Chuyên đề Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định cho vay vốn 3

trung và dài hạn tại Habubank giai đoạn 2004-2008 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(Habubank). 3

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. 4

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự. 5

1.1.4.Khái quát về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội giai đoạn 2004-2008. 9

1.2.Thực trạng hoạt động thảm định cho vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội giai đoạn 2004-2008. 21

1.2.1.Vài nét về tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại. 21

1.2.2.Tình hình thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. 22

1.2.3.Mục tiêu thẩm định. 24

1.2.4. Quy trình thẩm định. 24

1.2.5.Tổ chức thẩm định. 26

1.2.6.Phương pháp thẩm định. 28

1.2.7.Nội dung thẩm định. 32

1.3.Ví dụ về thẩm định cho vay vốn đối với dự án đầu tư xây dựng khủ nghỉ sinh thái Lạc Hồng-Tam Đảo(Lachong Resort). 50

1.3.1.Giới thiệu sơ bộ về dự án. 50

1.3.2.Nội dung thẩm định cho vay của ngân hàng Habubank đối với dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Lạc Hồng. 53

1.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tai Habubank giai đoạn 2003-2008. 69

1.4.1. Đánh giá về quy trình thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn của Habubank. 69

1.4.2. Đánh giá về nội dung thẩm định cho vay trung và dài hạn của Habubank. 70

1.4.3. Đánh giá về phương pháp thẩm định cho vay trung và dài hạn của Habubank. 71

1.4.4. Ảnh hưởng của công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tới hoạt động của Habubank giai đoạn 2004-2008. 72

2.1. Định hướng phát triển dài hạn cảu Habubank. 76

2.1.1. Định hướng phát triển chung của Habubank. 76

2.1.2. Định hướng về công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn của HBB. 77

2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn của HBB. 80

2.2.1. Đối với công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tai HBB. 80

2.2.2.Giải pháp về quy trình thẩm định. 82

2.2.3.Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp. 85

2.2.4.Giải pháp về nội dung thẩm định. 86

2.2.5 Giải pháp về công nghệ. 88

2.2.6 Giải pháp về hệ thống cơ sở dự liệu. 95

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian thanh toán binh quân =360 ngày*Khoản phải trả bình quân/Mua hàng trong năm. Chỉ tiêu này chủ yếu áp dụng cho các công ty sản xuất và thương mại,nó phản ánh số ngày nợ cho người bán bình quân trong năm cũng như cho thấy được khả năng duy trì quan hệ với các nhà cung cấp của công ty.Nững biến động trong chỉ số này có thể phản ánh vấn đề về thanh khoản của công ty. Chỉ số sử dụng tài sản=Doanh thu thuần/Tổng tài sản có. Chỉ số này phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản có để tạo ra doanh thu.Chỉ sốnày càng cao chó thấy mức độ sử dụng tài sản có càng hợp lý.Khi tính toán chỉ số này người ta thường không bao gồm các khoản đầu tư dài hạn trong tổng tài sản có. + Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời. Tỷ suất lợi nhuận gộp=Doanh thu thuần –Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần. Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ của công ty.Những biến động trong lãi gộp có thể cho thấy được cả những tiềm năng và nguy cơ đe doạ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi hoạt động=Thu nhập trước thuế và lãi/Doanh thu ròng. Tỷ suất này đo lường lãi hoạt động của công ty và tương quan giữa doanh thu thuần và chi phí.Những biến động trong lợi nhuận hoạt động có thể cho thấy sự biến động về chi phí bán hàng và quản lý không tương xứng với sự biến động về doanh thu. Khả năng sinh lời tổng tài sản=Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản.Tỷ lệ này càng cao càng tốt.Nó đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ suất thấp cho biết tài sản của doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu và phản ánh ảnh hưởng kết hợp của cả quản trị tài sản,tài chính và thuế.Một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết năng lực kinh doanh,cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận,và đo lường khả năng sinh lời chung của doanh nghiệp, đã tính đến lãi vay và thuế.Tỷ suất này càng cao càng tốt. Tỷ suất đảm bảo trả lãi=Thu nhập trước lãi và thuế/Chi phí lãi. Chỉ số này phản ánh tình hình chi phí đi vay trong quan hệ với thu nhập. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng về khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn của doanh nghiệp đối với những người cho vay. Ví dụ cũng đối với dự án trên,trong việc tính toán các chỉ tiêu thu nhập: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 40,55% 41,63% 42,59% LN từ HĐKD/Doanh thu thuần 2,63% 2,85% 1,21% ROA 5,18% 4,49% 1,41% ROE 7,64% 6,77% 1,87% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thúê. 17,90% -57,77% + Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Hệ số nợ=Tổng số nợ phải trả/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay.Hệ số này càng nhỏ càng an toàn. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp=TS lưu động/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự hợp lý trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường xuyên=Tài sản lưu động -Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh.Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn. Ví dụ về việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệ,cũng ví dụ trên: Chỉ tiêu cơ cấu TS,NV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. 32,2% 34,53% 15,38% Hệ số TSCĐ/Vốn chủ sở hữu. 11,4% 5,6% 2,75% Tốc độ tăng tài sản 71,98% 12,46% + Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Qua đánh giá sự tăng trưởng cảu doanh thu,lợi nhuận,tổng tài sản,doanh số tiền gửi…qua các thời kì(bằng cả số tuyệt đối và tương đối). Tốc độ tăng trưởng doanh thu=Doanh thu kỳ hiện tại/Doanh thu kỳ trước-1. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận=Lợi nhuận kỳ hiện tại/Lợi nhuận kỳ trước-1. Trên cơ sở những chỉ tiêu đã tính toán,kết hợp với việc đi kiểm tra tình hiònh thực tế của doanh nghiệp để có những phân tích, đánh giá chính xác về doanh nghiệp. 1.1.7.3.Thẩm định tài chính dự án đầu tư. A.Tổng chi phí dự án. - Lượng vốn cần thiết là bao nhiêu và từ những nguồn nào? - Ý kiến cơ bản cảu các nhà tài trợ và các bên tham gia,thể hiện sự quan tâm thật sự của họ đối với dự án trong quá trình thi công,quá trình vận hành và quá trình Maketting. - Kế hoặch tài chính(theo giá trị bản tệ tương đương). Bản kế hoạchnguồn vốn được lập vắn tắtvà quy đổi theo giá trị bản tệ. Tổng chi phí của dự án Ngoại tệ Bản tệ Tổng số Tài sản cố định (hạng mục chính) Vốn lưu động bổ sung Các khoản khác Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn dự kiến vay Các khoản vay dài hạn khác Tổng - Nguồn,số tiền ,lãi suất,thời hạn,thời gian ân hạn,hình thức đảm bảo cần thiết và tất cả các chi tiết khác về từng khoản vay ngắn hạn,dài hạn và tín dụng người cung cấp. - Lịch cấp vốn trong quá trình thực hiện dự án. - Tất cả các thoả thuận tài trợ dã ký kết hợp đồng tín dụng. - Các biến động hoặc các vấn đề khác liên quan tới nguồn tài trợ hoặc các nguồn thay thế khác. - Tất cả những sắp xếp giải quyết vấn đề nợ quá hạn/dự phòng và các khoản dự phòng thiếu hụt tiền mặtphát sinh trong nội bộ. B.Kết quả tài chính dự kiến. B.1.Thu nhập và doanh số. - Đối với mỗi chủng loại sản phẩm chính,nêu rõ mức giá bình quân trong nước hoặc giá xuất khẩu tại nhà máy và ghía bán buôn hoặc giá bán lẻ trong ba năm gần nhất. - Các mức giá hoặc thị trường có chịu sự kiểm soát của nhà nước hoặc tuân theo sự thoả thuận nào của các nhà sản xuất không?Các mức thuế quan hiện đang áp dụnghoặc dự kiến áp dụng liên quan tới thị trường của công ty. - Đối với bất kỳ dự án mới hoặc hình thức mở rộng nào, đã thương lượng hợp đồng bán hàng quan trọng nào hay chưa?Nếu đã có,nêu rõ thời gian hiệu lực,giá trị,giá cả và các điều kiện thanh toán khác. - Tất cả các biến động có tính thời vụ rõ rệt của doanh số và các khoản phải thu cảu công ty. - Phần trăm sản lượng bán để phục vụ mục đích thay thế của khách hàng. B.2.Chi phí sản xuất. B.2.1Nguyên liệu và hàng tồn kho. - Khối lượng, đơn giá và tổng chi phí của từng loại nguyên liệu chính đã mua hoặc làm từ tài sản tự có trong mỗi năm cho tới khi đã đạt được công suất toàn dụng. - Nguyên liệu đã mua các nguồn cung chính. - Đối với các nguyên liệu công ty sản xuất từ các tài sản của mình,nêu rõ lượng dự trữ ước tính và tất cả các dữ liệu minh hoạ. - Các phương pháp mua hàng và các hợp đồng mua hàng dài hạn quan trọng đang có hiệu lực,thời gian,số tiền và giá cả…vv B.2.2.Lao động. - Số lượng có thể huy động và thu nhập bình quân cảu các nhóm người lao động sau: + Không có kỹ năng chuyên môn. + Có kỹ năng chuyên môn. + Có kỹ năng chuyên môn cao,kỹ thuật hoặc quản lý. + Chuyên gia nước ngoài(không kể các nhóm trên) - Nhu cầu lao động để thực hiện dự án bao gồm: + Số lượng nhân viên lành nghề và không lành nghề. + Tiền thù lao(trực tiếp và phụ cấp) và so sánh với các công ty khảc trong ngành và tất cả các hình thức chia sẻ lợi nhuận hoặc kế hoặch lương hưu. + Các quy định của nhà nước. Trạng thái cung ứng lao động của từng nhóm,ví dụ có thể xuất hiện tình trạngthwà lao động của nhóm không lành nghề nhưng lại thiếu lao động của nhóm lanh nghề.Nếu có thể đưa ra đưa ra số liệu ước tính mức thu nhập của người lao động không lành nghề trong các ngành nghề khác nhau. B.2.3.Nhiên liệu và điện năng. Các chi tiết của việc mua điện năng và nếu có thể nêu mức giá cung ứng;hệ thống cung ứng đó có gặp tình trạng dư cung không(dầu,than,…vv có thể được tính vào khoản nguyên liệu) B.2.4.Vận tải. Số tiền thanh toán trực tiếp để thanh toán các hạng mục chính nếu có thể.Nếu có số liẹu ước tính chi phí vận chuyển nội bộđược tính trong giá các hạng mục công trình chính của thiết bị hoặc nguyên liệu thì càng tốt. B.2.5.Hao mòn và khấu hao. - Đối với mỗi nhóm thiết bị cơ bản chính và khoản đầu tư cơ bản khác,nêu rõ phương pháp khấu hao và tỷ lệ khấu hao dự kiến. - Tỷ lệ khấu hao dự kiến thiết bị vô hình,như tiền trả lại trong quá trình thi công,các chi phí trước khi vận hành…vv bằng bao nhiêu? B.2.6.Các chi phí vận hành. Số liệu ước tính các chi phí vận hành,bao gồm các chi phí bán hàng(nếu không được khấu trừ trên thu nhập,xem phần dưới);các chi phí quản lý hành chính,bao gồm tiền lương cán bộ quản lý,phí quản lý,phí bảo hiểm,chi phí ngân hàng và các khoản chi khác. B.2.7.Thuế. - Các chi tiết về thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty dự kiến sẽ phải chịu.Cụ thể như sau: + Phạm vi và thuế suất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. + Cơ sở đánh giá. + Các chi phí được miễn thuế,có thể bao gồm hoặc không bao gồm thu nhập cổ tức từ các công ty con,tiền thuê(bảo trì,nợ khó đòi,tặng biếu,phí bảo hiểm , đóng góp lương hưu…vv) + Các phương pháp xác định hàng tồn kho quy định. + Các phương pháp hao mòn và khấu hao quy định. - Phạm vi và thuế xuất các loại thuế gián thu như thuế quan và tiêu thụ trong nước,thuế mua hàng,phí đóng dấu,thuế bất động sản và các hình thức thuế khác. Các chi tiết và các điều kiện hưởng thuế đặc biệt và các điều kiện hưởng ưu đãi thuế. C.Xây dựng báo cáo tài chính dự kiến. - Xây dựng báo cáo tài chính dựa theo các bộ phận thu nhập và chi phí đã tính: + Lập báo cáo thu nhập dự kiến. + Lập bảng cân đối kế toán dự kiến. + Lập bảng lưu chuyển tiền mặt dự kiến. + Tính toán các tỷ lệ tài chính. + Cấu truc khoản vay. 1.3.Ví dụ về thẩm định cho vay vốn đối với dự án đầu tư xây dựng khủ nghỉ sinh thái Lạc Hồng-Tam Đảo(Lachong Resort). 1.3.1.Giới thiệu sơ bộ về dự án. - Địa điểm đầu tư:thôn II-Thị Trấn Tam Đảo-Tỉnh Vĩnh Phúc. - Sản phẩm của dự án:Khu nghỉ sinh thái Lạc Hồng-Tam Đảo. - Dự kiến chi phí đầu tư:40.004.839.000 VND. - Nghành nghề kinh doanh:Kinh doanh Resort. - Loại dự án:Mở rộng(cổ phấn hoá). - Địa chỉ liên hệ:Công ty cổ phần xây dựng Lạc Hồng Số 198 Phố Quan Nhân-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội. Tel/Fax/Mobil:04.5587989/04.5586391/0903.406489. 1.3.1.1.Kinh nghiệm của chủ đầu tư/Giới thiệu về hoạt động hiện tại. - Công ty cổ phần xây dựng Lạc Hồng thành lập ngày 15/9/2003 (Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103002861 do Sở KH-ĐT TP.Hà Nội cấp).Loại hình doanh nghiệp:công ty cổ phần.Vốn điều lệ đăng ký tính đến thời điểm 05/12/2005 của Công ty là 30.000.000.000 VND,gồm ba thành viên góp vốn.Ngoài các thành viên đã đăng ký góp vốn,Công ty còn kết nạp thêm ông Trần Văn Nghĩa-một khách hàng của Habubank(Giám đốc sân gôn Tam Đảo,góp 700.000.000 VND),Tổng công ty xây dựng Hà Nội góp 550.000.000 VND.Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty là ông Lê Xuân Trường. - Nghành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp,giao thông,thuỷ lợi,các công trình điện đến 35KV;san lấp mặt bằng;kinh doanh bất động sản;kinh doanh nhà nghỉ,khách sản,nhà hàng và khu du lịch sinh thái;kinh daonh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch; đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu đô thị;thuê và cho thuê nhà ở;văn phòng nhà xưởng,bến bãi,kho hàng; đầu tư xây dựng,thuê và cho thuế hạ tầng viện thông…Hiện nay công ty đã hoạt động trên tất cả các lĩnh vực đã đăng ký. - Năm 2005,tri giá sản lượng các công trình đầu tư,xây lắp của công ty đạt khoảng 300.000.000.000 VND,hạch toán doanh thu khoảng xấp xỉ 100.000.000.000 VND(200.000.000.VND chuyển sang năm 2006).Dự kiến năm 2006 giá trị sản lượng của công ty đạt khoảng 500.000.000.000 VND,doanh thu khoảng 300.000.000.000 VND. 1.3.1.2.Mô tả dự án. Công ty cổ phần xây dựng Lạc Hồng đang tiến hành đầu tư xây dựng khách sản,nhà hàng,sân vườn,bãi đỗ xe,mua sắm thiết bị,công cụ, đồ dùng cho dự án Lachong Resort tại ThônII-Thị trấn Tam Đảo-Huyện Tam Đảo-Tỉnh Vĩnh Phúc.Tổng chi phí đầu tư xây dựng dự án là 40.004.839.000 VND. Đầu tư hình thành tài sản cố định là 39.522.884.000 VND(trong đó mặt bằng sản xuất 4.120.000.000 VND,xây dựng sân,vườn,kè,làm đường,khách sản,nhà hàng(gồm cả thiết bị trị giá 8.296.334.000 VND) và các công trình xây dựng khác 35.401.884.000 VND);Vốn lưu động năm đầu hoạt động là 481.954.000 VND.Vốn tự có của đơn vị là 24.004.839.000 VND-Chiếm 60% tổng chi phí đầu tư,vốn xin vay Habubank là 16.000.000.000 VND-chiếm 40%/tổng chi phí đầu tư vào dự án. Công ty chỉ xin vay cho phần đầu tư,hoàn thiện các công trình xây dựng, mua sắm thiết bị,công cụ, đồ dùng…thời hạn xin vay là 5 năm, ân hạn trả nợ gốc 09 tháng,lãi suất theo thoả thuận. 1.3.1.3.Tài sản đảm bảo ban đầu. Tài sản đảm bảo dự kiến. Giấy tờ Mô tả Đánh giá của cán bộ tín dụng. Tài sản thế chấp của bên thứ ba(bảo lãnh). Đang làm sang tên sổ đỏ,sẽ xong vào quý 2 năm 2006. Quyền sử dụng hơn 2000 m2 đất ở lâu dài,các công trình xây dựng trên đất tại Thôn II-Thị trấn Tam Đảo-Vĩnh Phúc. 2.500.000.000 VND Tài sản thế chấpcủa công ty. Hoá đơn các công trình xây dựng trên đất. Toàn bộ quyền sở hữu các công trình xây dựng trên lô đất 19.440 m2 thuê 50 năm theo giấy CNQSDĐ số AB226789 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho công ty CPXD Lạc Hồng ngày09/06/2005 35.500.000.000 VND 1.3.1.4.Nhận xét của cán bộ thẩm định về triển vọng của dự án. -Thuận lợi:chủ đầu tư có quan hệ rất rộng với cả cơ quan của chính phủ(bố,chú,anh họ ông Trường đều làm ở ban cơ yếu Chính phủ),chính quyền địa phương(chơi thân với Chủ tịch,Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc) và với các đối tác kinh doanh(đặc biệt là với Tổng công ty xây dựng Hà Nội) do là một công ty đầu tư xây dựng trực tiếp nên Chủ dự án có kinh nghiêm trong việc xây dựng các công trình tương tự,vốn tự có tham gia của chủ dự án cao(60%),tài sản đảm bảo tốt… -Khó khăn:Kinh doanh Resort vẫn là một lĩnh vực kinh doanh mới và chỉ có tiềm năng trong vài năm tới. 1.3.2.Nội dung thẩm định cho vay của ngân hàng Habubank đối với dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Lạc Hồng. 1.3.2.1.Khái quát. - Công ty cổ phần xây dựng Lạc Hồng là một Công ty xây dựng hoạt trong lĩnh vực xây dựng,kinh doanh bất động sản,kinh doanh nhà hàng,khách sản… - Công ty thành lập năm 2003,vốn điều lệ tính đến thời điẻm ngày05/12/2005 là 30.000.000.000 VND gồm 3 thành viên góp vốn. Ông Lê Xuân Trường(Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty góp 29.500.000.000 VND chiếm 98,33% tổng số vốn điều lệ), ông Trịnh Quang Thanh(góp 200.000.000 VND,chiếm 0,67% tổng số vốn điều lệ), ông Hoàng Nam(góp 300.000.000 VND chiếm 1,00% tổng số vốn điều lệ).Ngoài ra công ty còn kết nạp thêm ông Trần Văn Nghĩa-một khách hàng của Habubank(Giám đốc sân golf Tam Đảo,góp 700.000.000 VND). - Ngày 7/7/2005,Tổng công ty xây dựng Hà Nội có quyết định số 1576/QĐ-HĐQT V/v góp vốn và cử người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty vào Công ty cổ phần Xây dựng Lạc Hồng theo đó Tổng công ty xây dựng Hà Nội Tham gia góp vốn vào công ty xây dựng cổ phần Xây dựng Lạc Hồng với số tiền 550.000.000 VND. Điều này thể hiện tièm năng phát triển của Công ty cũng như uy tín của công ty(mà cụ thể là Ban lãnh đạo Công ty) đã gây dựng đưwcj đối với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội nói riêng và ngành xây dựng nói chung. - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty là ông Lê Xuân Trường. Ông Trường sinh năm 1970,tốt nghiệp Khoa Xây dựng Trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Ông Trường có kinh nghiệm trực tiếp trong ngành xây dựng hơn 10 năm tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội ở cương vị quản lý.Bố,chú,anh họ ông Trường đều làm việc tại Ban cơ yếu Chính phủ - Công ty xây dựng Lạc Hồng là một công ty có tiềm lực tài chính(chủ sở hữu công có tiềm lực tài chính rất lớn ngoài số vốn góp vào công ty),Công ty đã và đang thực hiện các dự án xây dựng lớn.Một số công trình công ty đã và đang thực hiện: + Xây dựng Khu đô thị mới Chùa Hà Tiên:Sản lượng công trình khoảng 300.000.000.000 VND, đã thực hiện được hơn 100.000.000.000 VND(Lạc Hồng là chủ đầu tư trực tiếp) + Xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia:tổng trị giá sản lượng thực hiện 80.000.000.000 VND. + Xây dựng chung cư cao tầmg CT1(khối 25 tầng)Khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì(trị giá công trình là 51.758.784.000 VND). + Xây dựng chung cư cao tầng CT17-Nhà E4-GĐ2 Khu đô thị mới Nam Thăng Long-Ciputra. + Xây mới nhà A9-cho khoa cấp cứu,chống độc,thận nhân tạo-Bệnh viện Bạch Mai(trị giá công trình 10.992.744.903 VND,Xây dựng 7 căn biệt thử mẫu Khu biệt thư C7-Khu đô thị mới Nam Thăng Long(trị giá công trình 15.600.000.000 VND),xây dựng câu lạc bộgia đình-Khu đô thị Nam Thăng Long(trị giá công trình 18.482.000.000 VND)… Năm 2005,tri giá sản lượng các công trình đầu tư,xây lắp của công ty đạt khoảng 300.000.000.000 VND,hạch toán doanh thu khoảng xấp xỉ 100.000.000.000 VND(200.000.000.VND chuyển sang năm 2006).Dự kiến năm 2006 giá trị sản lượng của công ty đạt khoảng 500.000.000.000 VND,doanh thu khoảng 300.000.000.000 VND. Hiện tại số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty lên đến 350 người (trong đó có 100 kỹ sư xây dựng),công nhân xây dựng của công ty lúc nhiều nhất lên tới 2.700 người. Công ty cổ phần Xây dựng Lach Hồng đang đầu tư xây dựng khu Resort trên diện tích đất rộng 19.440 m2 thuê 50 năm và hơn 2000 m2 đất thổ cư mua thêm.Tổng chi phí đầu tư của dự án là 40 tỷ VND,vốn tự có của công ty là 24 tỷ VND,công ty xin vay của Habubank 16 tỷ VND. 1.3.2.2.Cơ sở hình thành dự án. a.Các yếu tố từ môi trường bên ngoài. - Trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc đọ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm bình quân đạt khoảng 7,8%/năm.Sau hơn 10 năm mở cửa nền kinh tế,tổng thu nhập quốc dân tăng 2,5 lần đạt mức xấp xỉ 43 tỷ USD vào năm 2005,thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể.Cơ cấu nền kinh tế cũng có những thay đổi đáng mừng:kinh tế nông nghệp chỉ chiếm khoảng 20% GDP,công nghiệp chiếm khoảng 45%GDP,kinh tế dịch vụ cũng đóng góp khoảng 35%GDP của cả nước. - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu á thì nền kinh tế Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất Châu á.Kế hoạch 5 năm từ 2006 đến 2010 của chính phủ là tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân khoảng 8,5%/ năm.Mục tiêu phát triển kinh tế trong 10 năm trong đó kinh tế dịch vụ se chiếm khoảng 70-80% trong tổng tỷ trọng GDP của cả nước. - Ngành du lịch và dịch vụ của Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng cao,là một trong những ngành tăng trưởng cao và ổn định nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 18-20%/năm.Trong 2005,Việt Nam đã đón hơn 3,2 triệu lượt khách quốc tế và theo báo cáo có khoảng 30% số dân nội địa có nhu cầu du lịch dịch vụ.Kinh tế phát triển con người càng ngày càng quan tâm tới nhu cầu ngỉ ngơi,an dưỡng tại những nơi có khí hậu trong lành.Du lịch sinh thái vì thế đã trở thành một ngành phát triển nhanh chóng và ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng dịch vụ. - Du lịch theo xu hướng xây dựng các Resort đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam,thậm chí tạp chí ASeanTime đánh giá tièm năng phát triển các Resort Việt Nam sẽ là đối thụ đáng gờm của các quốc gia trong Khu vực Asean.Tính đến thời điểm hiện tại (27/05/2005)Việt Nam có khoán 100 Resort,tập trung nhiều nhất tại khu vực Mũi Né(với hơn 68 Resort đang hoạt động). b.Các yếu tố từ địa điểm dự án. - Tam đảo là tổng thể các dãy núi gồm 3 đỉnh Thiên Thể,Thạch Bàn và Phú Nghĩa nhìn giống như ba hòn đảo trong biển mây.Khu du lich Tam Đảo I nằm trên độ cao 879m so với mực nước biển trong một quần thể rộng 64hecta(có thể mở rộng thêm khoảng 40 hec ta nữa.Cách khu du lịch Tam Đảo I khoảng 9-10km là Thái Bạc.Khí hậu tại Tam Đảo quanh năm mát mẻ,nhiệt độ bình quân thường từ khoảng 16-25 độ C,du khách có thể cảm thụ được bốn màu xuan-hạ-thu –đông chỉ trong một ngày dừng chân tạ Tam Đảo, ở đây có nhiều cảnh đẹp và địa chỉ văn hoá để du khách thưởng ngoạn và vui chơi, đặc biệt Tam Đảo chỉ cách Hà Nội khoảng 86km và có đường giao thông rất thuận lợi. Đây chính là điều kiện lý tượng để xây dựng các Resort. - Khu du lịch Tam Đảo là khu du lịch có lịch sử hình thành từ thời Pháp thuộc và trở thành một địa chỉ quen thuộc của các ông chủ và giới thượng lưu Pháp từ đầu thế kỷ 20.Tỉnh Vĩnh Phúc đang có mục tiêu biến Tam Đảo thành khu du lịch có tầm cỡ khu vực với các lĩnh vực kinh doanh:du lịch sinh thái du lịch dã ngoại,thám hiểm rừng kinh doanh khách sản,nhà hàng,thể thao giải trí…cụ thể tỉnh đang xúc tiến hoạt động đầu tư các dự án mở rộng đường lên khu du lịch Tam Đao I,xúc tiến hoạt động đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo II,Xây dựng nhà máy xử lý rác thải,xây dựng sân golf 18 lỗ có chất lượng.Bên cạnh đó tỉnh Vĩnh Phúc cũng thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi:dành cho khu đất đầu tư thuận lợi,miễn thuế và giảm 50% thúê thu nhập doanh nghiệp trong nhiều năm hoạt động…đây là một động lực to lớn khuyến khích các doanh nghiệp. c. Các yếu tố chủ quan từ phía chủ dự án. - Dự án Khu nghỉ dưỡng Lạc Hồng Tam Đảo là một trong những dự án được toàn thể ban lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng Lạc Hồng đặc biệt quan tâm, được nghiên cứu và chuẩn bị trong nhiều năm(đích thân chủ tịch hội đồng quản trị công ty đã trực tiếp nhiều làn sang Malaysia và Thailan để tìm hiểu về cách xây dựng và quản lý các Resort. - Ngành nghề hoạt động của công ty Xây dựng Lạc Hồng là xây lắp,thi công các công trình trong đó đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái,kinh doanh và cung cấp các dịch vụ khách sản,nhà hàng.Do vậy,có thể nói kinh doanh và xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh thái Lạc Hồng-Tam Đảo là một trong những lĩnh vực chuyên nghiệp của công ty.Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái Lạc Hồng-Tam Đảo đi vào hoạt động sẽ tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 100 nhân viên của công ty. - Dự án Khu nghỉ sinh thái Lạc Hồng –Tam Đảo của công ty thành công sẽ nâng cao hình ảnh và vị thế của công ty Xây dựng Lạc Hồng trên thương trường,tạo ra một kênh quan hệ mới,từ đó làm tăng giá trị của công ty. d. Sản phảm tạo ra từ dự án. Dự án tạo ra một chuỗi các nhà hàng,khách sản đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 4 sao trở lên. - Một toà nhà câu lạc bộ ba tầng. - Một toà nhà khách sản ba tầng. - Hai toà nhà khách sản(VIP). - Bốn toà nhà khách sản đạt tiêu chuẩn 4 sao. - Hai dãy nhà nghỉ cao cấp đạt tiêu chuẩn 3 sao. - Một cầu treo các công trình đài phun nước,vườn hoa, đài phun nước… e. Nghiên cứu thị trường. - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ khi mở cửa năm 1989 tạo ra một động lực to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.Kinh tế tư nhân trong những năm gần đây được nâng lên một tầm cao mới và trở thành thành phần kinh tế đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. - Kinh tế tăng cao liên tục nâng cao đáng kể chất lượng sống của người dân. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành phát triển không khói:ngành du lich,dịch vụ.Kinh tế dịch vụ đang trở thành mục tiêu theo đuổi của các nước đang phát triển(đặc biệt là các nước trong khu vực Asean. Ở Việt Nam,kinh tế dịch vụ đang dần dần đóng góp một phần quan trọng trong tổng cơ cấu GDP và đã được Chính phủ xác định là mục tiêu phát triển của nền kinh tế. - Kinh doanh Resort là laọi hình kinh doanh mới ở Việt Nam nhưng có tiềm năng phát triển nhanh chóng.Kinh doanh Resorrt đang được rất nhiều công ty lớn quan tâm. Đặc biệt là các Resort ven biển đang có tốc độ phát triển chóng mặt với các thương hiệu Resort nổi tiếng tập trung ở các khu vực Mũi Né.Một số thương hiệu đang nổi danh như:Furama(Đà Nẵng),Sài Gòn-Phú Quốc(Kiên Giang), Ana Mandara,Vina Peart(Nha Trang)….Tuy nhiên trong hầu hết các Resort đã thành danh thì có rất ít các Resort trên núi và thám hiểm rừng. - Tại miền Bắc hiện đã có rất nhiều đơn vị xây dựng và kinh doanh Resort với quy mô vừa và nhỏ.Các thương hiệu này đều chỉ là thương hiệu bậc trung và phục vụ nhóm khách hàng bình dân.Tam Đảo có vị trí địa lý thuận lợi cho kinh doanh Resort nghỉ dưỡng và thám hiểm rừng nhưng hiện nay vẫn chưa có đơn vị nào xây dựng và kinh doanh ngoài khu du lịch Tam Đảo I đã xuống cấp. + Hiện nay trên thị trấn Tam Đảo có khoảng 20 khách ssản đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 2 sao.Giá thuê phòng trung bình từ 100.000 đến 500.000 VND một ngày tuỳ vào thời điểm thấp vụ hay cao vụ.Với số lượng và chất lượng phòng hạn chế,hiện nay khu du lịch vẫn chưa đáp ứng được những người có thu nhập khá và du khách quốc tế. + Trên cơ sơ sở tồn tại thực tế của khu du lịch Tam Đảo,Công ty xây dựng Lạc Hồng dự định sẽ xây dựng khách sản đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 4 sao để đáp ứng cho các đối tượng có thu nhập khá trở lên và du khách quốc tế. - Khu nghỉ dưõng Lạc Hồng Tam Đảo có nhiều thuận lợi so với các Resort khác ở khu vực phía Bắc cũng kinh doanh loại hình nghỉ dưỡng như: + Tam Đảo là một khu nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ với điều kiện thời tiết lý tưởng đã nổi tiếng từ lâu nên Công ty Cổ phần Xây dựng Lạc Hồng sẽ ít tốn kém trong việc quảng bá hình ảnh. + Tam Đảo có tầm nhìn tốt hơn các Resort khác,gần các sân golf,gần các khu du lịch,gần trung tâm chùa chiền và lễ hội,sắp tới là khu quần ngựa Tam Đảo.Du khách ngoài việc đến nghỉ ngơi,vui chơi tại Lạc hồng Resort có thể dễ dàng đến các khu du lịch khác. + Do khu du lịch Tam Đạo I đã cũ nát và xuống cấp không thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và vui chơi của khách du lịch có thu nhập ca và khách quốc tế nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21629.doc
Tài liệu liên quan