Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính của Công Ty Cổ Phần Việt Vàng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 2

1. Tổng quan về công ty cổ phần việt Vàng 2

1.1. Những thông tin chung 2

1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2

1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 4

1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 4

1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Việt Vàng 4

1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6

1.5. Nhân lực 7

1.6. Cơ sở vật chất máy móc thiết bị 9

1.7. Sản phẩm và dịch vụ 10

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VÀNG 11

1. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Việt Vàng 11

1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tình hình sử dụng nguồn vốn và tài sản. 11

1.2. Phân tích về tình hình và khả năng thanh toán của công ty. 16

1.3. Phân tích khả năng luân chuyển vốn của công ty. 27

1.4. Phân tích khả năng sinh lời của công ty 30

1.5. So sánh với công ty khác trong ngành 35

2. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần Việt Vàng 43

PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VÀNG 45

1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Việt Vàng 45

2. Một số kiến nghị về giải pháp tài chính chủ yếu đối với công ty cổ phần Việt Vàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 46

2.1. Xác định số vốn cũng như cơ cấu hợp lý 46

2.2. Tăng cường thêm vốn chủ sở hữu. 46

2.3. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản phải nợ. 47

2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 48

2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 48

2.6. Tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. 49

2.7. Tăng cường tham gia hoạt động trên thị trường tài chính 49

3. Kiến nghị đối với nhà nước 50

KẾT LUẬN 51

PHỤ LỤC 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính của Công Ty Cổ Phần Việt Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn nhưng luôn nằm trong nhu cầu thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp và do đó cần được tài trợ bởi nguồn vốn cố định Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất lắp ráp các nhà thép tiền chế, các cấu kiện thép,… vì thế công ty cũng cần một lượng vốn lưu động cao để thực hiện các nhiệm vụ tài chính trong kỳ. Đồng thời vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng ước lượng các rủi ro tài chính, tình hình vốn lưu động ròng còn ảnh hưởng tới năng lực vay nợ để tạo vốn, nên chỉ tiêu này là quan trọng không chỉ với các nhà quản trị tài chính của công ty cổ phần Việt Vàng, mà còn là chỉ tiêu quan trọng cần chú ý đối với các đối tượng liên quan như: các nhà đầu tư, các ngân hàng, các đối tác liên kết kinh doanh… Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của công ty cổ phần Việt Vàng cũng phụ thuộc vào vốn lưu động. Do vậy, công ty cổ phần Việt Vàng cũng thể hiện sự tăng trưởng Vốn lưu động qua các năm theo tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế qua các năm 2007 – 2009. Bảng 8 : Vốn lưu động ròng của công ty ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản ngắn hạn 4.939.623.229 14.918.412.699 20.856.518.132 Nợ ngắn hạn 201.746.407 3.396.795.829 8.954.476.129 Vốn lưu động ròng 4.737.876.822 11.521.616.860 12.102.204.203 Biểu đồ 4 : Vốn lưu động ròng của công ty Nhìn chung, vốn lưu động ròng có xu hướng tăng trong 3 năm phản ánh khả năng chi trả tốt của Công ty với các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2007, lượng vốn này khởi điểm là gần 4,74 tỷ sang năm 2008 lượng vốn này tăng lên 11,52 tỷ tăng gần 6,78 tỷ đến năm 2009 lượng vốn này là 12,1 tỷ điều đó có thể thấy được rằng mặc dù nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm 2007 đến năm 2009 lần lượt là 0,2 tỷ; 3,4 tỷ và 8,9 tỷ nhưng lượng vốn lưu động cũng tăng lên khá nhanh điều đó càng cho thấy rõ việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty qua các năm. Các hệ số thanh toán. Biểu đồ 5: Các hệ số thanh toán của công ty ĐV: Lần Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Bảng 9: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản ngắn hạn 4.939.623.229 14.918.412.699 20.856.518.132 Nợ ngắn hạn 201.746.407 3.396.795.829 8.954.476.129 Hệ số TT hiện hành (lần) 24,48 4,39 2,33 Qua bảng và biểu đồ: ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty cổ phần Việt Vàng có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2007 khả năng này là 24,48 lần thì sang năm 2008 nó lại giảm xuống chỉ còn 4,39 lần, sang năm 2009 lại giảm xuống tiếp chỉ còn 2,33 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang gặp vấn đề, làm cho công ty có khả năng gặp rủi ro tài chính cao hơn . Có thể lý giải tại sao lại có sự sụt giảm mạnh như vậy từ năm 2007 sang năm 2008 bởi do năm 2008 nợ ngắn hạn tăng lên 3,4 tỷ gấp gần 17 lần so với năm 2007 đồng thời tài sản ngắn hạn cũng tăng lên từ 4,9 tỷ lên 14,9 tỷ gấp gần 3,04 lần. Như vậy, tốc tăng của tài sản ngắn hạn không nhanh bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên thời kỳ này khả năng thanh toán hiện hành giảm rõ rệt, tốc độ giảm của khả năng thanh toán hiện hành chậm dần năm 2009 để dần đi vào thế ổn định. Việc hệ số khả năng thanh toán hiện hành cao quá thể hiện doanh nghiệp quản trị tài sản lưu động chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhiều nợ khó đòi… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hệ số này thấp quá thì báo hiệu khả năng tài chính khó khăn của công ty. Tuy nhiên, hàng tồn kho là bộ phận tài sản ngắn hạn kém lỏng nhất để chuyển được nó thành tiền phải tốn một khoảng thời gian và chi phí nhất định, trong khi hàng tồn kho của công ty lại chiếm 1 tỷ lệ khá lớn 20,54 % năm 2008 và 26,6 % năm 2009 trong tổng tài sản. Điều này làm cho việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua hệ số thanh toán hiện hành là thiếu chính xác. Để khắc phục nhược điểm đó, cần xem xét thêm hệ số thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Bảng 10: Hệ số khả năng thanh toán nhanh ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TSNH 4.939.623.229 14.918.412.699 20.856.518.132 HTK 4.018.182 6.157.147.161 5.591.849.064 Nợ NH 201.746.407 3.396.795.829 8.954.476.129 Hệ số TT nhanh (lần ) 24,46 2,58 1,7 ( nguồn: báo cáo tài chính - phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 - 2009) Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy được khả năng thanh toán nhanh cũng có xu hướng như hệ số thanh toán hiện hành nhưng mức sụt giảm mạnh hơn. Cụ thể năm 2007 hệ số này là 24,46 lần, sang năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 2,58 lần và sang năm 2009 là 1,7 cùng với sự tăng lên % của hàng tồn kho chiếm trong tài sản ngắn hạn là 0,05% năm 2007 lên 20,54% năm 20008 và 26,6% năm 2009 nên đã làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Bảng 11:Hệ số khả năng thanh toán tức thời ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền và tương đương tiền 809.973.346 4.515.315.317 3.727.819.104 Nợ ngắn hạn 201.746.407 3.396.795.829 8.954.476.129 Hệ số TT tức thời ( lần) 3,96 1,33 0,42 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 – 2009 ) Tỷ số thanh toán này có xu hướng giảm dần qua các năm 2007 là 3,96 lần sau đó giảm xuống còn 1,33 lần vào năm 2008 tức giảm 66,41 %, tại năm này tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên từ 0,81 tỷ năm 2007 lên 4,52 tỷ tăng lên 458,02 % nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng nợ ngắn hạn tăng lên 1800 % từ 0,2 tỷ lên 3,39 tỷ. Sang năm 2009, tỷ số này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,42 lần tức giảm 68,42 % so với năm 2008 và giảm 89,93 % so với năm 2007, đồng thời tiền và các khoản tương tiền lại có xu hướng giảm 17,45 % so với năm trước và nợ ngắn hạn lại tăng lên 163,66 % tuy nhiên tốc độ giảm của năm 2009 giảm nhẹ hơn so với khoảng thời gian từ năm 2007 chuyển sang 2008 vì nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng mạnh hơn so với năm 2009. Khác so với các hệ số tính ở trên, hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty có sự ổn định hơn mặc dù vẫn phản ánh xu hướng chung là thể hiện sự sụt giảm khả năng thanh toán vào năm 2008 và 2009 nhưng rõ ràng sự sụt giảm không quá chênh lệch so với hai hệ số trước. Có thể nói tốc độ của tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng nhưng không tăng nhanh bằng sự tăng của nợ ngắn hạn ngày một mạnh mẽ nên hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm. Hệ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng. Bảng 12: Hệ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ (%) HTK 4.018.182 6.157.147.161 5.591.849.064 6.153.128.979 153.132 -565.298.097 -9,18 VLĐR 4.737.876.822 11.521.616.860 12.102.204.203 6.783.740.038 143,18 580.587.340 5,04 HTK / VLĐR 0,09 53,44 46,21 53,53 59.278 - 7,23 -13,53 ( nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 – 2009 ) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số giữa hàng tồn kho và vốn lưu động ròng có nhiều sự biến động. Năm 2007 đây là năm có tỷ số thấp nhất 0,09 % thể hiện được rằng công ty có cơ cấu tài sản có tính nới lỏng khá tốt, trong khi tỷ lệ hàng tồn kho chỉ chiếm có 4,01 triệu thì vốn lưu động ròng lại là trên 4,7 tỷ điều đó cho thấy rằng việc vốn lưu động càng cao cho thấy sự luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất khá tốt. Sang năm 2008 thì tỷ số này lại tăng lên cao là 53,44 % nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của hàng tồn kho khá cao cao hơn so với tốc độ của vốn lưu động ròng cụ thể tỷ lệ tăng của hàng tồn kho năm 2008 so với năm 2007 là 153,132 % và của vốn lưu động ròng chỉ là 143,18 % nó làm tăng hệ số này lên cao, việc tăng hệ số này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tính nới lỏng tài sản không được tốt. Đến năm 2009 thì hệ số này lại có xu hướng giảm hơn so với năm 2008 do trong thời điểm này hàng tồn kho giảm 9,18 % nhưng vốn lưu đồng ròng chỉ tăng có 5,04 % nên làm cho hệ số này có xu hướng giảm xuống hơn là một dấu hiệu khá tốt tuy nhiên nó vẫn là một mức cao. Vì thế mà doanh nghiệp cần giảm bớt các khoản mục hàng tồn kho sao cho phù hợp dự báo về tình hình tiêu thụ trong tương lai để có thể tăng tính linh hoạt cho tài sản cũng như tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và nắm bắt được các cơ hội đầu tư mới. Phân tích khả năng luân chuyển vốn của công ty. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất và đặc biệt là một doanh nghiệp xây dựng thì nhắc đến hiệu quả hoạt động tài chính không thể không nhắc đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đây là một vấn đề khá quan trọng nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luan chuyển vốn hay phân tích khả năng hoạt động giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hhiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay hiệu quả hoạt động của công ty. Luân chuyển hàng tồn kho Trong điều kiện giá cả thị trường nguyên vật liệu trong ngành xây dựng liên tục biến động đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những phân tích dự báo sát thực tế nhất có thể dự trữ lại được phần nguyên liệu cần thiết cho các công trình thi công, không thể xảy ra tình trạng làm chậm tiến độ thi công việc do thiếu nguyên vậy liệu. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Vì vậy, Công ty cũng cần chú trọng đến việc quản lý lý dự trữ sao cho tối ưu nhất nhằm tránh vốn tồn đọng, tránh trường hợp thiếu nguyên vật liệu, thiếu hàng cung ứng, tiết kiệm chi phí lưu kho,lưu bãi. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình hoạt kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ… Bảng 13: Bảng số vòng quay HTK ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) GVHB 18.874.015.663 47.896.916.468 31.022.901.205 164,37 HTK 6.157.147.161 5.591.849.064 - 565.298.097 - 9,18 Số vòng quay HTK 3,07 8,57 5,5 179,15 Số ngày 1 vòng quay 117 42 - 75 - 64,1 ( nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009) Qua bảng ta thấy số vòng quay HTK có xu hướng tăng lên tương ứng với số ngày 1 vòng quay HTK lại giảm xuống. Năm 2008 thì số vòng quay hàng tồn kho là 3,07 vòng một mức khá thấp tương ứng số ngày của một vòng quay HTK tăng lên là 117 ngày điều đó cho thấy rằng trong thời kỳ này doanh nghiệp phải công ty bị ứ đọng khá nhiều, khả năng xoay vòng vốn kém hiệu quả. Sang năm 2009 thì số vòng quay HTK tăng lên từ mức 3,07 vòng lên đến 8,57 vòng làm cho số ngày một vòng quay HTK giảm xuống chỉ còn 42 ngày sở dĩ thời kỳ này số vòng quay HTK tăng lên là bởi vì tốc độ tăng của GVHB nhanh hơn so với tốc độ tăng của HTK cụ thể GVHB tăng hơn 164,37% so với năm 2008 trong khi đó HTK bình quân lại giảm xuống 9,18%. Việc tăng giá trị hàng tồn kho cũng thể hiện được doanh nghiệp đang ngày càng có xu hướng mở rộng sản xuất tuy nhiên giá trị hàng tồn kho cũng nên ở trong một pham vi nhất định để tránh tình trạng bị ứ động quá nhiều đối với hàng hóa để trong kho. Nhìn chung tình hình hàng tồn kho của công ty chỉ đang ở mức trung bình công ty cần cải thiện hơn để cho cho số vòng quay hàng tồn kho tăng cao sẽ làm giảm thời gian dự trữ hàng ngắn lại, hàng tiêu thụ nhanh hơn và thu lợi sẽ càng nhiều làm tăng năng lực thu lợi của công ty hơn. Vòng quay luân chuyển các khoản phải thu. Khả năng thu hồi vốn thể hiện qua hệ số kỳ thu tiền bình quân (vòng quay khoản phải thu) phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp bởi thu hồi vốn càng nhanh chóng thì công ty càng có điều kiện để thực hiện tái đầu tư, nâng cao mức sinh lời của đồng vốn. Đối với một doanh nghiệp xây dựng thì vòng quay các khoản phải thu thường thấp do quá trình thi công một công trình thường kéo dài và đa số công trình chỉ nhận được thanh toán của đối tác khi đã hoàn thành xong hoàn toàn công trình và được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Bảng 14: Bảng kê phân tích kỳ thu tiền bình quân ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 22.795.203.413 54.553.263.895 31.758.060.482 139,32 Các khoản phải thu 3.072.929.319 10.182.815.091 7.109.885.771 231,37 Vòng quay khoản phải thu 7,42 7,67 0,25 3,37 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 49 67 18 36,73 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 - 2009) Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 0,25 vòng tương ứng tăng lên là 3,37 % do vậy tăng số ngày thu tiền lên 18 ngày. Trong khi doanh thu thuần cũng tăng lên từ 22,79 tỷ năm 2008 lên 54,55 tỷ năm 2009 tăng tương ứng 139,32 % thì tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng nhanh hơn là 231,37 % (từ 3,07 tỷ lên 10,18 tỷ) thể hiện sự không hiệu quả trong chính sách tín dụng thương mại và công ty đang phải đối mặt với tình trạng bị chiếm dụng. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn sẽ càng tốt cho khả năng của doanh nghiệp thanh toán và luân chuyển vốn. Thời kỳ này, kỳ thu tiền bình quân của công ty còn khá cao vì thế công ty cần có các biện pháp để giảm số ngày này xuống và đẩy nhanh hơn nữa quá trình luân chuyển các khoản phải thu trong thời gian tới. Vòng quay tổng tài sản Bảng 15: Bảng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) DTT 22.795.203.413 54.553.263.895 31.758.060.482 139,32 TTS 29.980.656.087 38.286.832.857 8.306.176.770 27,71 Vòng quay TTS (ngày) 0,76 1,42 0,66 86,84 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009 ) Theo bảng ta thấy, công ty cổ phần Việt Vàng bỏ ra một đồng vốn đầu tư thì thu được 0,76 đồng doanh thu vào năm 2008 và tăng lên là 1,42 đồng doanh thu năm 2009. Như vậy, cùng với sự tăng lên của tổng tài sản từ 29,98 tỷ lên 38,28 tỷ năm 2009 thì doanh thu cũng tăng lên với tốc độ nhanh hơn từ 22,79 tỷ lên 54,55 tỷ nó tác động đến làm tăng vòng quay tổng tài sản của công ty. Nhìn chung, hiệu suất tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn năm trước, thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt và việc tăng tổng tài sản cũng làm tăng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu suất tổng tài sản không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với việc đem lại lợi nhuận cao bởi nó còn phụ thuộc vào tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp. Do đó, cần kết hợp xem xét những chỉ tiêu tài chính khác. Vòng quay tài sản cố định. Cho biết hiệu quả của chính sách đầu tư dài hạn và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Bảng 16: Bảng chỉ tiêu vòng quay TSCĐ ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) DTT 22.795.203.413 54.553.263.895 31.758.060.482 139,32 TSCĐ 15.062.243.388 17.430.314.725 2.368.071.337 15,72 Vòng quay TSCĐ (ngày) 1,51 3,13 1,63 107,95 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009 ) Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua 2 năm. Cụ thể, năm 2008 là 1,51 vòng có nghĩa là ứng với mỗi đồng TSCĐ thì tạo ra 1,51 đồng doanh thu, tỷ lệ này thấp hơn so với ngành là 2. Chứng tỏ quá trình đầu tư và sử dụng TSCĐ của công ty không thực sự hiệu quả. Sang năm 2009 thì số vòng quay TSCĐ tăng lên là 3,13 vòng tăng gấp gần 107,95 % so với năm trước điều này có thể lý giải là vì giai đoạn này doanh thu thuần tăng lên với tốc độ nhanh chóng 139,32 % (từ 22,79 tỷ lên 54,55 tỷ) trong khi đó tốc độ tăng của TSCĐ chỉ là 15,72 % một tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu thuần vì thế mà nó thúc đẩy làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ lên. Phân tích khả năng sinh lời của công ty Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hoạt động cuối cùng và cao nhất. Và đó chính là chỉ tiêu tài chính phản ánh một cách tổng hợp nhất và chính xác nhất hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các chính sách quản trị trong doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ xem xét đến tổng lợi nhuận đạt được mà cần phải đặt nó trong mối quan hệ với vốn và tài sản cũng như nguồn gốc tạo ra các khoản lợi nhuận đó. Các tỷ số lợi nhuận này là các tỷ số tổng hợp về khả năng thu lợi, thông qua đó để đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hiệu quả quản lý cũng như đánh giá khả năng thu lợi nhuận thuần của công ty cổ phần Việt Vàng. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh thu được lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại, là một mặt quan trọng trong đánh giá thành tích tài chính của Công ty Cổ phần Việt Vàng. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ xem xét đến tổng lợi nhuận mà cần phải đặt nó trong mối quan hệ với vốn, tài sản cũng như nguồn gốc tạo ra những khoản lợi nhuận đó. Biểu đồ 6: Khả năng sinh lời của công ty ĐV: % Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Trong khi, doanh thu chỉ ra khả năng, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường thì lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả hoạt động một cách toàn diện của doanh nghiệp. Bảng 17: Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐV : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) DTT 22.795.203.413 54.553.263.895 31.758.060.482 139,32 LNST 1.152.273.938 2.830.072.586 1.677.795.648 145,61 LNST/ DTT (%) 5,05 5,19 0,14 2,77 ( Nguồn : báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009). Qua bảng ta thấy rằng: năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì có 5,05 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2009 thì tỷ lệ này là 5,19 nó tăng lên 0,14 %. Doanh thu của năm 2009 tăng lên 139,32 % từ 22,79 tỷ lên 54,55 tỷ trong khi đó lợi nhuận tăng lên 145,61 % từ 1,15 tỷ lên 2,83 tỷ tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu gây ra sự tăng lên của tỷ suất lợi nhuận, điều đó thể hiện trong năm này công ty đã có sự biến động của lợi nhuận sau thuế mà nguyên nhân chủ yếu là việc quản lý chi phí vốn của công ty được hiệu quả hơn, làm giảm đi chi phí. Mặc dù, trong 2 năm thì tỷ suất lợi nhuận đã tăng lên nhưng nó vẫn chỉ ở mức thấp. Nhìn lại lĩnh vực nhà thép tiền chế trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với các công trình nhà xưởng thông thường vì nhà xuởng bằng thép tiền chế có ưư điểm hơn vì chi phí thấp hơn, thời gian xây dựng nhanh, dễ mở rộng… Đồng thời, sự bùng nổ các làn sóng nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo nhu cầu về nhà thép tiền chế tăng cao trong thời gian tới. Thế mà hiện giờ công ty vẫn ở mức trung bình. Đây là một vấn đề công ty cần khắc phục trong thời gian tới, chú trọng hơn việc quản lý chi phí giá vốn sao cho hiệu quả cao hơn nữa, cao hơn mức trung bình của ngành. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA Bảng 19: Bảng tính chỉ tiêu ROA ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) LNST 1.152.273.938 2.830.072.586 1.677.798.648 145,61 TTS 29.980.656.087 38.286.832.857 8.306.176.770 27,71 ROA (%) 3,84 7,39 3,55 92,45 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009 ) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp. Qua bảng tính trên ta thấy ROA của công ty cổ phần Việt Vàng có xu hướng tăng dần qua 2 năm. Cụ thể, năm 2008 thì ROA là 3,84 % nhưng sang năm 2009 thì tỷ lệ này tăng lên 7,39 % một mức độ tăng rất nhanh, điều đó cho thấy công ty ngày càng có nhiều chính sách trong quản lý tổng tài sản một cách chặt chẽ và hợp lý hơn. Mặc dù, qua các năm tổng tài sản của công ty đã tăng lên, công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nhưng không phải chi tiêu hầu hết vào mua tài sản cố định mà công ty còn đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm và áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để mở rộng thị trường vì thế mà tổng tài sản chỉ tăng lên 27,71 % nhưng tổng doanh thu lại tăng mạnh lên 139,32 %. Tóm lại, kết hợp các chỉ tiêu luân chuyển tài sản nguồn vốn như phân tích ở trên là khá tốt ( trừ chỉ tiêu hàng tồn kho không tốt vì dự trữ quá mức cần thiết ) thì có thể thấy ROA của công ty cổ phần Việt Vàng có xu hướng tăng dần và ở mức khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE Đây là một hệ số hết sức quan trọng vì nó phản ánh phần thu nhập cơ bản của cổ đông Công ty. Tối đa hóa vốn chủ sở hữu là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Và cơ sở để thực hiện mục tiêu này chính là không ngừng nâng cao tỷ suất vốn chủ sở hữu. Bảng 20: Bảng tính chỉ tiêu ROE ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) VCSH 21.309.154.246 29.332.356.728 8.023.201.482 37,65 LNST 1.152.273.938 2.830.072.586 1.677.798.648 145,61 ROE (%) 5,41 9,65 4,24 78,27 ( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 – 2009) Qua bảng ta thấy: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Việt Vàng không ngừng tăng lên qua các năm. ROE đạt từ mức 5,41% năm 2008 len 9,65% năm 2009. Điều này có thể lý giải đó chính là do trong năm 2009 tốc độ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh lên 145,61% từ mức 1,15 tỷ lên 2,83 tỷ trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty chỉ tăng có 37,65 % từ 21,3 tỷ lên 29,33 tỷ cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu khá hiệu quả. Nhìn chung, mức tỷ lệ ROE của công ty đang ngày càng có xu hướng tốt hơn. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont. Phương pháp phân tích Dupont là một phương pháp hiệu quả trong phân tích các chỉ tiêu ROA và ROE bằng cách phân tích các chỉ số này thành các tỷ số thành phần là doanh lợi doanh thu (PM), Hiệu suất sử dụng tài sản (AU) và hệ số nhân vốn chủ sở hữu (EM). Thực chất của việc phân tích này là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ ở hữu , sẽ giúp chúng ta đánh giá một cách tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp và đồng thời giúp đề xuất các biện pháp suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản * Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu * Doanh thu / Tổng tài sản * Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu = Doanh lợi doanh thu * hiệu suất sử dụng tổng tài sản * Hệ số nhân vốn VCSH = PM*AU*EM Bảng 21: Bảng phân tích ROE qua các chỉ số Dupont ĐV: % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) PM (%) 5,05 5,19 0,14 2,77 AU (%) 76,03 142,49 66,46 87,41 EM (%) 140,69 130,53 - 0,1 - 7,09 ROA (%) 3,84 7,39 3,55 92,45 ROE (%) 5,41 9,65 4,24 78,27 ( Nguồn: Báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2008 - 2009) Biểu đồ 7: phân tích ROE bằng phương pháp DOPOUNT Qua bảng ta thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Việt Vàng liên tục tăng mạnh từ mức 5,41% năm 2008 lên mức 9,65% năm 2009 tương ứng tăng 78,27 %. Sự tăng mạnh này chủ yếu là do hiệu suất sử dụng tài sản tăng mạnh lên. Cụ thể năm 2008 hệ số nhân vốn chiếm cao nhất là 140,69 % sang năm 2009 thì hệ số nhân vốn giảm xuống chỉ còn 130,53 %, sở dĩ như vậy bởi vì trong năm này tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 37,65 % từ 21,3 tỷ lên 29,33 tỷ cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản là 27,7 %. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại tăng lên từ 76,03 % lên 142,19 % tương ứng tăng 87,41 % vì tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng mạnh nên nó tác động thúc đẩy đưa hệ số chỉ tiêu ROE tăng lên 9,65 %. Còn doanh lợi doanh thu cũng tăng nhưng do tỷ lệ quá ít so với hệ số nhân vốn và hiệu suất sử dụng tài sản, do vậy không thể biểu hiện tác động tích cực rõ rệt lên hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Trong thời gian tới khả năng biến động lớn về hệ số nhân vốn khá nhỏ, bởi vậy để nâng cao hiệu quả tổng hợp của hoạt động tài chính, Công ty cần chú trọng tới các giải pháp nhằm tiếp tục tăng doanh lợi doanh thu và cải thiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản. So sánh với công ty khác trong ngành Để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty một cách thiết thực hơn thì việc so sánh kết quả của công ty với doanh nghiệp khác trong cùng ngành là một điều rất quan trọng. Vì từ việc phân tích đánh giá so sánh này giúp cho công ty biết xem tình hình hoạt động của công ty đang ở mức nào so với doanh nghiệp khác thì mình hơn và kém như thế nào? để từ đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy cho tương lai hoạt động của công ty. Dưới đây ta sẽ so sánh công ty với công ty cổ phần nhà thép và thiết bị công nghiệp và công ty cổ phần kết cấu thép Đông Anh để từ đó thấy được tình hình tài chính của công ty đang ở mức nào. Công ty cổ phần nhà thép và thiết bị công nghiệp Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ phần nhà thép và thiết bị công nghiệp. Tên giao dịch quốc tế: STEEL BUILDINGS & EQUIPMENT INDUSTRIES JSC. Trụ sở: Phòng 408 toà nhà Vimeco CT2 đường Hoàng Minh Giám - Trung Hoà - Cầu giấy - Hà Nội. Nhà máy: Km40+900, Quốc Lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng, Cẩm Giàng, Hải Dương. Thành lập ngày 20 tháng 05 năm 2003 theo quyết định số 0103002266 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội. Công ty cổ phần nhà khung thép và thiết bị công nghiệp là một doanh nghiệp cung cấp chuyên nghiệp, trọn gói sản phẩm nhà thép tiền chế từ thiết kế, gia công chế tạo đến lắp dựng hoàn chỉnh công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3742.doc
Tài liệu liên quan