Chuyên đề Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí ô tô 1-5

Công ty cơ khí ô tô 1-5 là Công ty hạch toán độc lập. Vì vậy, hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty là tập trung tại phòng kế toán. Nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý về công tác tài chính kế toán cuả Công ty, kế toán sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp đối với Công ty có quy mô lớn yêu cầu theo dõi chặt chẽ về mặt chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm của từng loại nhằm phục vụ cho công tác quản trị trong Công ty.

Công tác kế toán tại Công ty thực hiện theo quy định của nhà nước về hệ thống sổ kế toán cũng như các tài khoản mà Công ty sử dụng. Trong số 77 tài khoản do chế độ tài chính quy định thì Công ty sử dụng tài khoản tập hợp chi phí, tài khoản liên quan tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn vay, khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đối với ngân hàng. Đặc biệt là đối với tài khoản TGNH, tài khoản vay ngắn hạn và dài hạn được Công ty mở chi tiết đối với từng ngân hàng và khoản góp vốn vào Công ty của công nhân viên.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc trong việc quản lý nhân sự, xây dựng và quản lý công tác tiền lương và các chế độ đối với người lao động như BHXH, y tế … - Phòng Kế hoạch-Thị trường và Điều hành sản xuất: Tham mưu việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất, khảo sát nhu cầu thị trường. Đồng thời, chịu trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý sản xuất tại các Xí nghiệp, phân xưởng trong Công ty. - Phòng Tài chính-Kế toán: Tham mưu cho GĐ Công ty trong việc sử dụng vốn ngân sách và tài sản của nhà nước, của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế tiến hành hoạch định chính sách tài chính cho năm hiện tại và tương lai. Đồng thời, thực hiện giám sát tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo đúng chế độ. - Phòng Kỹ thuật- công nghệ: Chịu trách nhiệm trước GĐ Công ty trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm, nhập máy móc thiết bị, công nghệ của Công ty. - Phòng KCS: Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng quy trình và kiểm tra toàn bộ hàng hoá, vật tư nhập về phục vụ sản xuất. - Phòng Quản lý dự án và XDCB: Trực tiếp chỉ đạo công tác XDCB, theo dõi và tiến hành sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất - Phòng Cung ứng Vật tư: Chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và mua sắm vật tư, nhập khẩu hàng hoá phục vụ quá trình sản xuất, quản lý kho vật tư của Công ty. - Phòng Cơ điện : Chịu trách nhiệm trong quản lý, bảo dưỡng duy tu máy móc, thiết bị, điện nước kịp thời cho sản xuất kinh doanh. - Ban Thanh tra chất lượng sản phẩm: Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổ chức dây chuyền sản xuất đảm bảo chất lượng dây chuyền. - Ban Ytế-vệ sinh môi trường: Chịu trách nhiệm trong công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và công tác vệ sinh môi trường. - Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm trong công tác trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Công ty. - Trung tâm bảo hành xe: Chịu trách nhiệm trong công tác bảo hành xe của khách hàng, cùng với phòng nghiệp vụ tiến hành giao xe cho khách hàng. - Xí nghiệp sản xuất xe khách: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, đóng mới các loại xe khách từ 25-51 chỗ ngồi theo kế hoạch. - Xí nghiệp sản xuất xe buýt: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, đóng mới các loại xe buýt từ 40-80 chỗ ngồi theo kế hoạch Công ty giao. - Xí nghiệp sản xuất chi tiết và nội thất ô tô: Sản xuất, gia công chi tiết, sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô, MCT theo kế hoạch - Xí nghiệp chế tạo thiết bị MCT: Sản xuất, chế tạo, lắp ráp, chuyển giao công nghệ và bảo hành các sản phẩm MCT. 2. Tổ chức sản xuất. 2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Sơ đồ: tổ chức sản xuất Công ty cơ khí ôtô 1-5 Sx đóng mới Các loại ôtô & Thiết bị MCT Nhà ăn ca Ban y tế - vsmt Sx chi tiết phục vụ cho việc sx (ghế đệm, compozit) 2.2. Chức năng và nhiệm vụ: Xí nghiệp sản xuất chi tiết sản xuất các loại sản phẩm phụ phục vụ cho sản xuất chính như: Sản xuất ghế đệm, tấm nhựa để lắp ráp trần xe. … Sản phẩm chính của Công ty là các loại ô tô khách từ 29- 51 chỗ và các loại xe buýt từ 40 – 80 chỗ, các loại thiết bị máy công trình được sản xuất tại 3 xí nghiệp trực thuộc là: Xí nghiệp xe khách, Xí nghiệp xe Bus, và Xí nghiệp máy công trình Đơn vị phụ trợ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty và là bộ phận chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV như : Nhà ăn ca tổ chức nấu ăn ca phục vụ cho CBCNV đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đảm bảo sức khoẻ của CBCNV; Ban y tế – VSMT ổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, dọn dẹp vệ sinh mặt bằng nhà xưởng đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng. IV. Quy trình sản xuất của Công ty Công ty cơ khí ô tô 1-5 là một doanh nghiệp công nghiệp chuyên sửa chữa, đóng mới, sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, MCT và xe gắn máy, xe khách, xe buýt cùng với sản phẩm công nghiệp khác phục vụ chủ yếu cho các ngành xây dựng cơ bản trực thuộc Bộ GTVT. Do vậy, sản phẩm của Công ty mang đặc tính công nghiệp như: Các loại phụ tùng ( Bulông, ốc vít…), các loại MCT như máy rải vôi, trạm thu phí, trạm trộn Asphal, lu rung, lu bánh lốp… và sản phẩm trong chính sách phát triển của nhà nước như xe khách, xe buýt.. Các sản phẩm của Công ty có giá trị lớn, sản phẩm sản xuất theo quy trình công nghiệp sản xuất khép kín từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Đối với sản phẩm là phụ tùng thì Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt nhưng những sản phẩm này bán ra ngoài ít mà chủ yếu phục vụ cho quá trình lắp ráp ô tô, MCT. Còn sản phẩm có giá trị lớn như MCT, trạm trộn…thì được tiến hành sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng. Do vậy, chỉ khi nào hợp đồng sản xuất được ký kết giữa khách hàng với Công ty thì sản phẩm đó mới được tiến hành đưa vào sản xuất. Sản phẩm được đầu tư quan tâm mạnh mẽ nhất hiện nay là xe khách, xe buýt thì được sản xuất hàng loạt, sản xuất tới đâu thì nhập kho để bán. Tuỳ từng loại sản phẩm mà có chu kỳ dài - ngắn khác nhau, việc sản xuất trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Nguyên vật liệu khi đưa vào các phân xưởng sản xuất đều tiến hành theo quy trình sản xuất sau: Sơ đồ : Quy trình đưa nguyên vật liệu vào sản xuất NVL (sắt thép tôn) Cắt phôi Uốn ghép thùng Hàn Roa mài đánh bóng làm sạch Sơn Bán TP’ Lắp ráp Thành phẩm Nguyên vật liệu của Công ty có thể được lấy từ 2 nguồn khác nhau: vật tư nhập khẩu ( khung gầm chassi…) và vật tư mua ngoài, trong nước ( thép, quạt gió…). Đối với sản phẩm là phụ tùng hay chi tiết xe ô tô: ghế đệm, nội thất thì sau khi sản xuất xong trở thành BTP vừa bán ra ngoài vừa cung cấp cho các phân xưởng khác để phục vụ hoàn thành sản phẩm cuối cùng là xe ô tô. Các chi tiết sản phẩm được lắp ráp tạo xe hoàn chỉnh và qua kiểm tra chất lượng và chạy thử của KCS và nhập kho thành phẩm. Ta có thể khái quát sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm như xe khách, xe buýt ( sản phẩm chủ yếu hiện nay) như sau: Sơ đồ : quy trình sản xuất- lắp ráp ô tô khách và ô tô buýt Vật tư nhập khẩu (chassi…) Vật tư mua ngoài, Trong nước Gia công chi tiết Gióng khung T. hợp Bọc vỏ Sơn xe Lắp ráp nội thất Hoàn chỉnh xe KCS chạy thử Nhập kho thành phẩm Gia công chi tiết Và nội thất V. Những nhân tố ảnh hưởng đến SXKD của Công ty Được sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt nam, Công ty Cơ khí Ô tô 1-5 cho ra đời nhiều lô xe phục vụ cho nhu cầu trong nước. Mặc dù gặp phải một số khó khăn ban đầu như đối thủ cạnh tranh… nhưng Công ty ô tô 1-5 đã tự khẳng định mình qua sản phẩm của Công ty được biết đến khắp cả nước. Công ty đã góp phần đáng kể vào việc xác định cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo chế độ của nhà nước. VI. Kết quả hoạt động SXKD. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1. Giá trị tổng sản lượng 83.421.000.000 271.420.000.000 187.999.000.000 225,36 2. Doanh thu tiêu thụ 100.674.000.000 312.696.000.000 212.022.000.000 210,06 3. Lợi nhuận trước thuế 1.409.000.000 3.089.000.000 1.680.000.000 119,23 4. Nộp ngân sách NN 352.000.000 952.000.000 600.000.000 170,45 5. Lợi nhuận sau thuế 1.057.072.600 2.317.000.000 1.260.000.000 119,21 6. Thu nhập bình quân 1.345.528 1.576.633 231.105 17,17 Qua bảng số liệu ta thấy: Công ty cơ khí ô tô 1-5 chỉ trong thời gian (2002-2003) đã có sự chuyển biến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Thu nhập bình quân đầu người của năm 2002 là 1.345.528, đ thì đến năm 2003 thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đến 1.576.633, đ tức là tăng 231.105, đ so với năm 2002 . Điều này sẽ làm động lực thúc đẩy mỗi người trong Công ty phấn đấu nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công ty có 1900 người trong đó : Nhân viên quản lý 230 người- là những người được qua đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học. Với số lượng lao động như vậy và nhu cầu về xe ô tô trên thị trường đang tăng thì vấn đề đặt ra là Công ty đang tiến hành đầu tư xây dựng thêm nhà máy ô tô với công suất lớn hơn. Như vậy, có thể nói trong 3 năm qua với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên lắp ráp và sản xuất ô tô các loại như xe khách, xe buýt… có chất lượng cao, Công ty đã tự khẳng định và đứng vững trên thị trường. Các sản phẩm sản xuất ra của Công ty đều được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghệ hàng công nghiệp, được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng xác nhạn chất lượng sản phẩm có thể thay thế hàng nhập khẩu. Đó là những sản phẩm khẳng định được vị trí và chỗ đứng của Công ty trong cơ chế thị trường. Từ đó, Công ty đã củng cố được niềm tin của công nhân lao động, đối với sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, xu hướng phát triển đi lên của Công ty trong tương lai. B. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. I. đặC ĐIểM Tổ chức CÔNG TáC kế toán. 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Sơ đồ : Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cơ khí ô tô 1-5 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT Vật tư KT Kho KT mua hàng KT ngân hàng TL&BHXH KT thanh toán KT TSCĐ KT CPSX> Thủ Quỹ - Kế toán trưởng : Là người trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin nhằm tư vấn cho Giám đốc Công ty về vấn đề tài chính, kế toán của Công ty. - Kế toán tổng hợp : Tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp và tiến hành lập các báo cáo quyết toán. - Kế toán ngân hàng- tiền lương và BHXH: Thực hiện các phần việc liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời thực hiện tính toán tiền lương phải thanh toán cho công nhân viên và thực hiện trích nộp BHXH, BHYT,KPCĐ. - Kế toán vật tư- kho : Thực hiện việc viết phiếu xuất kho và thẻ kho được đưa lên từ kho. - Kế toán mua hàng : Dựa trên phiếu nhập kho do phòng kế hoạch viết, kế toán đối chiếu kiểm tra chứng từ liên quan đến việc mua hàng hoá để đảm bảo hạch toán đúng. - Kế toán bán hàng : Dựa trên thông báo về hàng bán do phòng kế hoạch gửi lên, kế toán tiến hành viết hoá đơn và theo dõi trên sổ chi tiết liên quan đến bán hàng. - Kế toán TSCĐ : Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quy chế hiện hành. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : tính toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ khoản chi phí trong giá thành của từng loại sản phẩm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Thủ quỹ : Phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với quỹ đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền. Đồng thời thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền. 2. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Công ty cơ khí ô tô 1-5 là Công ty hạch toán độc lập. Vì vậy, hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty là tập trung tại phòng kế toán. Nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý về công tác tài chính kế toán cuả Công ty, kế toán sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp đối với Công ty có quy mô lớn yêu cầu theo dõi chặt chẽ về mặt chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm của từng loại nhằm phục vụ cho công tác quản trị trong Công ty. Công tác kế toán tại Công ty thực hiện theo quy định của nhà nước về hệ thống sổ kế toán cũng như các tài khoản mà Công ty sử dụng. Trong số 77 tài khoản do chế độ tài chính quy định thì Công ty sử dụng tài khoản tập hợp chi phí, tài khoản liên quan tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn vay, khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đối với ngân hàng. Đặc biệt là đối với tài khoản TGNH, tài khoản vay ngắn hạn và dài hạn được Công ty mở chi tiết đối với từng ngân hàng và khoản góp vốn vào Công ty của công nhân viên. Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức kế toán tập trung tức là toàn bộ công tác kế toán được tổ chức tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Tại đây, tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện hoàn chỉnh từ khâu thu nhập chứng từ, phân loại và xử lý chứng từ ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Thông qua đó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của Công ty. Dưới Xí nghiệp có nhân viên kế toán thực hiện thu thập chứng từ, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý. Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty bao gồm 13 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 11 kế toán viên . Trong quá trình hạch toán của Công ty, nhân viên kế toán chịu trách nhiệm phần hành kế toán cụ thể tạo thành mắt Xích quan trọng trong công tác kế toán. Như vậy, giữa các bộ phận khác nhau có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hình thức sổ nhật ký chứng từ ( NKCT)- là hình thức sổ có sự kết hợp giữa ghi chép theo trình tự thời gian và ghi chép theo hệ thống, có sự kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với tổng hợp số liệu để lập báo cáo cuối tháng. Hình thức sổ nhật ký chứng từ có các sổ sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái các TK - Các sổ kế toán chi tiết Trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ như sau: Sơ đồ : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT Chứng từ ghi sổ và các bản phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cáo tài chính 3. Một số nội dung khác về công tác kế toán. Công tác kế toán của Công ty thực hiện đúng theo những quy định mà nhà nước ban hàng về chế độ kế toán cụ thể: Sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, thực hiện theo niên độ kế toán và sử dụng các phương pháp kế toán phần hành cụ thể thích hợp với đặc điểm công tác kế toán tại Công ty. Niên độ kế toán tại đơn vị : từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2003 Kỳ kế toán : Công ty hạch toán theo tháng. Phương pháp nộp thuế GTGT : phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : Phương pháp bình quân gia quyền Đối với việc đưa hệ thống kế toán máy vào Công ty thì hiện nay Công ty đang bắt đầu lắp đặt và hoàn thiện hệ thống kế toán máy để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên đang trong thời gian chạy thử dưới sự giám sát của nhân viên phần mềm kế toán Bravo, vẫn còn có nhiều vấn đề trục trặc do tính đặc thù của Công ty. Vì vậy, phần lớn công tác kế toán tại Công ty vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công. II. Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. 1. Tập hợp chi phí sản xuất. 1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tại Công ty cơ khí ô tô 1-5, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, trình độ tổ chức và yêu cầu quản lý… của Công ty. Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Qúa trình sản xuất các loại sản phẩm như xe khác, xe buýt, MCT …được tổ chức ở các Xí nghiệp. Tuy nhiên do quá trình tổ chức sản xuất còn tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý chi phí của Công ty vì vậy mà Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho toàn Công ty. Sau đó mới chi tiết ra cho từng đối tượng sử dụng và phát sinh chi phí. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty là nơi phát sinh chi phí đó là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất. Công ty cơ khí ô tô 1-5 sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy, việc phân loại chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý của doanh nghiệp là công việc cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và tổ chức hạch toán chi phí. Thực tế chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí bao gồm các yếu tố sau: * Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính ( khung gầm chassi…), chi phí nguyên vật liệu phụ như các loại dây điện .., chi phí nhiên liệu dùng vào sản xuất như: dầu ,chi phí phụ tùng thay thế. * Chi phí tiền lương và các khoản trích theo tiền lương: + Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp : Bao gồm tiền lương chính trả theo sản phẩm, lương phụ trả cho thời gian nghỉ phép, hội họp, khoản phụ cấp độc hại … phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản trích theo tỉ lệ quy định của nhà nước về BHXH, BHYT, KPCĐ. * Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Việc theo dõi yếu tố chi phí thực hiện trên phần II của nhật ký chứng từ số 7. 2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty cơ khí ô tô 1-5 là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trong đó sản phẩm chia làm 2 luồng: xe khách, xe buýt và sản phẩm MCT phục vụ cho ngành GTVT. Chi phí nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất của Công ty, chiếm khoảng 87% tổng chi phí sản xuất sản phẩm đối với mỗi loại sản phẩm. Các loại sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại vì vậy đòi hỏi phải có nhiều chi tiết sản phẩm, nhiều loại vật liệu (số lượng gần 3000 loại vật liệu khác nhau ) Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã nêu trên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty còn bao gồm cả giá trị bán thành phẩm mà Xí nghiệp nội thất và chi tiết sản xuất cung cấp. ở đây, nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức, do phòng kỹ thuật lập nên, mỗi sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí riêng và đưa xuống phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện gia công phân phối đến từng bộ phận theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn. Việc quản lý nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành ở 7 kho, mỗi kho đều quản lý các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ khác nhau. Cụ thể việc quản lý nguyên vật liệu được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ : Quá trình quản lý nguyên vật liệu Kho vật tư, nguyên vật liệu Kho 1 Điện Kho 2 Lu trạm trộn Kho 3 vật rẻ Kho 4 phụ tùng ôtô Kho 5 tự sản tự tiêu Kho 6 vật liệu Kho 7 nhiên liệu 2.2. Chứng từ ghi sổ Trước hết, phòng Kế hoạch - điều hành sản xuất căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch sản xuất. Phòng cung ứng vật tư lên kế hoạch mua sắm vật và cử người đi mua về. Dựa vào hoá đơn mua nguyên liệu, vật liệu phòng Tài chính kế toán sẽ viết phiếu nhập kho bao gồm 3 liên ( 1 liên lưu tại gốc, 1 liên làm thủ tục nhập kho, 1 liên kèm theo hoá đơn để thanh toán). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cán bộ phòng kỹ thuật sẽ lập định mức về số lượng quy cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm. Dựa vào định mức vật tư trên cơ sở lệnh sản xuất của phòng KH - ĐHSX phòng tài chính kế toán lập phiếu xuất kho cho từng phân xưởng. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu nhập và xuất kho để ghi thẻ kho. Cuối tháng, gửi toàn bộ phiếu xuất kho và phiếu nhập kho, thẻ kho lên phòng kế toán để trừ thẻ kho. Sau khi phiếu nhập, xuất kho và thẻ kho được gửi lên phòng kế toán, bộ phận kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu xuất- nhập kho vật liệu để trừ thẻ kho. Sau đó, tiến hành ghi vào sổ số dư chi tiết từng loại vật tư trong kho và lập bảng kê tính giá thành vật liệu - công cụ dụng cụ thực tế trong tháng. Kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vật liệu và các nhật ký chứng từ liên quan như NKCT số1, NKCT số 10 ghi có TK 141, NKCT số 5 ghi có TK 331, bảng kê số 3 của tháng trước để lập bảng kê số 3 của tháng này. Sau đó, dựa vào phiếu xuất kho để tính ra giá hạch toán của số xuất dùng trong tháng. Cuối tháng, nguyên vật liệu còn thừa tiến hành kiểm kê để tính ra số thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng. 2.3. Cách tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ Để tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ kế toán phải dựa trên giá hạch toán. Từ giá hạch toán và giá thực tế của số dư đầu tháng và số nhập trong tháng để tính ra hệ số giá thực tế ( hệ số chênh lệch) vật liệu và công cụ dụng cụ. Từ đó, xác định số xuất dùng trong tháng. Kế toán sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng: Hệ số giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ Giá thực tế VL-CCDC xuất dùng trong tháng = Trị giá hạch toán của VL- CCDC xuất dùng trong tháng x Hệ số giá Ví dụ : Giá thực tế nguyên vật liệu dùng cho Công ty tháng 07/2004 như sau: = 1,009 11.541.999.110 + 154.186.034.850 Hệ số giá = 11.315.894.883 + 152.876.084.567 Giá thực tế xuất dùng trong tháng 7/2004 là : 99.418.956.669 * 1,009 = 100.453.482.206 Các số liệu tính toán trên được thể hiện trên bảng kê số 3- Bảng kê tính giá thành thực tế vật liệu- công cụ dụng cụ tháng 7/2004 ( Biểu 1). 2.4 Trình tự ghi sổ Căn cứ vào số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp, kế toán lập bảng phân bổ số 2 ( Biểu 2) – Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cho toàn doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ số 2 được sử dụng để lập NKCT số 7. Ngoài số liệu được xuất kho đưa vào sản xuất trực tiếp còn có số nguyên vật liệu mua ngoài không qua kho chuyển thẳng vào sản xuất như: quạt gió, động cơ điện, mô tơ… Cụ thể trong tháng 7/2004 này, Công ty có tiến hành mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất trực tiếp, số vật liệu mua ngoài được kế toán tiến hành ghi chép như sau: Nợ TK 621 : 6.509.773.977 Có TK 141 : 1.393.402.416 Có TK 111 : 45.980.000 Có TK 331 : 5.070.391.561 Kế toán ghi sổ chi tiết TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 3) Phương pháp lập sổ chi tiết TK 621: căn cứ vào các bảng kê, NKCT ghi có TK 141,331 kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết để tập hợp chi phí toàn bộ trong tháng. Sổ chi tiết TK 621 được ghi vào cuối tháng, tổng số chi phí ghi trong sổ chi tiết bên Nợ TK 621 sẽ được kế toán kết chuyển vào TK 631- Giá thành sản xuất. Cụ thể tháng 7/2004 số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp trên sổ chi tiết TK 621 được kế toán kết chuyển sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi như sau: Nợ TK 631 : 104.303.368.702 Có TK 621 : 104.303.368.702 Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng các NKCT liên quan để ghi chép lại. Đối với nguyên vật liệu trực tiếp được lấy từ kho ra được phản ánh trên NKCT số 7. Còn đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì ngoài NKCT số 7 còn phản ánh trên NKCT số 1,2,5,10. Sau khi hoàn thành ghi chép vào các NKCT liên quan thì kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 621. Biểu 4: Sổ cái TK 621 Tháng 7/2004 Số dư đầu năm Nợ Có STT Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này … Tháng 6 Tháng 7 Cộng 111 45.980.000 141 1.393.402.416 152 97.793.594.725 331 5.070.391.561 Cộng SPS Nợ 140.303.368.702 Cộng SPS Có 140.303.368.702 Cụ thể số liệu tháng 7/2004 được kế toán tập hợp và ghi như sau: Căn cứ vào NKCT số 1 ghi có TK 111, NKCT số 10 ghi có TK 141, NKCT số 5 ghi có TK 331và bảng phân bổ nguyên vật liệu để ghi cột có TK đối ứng với Nợ TK 621. Đồng thời, kế toán sử dụng số liệu trên các sổ này để ghi vào NKCT số 7 cho toàn Công ty. 3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý phân xưởng, tiền công thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến địa điểm cho khách hàng theo yêu cầu. Khoản tiền đó bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp, nhân viên phân xưởng và khoản tiền trả trực tiếp cho bộ phận vận chuyển sản phẩm. Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này của Công ty chiếm khoảng 8-10% chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty. Hiện nay Công ty cơ khí ô tô 1-5 sử dụng hai hình thức tiền lương là hình thức lương thời gian và lương sản phẩm. + Lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định: Lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá lương thời gian Trong đó: Đơn giá tiền lương thời gian = Lương cơ bản Số ngày làm việc trung bình trong tháng Lương cơ bản = Hệ số X Mức lương tối thiểu Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp ( nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và nhân viên thống kê..) + Lương sản phẩm: Là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng,quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này lương sản phẩm được xác định: Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương tính cho một công Căn cứ vào định mức lao động, đơn giá tiền lương do phòng quản lao động và tiền lương tính toán, tuỳ thuộc vào công việc ở Xí nghiệp, phân xưởng khác nhau và đơn giá tiền lương khác nhau. 3.2. Chứng từ ghi sổ Tại Công ty cơ khí ô tô 1-5 tiền lương trả cho công nhân được xác định thông qua hợp đồng khoán việc. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức giờ công do phòng kỹ thuật ban hành Công ty sẽ ký hợp đồng khoán việc đến từng Xí nghiệp, trên đó thể hiện rõ số lượng công việc và thời gian phải hoàn thành và tổng số tiền công được thanh toán.. Để xác định thời gian lao động từng tổ sản xuất sử dụng bảng chấm công cho từng công nhân trong tổ. Số ngày công của mỗi cá nhân được tập hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20041.DOC
Tài liệu liên quan