Giờ/viên 42 5600000 2. Dập viên “ 137 “ 3. Kiểm soát viên +Tổ trưởng dập viên “ 14 “ C. thành phẩm 1. Nhận chai và phụ liệu Giờ/viên 10 5000000 2. Đong, đếm thuốc, bông, goăng, nắp “ 52 “ 3. Dán nhãn, in SKS vào hòm “ 10 “ 4. Xi xáp, đóng dấu Hà Nội “ 48 “ 5. đóng hòm thành phẩm ( đai, nẹp) “ 14 “ 6. Nấu hồ phục vụ thành phẩm “ 8 “ 7. Kiểm soát viên +tổ trưởng tổ TP “ 20 “ Tổng 495 h Bước 4 Sau khi tính toán lên biểu mức lao động, cán bộ định mức phối hợp với tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng nơi tiến hành khảo sát định mức họp bàn. Trong khi họp bàn cán bộ định mức phân tích số liệu tình hình thực tế qua khảo sát để đi đến thống nhất về độ dài thời gian và các điều kiện kèm theo khác. Trình quản đốc và chịu trách nhiệm diễn giải tất cả sự thay đổi về mức qua lần khảo sát này, bảo vệ kết quả khảo sát để giám đốc chấp nhận. Ban hành văn bản và triển khai áp dụng mức đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất, ghi rõ thời điểm áp dụng, tiến hành phổ biến cho các đơn vị trước thời điểm áp dụng. Giám đốc thực hiện: Bố trí giám sát đối với tình hình thực hiện mức mới. Sau khi giám sát nếu phát hiện những chặng ở từng công đoạn mất cân đối có thể điều chỉnh ngay nhưng phải thống nhất với quản đốc. Nếu định mức có điều gì đó không ổn định, cán bộ định định mức giám sát tình hình thực hiện mức thường xuyên sau ba tháng mới có thể thay đổi định mức. Nhận xét về phương pháp xây dựng mức lao động tại xí nghiệp.. Ưu điểm + Các định mức lao động chủ yếu được xây dựng bằng phương pháp khảo sát tiên tiến. + Công tác chuẩn bị cho quá trình định mức là kỹ lưỡng. + Lựa chọn đối tượng khảo sát tiêu biểu, có khả năng làm việc, trình độ lành nghề nhất định ., + Chọn thời điểm khảo sát hoàn toàn thích hợp. + Các mức lao động xây dựng đã loại trừ hết về lãng phí, tính toán đầy đủ thời gian chuẩn kết, nhu cầu cần thiết vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao động vừa tăng khả năng làm việc của họ. Nhựơc điểm +Phương pháp chụp ảnh mới chỉ mới xác định hao phí một cách chung nhất vì vậy phương pháp này chưa phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của mỗi công nhân, loại trừ thời gian lãng phí để tăng năng xuất lao động. + Đối với phương pháp bấm giờ do tiến hành bấm giờ trong một giờ làm việc nên không phát hiện được những hao phí không nhìn thấy của công nhân thực hiện ở mỗi bước công việc hay mỗi thao tác. 3. Đánh giá về công tác định mức lao động của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội 3.1 Về cách thức tổ chức bộ máy làm công tác định mức lao động Những ưu điểm Nhìn chung cán bộ định mức đã thực hiện đúng chức năng của mình: Xây dựng hệt hống lao động có chất lượng, đồng thời kiểm tra giám sát để có những điều chỉnh kịp thời rất sát thực tế. Việc bố trí người kiêm nhiệm nhiều nghề cả định mức lao động và lao động tiền lương - các chế độ chính sách khác là sự tinh giảm biên chế tối đa hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp trong xí nghiệp sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa người cán bộ này làm cả công việc lên kế hoạch tiền lương, các chế độ, xây dựng, giám sát thực hiện định mức, nên có khả năng nắm bắt toàn bộ tình hình từ đầu đến cuối, có cái nhìn xuyên suốt từ khâu bắt đầu xây dựng kế hoạch đến phân phối quỹ lương, giải quyết chế độ xung quanh phân phối đồng thời đưa chế độ của Nhà nước vào xí nghiệp và bổ sung, điều chỉnh những mức tạm thời chưa hợp lý. Vì thế thấu suốt tình hình có liên quan đến công tác định mức lao động và lao động tiền lương người cán bộ định mức có ter giải quyết kịp thời những vướng mắc, động viên người công nhân, giải quyết tâm lý, bảo đảm năng suất lao động và hoàn thành định mức lao động để ra. Bên cạnh đó việc tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác định mức lao động còn có những hạn chế nhất định. - Việc xét duyệt, ban hành mức trong xí nghiệp chưa hoàn chỉnh và chưa đúng nguyên tắc. Về cơ bản mức được xây dựng đưa lên không được thông qua hệ thống phân tích theo đúng chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29879.doc
Tài liệu liên quan