Chuyên đề Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Một vài nét về ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 3

1.1.2. Các chức năng của ngân hàng thương mại. 3

1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại 5

1.2. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại 6

1.2.1. Vốn chủ sở hữu: 6

1.2.2. Vốn huy động: 7

1.2.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi. 7

1.2.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá 9

1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 12

1.3.1. Sự gia tăng ổn định của vốn huy động 12

1.3.2. Sự đa dạng của các hình thức huy động về thời hạn và các loại tiền 13

1.3.3. Chi phí huy động vốn 13

1.3.4.Một số chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả huy động vốn 14

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI. 18

2.1. GIỚI THIỆU NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MAI 18

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai 18

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 18

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 19

2.1.3.1. Về tình hình huy động vốn 19

2.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn 21

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ và các tiện ích đã thực hiện 22

2.1.3.4. Kết quả tài chính 24

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI 25

2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động 25

2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động 25

2.2.1.2. Quy mô theo đối tượng khách hàng 28

2.2.2. Chi phí huy động vốn 30

2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 32

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MAI 33

2.3.1 Những kết quả đạt được 33

2.3.2. Những hạn chế 35

2.3.3. Nguyên nhân 35

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI 37

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG NĂM 2009 37

3.1.1 Mục tiêu phấn đấu 37

3.1.2 Các mục tiêu cụ thể 38

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNG MAI 39

3.2.1 Các giải pháp trực tiếp 39

3.2.1.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn 39

3.2.1.2. Giải pháp về lãi suất 41

3.2.1.3 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả 42

3.2.2. Các giải pháp gián tiếp 43

3.2.2.1. Phát huy tối đa yếu tố con người 43

3.2.2.2 Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing 45

3.2.2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Hoàng Mai 50

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI 53

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 53

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 53

3.3.1.2. Ổn định môi trường kinh doanh 54

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 55

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãi suất Lãi suất đầu ra 0.8 0.82 0.853 Lãi suất đầu vào 0.52 0.55 0.607 Chênh lệch 0.28 0.27 0.246 (Nguồn: báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2006, 2007,2008) 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI 2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động 2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động Trong suốt thời gian qua, Chi nhánh NHNo Hoàng Mai đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác huy động vốn. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Quy mô nguồn vốn huy động theo thời gian tại chi nhánh NHNo Hoàng Mai Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền % Số tiền % TGKKH 151.00 22.14 105.68 11.53 (45.32) (30.01) 162.13 12.61 56.45 53.41 TGCKH dưới 12 tháng 143.00 20.97 85.50 9.33 (57.50) (40.21) 576.27 44.83 490.76 573.99 TGCKH trên 12 tháng 388.00 56.89 725.70 79.14 337.70 87.04 546.95 42.56 (178.76) (24.63) Tổng số 682.00 916.89 1,285.34 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 ) Qua bảng 2.3 cho thấy nguồn vốn huy động được tại Chi nhánh thông qua TGKKH chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2006 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 22.14% trong tổng vốn huy động thì đến năm 2007 con số này chỉ còn là 11.53%, sang năm 2008 tỷ trọng của TG này là 12.61% trong tổng vốn huy động. Năm 2006 tổng TGKKH tại Chi nhánh là 151 tỷ đồng, năm 2007 giảm xuống còn 105.68 tỷ, giảm 45.32 tỷ (tương đương 30.01%) so với năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn huy động qua TGKKH là 162.13 tỷ tăng so với cùng kỳ năm trước là 56.45 tỷ (tăng 53.41%) nhưng chỉ chiếm 12.61% trong tỷ trọng tổng vốn huy động toàn Chi nhánh. Tình hình huy động qua tài khoản TGKKH có thể được thấy rõ hơn qua biểu đồ dưới đây: TGC KH, 77.96 TGK KH, 22.14 TGC KH, 88.5 TGK KH 11.5 TGC KH, 87.4 TGK KH, 12.6 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng vốn huy động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai (Đơn vị: %) Nguồn tiền gửi không kỳ hạn mặc dù không ổn định nhưng là nguồn vốn có chi phí thấp, cũng thể hiện khả năng thu hút khách hàng đối với các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng của Chi nhánh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu thanh toán cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các nhu cầu sinh hoạt của dân cư là rất lớn, đây là cơ hội cho các NH có thể tăng lượng vốn huy động ngắn hạn của mình, một nguồn vốn có chi phí vốn thấp. Thực tế hiện nay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai hoạt động này còn rất hạn chế, chủ yếu dịch vụ thanh toán qua tài khoản chỉ cung cấp cho một số ít khách hàng quen như: CTy Phân lân nung chảy Văn Điển, CTy TNHH Ngọc Linh và một vài công ty nhỏ khác với số tiền không lớn. Ngược lại, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh, đặc biệt là nguồn tiền gửi trên 12 tháng, đây là điều kiện tốt cho Chi nhánh thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn. 388 725.7 546.95 0 100 200 300 400 500 600 700 800 n¨m 2006 n¨m 2007 n¨m 2008 Biểu đồ 2.4: TGCKH trên 12 tháng tại NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006- 2008. (Đơn vị: tỷ đồng). Tỷ trọng nguồn tiền gửi trên 12 tháng năm 2006 là 56.89%, năm 2007 là 79.14% và năm 2008 là 42.56%. Biều đồ 2.4 cho ta thấy nguồn TG trên 12 tháng Chi nhánh huy động được không ổn định, năm 2007 nguồn vốn này rất lớn đạt 725.7 tỷ đồng, sang năm 2008 lại giảm chỉ còn là 546.95 tỷ, điều này chủ yếu là do tâm lý khách hàng đối với thị trường chung, năm 2007 kinh tế nước ta phát triển ổn định, mức lãi suất tại Ngân hàng tương đối cao, do đó khách hàng tập trung gửi tiền vào Ngân hàng với thời hạn dài nhằm thu lợi. Tuy nhiên, sang năm 2008 do thị trường có nhiều biến động với tỷ lệ lạm phát cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng liên tục với tốc độ nhanh, điều này tác động lớn tới tâm lý khách hàng, đặc biệt là chính sách lãi suất huy động tại Ngân hàng thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng để phù hợp với sự biến động của thị trường khiến khách hàng ít gửi các khoản tiền gửi dài hạn trên 12 tháng mà chủ yếu gửi các kỳ hạn ngắn với với hy vọng khi lãi suất tiếp tục tăng có thể rút tiền ra và gửi ngay một kỳ hạn mới với lãi suất cao hơn. Nguồn vốn có được từ TG trên 12 tháng có tính chất ổn định, khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và chỉ rút tiền ra khi hết hạn. Điều này giúp Chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nhưng nhược điểm của nguồn vốn này là chi phí vốn cao. Hiện nay tại Chi nhánh nguồn tiền gửi trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa ổn định, nguồn tiền gửi thu hút được phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất mà Chi nhánh đưa ra. 2.2.1.2. Quy mô theo đối tượng khách hàng Bảng 2.4: Quy mô huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền % Số tiền % TG Dân cư 75 10.99 163.85 17.87 88.85 118.5 245.71 19.12 81.87 49.96 TG TCKT, TCXH 413 60.56 750.65 81.87 337.65 81.76 989.63 76.99 238.98 31.84 TG, tiền vay các TCTD 194 28.45 2.39 0.26 -191.6 -98.8 50 3.9 47.61 1988.55 Tổng số 682 916.89 1285.34 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) -TG của Dân cư: Đây là hình thức huy mang tính truyền thống của NHNo&PTNT Hoàng Mai, quen thuộc với dân cư. Trong thời gian qua nguồn vốn huy động từ dân cư tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hoàng Mai nhưng đang tăng lên qua các năm. Năm 2006 TG dân cư chiếm 10.99% tổng vốn huy động, sang năm 2007 lượng TG này đã tăng 88.85 tỷ (tăng 118.5%) so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 17.87% tổng vốn huy động. Đến năm 2008 số vốn huy động từ đân cư là 145.71 tỷ tăng 49.96% so với năm 2007. Qua những kết quả đó ta thấy Chi nhánh Hoàng Mai đã tạo được lòng tin trong dân chúng, làm cho TG từ dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này còn nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một vấn đề mà Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm để nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. -TG TCKT, TCXH: Nguồn tiền gửi từ các TCKT thường là bộ phận tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gửi vào Ngân hàng không phải với mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là thực hiện thanh toán chuyển tiền mua bán hàng hóa. Bảng 2.4 cho thấy TG của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của Chi nhánh, qua các năm đều chiếm tỷ trọng trên 50% tổng vốn huy động và không ngừng tăng lên theo các năm. Năm 2006 nguồn vốn này chiếm 60.56% tổng vốn huy động với 413 tỷ, đến năm 2007 khoản TG này đã là 750.651 tỷ và sang năm 2008 con số này đã là 989.628 tỷ. Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách khách hàng của Chi nhánh Hoàng Mai đã tạo được mối quan hệ mật thiết giữa Ngân hàng với khách hàng thông qua việc khuyến khích các TCKT mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng. - TG, tiền vay các TCTD: Nguồn TG này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, đồng thời cũng không ổn định. Năm 2006 nguồn vốn này đạt 194 tỷ, năm 2007 chỉ còn 2.394 tỷ, sang năm 2008 là 50 tỷ. Điều này là do năm 2006 NHNo&PTNT Hoàng Mai có nguồn tiền gửi của NH chính sách xã hội, tuy nhiên từ năm 2007 nguồn vốn này không còn nữa. 2.2.1.3. Quy mô nguồn vốn huy động theo loại tiền Bảng 2.5: Quy mô huy động vốn theo loại tiền tệ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền % Số tiền % TG VNĐ 59.00 96.63 858.38 93.62 199.38 30.25 983.14 76.49 124.76 14.53 TG USD 23.00 3.37 58.51 6.38 35.51 154.40 302.20 23.51 243.69 416.48 Tổng số 682.00 916.89 1,285.34 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng nguồn huy động ngoại tệ tại Chi nhánh trong tổng vốn huy động là nhỏ tuy nhiên tỷ trọng này đang tăng dần qua các năm. Năm 2006 tỷ trọng nguồn vốn này chỉ là 3.37%, sang năm 2007 đã là 6.38% và đến năm 2008 tỷ trọng nguồn ngoại tệ trong tổng vốn huy động tăng lên là 23.51%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã quan tâm tới việc huy động nguồn vốn này. 2.2.2. Chi phí huy động vốn Để đánh giá đúng thực trạng của công tác huy động vốn không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng hay cơ cấu của nguồn vốn huy động, một mặt quan trọng nữa là phải xem xét cả về chi phí huy động vốn. Nếu Ngân hàng huy động được vốn nhiều, cơ cấu vốn hợp lý nhưng chi phí huy động cao thì sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, thậm chí thua lỗ. Vậy nên, nguồn vốn huy động hiệu quả khi chi phí trả lãi hợp lý, vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn, vừa đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào hợp lý. Ta xét chi phí huy động vốn của Chi nhánh bao gồm lãi huy động phải trả và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn như chi phí in ấn, giấy tờ, chi phí quảng cáo... Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai qua các năm 2006-2008 Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Tổng lãi phải trả 21,904 98.64 58,430 99.40 166.75 89,270 99.49 52.78 Chi phí khác 301 1.36 350 0.60 16.28 462 0.51 32.00 Chi phí huy động 22,205 58,780  164.72 89,732  52.66 Chi phí bình quân trên một đồng vốn 0.033 0.064 0.070 (Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp năm 2006, 2007, 2008 ) Qua bảng 2.6 ta thấy cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì chi phí huy động vốn của Chi nhánh cũng tăng. Năm 2007 tăng 164.72% so với năm 2006, năm 2008 tăng 52.66% so với năm 2007. Trong đó, khoản chi phí chính là tổng lãi phải trả cho khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí huy động vốn, năm 2006 là 21.904 trđ, chiếm 98.64% tổng chi phí huy động vốn, năm 2007 chiếm 99.40% và năm 2008 chiếm 99.49% tổng chi phí huy động vốn tại Chi nhánh. Các khoản chi phí khác như chi phí in ấn, chi phí quảng cao... chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí huy động, song đây là một yếu tố chi phí mà Ngân hàng cần quan tâm lập kế hoạch đúng mức để giảm chi phí huy động, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đặc biệt qua biểu đồn dưới đây ta thấy chi phí bình quân trên một đồng vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng. 0.033 0.064 0.07 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 n¨m 2006 n¨m 2007 n¨m 2008 Biểu đồ 2.5: Chi phí bình quân trên một đồng vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006- 2008 Điều này chứng tỏ tốc độ tăng chi phí huy động nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động được bởi chi phí huy động vốn và tổng vốn huy động của Chi nhánh qua 3 năm tăng liên tục mà chi phí huy động trên một đồng vốn của chi nhánh cũng tăng. Năm 2006 chi phí bình quân trên một đồng vốn là 0.033 tức là để huy động được 1 đồng vốn Chi nhánh phải bỏ ra 0.033 đồng chi phí, sang năm 2007 chỉ số này đã là 0.064 và năm 2008 là 0.07, điều này cho thấy để huy động được một đồng vốn Chi nhánh đã phải bỏ ra chi phí ngày càng lớn, nguyên nhân của hiện tượng này một phần là do trong thời gian qua Chi nhánh đã tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Rõ ràng chi phí huy động vốn của Ngân hàng phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động và lãi suất huy động tương ứng, vì vậy Ngân hàng phải lập kế hoạch cho các khoản chi cho công tác huy động vốn sao cho huy động vốn hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động cơ bản đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Huy động được lượng vốn lớn nhưng không sử dụng có hiệu quả thì công tác huy động vốn cũng không phát huy được hiệu quả của nó. Công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ hiệu quả cao nếu Ngân hàng biết tận dụng tối đa nguồn vốn huy động. Vì thế, bên cạnh chú trọng công tác huy động nguồn vốn Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác cho vay đầu tư. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Tình hình sử dụng vốn huy động của NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn VHĐ 682 916.89 1285.34 Tổng dư nợ 303.59 488.75 745.08 Cho vay ngắn hạn 246.2 351.62 461.24 Cho vay trung dài hạn 57.39 137.13 283.84 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn VHĐ (%) 44.51 53.31 57.97 Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn/ nguồn VHĐ (%) 36.1 38.35 35.88 Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn/ nguồn VHĐ (%) 8.41 14.96 22.08 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản năm 2006, 2007, 2008 ) Bảng 2.7 cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh không cao. Năm 2006 tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động tại Chi nhánh chỉ đạt 44.51%, năm 2007 tỷ lệ này là 53.31% và đến năm 2008 cũng chỉ mới đạt 57.97%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng chưa thực sự chú trọng tới việc tìm kiếm các khoản cho vay và chưa tận dụng được nguồn vốn huy động. Chủ yếu nguồn các khoản cho vay của Chi nhánh là các khoản cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn còn ít, điều này một phần là do trong thời gian qua NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kìm hãm lạm phát, do đó hạn chế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, lãi suất cho vay trong cả hệ thống Ngân hàng tăng, do đó các Doang nghiệp, cá nhân vay chủ yếu là ngắn hạn. Với hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay ngắn hạn như vậy khiến cho khả năng sinh lời trên đồng vốn huy động của Chi nhánh bị hạn chế. Trong thời gian sắp tới Chi nhánh cần quan tâm tới việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tận dụng tối đa nguồn vốn khả dụng, nâng cao hiệu quả huy động vốn đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MAI 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, sau 3 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh Hoàng Mai đang dần tìm cho mình một vị trí trên thị trường với những kết quả đáng khích lệ trên nhiều mặt hoạt động. Đặc biệt công tác huy động vốn được chi nhánh rất quân tâm và coi là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển kinh doanh. Cụ thể chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau: + Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng liên tục, đảm bảo bền vững.Năm 2006 tổng vốn huy động là 682 tỷ VNĐ, đạt 97.4% kế hoạch đề ra, sang năm 2007 nguồn vốn huy động đã tăng lên 916.89 đạt 101.9% kế hoạch đề ra và năm 2008 .285.339 tỷ đạt 107.11% kế hoạch năm 2008 NHNo Việt Nam giao. Với nguồn vốn như vậy không những đảm bảo cho Chi nhánh chủ động đầu tư tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thủ đô mà còn điều chỉnh nguồn vốn về Trung tâm điều hành. + Tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi và có xu hướng tăng cả về tỷ trọng và doanh số, điều này đã tạo cho chi nhánh thế mạnh có nguồn vốn ổn định, vừa để hoạt động kinh doanh vừa đầu tư mà không phải chi nhánh nào cũng có được. + Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh cũng có xu hướng tăng lên, năm 2006 TGKKH Chi nhánh huy động được là 151 tỷ, năm 2007 con số này là 105.68 tỷ và năm 2008 là 162.13 tỷ đồng, đây là nguồn vốn rẻ mà chi nhánh có được, chi nhánh cần có biện pháp sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn vốn này. + Trong thời gian qua Chi nhánh đã rất quan tâm tới việc huy động nguồn vốn nội tệ, điều này được thể hiện qua sự tăng lên liên tục của nguồn vốn nội tệ huy động được. Năm 2006 vốn nội tệ là 659 tỷ đồng, năm 2007 là 858.38 và năm 2008 là 983.14 tỷ đồng, đây là một sự nỗ lực đáng khen của Chi nhánh. + Chỉ sau 3 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được lòng tin trong dân cư, điều này thể hiện qua nguồn vốn huy động trong dân cư của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm. Năm 2006 nguồn vốn huy động qua tiền gửi của dân cư là 75 tỷ đồng, sang năm 2007 là 163.85 tỷ và năm 2008 con số này đã là 245.71 tỷ. + Chi nhánh cũng đã khai thác rất tốt các hoạt động dịch vụ của mình, như hoạt động thẻ, bằng hoạt động trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của các đơn vị đoàn thể trên địa bàn qua thẻ, đây là một hình thức huy động được nguồn vốn khá lớn trên địa bàn. Nếu năm 2006 Chi nhánh chỉ mở 998 thẻ với số dư là 1039 trđ thì đến 31/12/2007 số thẻ Chi nhánh mở đã là 2770 thẻ với số dư trên tài khoản là 4.635 trđ. Đến 31/12/2008 đã phát hạnh được 7564 thẻ ATM với số dư là 12.365 trđ tăng 166.77% so với 31/12/2007. Ngoài ra chi nhánh còn khai thác một số dịch vụ trong dân cư như trả tiền điện, nước, điện thoại... ở khu vực Hà Nội đã được thanh toán bằng UNC, UNT qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại Chi nhánh. + Trong năm 2007, 2008 chi nhánh còn triển khai tốt đợt tiết kiệm dự thưởng thông báo và trao giải cho khách hàng trúng thưởng một cách long trọng. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đáng khen ngợi nêu trên, Chi nhánh cũng còn những hạn chế mà ban lãnh đạo Chi nhánh nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam cần quan tâm để nâng cao hiệu quả HĐV của Chi nhánh. + Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ, đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, Chi nhánh cần có biện pháp sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, và duy trì nguồn vốn này lâu dài. Được như vậy, tuy nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn vốn ngắn hạn nhưng nếu duy trì ổn định được nguồn vốn này thì đây là nguồn vốn có chi phí thấp và tương đối ổn định. + Bên cạnh đó, trong nguồn vốn huy động của chi nhánh tỷ trọng vốn huy động trong dân cư còn thấp, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư là hoạt động quan trọng của chi nhánh, đây là nguồn vốn dài hạn, ổn định tạo điều kiện cho Chi nhánh hoạt động kinh doanh. + Nguồn vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng quá ít trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 là 12.464 tỷ chiếm 1.83% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 là 10.416 tỷ, chiếm 0.81% tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 là 7.518 tỷ và chiếm 0.82% nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh của ngân hàng, Chi nhánh cần tìm cách tăng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn huy động để tận dụng một nguồn vốn dài hạn. + Hiệu quả sự dụng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh còn thấp, tỷ lệ nguồn vốn huy động được sử dụng cao nhất là vào năm 2008 cũng mới đạt 57.97%, điều này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nguồn vốn huy động không được sử dụng hết, khiến chi phí vốn của Chi nhánh cao. 2.3.3. Nguyên nhân Ta có thể xem xét một số nguyên nhân của những tồn tại trên tại Chi nhánh như: * Nguyên nhân khách quan - Yếu tố cạnh tranh trên thị trường: Số lượng các NHTM hoạt động trên địa bàn tương đối nhiều, với nhiều Ngân hàng lớn có truyền thống lâu năm như NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội, NH đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương. Đây là một khó khăn lớn trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. - Môi trường kinh tế xã hội: Trong những năm qua tình hình kinh tế nước ta phát triển với tốc độ cao, tuy nhiên mặt trái của nó là tỷ lệ lạm phát cũng không ngừng tăng lên khiến cho việc huy động vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Hoàng Mai nói riêng gặp không ít khó khăn. Với tỷ lệ lạm phát cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng cao, người dân sử dụng phần lớn thu nhập cho sinh hoạt hàng ngày, phần tiết kiệm trong dân cư không lớn cũng là một khó khăn cho Chi nhánh trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư. * Nguyên nhân chủ quan - NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai là một chi nhánh mới thành lập, vị thế trên thị trường còn chưa cao, ít kinh nghiệm về địa bàn hoạt động, chưa có được lượng khách truyền thống trên địa bàn, do đó nguồn vốn huy động trong dân cư của Chi nhánh còn hạn chế. Hiện tại, Chi nhánh Hoàng Mai chưa phải là một địa chỉ quen thuộc của cá nhân hay doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán, do đó việc huy động vốn của Chi nhánh còn nhiều khó khăn. - Chính sách lãi suất của ngân hàng, đặc biệt là lãi suất huy động ngoại tệ không hấp dẫn được khách hàng so với lãi suất đồng nội tệ. Thêm vào đó, thủ tục gửi ngoại tệ còn qua phức tạp, mất thời gian, hiện nay ngân hàng chưa được phép bán ngoại tệ nên khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để gửi tiết kiệm sẽ không được đáp ứng. - Các dịch vụ thanh toán hiện đại chưa thực sự phát triển, chưa hấp dẫn các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng dẫn tới lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG NĂM 2009 Thực hiện chương trình phát triền kinh tế- xã hội của đất nước giai đoạn năm 2001-2010 và đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt, từ tháng 06/2002 , NHNo&PTNT Việt Nam bắt đầu triển khai đề án “phát triển kinh doanh trên địa bàn các đô thị loại I”, và từ tháng 08/2004 mở rộng ra các đô thị loại II, với mục tiêu xuyên suốt là phát huy nội lực, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, kinh doanh toàn diện, sớm tạo ra nguồn vốn lớn tăng khả năng cân đối cho toàn hệ thống, từ đó nâng cao thương hiệu và vị thế của mình, theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai gần. 3.1.1 Mục tiêu phấn đấu Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai có biện pháp cụ thể trong đó chú trọng đến khai thác các loại nguồn vốn trên địa bàn để đầu tư cho các ngành kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế thủ đô. - Tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải quyết triệt để nợ quá hạn, nhất là các khoản nợ tồn đọng lâu nhằm giảm nợ xấu ở mức cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam. - Không ngừng tuyên truyền đến toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên lao động trong đơn vị để nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ am hiểu kiến thức pháp luật, nâng cao tinh trần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác nguồn vốn huy động tại chỗ, nhất là các khoản nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức do NHNo&PTNT Việt Nam quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động tín dụng phải phát triển năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện. 3.1.2 Các mục tiêu cụ thể - Vốn huy động 1.500 tỷ VNĐ (trong đó ngoại tệ: 7 tr USD) tăng 25% so với năm 2008. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư là 300 tỷ VNĐ, chiếm 20%/tổng nguồn vốn huy động. - Dư nợ: 1.200tỷ VNĐ, trong đó ngoại tệ : 13 tr USD và 1 tr EUR tăng 58.52% so với năm 2008, trong đó: + Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất: 15% + Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: 50.17% + Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn: 23.17% + Tỷ trọng cho vay dự án lớn: 11.67% - Nợ xấu: dưới 5% - Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo quy định của NHNo Việt Nam. - Trích và xử lý rủi ro theo quy định của NHNo Việt Nam, hạn chế nợ tồn đọng phát sinh mới. - Nhanh chóng thực hiện lộ trình hiện đại hoá Ngân hàng để phát triển trong cạnh tranh. Đặc biệt về huy động vốn Chi nhánh cũng đưa ra một số nhiệm vụ như sau: - Triền khai đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I - Bám sát lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam. - Mở rộng đa dạng hoá hình thức huy động vốn. - Chuẩn bị điều kiện và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn từ các dự án nhận uỷ thác đầu tư nước ngoài. - Chủ động tiếp cận và thu hút nguồn vốn rẻ thông qua các dự án. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo. - Thực hiện chính sách ưu tiên đối với khách hàng có tiền gửi thanh toán. - Tiếp cận và có chính sách khuyến khích thích hợp để vận động một số doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho CBCNV, nhất là các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn quận Hoàng Mai và các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Làm tốt công tác thanh toán, phục vụ khách hàng kịp thời, chính xác. - Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường thực hiện các dịch vụ chuyển tiền hoặc làm các đại lý cho các tổ chức và cá nhân khác. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNG MAI 3.2.1 Các giải pháp trực tiếp 3.2.1.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn Đối tượng khách hàng của ngân hàng là vô cùng phong phú và hết sức đa dạng. Từng khách hàng khác nhau lại có những nhu cầu, mong muốn khác nhau về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do đó để thu hút được khách hàng đồng thời cũng là để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những hình thức huy động vốn mới. Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng cần tìm kiếm những sản phẩm với những tiện ích khác nhau thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như với khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32074.doc
Tài liệu liên quan