Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ VIỄN THÔNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 3

I. Khái quát về Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) 3

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ABBank 3

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại ngân hang 6

3. Một số hoạt động chủ yếu của ABBank 7

II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank 12

1. Tổng quan về các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank 12

1.1. Đặc điểm của ngành điện và các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện 12

1.2 Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông 18

2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank 19

2.1 Quy trình thẩm định tín dụng tại ABBank 19

2.2. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông 22

2.3. Nội dung công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông 26

3. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank : “dự án đầu tư xây dựng 04 công trình cung cấp dịch vụ viễn thông của công ty điện lực Hà Nội” 33

3.1. Thẩm định uy tín và năng lực quản trị khách hàng 33

3.1.2. Tổ chức và năng lực quản trị doanh nghiệp: 35

3.1.3. Lịch sử quan hệ tín dụng của công ty Điện lực Hà Nội (PCHN) 36

3.2. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh : 38

3.2.1. Sản phẩm/ Nhóm sản phẩm: 38

3.2.2. Thị trường tiêu thụ/ Hệ thống phân phối: 39

3.2.4. Tình hình tài chính: 40

3.2.5. Môi trường kinh doanh- rủi ro và biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro: 46

3.3. Thẩm định về phương án sử dụng vốn vay: 48

3.3.1. Tính pháp lý của 04 dự án: 48

3.3.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án công trình viễn thông: 49

3.3.3. Phân tích tài chính các dự án đầu tư: 50

3.3.3.1. Các căn cứ trong tính toán về mặt tài chính của các dự án được ABBank áp dụng như sau: 50

3.3.3.2. Phân tích tài chính các dự án đầu tư: 54

3.3.4. Thẩm định tài sản đảm bảo: 58

2.1. Hạn chế 63

2.2. Một số nguyên nhân 66

2.2.1. Nguyên nhân khách quan 66

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 69

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại ABBank 71

I. Định hướng chung 71

1. Định hướng của ngân hàng trong thời gian tới 71

2. Định hướng về công tác thẩm định dự án đầu tư 71

3. Định hướng phát triển ngành điện trong thời gian tới 72

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại ABBank 74

1. Giải pháp 75

1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định tại Ngân hàng 75

1.2. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định 75

1.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định 77

1.4. Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ thẩm định 78

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng 80

2.1. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan 80

2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 81

KẾT LUẬN 83

Tài liệu tham khảo 84

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h họa công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank : “dự án đầu tư xây dựng 04 công trình cung cấp dịch vụ viễn thông của công ty điện lực Hà Nội” Đối dự án đầu tư này thì ABBank đã thực hiện thẩm định trình tự như sau: 3.1. Thẩm định uy tín và năng lực quản trị khách hàng 3.1.1. Giới thiệu chung: - Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực TP Hà Nội. - Đại diện : Ông Trần Đức Hùng Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: 69 Đinh Tiên Hoàng- Hoàn Kiếm- Hà Nội. - Điện thoại: 04.2200898 Fax: 04.2200899 - Giấy đăng ký kinh doanh số: 110004 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 17/07/1995. - Ngành kinh doanh: + Kinh doanh điện năng vận hành lưới điện; + Khảo sát và thiết kế lưới điện; + Thí nghiệm và sửa chữa điện, thiết bị điện; + Xây lắp điện; + Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện; + Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện; + Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện; + Khảo sát, lập kế hoạch lưới điện cấp quận, huyện; + Nhận thầu, thẩm định thiết kế, dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện đến 110kV; + Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng; + Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; + Xây lắp các công trình viễn thông công cộng; + Kinh doanh bất động sản: Cho thuê đất; cho thuê nhà ở; Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh khác; Cho thuê kho, bãi đỗ xe; Cho thuê nhà có trang bị kỹ thuật đặc biệt; Cho thuê nhà thi đấu thể thao; Cho thuê sàn thi đấu thể thao...; kinh doanh nhà hát, nhà biểu diễn; + Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất; + Quản lý bất động sản; + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; + Xây dựng công trình; + Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; + Hoàn thiện công trình xây dựng; + Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển ./. - Nhu cầu vay của khách hàng: Số tiền vay đề nghị 6.210.000.000 VND (Sáu tỷ hai trăm mười triệu đồng) Mục đích vay Xây dựng 04 công trình cung cấp dịch vụ viễn thông Thời hạn vay 10 năm Ân hạn 02 năm Lãi suất đề nghị - Năm đầu:10.8%/năm - Năm thứ hai trở đi:LSTK 12 tháng của ABBank + 1.16%/Năm Phương thức thanh toán Chuyển khoản hoặc tiền mặt Tài sản đảm bảo Toàn bộ giá trị tài sản hình thành từ vốn vay, bao gồm tất cả các hạng mục xây dựng của các dự án đã nêu ở trên. 3.1.2. Tổ chức và năng lực quản trị doanh nghiệp: Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty Điện lực Hà Nội là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng cũng như đời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân thủ đô.2 Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4 kV đến 110 kV, đang trực tiếp vận hành quản lý 17 trạm 110 kV với tổng công suất 1413 MVA. Đặc biệt hàng năm Công ty Điện lực Hà Nội được vinh dự thay mặt ngành điện cả nước phục vụ cung cấp điện cho mọi hoạt động, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra ở thủ đô. Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành kế tiếp sự nghiệp, đến nay Công ty Điện lực Hà Nội có trên 3200 CBCNV trong đó có 500 người có trình độ đại học và trên đại học, trên 700 công nhân đông đảo, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng sẵn sàng tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến. Tính đến nay Công ty Điện lực Hà Nội được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 23 huân chương các loại cùng nhiều Huy chương và bằng khen khác. Sơ đồ tổ chức của công ty điện lực Hà Nội: Nguồn: www.evn.com.vn 3.1.3. Lịch sử quan hệ tín dụng của công ty Điện lực Hà Nội (PCHN) - Quan hệ với abbank: + Thời điểm bắt đầu có quan hệ với Anbinh Bank: tháng 10/2006. + Thời điểm có món vay đầu tiên: tháng 07/2007. + Tình hình quan hệ tín dụng Bảng 1.3 : Tình hình tín dụng của PCHN với ABBank tính đến thời điểm hiện tại (đv : VND) STT Loại hình tín dụng Hạn mức được cấp/ HĐTD đã ký Tình hình tín dụng Mức duyệt vay Số dư nợ hiện tại Nợ quá hạn 01 Ngắn hạn 0 0 0 0 02 Trung-dài hạn 001701 25.112.900.000 67.252.000 0 001702 1.136.100.000 166.898.345 0 001703 251.000.000 88.738.640 0 012301 18.100.000.000 513.532.975 0 012302 18.700.000.000 1.126.085.196 0 03 Khác 0 0 0 0 Bảo lãnh 0 0 0 0 04 Các loại hình tín dụng khác 0 0 0 0 Tổng số 63.300.000.000 VND 1.873.768.516 VND Nguồn: ABBank - PGD Đinh Tiên Hoàng + Số dư tính đến thời điểm hiện tại trên tài khoản thanh toán của Công ty là: 15.093.876.082VND. - Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác: Theo báo cáo dư nợ của doanh nghiệp tại thời điểm 31/08/2007 thì công ty có dư nợ vay tại: + Sở giao dịch – Quỹ hỗ trợ phát triển: 91.648 triệu đồng + SGD NH đầu tư phát triển Việt Nam: 34.978 triệu đồng + Chi nhánh ngân hàng Công thương Chương Dương: 315.095 triệu đồng + Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: 44.891 triệu đồng + Ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội: 49.894 triệu đồng + Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam: 54.991 triệu đồng + Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu: 1.335 triệu đồng + Ngân hàng TMCP An Bình: 234 triệu đồng Tổng cộng số tiền vay theo báo cáo của Công ty điện lực Hà Nội đến 31/08/2007 là: 593.067triệu đồng Theo thông tin CIC cập nhật ngày 15/11/2007 thì công ty có dư nợ tại các ngân hàng: + Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam + Ngân hàng công thương khu vực Bắc Hà nội + Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam + Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Bắc Hà Nội + CN ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội Với tổng dư nợ đủ tiêu chuẩn là: 144.441 triệu đồng và 3,915,601 USD. Nhận xét : PCHN có đầy đủ năng lực pháp lý cũng như năng lực quản trị kinh doanh, hoạt động hiệu quả có uy tín trong nhiều năm, được Đảng và Nhà nước công nhận. Ngoài ra PCHN đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ABBank cũng như các tổ chức tín dụng khác với uy tín nhất định. 3.2. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh : 3.2.1. Sản phẩm/ Nhóm sản phẩm: Công ty điện lực thành phố Hà Nội chuyên sản xuất kinh doanh điện năng và viễn thông. * Cung cấp điện năng trên các lưới điện: 110KV, 220KV, lưới điện trung áp (6KV, 10KV, 22KV, 35KV) và các dịch vụ về điện như: Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng Cam kết cấp điện, phương án cấp điện, thẩm định hồ sơ thiết kế các Công trình điện theo yêu cầu của khách hàng. Thiết kế các công trình điện. Sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm thiết bị điện. Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng đường dây và trạm điện theo yêu cầu của khách hàng. Giám sát hành lang tuyến cáp ngần trong khu vực xây dựng theo yêu cầu cảu khách hàng Lắp đặt công tơ mới Lau dầu , hiệu chỉnh công tơ, kiểm định TI hạ thế Sửa chữa lắp đặt hoặc tư vấn thiết kế điện nội thất Cho thuê thiết bị điện theo thời gian có hạn định ……. * Các sản phẩm viến thông: E- Phone E- Com E- Mobil Internet ….. 3.2.2. Thị trường tiêu thụ/ Hệ thống phân phối: Công ty điện lực Hà Nội cung cấp điện năng, dịch vụ về điện và các dịch vụ viến thông cho địa bàn Hà Nội nói chung và với dịch vụ viến thông Công ty đang đầu tư trọng điểm vào các khu trung cư, trung tâm mới xây dựng của Hà Nội và Các tỉnh lân cận. 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay Công ty điện lực thành phố Hà Nội kinh doanh trên lĩnh vực điện năng là độc quyền quốc gia cho nên về lĩnh vực điện năng Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Những năm gần đây Công ty đã đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông, là một trong những mạng đi sau so với các mạng vinaphone, mobilphone… nhưng mạng điện lực cũng đang tứng bước khẳng định mình trên thị trường viến thông. 3.2.4. Tình hình tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty điện lực thành phố Hà Nội năm 2003- 2006 do Công ty cung cấp và đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) cho thấy tình hình tài chính của công ty như sau: Bảng 1.4 : tình hình tài chính của PCHN giai đoạn 2003 - 2006 (đv : VND) TT Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 Tỉ suất lợi nhuận 1 Tổng doanh thu 2,917,911,016,895 3,197,874,976,966 3,560,905,562,693 3,992,586,078,434 2 Doanh thu thuần 2,917,911,016,895 3,197,874,976,966 3,560,905,562,693 3,992,586,078,434 3 Giá vốn hàng bán 2,673,508,813,407 2,931,073,586,002 3,260,440,324,013 3,723,408,905,466 4 Lợi nhuận ròng 26,861,188,617 50,313,498,870 57,008,822,778 26,799,233,029 5 VCSH 786,561,297,542 871,571,266,943 978,332,912,246 1,006,527,101,045 6 Tỷ lệ LNR/DTT (%) 0.92 1.57 1.6 0.67 7 Tỷ lệ LNR/VCSH (%) 3.42 5.77 5.83 2.66 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1 Tài sản lưu động (1) 840,143,032,255 829,142,862,289 920,032,064,685 1,050,815,494,406 2 Hàng tồn kho (2) 308,478,560,181 344,263,394,219 349,322,366,044 276,605,918,272 3 Nợ ngắn hạn phải trả (3) 990,145,535,259 1,091,702,651,966 1,195,226,966,764 1,252,155,619,651 4 Khả năng thanh toán hiện hành (1/3) 0.85 0.76 0.77 0.84 5 Khả năng thanh toán nhanh (1-2/3) 0.54 0.44 0.48 0.62 Khả năng độc lập tài chính 1 Tổng nguồn vốn (4) 1,910,647,935,047 2,189,470,096,394 2,401,049,983,105 2,648,484,994,505 2 Vốn CSH (5) 786,561,297,542 871,571,266,943 978,332,912,246 1,006,527,101,045 3 Tỷ suất tự tài trợ (5/4) 41.17 39.81 40.75 38 4 Tỷ suất nợ (3/4) 51.82 49.86 49.78 47.28 Chu kỳ kinh doanh 1 Cỏc khoản phải thu 303,067,015,675 376,706,630,103 447,545,158,015 595,529,198,387 2 Tài sản cố định 903,345,338,076 1,360,327,234,105 1,416,923,557,181 1,493,309,600,502 3 Hệ số quay vòng các khoản phải thu(DTT/KPT) (vòng) 24 31 9 6.7 4 Kỳ thu tiền bình quân (360/HS VQKPT) (ngày) 15 12 40 54 5 Hệ số quay vòng hàng tồn kho (GVHB/HTK) vòng) 6 8 5 13 Nguồn: Báo cáo tài chính của điện lực Hà Nội Nhận xét : a. Khả năng tạo ra lợi nhuận: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có lãi hàng năm. Tỷ suất lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu trung bình 4.42%. Tỷ suất lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu của công ty từ năm 2003 đến 2005 liên tục tăng lên với tốc độ tăng ngày càng cao hơn, sang năm 2006 con số này là 2.66%, giảm 3.17% so với năm 2005, lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu của năm 2006 giảm là do trong năm này tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, do vậy công ty cần chú ý kiểm soát tốt các chi phí này để tăng lợi nhuận hơn nữa. Nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định, có được kết quả này là do những nguyên nhân sau: - Công ty Điện lực Tp Hà Nội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và mua bán điện: một lĩnh vực độc quyền trong nước hiện nay. - Các công ty Điện lực các quận huyện trực thuộc công ty đều là những công ty lớn mạnh và đã khẳng định được khả năng trong các lĩnh vực thuộc ngành điện như: truyền tải, phân phối, kinh doanh điện trong địa bàn thủ đô. - Hiện nay công ty có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, có đội ngũ cán bộ nhân viên, kỹ sư có trình độ cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự lớn mạnh của Công ty trong những năm vừa qua và cả trong thời gian tới. b. Khả năng khai thác, sử dụng tài sản: Hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng ổn định qua các năm: cụ thể Doanh thu thuần của công ty năm 2004 tăng gần 280 tỷ VND (tức tăng là: 8,7%) so với năm 2003; doanh thu thuần năm 2005 tăng gần 363 tỷ VND ( tức tăng 10,2%) so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu thuần đạt gần: 4 tỷ VND. Tổng tài sản của công ty cũng tăng qua các năm, năm 2004 đạt 2.189 tỷ VND tăng 279 tỷ so với năm 2003, năm 2005 tổng tài sản của công ty đạt: 2.401 tỷ tăng 212 tỷ (tăng 8,8%) so với năm 2004, đến năm 2006 chỉ tiêu này đạt hơn: 2.648 tỷ VND, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là khá tốt và thực tế trong những năm vừa qua Công ty Điện lực Hà Nội luôn là công ty có hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển. c. Cơ cấu nguồn vốn tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ hay khả năng độc lập tài chính của công ty ở mức tương đối cao, trung bình đạt 39.93%. Các năm từ 2003 đến 2005 tỷ suất này duy trì tương đối ổn định ở mức hơn 40%, năm 2006 là: 38%, đây cũng là một tỷ lệ khá an toàn, cho thấy khả năng tài chính của Công ty là rất dồi dào. Qua các số liệu trên cho thấy về cơ bản bằng nguồn vốn của mình công ty có thể đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh giúp công ty có được sự độc lập trong kinh doanh mà không bị phụ thuộc vào các nguồn vay mượn, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình. d. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán hiện hành trung bình của công ty là 0,8. Như vậy tài sản lưu động của công ty chưa thể bảo đảm thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn (dưới 01 năm hoặc chu kỳ kinh doanh). Khả năng thanh toán nhanh của công ty trung bình đạt 0,52. Qua các số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là chưa tốt. Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân là do trong thời gian qua công ty đã thực hiện được nhiều dự án đầu tư cho ngành điện, cũng như các dự án nâng cấp hệ thống lưới điện của thành phố nên nhu cầu về vốn vay tăng lên. Do vậy trong thời gian tới công ty cũng cần có giải pháp tài chính phù hợp, cân đối lại nguồn vốn để có thể đáp ứng tốt được khả năng thanh toán ngắn hạn của mình. + Các khoản phải thu: Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu nội bộ và phải thu của khách hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng chủ yếu, phải thu nội bộ chiếm khoảng gần 50% giá trị các khoản phải thu và phải thu của khách hàng chiếm gần 27%. Các khoản phải thu của công ty năm 2004 ở mức 376 tỷ tăng 73 tỷ so với năm 2003, năm 2005 là 447 tỷ tăng 71 tỷ so với năm 2004. Và năm 2006 là: 595 tỷ, tăng hơn 148 tỷ so với năm trước. Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu về kinh doanh điện năng, phải thu hoạt động sản xuất khác như: nhượng bán vật tư hàng hoá, xây lắp đường dây và trạm..., phải thu nội bộ từ Tổng công ty, từ ban quản lý dự án ADB. Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay của các khoản phải thu của công ty trung bình gần 18 vòng/năm với kỳ thu tiền bình quân là 20 ngày. Riêng trong năm 2005 và năm 2006 kỳ thu tiền bình quân tăng lên 40 ngày và 54 ngày. Vì năm 2005,2006 hệ số quay vòng khoản phải thu của công ty giảm dần do các khoản phải thu tăng từ đó làm kéo dài thời gian thu tiền bình quân. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong cơ cấu của các khoản phải thu của công ty thì phải thu nội bộ nhất là phải thu từ tập đoàn EVN là tương đối nhiều ( gần 301 tỷ). Năm 2005, 2006 hệ số quay vòng hàng tồn kho đang giảm dần đồng thời kỳ thu tiền bình quân đang tăng dần vì vậy phần nào làm tăng áp lực vốn lưu động, do đó đây là vấn đề công ty cần có sự điều chỉnh về hạn mức công nợ, thời gian cho nợ để đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các khoản phải thu, rút ngắn thời gian thu hồi tiền bán hàng và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn lưu động tránh bị đọng vốn lưu động quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. + Hàng tồn kho : Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu (các đường dây, máy móc thiết bị mua về để xây dựng các nhà máy, công trình đang chờ thi công). Chỉ tiêu này năm 2004 là: 344 tỷ tăng 36 tỷ so với năm 2003, năm 2005 là: 349 tỷ, tăng 5 tỷ so với năm 2004, và năm 2006 là: 276 tỷ, trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm trung bình là: 90%, đây là tỷ trọng tương đối lớn. Tuy nhiên hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình là 8 vòng, đây là hệ số phù hợp cho thấy tiến độ thi công các công trình của công ty tương đối tốt. + Nợ ngắn hạn phải trả: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là phải trả nội bộ Tổng công ty, các khoản phải trả phải nộp khác, hai chỉ tiêu này bình quân chiếm khoảng 75% trong tổng các khoản phải thu của công ty. Do có nhiều công ty trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình điện nên công ty phải đứng ra vay các ngân hàng để tài trợ cho các dự án mà chủ yếu là vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn là có thể hiểu đựơc, ngoài ra chỉ tiêu phải trả người bán chủ yếu là các khoản mua máy móc thiết bị để lắp đặt các đường dây và tổ máy tại các công trình điện. 3.2.5. Môi trường kinh doanh- rủi ro và biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro: Công ty điện lực Hà Nội là Công ty chuyên sản xuất kinh doanh điện năng theo độc quyền của quốc gia, điện năng lại là yếu tố đầu vào và sinh hoạt không thể thiếu của cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng, bên cạnh đó Công ty đã đầu tư sang cả lĩnh vực Viến thông( làm đại lý cho EVN Telecom) , tuy là một nhà cung cấp đi sau trong thị trường này nhưng thị trường dịch vụ viến thông của Việt Nam vẫn là một trong những thị trường có tiềm năng lớn cho nên môi trường kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi .Tập đoàn điện lực Việt Nam( EVN) mới bắt đầu chuyển sang kinh doanh viễn thông trong thời gian ngắn tuy nhiên đã có sự đa dạng về sản phẩm như dịch vụ điện thoại di động toàn quốc( E-mobile), di động nội tỉnh( E-phone), dịch vụ internet( E-net), điện thoại cố định không dây( E- com), dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế (VOIP 179), dịch vụ cho thuê kênh riêng nội hạt, liên tỉnh và quốc tế. Đơn vị thực hiện các hoạt động viễn thông này của EVN là Công ty thông tin viễn thông điện lực( EVN Telecom) và các công ty điện lực thành viên của EVN sẽ là đại lý cho EVN telecom dưới hình thức phân chia lợi nhuận sau đó các công ty điện lực thành viên đều tự tổ chức hệ thống mạng lưới kinh doanh viễn thông cho riêng mình Như vậy hoạt động viễn thông của EVN tuy mới ra đời sau các công ty khác như VNPT, Viettel... tuy nhiên mức độ cạnh tranh sẽ không nhiều vì hầu hết các sản phẩm viễn thông của EVN đều sử dụng công nghệ tiên tiến hiện nay là CDMA 2000 khác so với công nghệ của các công ty trên nên độ rủi ro về cạnh tranh của công ty không cao Tuy nhiên do là 1 hãng viễn thông mới nên hoạt động kinh doanh viễn thông của EVN sẽ gặp những khó khăn nhất định về việc tạo dựng hình ảnh cũng như phát triển mạng lưới và những rủi ro về hệ thống tuy nhiên với sự hẫu thuẫn về mặt tài chính của EVN cũng mạng lưới các công ty điện lực và số lượng khách hàng sử dụng điện lớn cũng như áp dụng thành công chứng chỉ ISO 9001-2000 thì sẽ giúp hoạt động kinh doanh viễn thông của toàn nghành cũng như của các đơn vị thành viên sẽ được giảm thiểu Bên cạnh đó thì hiện nay đối với các dự án nhất là các dự án xây dựng toà nhà văn phòng cho thuê hoặc chung cư để ở thì chủ đầu tư thường ký hợp đồng với 1 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhất định sau đó khi toà nhà văn phòng hoặc căn hộ được đưa vào sử dụng thì các văn phòng hoặc hộ dân thuê hoặc ở tại các toà nhà này thì chỉ có thể sử dụng các sản phẩm viễn thông của nhà cung cấp mà chủ đầu tư đã ký trước đó chứ không thể sử dụng nhà cung cấp khác vì toàn bộ hạ tầng kỹ thuật viễn thông đều do nhà cung cấp trước đó đã thực hiện và triển khai đồng bộ 3.3. Thẩm định về phương án sử dụng vốn vay: 3.3.1. Tính pháp lý của 04 dự án: Theo quyết định số 89/QĐ - EVN- HĐQT ngày 15/03/2004 của chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty điện lực Việt Nam ban hành qui chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư thì Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội có đủ thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư < 100 tỷ đồng và dự án nhóm C. Do đó Giám đốc điện lực Hà Nội đã có các quyết định phê duyệt các dự án này. Cụ thể như sau: - Quyết định số 4631/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 21/09/2007 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình “Cung cấp dịch vụ viến thông cho Viện quy hoạch Đô thị và nông thông tại số 5 Hoa Lư- phường Lê Đại Hành- quận Hai Bà Trưng”. - Quyết định số 4412/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 11/09/2007 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình “Cung cấp dịch vụ viễn thông cho toà nhà 34 tầng tại khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính”. - Quyết định số 4661/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 24/09/2007 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình “Xây dựng mạng truy cập cung cấp dịch vụ viễn thông tại dự án đầu tư xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông”. - Quyết định số 4760/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 24/09/2007 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình “Xây dựng mạng truy cập cung cấp dịch vụ viễn thông tại dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trường dạy nghề, nhà ở kết hợp nhà trẻ tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội”. 3.3.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án công trình viễn thông: Hiện nay trên địa bàn các thành phố trên cả nước, các dịch vụ điện thoại và internet đã được rất nhiều doanh nghiệp cung cấp. Là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới, Công ty điện lực TP Hà Nội hướng tới các khách hàng tại các khu đô thị mới, các toà nhà văn phòng, các chung cư… Tại những khu vực này tập trung số lượng thuê bao với mật độ lớn đồng thời cũng yêu cầu chất lượng dịch vụ tốt, ổn định tương xứng với khu đô thị hiện đại. - Dự án đầu tư Viện quy hoạch đô thị và nông thôn tại số 5 Hoa Lư- Lê Đại Hành- Hai Bà Trưng có tổng diện tích sàn sử dụng của toà nhà khoản 11.000m2, 14 tầng trong đó từ tầng 1-12 dùng làm văn phòng, tầng 13-14 là tầng dịch vụ với nhu cầu sử dụng các dịch vụ điện thoại , E-Phone, Internet, Lease line… - Toà nhà 34 tầng tại KĐT mới Trung Hoà Nhân Chính được xây dựng với tổng diện tích sử dụng 140.000m2,tầng trệt sử dụng làm gara và phòng kỹ thuật, tầng 2-tầng 33 là các căn hộ cao cấp hoặc có thể kết hợp làm văn phòng. Hiện nay Chủ đầu tư tào nhà- Tổng công ty Vinaconex đang hoàn thiện toà nhà để phục vụ nhu cầu căn hộ cao cấp với gần 500 thuê bao tại khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính. Tổng Công ty Vinaconex hiện đã đầu tư xây dựng toàn bộ mạng cáp bên trong toà nhà và Công ty điện lực Hà Nội chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Viễn Thông (điện thoại, Internet, thuê kênh riêng…) cho toà nhà. - Dự án đầu tư xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông tại Bách hoá Quang Trung thành phố Hà đông do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, có tổng diện tích sàn sử dụng 14.560m2, 7 tầng trong đó tầng 1-3 làm khu vực kinh doanh và siêu thị, tầng 4-5 cho thuê văn phòng, tầng 6 làm khu vui chơi giải trí và qua khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông (của toà nhà khoảng 200 thuê bao điện thoại , E-Phone, Internet, Lease line…) - Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trường dạy nghề, nhà ở kết hợp nhà trẻ tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội , quy mô gồm 03 khối nhà 25 tầng được bố trí với kết cấu tầng 1-2 làm khu dịch vụ thương mại, tầng 2-3 làm nhà trẻ, tầng 3-25 làm căn hộ, một trường dạy nghề trên diện tích 6000m2 và 23 căn biệt thự song lập, dự tính khoản 500 thuê bao sử dụng các dịch vụ viễn thông: Thoại, E-Phone, Internet, Lease line…). Hiện tại chủ đầu tư dự án đang tiến hành hoàn thiện phần xây dựng, chuẩn bị đi vào giai đoạn hoàn thiện Với quy mô như trên nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm viễn thông (nội vùng, đường dài, liên tỉnh và quốc tế, Internet) là rất lớn. Để đáp ứng những nhu cầu đó thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông là cần thiết. 3.3.3. Phân tích tài chính các dự án đầu tư: 3.3.3.1. Các căn cứ trong tính toán về mặt tài chính của các dự án được ABBank áp dụng như sau: - Nguồn vốn : Dự kiến công trình được đầu tư bằng 85% nguồn vốn vay thương mại. - Lãi suất vay vốn : 11,4%/năm. - Chi phí: +Chi phí nhân viên khai thác quản lý: Được tính cho 02 công nhân, lương mỗi tháng 2.500.000 VNĐ. Mỗi năm tăng lương 6%. + Chi khai thác nghiệp vụ: 3%/năm trên tổng doanh thu năm đó. + Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định: 3%/năm trên vốn đầu tư. - Giá cước phí: Đối với điện thoại, truy cập internet qua truyền hình cáp giá cước được tính theo giá cước do EVN Telecom ban hành. - Thời gian tính toán: Căn cứ vào vào vòng đời kinh tế các dự án Viễn thông nói chung thì. Vòng đời kinh tế của dự án là: 10 năm. - Hệ số chiết khấu: Lấy bằng 11.4% ( vì vốn đầu tư dự án chủ yếu là bằng vốn vay) - Thuế VAT: Giá cước phí đưa vào tính toán là giá trước thuế, do đó thuế sẽ được tính theo tỷ lệ qui định của Tổng cục thuế ban hành: 10%. - Thuế thu nhập: 28% lợi nhuận. - Chi phí khấu hao: Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/012/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính thì thời gian sử dụng tối đa thiết bị viễn thông là 15 năm. Và theo đó PGD Đinh Tiên Hoàng lựa chọn phương pháp khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao là: 06 năm. Theo đề nghị vay vốn của Công ty điện lực Hà Nội chiếm 100% tổng vốn đầu tư của dự án là quá cao, để đảm bảo an toàn cũng như theo quy định của nhà nước đối với tỷ lệ tham gia vốn tự có của chủ đầu tư vào dự án thì PGD Đinh Tiên Hoàng đề nghị chỉ cho vay tối đa 85% tổng vốn đầu tư từ các dự án. Cụ thể như sau: (đv : triệu đồng) STT Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn vay Vốn tự có 1 Cung cấp dịch vụ viễn thông cho Viện quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn tại sô 5 Hoa Lư- Phường Lê Đại Hành- quận Hai Bà Trưng. 420,704 357 63,704 2 Cung cấp dịch vụ viến thông cho toà nhà 34 tầng tại KĐT mới Trung Hoà - Nhân Chính 2.409,214 2.047 362,214 3 Xây dựng mạng truy cập cung cấp dịch vụ viễn thông tại dự án đầu tư xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông 1.714 1.457 257 4 Xây dựng mạng truy cập cung cấp dịch vụ viễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3630.doc
Tài liệu liên quan