Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG, HÌNH 4

LỜI CẢM ƠN 6

LỜI CAM ĐOAN 7

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG I: SÁNG KIẾN 3R TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. 11

1.1. Sáng kiến 3R trên thế giới và việc áp dụng vào Việt Nam. 11

1.1.1. Sáng kiến 3R trên thế giới 11

1.1.2. Định nghĩa về 3R 13

1.1.3. Thực trạng quản lý CTR ở Việt Nam và việc áp dụng sáng kiến 3R 17

1.1.3.1. Thực trạng quản lý CTR ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. 17

1.1.3.2. Áp dụng sáng kiến 3R vào Việt Nam 19

1.2. Giáo dục môi trường và hiệu quả của nó 21

1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả đối với mô hình truyền thông và GDMT. 22

1.3.1. Phương pháp đánh giá các mô hình dự án 22

1.3.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích 24

1.3.3. Các bước phân tích chi phí – lợi ích của dự án. 25

1.3.3.1. Định dạng ( Xác định các chi phí và lợi ích) 25

1.3.3.2. Lựa chọn các danh mục thay thế 25

1.3.3.3. Liệt kê ảnh hưởng (vật chất) tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường 26

1.3.3.4. Dự đoán ảnh hưởng về lượng đối với suốt quá trình dự án 26

1.3.3.5. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động 27

1.3.3.6. Quy đổi về giá trị hiện tại 28

1.3.3.7. Tính toán tổng lợi ích và chi phí 28

1.3.3.8. Phân tích rủi ro và độ nhạy 28

1.3.3.9. Kết luận và kiến nghị 28

1.4. Tiểu kết 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC DỰ ÁN 3R-HN. 31

2.1. Giới thiệu về dự án 3R-HN. 31

2.1.1. Mục tiêu 32

2.1.2. Các hoạt động chính của dự án 3R-HN. 33

2.1.2.1. Hoạt động phân loại rác tại nguồn (PLRTN) 34

2.1.2.2. Hoạt động nâng cấp Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn 35

2.1.2.3. Hoạt động giáo dục môi trường 36

2.1.2.4. Hoạt động truyền thông và tổ chức sự kiện 37

2.2. Các hoạt động giáo dục môi trường tại các trường tiểu học. 40

2.2.1. Mục tiêu 40

2.2.2. Đối tượng tham gia chương trình 41

2.2.3. Tài liệu thí điểm giáo dục môi trường về 3R 42

2.3. Tiểu kết 46

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC DỰ ÁN 3R-HN. 48

3.1. Giả thiết, phương pháp và quan điểm phân tích đề tài 48

3.1.1. Giả thiết đề tài 48

3.1.2. Quan điểm phân tích 48

3.2. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu 49

3.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế 54

3.3.1. Xác định chi phí và lợi ích của dự án giáo dục môi trường tiểu học 54

3.3.1.1. Xác định chi phí 54

3.3.1.2. Xác định lợi ích 55

3.3.2. Các thông tin liên quan đến chí phí xử lý rác tại Nam Sơn, sản xuất Compost và các dụng cụ được tái chế lại. 57

3.3.2.1. Quy trình xử lý rác thải tại Nam Sơn 57

3.3.2.2. Thông số về sản xuất phân Compost và hiệu quả lợi nhuận. 60

3.3.2.3. Thông số về việc thu gom đồ tái chế. 62

3.3.3. Tính hiệu quả kinh tế cho mô hình truyền thông và GDMT 64

3.3.3.1. Đánh giá chi phí 64

3.3.3.2. Đánh giá lợi ích 64

3.3.3.3. Phân tích độ nhậy 66

3.4. Tiểu kết 67

KIẾN NGHỊ 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này thực chất là thực hiện việc quy đổi các chi phí, lợi ích đã được xác định ở bước trước về giá trị tiền tệ. Đối với các chi phí, lợi ích có giá trên thị trường như giá nguyên vật liệu, lao động, năng lượng… thì đánh giá các chi phí, lợi ích này bằng giá thị trường. Còn đối với các chi phí, lợi ích không có giá thị trường hay giá cả trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì cần sử dụng giá mờ để đánh giá. Giá thị trường được điều chỉnh sao cho phản ánh đúng chi phí cơ hội kinh tế được gọi là giá mờ. Liên quan đến đánh giá giá trị môi trường không có cơ sở để xác định giá theo các yếu tố vật chất một cách cụ thể theo 2 dạng vừa nêu như cảnh quan thu hút người khách đến du lịch, chữa bệnh, thư giãn... trong trường hợp này ta phải dùng WTP (sự sẵn lòng chi trả) tức là thông qua điều tra phỏng vấn xác định giá bằng lòng chi trả của mỗi người, trên cơ sở đó xác định mức giá cho giá trị môi trường đó. Do vậy, việc chuyển hóa thành tiền hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, phương pháp tính toán, cách tiếp cận của người làm CBA. Nên sự đánh giá còn hạn chế và làm cho kết quả phân tích không được toàn diện. Quy đổi về giá trị hiện tại Bước này là việc quy đổi giá trị tiền tệ đã có ở bước 5 về một thời điểm cụ thể, thường là quy đổi về giá trị hiện tại. Khi chúng ta tính toán chúng ta lấy từ nhiều thời điểm khác nhau thậm chí những dự án còn diễn ra trong thời gian khá dài hàng chục năm. Mặt khác, trong thực tế đồng tiền thường biến đổi theo thị trường (lạm phát, lãi suất đầu tư cho tăng trưởng kinh tế). Do đó người ta phải quy giá trị tiền tệ về thời điểm tính toán hiện tại để khắc phục những khuyết điểm trên. Ngoài ra theo tư duy trong toán học và khoa học mọi tiền tệ đều phải quy về đống nhất thì chúng ta mới có cơ sở để cân đối chỉ số thường sử dụng là lãi suất r. Tính toán tổng lợi ích và chi phí Trong bước tổng hợp sau khi đã quy đổi cùng đồng nhất giá trị thì chúng ta phải tính toán tổng giá trị lợi ích và tổng giá trị chi phí và đây là cơ sở để chúng ta xem xét các chỉ tiêu phản ánh kết quả của CBA. Các chỉ tiêu này là PV (giá trị hiện tại), NPV (giá trị hiện tại ròng) NPV >0 , B/C (tỉ suất lợi ích – chi phí) với PV > 0, NPV >0, B/C >1 là các dự án đạt hiệu quả đặc biệt trong đó phải nhắc tới là chỉ tiêu NPV. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu IRR (Tỷ lệ hòan vốn nội bộ), IB (thời gian thu hồi vốn) và một số chỉ tiêu khác... Phân tích rủi ro và độ nhạy Thực chất nó là phép thử trên cơ sở kết quả đã có ở bước 7 chúng ra thấy đổi các yếu tố r để đưa vào kết quả tính toán các chỉ tiêu. Và đương nhiên r thay đổi sẽ dẫn tới NPV, B/C thay đổi. Đây là kết quả giúp cho người hoạch định chính sách thấy được khả năng hấp dẫn của dự án, của chương trình. Kết luận và kiến nghị Trên cơ sở các bước trên chúng ta sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về dự án, có nên lựa chọn dự án không và nếu có thì khi thực hiện dự án sẽ đem lại các lợi ích gì, các khoản chi phí phải bỏ ra để có được những lợi ích đó là gì? Đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, hoàn thiện dự án. Thông qua chín bước vừa nêu về CBA nếu người làm phân tích tuân thủ đầy đủ các bước đó thì cúng ta sẽ tránh được sai sót không đáng có và kết quả mang lại sẽ đủ độ tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định. Tiểu kết Sau khi đi từ thực tiễn trên thế giới đang ngày càng phát triển và quan tâm tới các công nghệ bảo vệ môi trường trong đó có công nghệ 3R, họ đã hợp thức hóa quá trình phát triển của 3R và cùng đưa ra những quy ước những công cụ chung để có thể tuyên truyền và quảng bá đến nhiều nước cùng áp dụng một công nghệ hiệu quả, để các nước có thể học hỏi và cùng tham gia và công tác bảo vệ môi trường trên toàn cầu như thế nào. Đi cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, nước Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có những tác động to lớn đến môi trường, có những dự án công trình cần phải được tính toán và xem xét cân đối các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường rồi mới có thể đi đến thực hiện. Trong bối cảnh như vậy, thực trạng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn cũng là một vấn đề hết sực cấp thiết. Rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, rác thải xây dừng tự quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, rác thải y tế từ các bệnh viện, rác thải nguy hại đang trở thành vấn đề hết sực quan ngại đối với Việt Nam mà kể đến là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Thì chúng ta nhận thấy rằng việc áp dụng 3R vào Việt Nam là một điều cần thiết và tất yếu. Để có thể áp dụng một quy trình công nghệ, một kiến thức mới thì cần phải có những giai đoạn khác nhau như chuyển giao công nghệ, đào tạo cấp quản lý, đặc biệt trong đó là tuyên truyên và giáo dục cho người dân là không thể thiếu. Theo triết học duy vật biện chứng, vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức. Ý thức không phải khơi khơi mà tự dưng có, mà phải do quá trình rèn luyện lâu dài, và phải có sự phối hợp từ luật pháp, đến nhà trường và nòng cốt là gia đình. Vì vậy để có thể thay đổi ý thức và tạo thành thói quen thì đầu tiên chúng ta phải dựa trên các công cụ tuyên truyền và giáo dục môi trường đến người dân. Khi đã hiểu và nhận thức rõ, tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức, cơ quan cho đến những gia đình và các cá thể trong cộng đồng đều sẽ cùng nhau bảo vệ, tự nhắc nhở và thực hiện đúng cách đúng quy trình. Để đánh giá hiệu quả môi trường của một dự án đã khó, trong chuyên đề lại hướng tới đánh giá hiệu quả của một dự án mang tính quản lý và giáo dục môi trường nâng cao nhận thức, hành vi của người dân càng khó hơn. Tuy nhiên, chuyên đề cũng đã đưa ra một cách đánh giá hiệu quả mô hình này bằng cách kết hợp đánh giá về mặt quản lý và đánh giá cả về mặt kinh tế thông qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Những đánh giá và những con số tính toán sau đây sẽ đem lại những cái nhìn tổng quan và nhất định về mô hình thí điểm của một dự án giáo dục môi trường. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC DỰ ÁN 3R-HN. Giới thiệu về dự án 3R-HN. Môi trường luôn là một trong những đề tài được cả xã hội quan tâm. Thành phố Hà Nội trong bước đường hội nhập càng phải quan tâm đến vấn đề gìn giữ môi trường hơn bao giờ hết, là cơ sở để góp phần khẳng định sự phát triển bền vững của một xã hội. Nhìn thành phố Hà Nội xanh-sạch-đẹp, ít ai để ý rằng, hiện nay bãi chôn lấp rác Nam Sơn (Huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác mỗi ngày. Nếu với tốc độ tăng khối lượng rác trung bình hằng năm 10% như trong vòng 5 năm trở lại đây thì chỉ tới năm 2012, bãi chôn lấp này sẽ đầy. Hà Nội sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm địa điểm để xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới, chưa kể đến những khó khăn trong việc phòng chống và khắc phục các vấn đề về môi trường. Nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn, chỉ có rác vô cơ mới cần phải chôn lấp, nhờ đó sẽ giảm ít nhất 30% nhu cầu bãi chôn lấp và các vấn đề về môi trường được giảm thiểu. Ngày 05.10.2006, diễn ra lễ ký kết biên bản thỏa thuận giữa đại diện của UBND Thành Phố Hà Nội với đại diện của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA về dự án 3R-HN, thực hiện sáng kiến 3R tại Thành phố Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững. Đối tác thực hiện của dự án: Công ty Môi trường đô thị Hà Nội. Mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn được thực hiện trên 4 phường thí điểm: Phường Phan Chu Trinh thuộc Quận Hoàn Kiếm. Phường Nguyễn Du thuộc Quận Hai Bà Trưng. Phường Thành Công thuộc Quận Ba Đình. Phường Láng Hạ thuộc Quận Đống Đa. Láng Hạ Thành Công Nguyễn Du Phan Chu Trinh Hình 5: Bản đồ địa bàn thí điểm PLRTN trong thành phố Hà Nội (Nguồn: Báo cáo đầu kỳ của dự án 3R-HN) Mục tiêu Thực hiện sáng kiến 3R tại Thành phố Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững, cụ thể: Giảm thiểu 30% lượng rác thải mang tới bãi chôn lấp Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 80% người dân trên địa bàn thí điểm biết về dự án. Hơn 30 các tổ chức chính quyền, hội đồng tham gia các cuộc hội thảo. Các bên liên quan thông hiểu được các hoạt động tiếp theo của Dự án. Các hoạt động chính của dự án 3R-HN. Kế hoạch hành động của dự án chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính là PLCTTN, truyền thông và giáo dục môi trường, đồng thời xây dựng phương thức tiếp cận tổng hợp các hoạt động này. Sau khi lựa chọn các địa bàn mục tiêu, việc đầu tiên là phải tiến hành các hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trên địa bàn nắm bắt và hiểu qui trình thu gom mới với việc đổ rác theo giờ qui định, tại điểm qui định và cách thức phân loại rác hữu cơ, vô cơ và các chất có thể tái chế khác. Điều kiện tiên quyết của việc triển khai thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền cho người dân là phải truyền tải được khái niệm, nội dung cơ bản của 3R. Kế đến là tổ chức tập huấn cho các tổ trưởng tổ dân phố làm cơ sở cho họ triển khai thông tin, hướng dẫn tới người dân trên địa bàn họ quản lý. Sau khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục môi trường cho người dân xong thì mới tiến hành thực hiện PLCTTN. Việc triển khai các hạng mục công việc tuyên truyền, hướng dẫn, khởi động PLCTTN này như thế nào tuỳ thuộc vào đặc thù và điều kiện cụ thể của từng khu vực địa bàn mục tiêu. Để triển khai PLCTTN thuận lợi, các hoạt động thông tin tuyên truyền cần được triển khai thực hiện trước để giúp đối tượng mục tiêu hiểu rõ các hoạt động cơ bản của 3R và PLCTTN. Sau đó thực hiện đồng bộ tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục môi trường để thúc đẩy người dân tham gia thực hiện. Sau khi người dân đã hiểu rõ vai trò trách nhiệm của họ thì triển khai thực hiện PLCTTN và tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn. Qui trình tổng hợp này được thể hiện trong hình 6 dưới đây: Hình 6: Qui trình mở rộng Khái niệm 3R và PLCTTN (Nguồn: Báo cáo đánh giá dự án 3R-HN, 1009) Hoạt động phân loại rác tại nguồn (PLRTN) Hiện nay dự án thí điểm PLRTN đã được thực hiện tại 4 phường Nguyễn Du, Phan Chu Trinh, Thành Công và Láng Hạ. Người dân tại các khu vực này sẽ được nhận 2 thùng rác vô cơ và rác hữu cơ để thực hiện phân loại trực tiếp tại gia đình. Để khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn và tạo điều kiện cho người dân dễ hiểu và dễ nhớ hơn về hệ thống, các thùng đựng rác với màu và logo từng loại rác khác nhau được chuẩn bị và phân phát. Tại điểm thu gom tập kết đặt thùng thu gom màu xanh và màu da cam. Hàng ngày từ 18:00 đến 20:00 sẽ đặt các điểm thu gom tại từng khu vực dân cư, số lượng thùng thu gom tại mỗi điểm phụ thuộc vào số lượng dân tại điểm đó. Người dân mang thùng rác hộ gia đình tới điểm thu gom tập kết và đổ vào 2 thùng thu gom riêng biệt. Sau đó rác sẽ được thu gom bằng 2 xe riêng biệt vào lúc 20:00 hàng ngày, rác hữu cơ sẽ được chuyển đến nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn, rác vô cơ sẽ được chở đến bãi chôn lấp rác Nam Sơn để chôn lấp và xử lý. Hình 7: Đường đi của rác thải Hà Nội (Nguồn: Trang web: www.3r-hn.vn) Hoạt động nâng cấp Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn Khi rác hữu cơ được phân loại tại nguồn xong thì sẽ chuyển đến nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất thành phân hữu cơ Compost. Dự án thí điểm tái chế rác hữu cơ thông qua sản xuất phân compost bao gồm hai hợp phần chính: Nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn. Mở rộng nhu cầu và đảm bảo thị trường Compost. * Nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn Bốn nội dung chính nhằm nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn bao gồm gồm: Tăng năng suất của Nhà máy CBPT Cầu Diễn: Tăng lượng rác hữu cơ đầu vào. Xây dựng thêm 8 bể ủ lên men (dung tích 155m3/bể). Thay thế việc đảo trộn cấp khí bởi quạt gió hiện nay bằng xe xúc lật. Cải tiến chất lượng Compost Thay thế hệ thống quạt hút cyclon hiện nay bằng hệ thống sàng rung mắt lưới 5mm. Lắp đặt và điều chỉnh hệ thống tuyển gió. Phân tích để kiểm tra thành phần hóa học của Compost. Cải thiện điều kiện làm việc. Cung cấp thiết bị phân tích chất lượng Compost. * Mở rộng nhu cầu và đảm bảo thị trường Compost a) Khảo sát nhu cầu compost b) Mở rộng thị trường Hoạt động giáo dục môi trường Đầu ra theo Ma trận Thiết kế Dự án của GDMT trong năm 2009: Đầu ra 2: Nhận thức của người dân ở các địa bàn thí điểm được nâng cao thông qua việc thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường với tinh thần tiết kiệm Mottainai. Để đạt được đầu ra này, có bốn hoạt động trong năm 2009 được tổ chức theo Ma trận Thiết kế Dự án như sau: Các hoạt động 2-(2) Sản xuất các công cụ/chương trình giáo dục hiệu quả; 2-(3) Tập huấn các cán bộ của URENCO Hà Nội 2-(4) Áp dụng thử nghiệm các công cụ/chương trình giáo dục tại các địa bàn thí điểm; và 2-(5) Đánh giá các công cụ/chương trình giáo dục Để thực hiện bốn hoạt động này, Dự án 3R-HN thực hiện chương trình giáo dục môi trường tại hai địa bà dự án thí điểm trong năm 2008 là phường Thành Công (TC) và phường Láng Hạ (LH). Dự án thí điểm bao gồm ba hợp phần chính: Chương trình Giáo dục 3R tại Trường học bao gồm: Chỉnh sửa, bổ sung Sách giáo khoa 3R cho học sinh tiểu học và Giáo án 3R cho giáo viên. Họp tập huấn cho giáo viên. Thực hiện việc giảng dạy các bài học về giáo dục môi trường. Chương trình Nâng cao Nhận thức 3R cho Cộng đồng bao gồm: Tham quan Học tập. Các hoạt động dành cho Cộng tác viên 3R (Đội Tuyên truyền 3R Lưu động). Hợp phần Phát triển Nhà máy Phân hữu cơ Cầu Diễn thành Trung tâm Giáo dục Môi trường bao gồm: Dựng các bảng hướng dẫn (bên trong). Dựng các bảng hướng dẫn (bên ngoài). Cơ sở vật chất/Thiết bị. Hoạt động truyền thông và tổ chức sự kiện Đầu ra trong PDM của dự án về các hoạt động truyền thông : Đầu ra : Nhận thức của người dân trên các địa bàn thực hiện thí điểm của dự án được nâng cao qua việc thực hiện các hoạt động GDMT về 3R theo tinh thần Mottainai (tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí). Triển khai hoạt động truyền thông cho chương trình phân loại rác tại nguồn đối với rác hữu cơ và chương trình giáo dục môi trường về 3R. Để đạt được đầu ra này, có những hoạt động được xây dựng cho PDM trong năm TK2008 như sau: Các hoạt động 2-(3) Tập huấn cán bộ URENCO Hà Nội. 2-(4) Áp dụng khảo nghiệm các chương trình/công cụ giáo dục này tại các địa bàn thực hiện dự án. 2-(5) Đánh giá các chương trình và công cụ giáo dục môi trường. 2-(6) Các hoạt động truyền thông để nhân rộng PLRTN và 3R ra địa bàn Hà Nội. 3-(1) Công thức của cuốn hướng dẫn lập kế hoạch để nhân rộng chương trình PLRTN ra các khu vực khác. * Mục tiêu của các hoạt động truyền thông Để đạy được kết quả tốt như mục tiêu đã đề ra trong Ma trận thiết kế dự án, cần thiết phải có sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các bên lien quan. Dự án đã truyền tải thông tin về 3R tới người dân Hà Nội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo chí, các sự kiện truyền thông, họp cộng đồng, các sản phẩm truyền thông, chương trình video… Bốn mục tiêu chính của dự án bao gồm: 1) Tăng cường nhận biết của người dân về sáng kiến 3R ・Tăng cường sự quan tâm, chú ý của người dân tới sáng kiến 3R ・Cải thiện hình ảnh của hoạt động thu gom rác 2) Truyền tải những thông tin chính xác về 3R tới công chúng ・Hỗ trợ các hoạt động giáo dục môi trường về 3R 3) Xây dựng và thúc đẩy các bên liên quan tham gia tích cực vào dự án 3R-HN ・Hỗ trợ không ngừng các hoạt động 3R bởi các bên liên quan 4) Nâng cao năng lực của Urenco đối với các hoạt động truyền thông * 5 nguyên tắc hoạt động của truyền thông Cải thiện hình ảnh của hoạt động thu gom rác đối với các bên liên quan. Nâng cao năng lực truyền thông Truyền tải những thông tin chính xác trên cơ sở kết hợp và vận dụng các phương tiện truyền thông khác nhau bằng cách biểu đạt thông điệp đơn giản, dễ hiểu Xác định rõ đối tượng mục tiêu và tăng cường tuyên truyền tới họ Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan đối với 3R. Dự án áp dụng quy trình theo từng giai đoạn và sự phối kết hợp giữa các phương tiện truyền thông nhằm truyền tải cùng thông điệp đồng loạt tới đối tượng mục tiêu để thay đổi nhận thức, hành vi của họ. Các hoạt động truyền thông được thiết kế theo mô hình của công thức AIDMA được mô tả trong bảng sau, tương ứng với mức độ nhận biết của đối tượng mục tiêu. Bảng 2 “Công thức AIDMA” Mức độ nhận biết 1) Chú ý Mức độ cảm xúc 2) Quan tâm 3) Có nhu cầu, mong muốn 4) Ghi nhớ Mức độ hành vi 5) Hành động (Nguồn: Báo cáo tiến độ dự án 3R-HN, năm 2009) Dự án áp dụng quy trình theo từng giai đoạn và sự phối kết hợp giữa các phương tiện truyền thông nhằm truyền tải cùng thông điệp đồng loạt tới đối tượng mục tiêu để thay đổi nhận thức, hành vi của họ. Các hoạt động giáo dục môi trường tại các trường tiểu học. Mục tiêu Phối hợp cùng cán bộ Sở, các giáo viên thiết kế Tài liệu thí điểm giáo dục môi trường về 3R để tạo ra những bài giảng hữu ích và thú vị về các hoạt động 3R trong lớp học. Thiết kế chương trình các hoạt động 3R hiệu quả cho các giờ học ngoại khóa, cùng với sự hợp tác của các giáo viên để thực hiện được chương trình này. Bảng 3: Đầu vào cho giáo dục môi trường tiểu học Phía Nhật Bản Phía Việt Nam (1) Nhân sự - Nhóm Chuyên gia JICA - Chuyên gia trong nước (2) Cơ sở vật chất - Sách giáo khoa cho trường học - Sách chương trình cho giáo viên (giáo án giáo viên) - Các tài liệu giáo dục (TT GDMT) (1) Nhân sự - URENCO (Ban Quản lý Dự án) - Các Xí nghiệp của URENCO - Sở Giáo dục & Đào tạo - UBND Phường (Nguồn: Báo cáo đầu kỳ dự án 3R-HN, năm 2009) Đối tượng tham gia chương trình Các giáo viên phụ trách lớp 3, 4 của: Trường Tiểu học Tây Sơn (Phường ND) Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (Phường PCT) Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Phường PCT) Trường tiểu học Thành Công A (Phường Thành Công) Trường tiểu học Thành Công B (Phường Thành Công) Trường tiểu học Nam Thành Công (Phường Láng Hạ) Các học sinh thuộc Khối 3 và Khối 4 của các trường tiểu học kể trên Ở mỗi trường, có hai lớp thuộc hai khối 3 và 4 được lựa chọn giảng dạy chương trình (mỗi khối một lớp). Tổng cộng có 1048 học sinh thuộc 25 lớp cả hai khối 3 và 4 được giảng dạy chương trình 3R. Số học sinh các lớp được tóm tắt trong bảng dưới đây. Bảng 4: Số Lớp và Học sinh ở các Trường tiểu học Trường Khối 3 Khối 4 Tổng cộng Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Thành Công A 2 90 2 98 4 188 Thành Công B 2 97 2 98 4 195 Nam Thành Công 2 120 2 88 4 208 Tây Sơn 3 141 3 121 6 262 Lý Tự Trọng 2 48 2 66 4 114 Võ Thị Sáu 3 81 - - 3 81 Tổng 14 577 11 471 25 1048 (Nguồn: Báo cáo đầu kỳ dự án 3R-HN, năm 2009) Tài liệu thí điểm giáo dục môi trường về 3R Bao gồm 6 bài học với nội dung được trình bày dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Song song với việc dạy học sinh, chương trình giáo dục còn cho phép học sinh thực hành PLRTN ngay tại lớp học trong những giờ ăn trưa. Cấu trúc Sách giáo khoa 3R Bài 1: Vấn đề rác thải tại Hà Nội hiện nay Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: Kiến thức: Hiểu được nguy cơ rác thải đe dọa thành phố Hà Nội nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu được ảnh hưởng nghiêm trọng của việc chôn lấp rác thải (mà không được phân loại ) tới thành phố Hà Nội trong tương lai. Kỹ năng: Nhận biết được rác thải là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường của thành phố Hà Nội. Thái độ: Có ý thức xả rác đúng nơi quy định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Phương pháp: Giáo viên dùng các đoạn clip ngắn về thực trạng rác thải tại thành phố Hà Nội, các hình ảnh về thủ đô xanh sạch đẹp của các nước khác. Giúp học sinh tìm hiểu sách giáo khoa và đưa ra câu hỏi thảo luận cho các em theo nhóm về vấn đề “ Làm thế nào để giảm bớt lượng rác thải? ”. Bài 2: 3 Loại rác thải Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: Kiến thức: Hiểu được thế nào là rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế. Biết được màu sắc tượng trưng của từng loại rác. Kỹ năng: Nhận biết được các loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế trong môi trường xung quanh. Phân biệt màu tượng trưng cho từng loại. Thái độ: _ Có ý thức học hỏi và tìm hiểu về kiến thức mới. Phương pháp: Giáo viên giảng dạy và hướng dẫn cho các em tìm hiều về những phần kiến thức khó nhất là nhận biết và phân loại 3 loại rác bằng cách liên hệ thực tế hàng ngày và quan sát tranh vẽ. Bài 3: Giới thiệu 3R Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: Kiến thức: Hiểu được nội dung các khái niệm 3R và biết về dự án 3R-HN. Hiểu rõ khái niệm “Phân loại rác tại nguồn” _ 1 trong những hoạt động chính của 3R. Bước đầu ý thức về lợi ích và sự cần thiết của 3R trong việc sử dụng rác hợp lý. Kỹ năng: Kỹ năng phân biệt các khái niệm 3R. Kỹ năng thực hành phân loại rác trong gia đình và ở lớp học. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống và quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải. Phương pháp: Giới thiệu về 3R và thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu kỹ những lợi ích của việc thực hiện 3R. Trắc nghiệm “ai nhanh, ai đúng”, vẽ tranh về 3R giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng. Bài 4: Phân loại rác trong gia đình, nhà trường, cộng đồng Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: Kiến thức: Hiều cách phân loại và xử lý đối với từng loại rác Biết được thời gian và địa điểm thu gom rác. Kỹ năng: Thực hiện phân loại và xử lý rác đúng tại gia đình, nhà trường và những nơi công cộng. Biết đổ rác đúng thời gian và địa điểm quy định. Thái độ Có ý thức tốt trong việc phân loại và xử lý rác. Phương pháp: Giáo viên sử dụng phần tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa và miêu tả cách sử dụng các loại thùng rác giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn. Thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi : “ Việc thực hiện PLRTN có gặp những khó khăn gì không?” và “Suy nghĩ và giải thích tại sao rác hữu cơ lại phải đổ hàng ngày?” Bài 5: Ứng dụng hành vi 3R trong cuộc sống Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: Kiến thức: Hiểu được thế nào là các hành vi 3R trong cuộc sống. ( Ăn hết thức ăn trong ngày, tắt điện quạt khi không dùng nữa, tái sử dụng lại những tờ giấy còn một mặt làm nháp...) Kỹ năng: Nhận biết được các hành vi 3R và biết cách ứng dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Thái độ: Có ý thức thực hiện và tác động tới những người thân xung quanh cùng tiến hành thực hiện những hành vi 3R trong cuộc sống thường nhật. Phương pháp: Giúp học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và làm bài tập để có thể phân biệt được các hành vi nên và không nên làm trong cuộc sống hàng ngày, theo tinh thần 3R. Bài 6: Vui cùng 3R (Bài học ngoại khóa) Mục tiêu: Tạo không khí học tập ngoại khóa sôi nổi và thoải mái cho học sinh. Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh thêm yêu thích và ghi nhớ sâu sắc về 3R. Phương pháp: Cho các em học bài hát 3R, đóng kịch về phân loại rác theo kịch bản, chơi trò chơi về phân loại rác hay tìm hiểu về Mottainai (Tiếc quá ! Thật lãng phí! ) ở Nhật Bản. Tiểu kết Dự án 3R-HN được chính phủ nhật bản tài trợ và là một chương trình chuyển giao công nghệ về môi trường đến Việt Nam và thực hiện thí điểm ở Hà Nội đầu tiên. Tại Nhật Bản đã thực hiện rất thành công việc phân loại rác thải tại nguồn và áp dụng 3R vào trong các ngành sản xuất. Khi thực hiện thí điểm dự án này tại thủ đô Hà Nội, bên cạnh hoạt động chính là phân loại rác thải tại nguồn thì dự án cũng áp dụng các mô hình thí điểm hoạt động bên cạnh hoạt động chính để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của mô hình. Đầu tư kinh phí để xây dựng, tạo công nghệ cho nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn, xây dựng một trung tâm giáo dục môi trường tại nhà máy, mô hình truyên thông rất mạnh mẽ đến cộng đồng người dân, mô hình giáo dục môi trường tại cộng đồng, các trường tiểu học cũng là một thế mạnh để nâng cao nhận thức người dân. Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn, có thể thấy được những tác động tích cực đến thành phố Hà Nội và người dân tại đây. 2 phường thí điểm Phan Chu Trinh và Nguyễn Du đã thực hiện rất nghiêm túc, đi vào thói quen và đạt hiệu quả tương đối cao, hai phương mới thí điểm Thành Công và Láng Hạ do mới thực hiện và địa bàn dân cư phức tạp hơn nên vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn đã liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng phân Compost và hoạt động tốt do nhận được rác đã phân loại từ 4 phường mà không khó khăn như rác chợ bình thường. Cùng với đó mô hình truyền thông cũng có nhiều lợi thế và rầm rộ khi có đội ngũ hội viên 3R rộng lớn (trên 5000 hội viên) và thường xuyên tổ chức chiếu phim di động trên địa bàn các phường thí điểm nhằm giúp người dân gần gũi và tìm hiểu được về 3R qua nhiều kênh thông tin hơn nữa. Mô hình giáo dục môi trường tại cộng đồng và tiểu học được đánh giá cao và có những phản hồi tích cực từ phía học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Các bài giảng dễ hiểu, có nhiều phương pháp tiếp cận đến học sinh giúp các em chủ động tìm hiểu và thực hành. Các công cụ thực hiện giảng dạy cũng rất ngộ ngĩnh và dễ hiểu để các em có thể tiếp thu bài nhanh hơn. Mô hình giáo dục môi trường tại tiểu học còn có sự giúp đỡ của các hội viên 3R để thực hiện các chương trình toàn trường nhằm phổ biến kiến thức 3R ra toàn bộ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111283.doc
Tài liệu liên quan