Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1

II.QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 2

1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin. 2

2. Nguồn thu thập thông tin. 2

3. Các thông tin thu thập được. 4

3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của STP tỉnh Ninh Bình.() 4

3.2. Bộ máy tổ chức của STP tỉnh Ninh Bình.() 5

3.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và đối tượng của công TTPBGDPL. 7

3.4. Các hình thức TTPBGDPL chủ yếu của STP tỉnh Ninh Bình.() 8

a, TTPBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng: 8

b, TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: 10

c, TTPBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở: 11

d, TTPBGDPL thông qua các hình thức khác: 13

III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN 13

1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện TTPBGDPL.() 13

2. Về hình thức phối hợp kiểm tra, chỉ đạo công tác TTPBGDPL.() 14

3. Về xây dựng và củng cố nguồn lực cho công tác TTPBGDPL.() 17

4. Kết quả của các hình thức TTPBGDPL của STP tỉnh Ninh Bình.() 18

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 21

1. Nhận xét. 21

1.1 Kết quả đạt được: 21

1.2 Khó khăn, tồn tại: 22

2. Kiến nghị. 23

V. KẾT LUẬN 25

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng; - Văn phòng luật sư. Đầu năm 2009, STP có 69 cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai khối: khối cơ quan Sở và khối cơ quan thi hành án dân sự. Từ tháng 7/2009, các cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi Sở và trực thuộc ngành dọc theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự. Trong bối cảnh đó, các tổ chức đoàn thể chính trị như Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Chi hội Luật gia…cũng thực hiện chia tách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Sau chia tách, STP có 49 cán bộ, công chức, viên chức. Đa số cán bộ, công chức, viên chức STP có trình độ cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định, gắn bó với công tác của ngành. 3.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và đối tượng của công TTPBGDPL. a, Khái niệm: TTPBGDPL có nghĩa là truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. b, Đặc điểm: TTPBGDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào đời sống của mỗi người dân. Thông qua đó không những góp phần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của họ, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. c, Vai trò: - TTPBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - TTPBGDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn từ đó có những hành vi, xử sự hợp pháp là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Thông qua đó, mỗi người có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm hại. - TTPBGDPL còn là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, TTPBGDPL là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội. d, Đối tượng của công tác TTPBGDPL: là các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Do vậy cần có sự khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức pháp luật của họ trên từng lĩnh vực, lứa tuổi, địa phương… cụ thể, từ đó có các biện pháp tuyên truyền phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hệ thống các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới người dân như: quyền và nghĩa vụ của công dân, các chính sách của Nhà nước đối với người dân trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến hành từng bước cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục hành chính, vì vậy khi tuyên truyền văn bản pháp luật nào thì nên gắn các trình tự, thủ tục giải quyết của các văn bản pháp luật đó để cho mọi tầng lớp nhân dân biết, không mơ hồ, nhầm lẫn khi tìm hiểu. 3.4. Các hình thức TTPBGDPL chủ yếu của STP tỉnh Ninh Bình.( Sổ tay hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp Ninh Bình. ) Xác định công tác TTPBGDPL là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao ý thức pháp luật và tránh nhiệm thực thi pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Do vậy, trong những năm qua Đảng bộ, các phòng, ban của STP tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác này bằng các hình thức ngày càng phong phú và đa dạng như: tuyên truyền miệng, qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng Internet, qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng tài liệu TTPBGDPL, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở,… a, TTPBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng: Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật. Trong đó, chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Hình thức tuyên truyền này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, lồng ghép với các hình thức tuyên truyền khác và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật. Điều đó được thể hiện như sau: Thứ nhất: tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật. Ví dụ: tuyên truyền miệng không thể thiếu trong các hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, hoà giải ở cơ sở … Thứ hai: tuyên truyền miệng là biện pháp chủ yếu để TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo nói, báo hình, mạng lưới truyền thanh cơ sở … Thứ ba: trong việc thực hiện tuyên truyền miệng, báo cáo viên phải kết hợp lồng ghép với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác ví dụ như sử dụng các tài liệu và tư liệu TTPBGDPL, sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan… Thứ tư: tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền linh hoạt có nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh khác nhau, với số lượng người nghe không hạn chế, tạo điều kiện cho người nói giải thích, phân tích làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền. Quy mô và đối tượng của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật: Quy mô của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật rất đa dạng, có thể tổ chức hội nghị, lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề hoặc có thể tổ chức tuyên truyền cá biệt cho một hoặc số ít đối tượng. Đối tượng của hình thức TTPBGDPL này rất phong phú, bao gồm đủ mọi thành phần: cán bộ, trí thức, nông dân, doanh nhân … Một số hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật: Việc tuyên truyền miệng pháp luật được STP tỉnh Ninh Bình thực hiện thông qua các phương thức như: mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, lồng ghép vào một buổi họp, tuyên truyền cá biệt cho một hoặc một số ít người. b, TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là phương pháp tuyên truyền có đối tượng tác động rộng, các đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau, do vậy việc tuyên truyền bằng hình thức này có những đặc thù riêng. TTPBGDPL qua báo chí: Đặc tính của cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp. Vì vậy, trong công tác TTPBGDPL, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, giúp cho đông đảo nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao cả về nhận thức và ý thức pháp luật. Báo chí góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Từ đó, góp phần tăng cường sự quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo nền tảng xây dựng một xã hội ổn định, công bằng, dân chủ văn minh. TTPBGDPL qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở: So với các loại hình TTPBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, hình thức này có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn. Hoạt động này thường chỉ diễn ra trong phạm vi một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một cụm dân cư, một thôn xom, bản làng. Hình thức này có nhiều lợi thế như: - Khả năng truyền tin nhanh, kịp thời. - Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở bởi những nội dung pháp luật được phất thanh trên mạng lưới truyền thanh cơ sở là những quy định pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của người dân cơ sở, những sự việc, những con người có thật tại địa phương, những băn khoăn, thắc mắc của người dân cở sở về chính sách pháp luật được giải đáp kịp thời… - Chủ động về thời gian phát thanh và việc lựa chọn nội dung phù hợp với tập quán sinh hoạt, lao động, sản xuất của người dân địa phương; với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. - Có khả năng tác động tới nhiều đối tượng cùng một thời gian, phạm vi rộng. - Có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của vì không phải tập trung dân tại một điểm để phổ biến pháp luật. TTPBGDPL trên mạng lưới Internet: TTPBGDPL trên mạng Internet là một hình thức TTPBGDPL mới, có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới TTPBGDPL cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau; việc tra cứu thuận tiện có thể tìm nhiều thông tin liên quan đến vấn đề cần quan tâm; giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức so với việc tự tìm hiểu. STP tỉnh Ninh Bình đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thực hiện như: cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, hỏi đáp pháp luật, xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật, đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật… lên Internet. c, TTPBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở: TTPBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý: Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung các dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn và một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác theo quy định của pháp luật. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực hiện công bằng xã hội. Chính vì thế, hoạt động trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí đối với người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động, tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, đại diện ngoài tố tụng, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý,… Thông qua các hình thức này, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần thực hiện TTPBGDPL cho đối tượng, giúp đối tượng nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để có ứng xử phù hợp với pháp luật. TTPBGDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật: Tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Từ đó cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Kết quả của hoạt động này là các cơ quan tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật đưa ra lời khuyên, ý kiến pháp lý giúp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình. TTPBGDPL thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở: Đây là việc các Hoà giải viên bằng hoạt động hoà giải của mình hướng dẫn, giải thích và cung cấp các kiến thức pháp luật, tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật. Ý nghĩa của hoạt động hoà giải ở cơ sở: - Góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. - Hạn chế đơn thư vượt cấp, tràn lan, kéo dài. - Góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật; cảm hoá, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên. d, TTPBGDPL thông qua các hình thức khác: Ngoài các hình thức TTPBGDPL chủ yếu nêu trên, STP cũng phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh xây dựng tài liệu TTPBGDPL (biên soạn sách pháp luật phổ thông, đề cương tuyên truyền pháp luật, tờ gấp, băng tiếng băng hình để tuyên truyền pháp luật), phổ biến pháp luật thông qua việc sinh hoạt các Câu lạc bộ pháp luật ở địa phương, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, STP giúp Hội đồng phối hợp tỉnh mua trang bị, bổ sung sách cho Tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình… III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN Với chức năng vừa là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình vừa là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp tỉnh. Từ năm 2003 đến nay, công tác TTPBGDPL của STP đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: 1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện TTPBGDPL.( Báo cáo số 04/BC-HĐPH của Hội đồng phối hợp tỉnh Ninh Bình ngày 14/01/2010 về kết quả công tác PBGDPL năm 2009; Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 09/12/2003. ) Để thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, STP đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh uỷ đưa ra Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 11/06/2004. Bên cạnh đó, STP cũng chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai Quyết định 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010” gồm có 23 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Từ năm 2003 đến năm 2007, STP cùng với các cơ quan đơn vị trong tỉnh đã tổ chức 1.680 hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt lồng ghép để quán triệt các văn bản của Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác TTPBGDPL theo Chương trình PBGDPL của Chính phủ với hơn 16.500 lượt người tham dự. STP chỉ đạo hoặc phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện công tác phổ biến bằng các hình thức đưa tin, đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Ninh Bình, Bản tin Tư pháp Ninh Bình, Đài phát thanh-truyền hình tỉnh, hệ thống đài truyền thanh 3 cấp ở các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Việc quán triệt, triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ tới cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Ngoài ra, STP còn chỉ đạo về mặt nghiệp vụ trong công tác PBGDPL với các Phòng Tư pháp trên địa bàn tỉnh, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, chủ động phối hợp mở các lớp tập huấn cho các báo cáo viên, đội ngũ cán bộ tư pháp trên địa bàn tỉnh, là nơi cung cấp các giáo trình, đề cương cho các báo cáo viên của tỉnh. 2. Về hình thức phối hợp kiểm tra, chỉ đạo công tác TTPBGDPL.( Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp các năm 2007, 2008, 2009 của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình; Báo cáo số 04/BC-HĐPH của Hội đồng phối hợp tỉnh Ninh Bình ngày 14/01/2010 về kết quả công tác PBGDPL năm 2009. ) Tuỳ theo đặc điểm của từng nhóm đối tượng, địa bàn mà mà lãnh đạo STP tỉnh Ninh Bình có quyết định hình thức TTPBGDPL cho phù hợp. Ví dụ: - Đối với cán bộ, công chức, đảng viên, hội viên thường áp dụng hình thức tổ chức hội nghị triển khai hoặc cấp tài liệu, đề cương tuyên truyền hoặc tiến hành lồng ghép với việc triển khai các Chỉ thị trong hoạt động chấp hành, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương. - Đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và phóng viên của các cơ quan thông tin đại chúng… thì STP chủ động biên tập, soạn thảo đề cương tuyên truyền để làm tài liệu cung cấp cho các đơn vị địa phương. Như vậy, mỗi năm STP tỉnh Ninh Bình đã soạn thảo, sao gửi hàng trăm bộ đề cương các văn bản luật mới được Quốc hội ban hành, từ đó bảo đảm việc chuyển tải kịp thời tới cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Trong những năm qua, STP đã phối hợp chặt chẽ với các ngành thành viên Hội đồng phối hợp tỉnh cũng như các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, các tổ chức kinh tế-xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch TTPBGDPL cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: + STP cũng như toàn ngành Tư pháp đã phối hợp với ngành Giáo dục-Đào tạo và Sở Nội vụ…đưa chương trình giáo dục pháp luật về An toàn giao thông, Phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội vào trường học. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục pháp luật ở các trường học Phổ thông và Trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, Dạy nghề. Trong 5 năm (từ năm 2003-2007) đã tổ chức được 52 lớp với trên 5.500 lượt cán bộ, giáo viên tham dự, nội dung tập huấn tập trung vào Luật Giáo dục; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Thanh niên; Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chỉ thị số 11/2006/CT-UBND ngày 17/08/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “không ngồi nhầm lớp đối với học sinh” của ngành Giáo dục-Đào tạo phát động. Tổ chức cho 100% học sinh các bậc học trong các nhà trường ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, không tham gia tệ nạn cờ bạc, ma tuý... + STP tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các bên hữu quan như: Văn hoá-Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tôn giáo và Dân tộc tiếp tục thực hiện nội dung của Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-TP-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/09/1999 về việc phối hợp PBGDPL cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; Pháp lệnh tín ngường tôn giáo…Đã xây dựng được tập san “Nông dân với pháp luật”; Tủ sách pháp luật ở Hội nông dân các cấp; mở lớp học bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh và trên 200 cán bộ từ xã, phường, thị trấn tham dự; thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”. Ngoài ra Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với STP, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh tổ chức 17 hội nghị triển khai Luật đất đai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm với 950 người tham dự. + STP phối hợp với Sở Giao thông-vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Kế hoạch-đầu tư, Sở Thương mại, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Bưu chính-viễn thông, Thanh tra tỉnh, Bảo việt Ninh Bình, Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh thực hiện tốt công tác TTPBGDPL ở từng ngành bảo đảm đúng kế hoạch tuyên truyền mà Hội đồng phối hợp tỉnh đề ra: Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về: An toàn giao thông đường bộ; Luật Doanh nghiệp; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật công nghệ thông tin; Pháp lệnh bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bồi dưỡng kiến thức tài chính, ngân sách xã, phường, thị trấn; tập huấn về hội nhập quốc tế WTO, AFTA, thị trường chứng khoán, phần mền kế toán, ngân sách, chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ kế toán cho Hợp tác xã nông nghiệp, vấn đề phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, mua, bán, phụ nữ trẻ em, nói không với ma tuý. + STP-Toà án nhân dân-Đoàn luật sư tỉnh Ninh Bình ban hành Quy chế số 01/QC-LN về phối hợp thực hiện báo chữa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí. Không dừng lại ở đó, STP phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình-án ly hôn-tội buôn bán phụ nữ, người chưa thành niên. + STP còn phối hợp với Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên đề với nội dung tuyên truyền giới thiệu văn bản mới, giới thiệu các gương điển hình trong hoạt động thực thi pháp luật và các vấn đề có liên quan đến hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh. 3. Về xây dựng và củng cố nguồn lực cho công tác TTPBGDPL.( Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2003-2007; Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2009 của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình. ) Từ năm 2000 đến nay, STP và toàn ngành Tư pháp tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành tuyển chọn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh gồm 33 đồng chí được phân bổ đều trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố cũng như bố trí ở một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, trường học trong tỉnh. Báo cáo viên pháp luật cấp huyện gồm: 156 đồng chí, tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn gồm 850 đồng chí. Ngoài ra, đội ngũ báo cáo viên tư tưởng văn hóa thường xuyên tham gia công tác TTPBGDPL có 198 đồng chí. Đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện 100% có trình độ cử nhân Luật hoặc có bằng đại học chuyên ngành, có thời gian làm công tác pháp luật tại cơ quan, đơn vị từ 5 năm trở lên và có kỹ năng, kinh nghiệm trong việc truyền đạt nội dung các văn bản pháp luật tới đối tượng được tuyên truyền. Do yêu cầu nhiệm vụ của Chương trình PBGDPL từ năm 2003 đến năm 2007 của Chính phủ và đặc biệt phải phối hợp thực hiện 4 đề án lớn thuộc Chương trình 212. Để đáp ứng với yêu cầu công việc kể từ năm 2003 đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ sung ở một số doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở các xã, phường, thị trấn cũng đã được bổ sung kịp thời (cụ thể: Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh trước năm 2003 gồm 23 đồng chí, báo cáo viên pháp luật cấp huyện gồm 120 đồng chí, tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn gồm 706 đồng chí). Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp và đội ngũ báo cáo viên tư tưởng – văn hóa tham gia hoạt động TTPBGDPL đã trực tiếp làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến tại 1.450 Hội nghị với trên 253.000 lượt người tham gia học tập những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực thi hành. Hàng quý, báo cáo viên pháp luật của tỉnh đều được cung cấp Sổ tay Báo cáo viên pháp luật, đề cương giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp biên soạn. Từ kết qủa trên có thể khẳng định rằng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp và đội ngũ báo cáo viên tư tưởng – văn hóa trong toàn tỉnh luôn là lực lượng xung kích đi đầu, là nhân tố quyết định tới việc chuyển tải nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của mọi công dân trong toàn tỉnh với tôn chỉ mọi người “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. 4. Kết quả của các hình thức TTPBGDPL của STP tỉnh Ninh Bình.( Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh về hoà giải ở cơ sở và Quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về xây dựng, khai thác, tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn; Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2009 của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình. ) - Công tác TTPBGDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở được đặc biệt quan tâm và có nhiều đổi mới. STP và Đài phát thành-Truyền hình tỉnh đã ký hợp đồng trách nhiệm về việc phối hợp TTPBGDPL thông qua chuyên mục “Pháp luật và đời sống” từ năm 2003 đến nay phát sóng được 88 chuyên mục, mỗi chuyên mục có thời lượng 15 phút do STP thực hiện chưa kể các chuyên mục “Giải đáp pháp luật”, “Trả lời bạn nghe đài” do Đài Phát thanh-Truyền hình Ninh Bình thực hiện, nội dung của chuyên mục tập trung vào những vấn đề phục vụ nhiệm vụ chính trị; chú trọng các chuyên mục trả lời, giải đáp pháp luật, tiểu phẩm pháp luật gắn với chuyện của mỗi nhà, chuyện nhà nông, hoà giải cơ sở. Toàn ngành Tư pháp tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Báo Ninh Bình mỗi tháng có ½ chuyên trang để giới thiệu văn bản pháp luật mới và hoạt động trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, hàng quý STP tỉnh còn chịu trách nhiệm phát hành Bản tin Tư pháp Ninh Bình, đã phát hành 37 số, với số lượng trung bình 1200 cuốn bản tin/số cấp phát cho các ngành thành viên Hội đồng phối hợp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các ngành của tỉnh và trang bị cho Tủ sách pháp luật ở cơ sở … - Tư vấn pháp luật, Trợ giúp pháp lý: được quan tâm mạnh tới các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo. Trong năm 2009 STP tỉnh đã phát 15.000 tờ gấp về các lĩnh vực pháp luật tới xã, phường, thị trấn; đặt bảng thông tin trợ giúp pháp lý ở phòng tiếp dân của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh, trại giam và nhà văn hoá của các thôn, bản, phố, xóm. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình đã tổ chức 04 lớp tập huấn, bao gồm: 02 lớp bồi dưỡng về pháp luật trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và kỹ năng tư vấn pháp luật cho hơn 300 cán bộ trại giam, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán cấp tỉnh, huyện và Quân đoàn 1; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và kiến thức pháp luật cho Cộng tác viên trợ giúp pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - thực trạng và giải pháp.doc