Chuyên đề Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

 Trang

PHẦN MỞ ĐẦU : 3

Phần I : Thuế giá trị gia tăng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. 5

I- Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT. 5

1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất về thuế GTGT. 5

1.1. Khái niệm của thuế GTGT. 5

1.2. Đặc điểm của thuế GTGT. 5

2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT. 6

2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT. 6

2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT. 7

2.3. Căn cứ tính thuế GTGT. 7

2.4 Phương pháp tính thuế GTGT. 13

II- Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ. 14

1 - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ của các DN NQD . 115

2- Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ . 115

Phần II : Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 18

I- Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng ninh . 18

1 - Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. 18

2- Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 19

3- Vài nét về Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và cơ cấu Cục Thuế . 19

II - Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh

Doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . 24

1- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 24

2 - Công tác quản lý căn cứ tính thuế . 26

3- Xác định doanh thu và thuế GTGT đầu ra để thực hiện kê khai trên tờ khai thuế . 28

4- Công tác quản lý thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động kinh doanh. 29

5- Kết quả triển khai thực hiện biện pháp quản lý. 33

6 - Công tác quản lý thu nộp. 33

7- Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế. 34

III - Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ .

34

1- Thành công. 34

2- Những tồn tại. 36

Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 38

I - Mục tiêu của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đối với công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ . 38

II- Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Q.Ninh. 39

1- Công tác quản lý ĐTNT 39

2- Công tác quản lý hoá đơn chứng từ 40

3- Công tác quản lý căn cứ tính thuế 41

4- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT 41

5- Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế 42

KẾT LUẬN. 43

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách sạn, nhà nghỉ : Sự tồn tại và phát triển cuả các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là một tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Trở thành một trong năm thành phần kinh tế, các DN NQD cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ như các thành phần kinh tế khác. Do đó việc tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với cá DN NQD là cần thiết, xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Nguyên nhân thứ nhất: Trở thành một thành phần kinh tế tự chủ, các DN NQD đã góp phần không nhỏ vào quỹ tiền tệ chung của Nhà nước. Số DN NQD ngày càng nhiều và càng phát triển đã làm cho số tiền thuế huy động được từ các cơ sở kinh doanh ngày càng tăng. Vì vậy, nếu buông lỏng công tác quản lý sẽ làm thất thu một khoản tiền thuế lớn cho Ngân sách Nhà nước. Hơn thế nữa, sẽ làm mất sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. - Nguyên nhân thứ hai: Trong những năm qua số DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ ngày một tăng nên số thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước từ khu vực này cũng tăng dần. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là doanh thu tính thuế được xác định trên cơ sở số lượt phòng thực tế khách nghỉ và giá cho thuê phòng và các cơ sở kinh doanh này đều thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên thực tế đã xảy ra tình trạng DN chỉ kê khai phòng khách nghỉ lấy hoá đơn còn phòng khách nghỉ không lấy hoá đơn thì không kê khai, vì vậy công suất phòng sử dụng có khách nghỉ theo kê khai của một số DN đạt thấp, cá biệt có DN số thuế GTGT phát sinh trong tháng thấp hơn cả hộ cá thể kinh doanh cùng ngành nghề. Điều này đã gây ra sự bất bình đẳng giữa kinh doanh nhà nghỉ khách sạn với các ngành nghề kinh doanh khác, đồng thời còn gây thất thu lớn đối với ngân sách nhà nước. - Nguyên nhân thứ ba: Thuế GTGT là sắc thuế mới được đưa vào áp dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và thành phần kinh tế cá thể nói riêng còn gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, Nhà nước có nhiều sự quan tâm chỉ đạo tới lĩnh vực này và đang từng bước sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện luật thuế GTGT nói riêng và hệ thống thuế nói chung. Như vậy, việc tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là rất cần thiết và có ý nghĩa tích cực. Làm tốt công tác này sẽ đem lại những kết quả đáng chú ý: + Đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước: Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nhà nước cần phải có một lượng vốn rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là bằng mọi biện pháp tăng cường huy động nguồn thu từ thuế để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua và ngày từ khi mới ra đời thuế luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, mức thất thu thuế vẫn còn lớn, vì vậy việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thế có ý nghĩa rất quan trọng. + Thông qua công tác quản thu thuế đối với các DN NQD còn góp phần hoàn thiện vai trò quản lý Nhà nước với khu vực kinh tế này. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước không còn can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ sử dụng các công cụ kinh tế tài chính để quản lý vĩ mô, điều chỉnh nền kinh tế. Một trong những công cụ quan trọng là thuế. Bên cạnh việc động viên, huy động nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò là công cụ quản lý, hướng dẫn, kích thích, điêù tiết hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế này. Thông qua đó mà Nhà nước kiểm ra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì và đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. + Tăng cường công tác quản lý thu thuế sẽ đảm bảo cho các chính sách thuế được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế cũng như DN NQD. Từ đó làm giảm bớt các hành vi tiêu cực trong thu nộp thuế, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Phần II Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh quảng ninh I- Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng ninh : 1 - Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Quảng Ninh : Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc tổ quốc có địa hình khá dài và rộng với diện tích tự nhiên 5.938 km2 có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài 132 km, phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 250 km, phía tây giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng còn lại giáp với khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Dân số Quảng Ninh hiện nay trên 1 triệu người, có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố trong đó có một thành phố (Hạ Long), ba thị xã (Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí) và 10 huyện (Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn...). Quảng Ninh nằm trong miền đất khỏ dài từ Múng cỏi tới Đụng Triều theo đường bộ gần 300 km. Địa hỡnh rất phong phỳ, trước mặt là biển, sau lưng là nỳi, xen lẫn những dải đồng bằng, trung du nhỏ hẹp... Quảng Ninh thực sự là tỉnh cú tiềm năng đa dạng, phong phỳ “là một Việt Nam thu nhỏ”. Quảng Ninh nổi tiếng vỡ vừa cú nhiều khoỏng sản quý, trong đú cú trữ lượng than lớn nhất và chất lượng tốt nhất trong cả nước lại vừa cú nhiều thắng cảnh trong đú cú Vịnh Hạ Long một danh thắng đó được UNESCO cụng nhận là di sản thiờn nhiờn của thế giới, cựng với địa danh quen thuộc như Yờn Tử, Tuần Chõu, Trà Cổ... Hỡnh thành một quần thể du lịch hấp dẫn thu hỳt khỏch thập phương đến thăm quan du lịch quanh năm. Quảng Ninh là tỉnh nằm trong khu tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh đây là điều kiện thuận lợi để công nghiệp than, điện, xi măng, thương mại, du lịch, phát triển đang dần thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch các nước. Do có thế mạnh về du lịch nên trong những năm gần đây hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đầu tư, phát triển mạnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 363 DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, năm 2005 nộp NSNN 4708 triệu đồng, bằng 123% so với năm 2004. Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh là thế mạnh để trở thành tỉnh có khu công nghiệp lớn mạnh và nghành du lịch phát triển. 2- Tỡnh hỡnh sản xuất, kinh doanh trờn địa bàn Quảng Ninh Quảng Ninh là Tỉnh thuộc vựng kinh tế trọng điểm phớa bắc với tiềm năng thế mạnh về khai thỏc tài nguyờn khoỏng sản, kinh tế biển, du lịch, thương mại. Trong những năm qua, cựng với sự phỏt triển mạnh mẽ của cả nước, nền kinh tế Quảng Ninh đó đạt được những thành tớch đỏng kể, tốc độ tăng trưởng luụn cao hơn mức bỡnh quõn của cả nước và luụn giữ ở mức từ 10% đến 12%/năm. Trong đú năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 12,65%; giỏ trị sản xuất cụng nghiệp 19,3%; giỏ trị sản xuất nụng lõm ngư nghiệp 7,9%; giỏ trị sản xuất cỏc ngành dịch vụ 16%; kim ngạch xuất khẩu 23,7%. Cú được kết quả tổng quỏt như trờn là do Quảng Ninh cú đội ngũ cỏc doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ với đủ cỏc thành phần kinh tế với hàng ngàn những hộ kinh doanh cố định với những ngành nghề như: thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ... và cũn hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh làm cỏc nghề như: vận tải, nghề cỏ, xõy dựng vv... Cú cỏc ngành kinh tế mũi nhọn như: sản xuất than, vật liệu xõy dựng, thương mại, du lịch, thuỷ sản và kinh tế cảng biển cú bước phỏt triển tốt. Đõy là những điều kiện thuận lợi để đảm bảo tạo nguồn thu ngõn sỏch, đỏp ứng nhu cầu chi tiờu của ngõn sỏch địa phương. Tuy nhiờn, tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu là phỏt triển theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chậm phỏt triển về chất lượng, chưa bảo đảm phỏt triển bền vững. Sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp chưa cao; tỡnh trạng đầu tư, nhất là đầu tư từ ngõn sỏch Nhà nước cũn kộo dài; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành tuy đó khỏ hơn những năm trước nhưng chưa đỏp ứng được yờu cầu phỏt triển; sản xuất cụng nghiệp tuy cú bước tiến nhưng hiện đại hoỏ chậm, chưa hỡnh thành cỏc ngành cụng nghệ cao, dịch vụ cú hàm lượng trớ tuệ cao…Đõy là một trong những khú khăn trong việc tạo nguồn thu cho ngõn sỏch Nhà nước. 3- Vài nét về Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và cơ cấu Cục Thuế : 3.1 Tổ chức bộ mỏy: Năm 1990, Nhà nước tiến hành cải cỏch thuế bước I với việc cụng bố và thi hành cỏc chớnh sỏch thuế ỏp dụng thống nhất cho cỏc thành phần kinh tế. Đồng thời với việc ban hành chớnh sỏch thuế, hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chớnh được thành lập. Cựng với cỏc Cục Thuế tỉnh và thành phố khỏc trờn cả nước, Cục Thuế Tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 314 ngày 21/8/1990, là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, chịu sự song trựng lónh đạo của chớnh quyền cựng cấp, cú chức năng tổ chức thực hiện quản lý thu thuế, phớ, lệ phớ và cỏc khoản thu khỏc trờn địa bàn toàn Tỉnh theo qui định của phỏp luật. Qua từng thời kỳ, tổ chức bộ mỏy Cục Thuế Quảng Ninh vừa xõy dựng, vừa hoàn thiện, đội ngũ cỏn bộ cụng chức được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn ngành cú 779 cỏn bộ cụng chức ở 15 đơn vị gồm 14 Chi cục thuế Huyện, Thị xó, Thành phố và cơ quan Cục Thuế, trong đú trỡnh độ đại học là 305 cụng chức (= 39%),cũn lại là trỡnh độ cao đẳng và trung cấp. Các chi cục thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Ninh là : - Chi cục thuế TP Hạ Long - Chi cục thuế Cẩm Phả - Chi cục thuế Võn Đồn - Chi cục thuế Cụ Tụ - Chi cục thuế Ba Chẽ - Chi cục thuế Bỡnh Liờu - Chi cục thuế Tiờn Yờn - Chi cục thuế Múng Cỏi - Chi cục thuế Hải Hà - Chi cục thuế Đầm Hà - Chi cục thuế Hoành Bồ - Chi cục thuế Yờn Hưng - Chi cục thuế Ụng Bớ - Chi cục thuế Đụng Triều Trong đó, cơ quan Cục Thuế là cơ quan đầu não của ngành thuế Quảng Ninh, có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ trong toàn ngành thuế. Với tổng số 151 cán bộ công chức, trong đó 74% có trình độ đại học và trờn đại học. Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ quan Cục thuế tỉnh Quảng Ninh như sau : Năm 2005 được chia thành 11 phũng: BAN LãNH đạo Cục thuế Phòng thu lệ phí trước bạ và thu khác Phòng quản lý ấn chỉ Phòng tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế Phòng thanh tra số 1 Phòng thanh tra số 2 Phòng tổ chức cán bộ Phòng quản lý doanh nghiệp số 1 (Thí điểm tự kê khai, tự nộp thuế: 123 DN) Phòng quản lý doanh nghiệp số 2 Phòng tin học và xử lý dữ liệu về thuế Phòng hành chính–quản trị–tài vụ Phòng tổng hợp và dự toán Từ năm 2006 cục thuế Quảng Ninh là 1 trong 5 Cục thuế trờn toàn quốc thớ điểm thực hiện mụ hỡnh quản lý thuế chủ yếu theo chức năng và cơ chế tự kờ khai,tự nộp thuế cho tất cả cỏc doanh nghiệp do cục thuế quản lý (932 doanh nghiệp) và được chia thành 10 phũng: BAN LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ Phũng tin học Phũng tổ chức cỏn bộ Phũng quản lý ấn chỉ Phũng tổng hợp dự toỏn Phũng thanh tra số 2 Phũng thanh tra số 1 Phũng xử lý tờ khai và kế toỏn thuế Phũng quản lý thu nợ thuế Phũng hành chớnh- quản trị-tài vụ Phũng tuyờn truyền và hỗ trợ tổ chức, cỏ nhõn nộp thuế 3.2 Tỡnh hỡnh thu Ngõn sỏch Nhà nước: Cục Thuế Quảng Ninh luụn xỏc định thu Ngõn sỏch là nhiệm vụ trọng tõm, xuyờn suốt quỏ trỡnh hoạt động của đơn vị, trong những năm qua, dưới sự lónh đạo, chỉ đạo thường xuyờn, cú hiệu quả của cấp uỷ chớnh quyền địa phương, của Bộ Tài Chớnh, Tổng Cục Thuế, Cục Thuế Tỉnh Quảng Ninh đó liờn tục hoàn thành toàn diện và vượt mức dự toỏn được cấp trờn giao với số thu năm sau cao hơn năm trước. Là đơn vị cú số thu nội địa lớn hơn 2.000 tỷ đồng (Năm 2005), quản lý số đối tượng nộp thuế lớn hơn 2.000 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; hơn 19.000 hộ sản xuất, kinh doanh cỏ thể; hơn 2.000 cỏ nhõn nộp thuế thu nhập cao; trờn 104.700 hộ nộp thuế sử dụng đất nụng nghiệp(cơ bản đó được miễn thuế);trờn 235.000 hộ nộp thuế nhà đất; trờn 220 đơn vị thuộc diện nộp phớ, lệ phớ…Trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 tổng số thu nội địa do Cục thuế thu đạt trờn 6.500 tỷ đồng, đõy thực sự là nguồn lực tài chớnh quan trọng trong cụng cuộc cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoỏ của Tỉnh Quảng Ninh. Tổng thu Ngõn sỏch Nhà nước của Cục Thuế Quảng Ninh năm 2005 như sau: KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2005 (Đơn vị tớnh: Triệu đồng) STT Chỉ tiờu Dự toỏn 2005 Thực hiện 2005 % hoàn thành So dự toỏn So cựng kỳ Tổng thu ngõn sỏch nhà nước 1.597.406 2.188.570 137% 131% 1 XN QD Trung ương 548.500 1.023.842 187% 184% 2 XN QD Địa phương 73.000 80.535 110% 116% 3 Thu từ sổ xố kiến thiết 20.000 22.493 112% 65% 4 XN ĐT nước ngoài 100.000 102.204 102% 103% 5 Thu ngoài QD 175.000 229.564 131% 130% 6 Thuế thu nhập 8000 32.050 400% 161% 7 Thuế sử dụng đất nụng nghiệp 0 1.379 116% 8 Thuế chuyển quyền 9.341 14.937 160% 165% 9 Thu cấp quyền sử dụng đất 234.000 218.853 94% 86% 10 Thuế đất 9.344 11.509 123% 117% 11 Thu tiền thuờ đất 18.218 21.482 118% 103% 12 Thu tiền thuờ nhà ở 155 323 61% 13 Lệ phớ trước bạ 38.917 55.343 142% 122% 14 Thu phớ, lệ phớ 158.000 141.075 89% 88% 15 Thu tiền bỏn nhà ở 0 1.388 34% 16 Thu KHCB 0 2.114 1854% 17 Phớ xăng, dầu 115.000 103.732 90% 106% 18 Cỏc khoản thu khỏc 89.931 125.748 140% 113% II - Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh : 1- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và có một vị trí quan trọng hàng đầu trong quy trình quản lý thu thuế bởi vì có quản lý được đối tượng nộp thuế thì mới thu được thuế. Trong một quy trình quản lý thuế nếu việc quản lý lỏng lẻo, sẽ dẫn đến có những doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký và kê khai nộp thuế. Như vậy làm thất thu cho NSNN và không đảm bảo công bằng xã hội. Quản lý đối tượng nộp thuế nhằm theo dõi sự biến động về đối tượng nộp thuế, tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế. Đối tượng quản lý thu thuế của các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2005 là 363 đơn vị (trong đó 110 công ty TNHH; 206 DNTN; 47 công ty cổ phần ), tuy nhiên các DN này không chỉ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mà còn có các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến du lịch như : dịch vụ cho thuê tầu tham quan vịnh Hạ Long, ăn uống, cho thuê ô tô du lịch… do đó công tác quản lý đối tượng nộp thuế gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Tất cả các DN NQD nói chung, DN kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ nói riêng trên địa bàn tỉnh khi có quyết định thành lập đều phải lập tờ khai đăng ký thuế, trong tờ khai đăng ký thuế nêu đầy đủ các chỉ tiêu về địa chỉ, tên, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, tổng số lao động, tài khoản, hình thức kế toán và đăng ký phương pháp tính thuế GTGT. Căn cứ vào tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế cấp mã số thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Từ các danh sách của các doanh nghiệp, phòng thuế, Chi cục Thuế mở hồ sơ quản lý theo dõi đến từng đối tượng. Hiện nay 100% các DN NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Đối với các doanh nghiệp khi chia, tách, giải thể, sát nhập phải gửi đến cơ quan thuế các quyết định chia, tách, giải thể, sát nhập, căn cứ vào đó cơ quan thuế sẽ thu hồi lại mã số thuế cũ. Đối với những trường hợp thành lập doanh nghiệp mới thì đơn vị phải làm lại tờ khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới. Tình hình quản lý DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh : Loại hình DN Năm 2004 Năm 2005 DN có GCN ĐKKD đã đến đăng ký KK thuế Trong đó: DN đăng ký KK thuế đúng thời gian quy định Chênh lệch DN có GCN ĐKKD đã đến đăng ký KK thuế Trong đó: DN đăng ký KK thuế đúng thời gian quy định Chênh lệch Số tương đối Tỷ lệ % Số tương đối Tỷ lệ % 1 2 3 4=2-3 5=3/2 6 7 8=6-7 9=7/6 Công ty TNHH 104 100 4 96% 110 108 2 98% DNTN 41 36 5 88% 47 45 2 96% Công ty cổ phần 185 183 2 99% 206 206 0 100% Cộng 330 319 11 97% 363 359 4 99% Qua bảng số liệu trên có thể thấy số doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế đúng thời gian quy định năm 2004 là 319 đơn vị, chiếm 97% số DN có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sang năm 2005 là 359 đơn vị chiếm 99% số DN có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt công tác quản lý ĐTNT, đồng thời qua đó cũng thể hiện được ý thức trong việc thực hiện Pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế. Để đạt được những kết quả tích cực trên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể như sau: - Nguyên nhân khách quan: + Do nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, và nhất là từ sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp nên việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được thông thoáng hơn cho nên ngày càng có nhiều DN NQD tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước, đặc biệt là các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. + Do nhận thức ngày càng cao của các doanh nhân về việc chấp hành Pháp luật, đặc biệt là Pháp luật thuế của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. - Nguyên nhân chủ quan: + Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc quản lý hoạt động đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, như : tổ chức trao đổi thông tin về tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( GCN ĐKKD ) tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư và tình hình đăng ký kê khai thuế tại cơ quan thuế ; + Tổ chức tốt và tạo điều kiện cấp mã thuế đối với các DN mới thành lập, cũng như thu hồi mã số thuế đối với các đơn vị chuyển đổi loại hình DN, hoặc bỏ kinh doanh. Công tác cấp mã số thuế được tiến hành đúng quy trình và đảm bảo thời gian đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cho các DN; + Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT. Đồng thời xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm chế độ đăng ký kê khai thuế. 2 - Công tác quản lý căn cứ tính thuế : Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ là loại hình kinh doanh dịch vụ mang tích đặc thù vì dịch vụ cung ứng là phòng nghỉ cho khách nghỉ thuê. Vì vậy, việc xác định sát thực tế số lượt phòng có khách nghỉ trong tháng và giá cho thuê phòng nghỉ nhằm xác định được doanh thu, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ đặc biệt đối với DN NQD trong giai đoạn này là rất cần thiết. Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hoá đơn của các đối tượng kinh doanh ở lĩnh vực này thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm túc do đó đòi hỏi cần phải có những định mức tiêu hao về nguyên nhiên liệu có tính đặc thù cũng như giá cả thì mới có thể quản lý sát được và cách làm đó là hoàn toàn phù hợp với các qui định của luật thuế hiện hành. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thuế, từ tháng 7/2002 Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các chi cục thuế tăng cường quản lý chống thất thu thuế đối với DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ với các biện pháp cơ bản như sau : 2.1- Xác định số lượt phòng thực tế có khách nghỉ trong tháng: Hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho kinh doanh dịch vụ khách sạn chủ yếu là điện năng tiêu thụ để chạy các thiết bị điện như điều hoà, bình nước nóng, ti vi, tủ lạnh, điện thắp sáng... của phòng khách. Như vậy phòng có khách nghỉ thì các trang thiết bị điện trong phòng mới được sử dụng và lúc đó mới phát sinh tiêu hao điện năng do đó cơ sở để xác định số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng chỉ có thể căn cứ vào định mức tiêu hao điện năng cho 01 phòng khách nghỉ . Định mức tiêu hao cho một lượt phòng khách nghỉ và định mức tiêu hao điện năng sử dụng vào việc dùng chung của khách sạn vào hoạt động kinh doanh và điện năng dùng cho sinh hoạt gia đình (nếu có) được xây dựng trên cơ sở các trang thiết bị hiện có trong phòng nghỉ và các trang thiết bị có bên ngoài phòng nghỉ của từng khách sạn, nhà nghỉ. Chi cục thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ cùng với chủ doanh nghiệp khảo sát xây dựng định mức tiêu hao điện năng bình quân cho 01 phòng khách nghỉ của khách sạn. Đối với khách sạn nhà nghỉ trước đây đã xây dựng định mức tiêu hao điện năng thì nay rà soát để bổ sung hoàn chỉnh lại định mức cho phù hợp với thực tế của khách sạn nhà nghỉ. Việc xây dựng định mức tiêu hao điện năng phải thực hiện đối với từng loại phòng ở từng khách sạn, nhà nghỉ. Định mức đã được xác lập chủ khách sạn, nhà nghỉ cùng với tổ điều tra cùng ký xác nhận sau đó báo cáo lãnh đạo chi cục thuế để phê duyệt. Cụ thể như sau : * Xác định số lượt phòng thực tế có khách nghỉ trong tháng: Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền điện để so sánh với bảng định mức tiêu hao điện năng bình quân sử dụng cho 01 phòng khách nghỉ, định mức tiêu hao điện dùng chung để phục vụ SXKD như điện thắp sáng hành lang, lễ tân... và mức tiêu hao điện dùng cho sinh hoạt gia đình (nếu có) . Từ đó xác định số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng. Cách xác định cụ thể như sau: - Tính số điện năng tiêu thụ của các phòng khách nghỉ trong tháng: Số điện năng tiêu thụ của phòng có khách nghỉ trong tháng = Tổng số điện năng tiêu thụ ghi trên hoá đơn thanh toán tiền điện - Số điện năng dùng chung Pvụ SXKD và dùng cho sinh hoạt gia đình (nếu có) -Số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng : Số lượt phòng Số điện năng tiêu thụ của phòng khách nghỉ trong tháng thực tế có khách = nghỉ trong tháng Đ/mức t.hao điện năng b/q s.dụng cho 1 lượt phòng kh.nghỉ 2.2- Giá thực tế cho thuê phòng : Là giá cho thuê thực tế thanh toán ghi trên hoá đơn GTGT giao cho khách nghỉ . Theo quy định thì các khách sạn nhà nghỉ phải niêm yết công khai giá cho thuê phòng khách nghỉ, khi thanh toán và ghi hoá đơn thanh toán với khách nghỉ phải thực hiện theo đúng giá thuê phòng đã niêm yết công khai. Trường hợp khi thanh toán cơ sở không viết và giao hoá đơn cho khách nghỉ hoặc ghi giá trên hoá đơn GTGT không đúng giá đã niêm yết hoặc ghi thấp hơn giá giá thực tế thanh toán thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào mức giá tối thiểu (giá chưa có thuế GTGT) đối với từng loại phòng khách nghỉ do UBND tỉnh qui định để xử lý truy thu thuế GTGT , thuế TNDN theo đúng qui định của luật thuế GTGT, luật thuế TNDN. 3- Xác định doanh thu và thuế GTGT đầu ra để thực hiện kê khai trên tờ khai thuế : Hàng tháng , các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ phải kê khai trung thực toàn bộ doanh thu phát sinh về cho thuê phòng nghỉ , bao gồm doanh thu ghi trên hoá đơn và doanh thu khách nghỉ không lấy hoá đơn theo qui định của luật thuế. Cách xác định để kê khai như sau: 3.1- Số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng: Đã ghi trên hoá đơn GTGT trong tháng. 3.2- Số lượt phòng thực tế khách nghỉ không lấy hoá đơn xác định như sau : Số lượt phòng thực tế có khách nghỉ không lấy hoá đơn = Số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng - Số lượt phòng có khách nghỉ đã ghi trên hoá đơn xuất ra trong tháng 3.3- Xác định số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng : Số lượt phòng thực tế có khách nghỉ trong tháng = Số lượt phòng thực tế khách nghỉ đã ghi trên hoá đơn trong tháng + Số lượt phòng có khách nghỉ không lấy hoá đơn trong tháng Trường hợp số lượt phòng khách nghỉ ghi trên hoá đơn cao hơn số lượt phòng thực tế khách nghỉ trong tháng tính theo hướng dẫn trên đây thì xác định số lượt phòng thực tế khách nghỉ không lấy hoá đơn phát sinh trong tháng bằng 0 (không). 3.4- Xác định doanh thu phát sinh cho thuê phòng nghỉ trong tháng: Doanh thu khách nghỉ không lấy hoá đơn = Số lượt phòng thực tế khách nghỉ không lấy hoá đơn x Mức giá cho thuê phòng tối thiểu do UBND tỉnh quy định - Xác định thuế GTGT đầu ra phát sinh trong tháng: Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong tháng = Thuế GTGT đầu ra ghi trên hoá đơn GTGT + Doanh thu khách nghỉ không lấy hoá đơn x Thuế suất thuế GTGT ( 10% ) Doanh thu khách nghỉ không lấy hoá đơn, các khách sạn, nhà nghỉ phải thực hiện ghi vào bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ mẫu 06/GTGT theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính. 4- Công tác quản lý thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động kinh doanh : Theo qui định tại tiết c điểm 1.2 mục III phần B thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ tài chính qui định : “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp hàng hoá dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được tính khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT...” Căn cứ vào qui định trên cơ sở KD chỉ được khấu trừ thuế GTGT của dịch vụ mua vào dùng để phục vụ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Cụ thể như thuế GTGT của điện, nước, khăn mặt, xà phòng...phục vụ vào các phòng nghỉ. Riêng điện, nước dùng cho sinh hoạt gia đình (nếu có) thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đối với tiền điện thoại: do hiện nay phần lớn các khách sạn nhà nghỉ đều có kinh doanh dịch vụ điện thoại nhưng không viết hoá đơn và cũng không kê khai phần doanh thu này nhưng vẫn kê khai toàn bộ thuế GTGT đầu vào và tính hết vào chi phí kinh doanh trên toàn bộ số tiền ghi trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32418.doc
Tài liệu liên quan