Chuyên đề Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010

Chương 1: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất.

I) Tổng quan chung:

1) Khái niệm và đặc điểm, tính chất của quy hoạch sử dụng đất:

1.1) Khái niệm.

1.2) Tính chất.

2) Cỏc loại hỡnh quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

3) Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất:

4) Nhận thức về đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp xó:

II) Đánh giá những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp xó:

1) Căn cứ pháp lý.

2) Định hướng phát triển kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh.

3) Yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

4) Hiện trạng quỹ đất đai và nhu cầu sử dụng đất.

5) Phát triển dân số.

6) Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạh sử dụng đất kỳ trước.

III) Đánh giá quy hoạch sử dụng dất đai cấp xó theo cỏc bước thực hiện quy hoạch:

7) Đánh giá công tác chuản bị và điều tra cơ bản.

1.1) Đánh giá yêu cầu, mục đích và phê duyệt dự án.

1.2) Đánh giá về công tác tổ chức và chuẩn bị triển khai.

1.3) Đánh giá công tác điều tra cơ bản.

8) Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường tác động đến việc sử dụng đất đai.

9) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xó hội tỏc động đến việc sử dụng đất đai của xó.

10) Đánh giá tỡnh hỡnh quản lý, hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai 5 – 10 năm.

11) Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và giải pháp thực hiện.

12) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trỡnh duyệt.

IV) Các phương pháp đánh giá quy hoạch:

13) Phương pháp kết hợp đinh tính và định lượng.

14) Phương pháp kết hơp vĩ mô và vi mô.

15) Phương pháp cân bằng tương đối.

16) Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất.

Chương II: Đánh gia quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:

I) Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xó hội:

1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

1.1) Điều kiện tự nhiên

1.2) Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường.

2) Thực trạng phỏt triển kinh tế xó hội:

2.1) Tăng trưởng kinh tế, chuyển dich cơ cấu kinh tế.

2.2) Thực trạng của các ngành nông lam ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.3) Dân số và nguồn lao động.

2.4) Cơ sở hạ tầng.

3) Tỡnh hỡnh quản lý, hiện trạng sử dụng đất.

3.1) Tỡnh hỡnh quản lý đất đai.

3.2) Qũy đất và cơ cấu quỹ đất thời kỳ 2000 – 2005.

3.3) Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai thời kỳ 2000 – 2005.

4) Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất.

II) Dự án quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2005 – 2010.

1) Phương án chung sử dụng đất đai toàn xó Cao Thắng giai đoạn 2005 – 2010.

2) Biến động đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.

3) Bố trí sử dụng đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.

3.1) Đất nông nghiệp.

3.2) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3.3) Đát lâm nghiệp.

3.4) Đất chuyên dùng.

3.5) Đất khu dân cư nông thôn.

3.6) Đất chưa sử dụng.

III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng:

1) Căn cứ xây dựng quy hoạch của xó.

2) Đánh gía nội dung, phương án quy hoạch.

2.1) Đất nông nghiệp.

2.2) Đất lâm nghiệp.

2.3) Đất chuyên dùng.

2.4) Đất đô thị.

2.5) Đất khu dân cư nông thôn.

2.6) Đất chưa sử dụng.

III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:

1) Đánh giá cănh cứ xây dụng quy hoạch xó

2) Đánh giá nội dung quy hoạch sử dụng đất của xó.

2.1) Đất nông nghiệp.

2.2) Đất lâm ghiệp.

2.3) Đất chuyên dùng.

2.4) Đất đo thị.

2.5) Đất khu dân cư nông thôn.

2.6) Đất chưa sử dụng.

3) Xét duyệt thông qua phương án.

4) Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch cấp xó.

I) Cơ sở pháp lý và thực tiễn đũi hỏi nõng cao tớnh khả thi quy hoạch sử dụng đất cấp xó.

1) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đén đổi mới và nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xó.

2) Chính sách đất dai và những quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp xó trong thời kỳ mới.

II) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xó.

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây của xã, không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích gieo trồng mà còn thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông. Có thể nhận định đất đai, địa hình, khí hậu như vậy cho phép xã phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. 1.2. Các nguồn tài nguyên: 1.2.1. Tài nguyên đất: Đất của xã Cao Thắng hình thành trên nền Biển cũ được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ phù sa. Đa số đất canh tác thích hợp cho trồng lúa và có khả năng thâm canh tăng vụ, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Có thể nói phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất Gley trên nền phèn, nghèo dinh dỡng, chua và rất chua. Bên cạnh đó, quỹ đất của xã đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp có một số diện tích đất trũng thường xuyên bị úng ngập cho hiệu quả kinh tế thấp khi trồng lúa và ngày càng có xu hướng thu hẹp lại do áp lực phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những trở ngại không nhỏ trong sử dụng đất bảo vệ môi trường. 1.2.2. Tài nguyên nước: Về nước mặt: Chủ yếu lấy từ sông Cửu An qua hệ thống trạm bơm, kênh dẫn của xã được cứng hóa cơ bản đến các xứ đồng. Ngoài ra nước mặt còn đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của xã. Về nước ngầm: Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể mà thông qua khảo sát các giếng đào của hộ gia đình cho thấy nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào và nông, các giếng đào có độ sâu 3 - 4 m, giếng khoan tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60 m. Đây là tầng có thể khai thác mức tốt nhất vừa đảm bảo trữ lượng, tuy nhiên chất lượng nước không đảm bảo cho sinh hoạt, ăn uống. 1.2.3. Tài nguyên nhân văn: Cao Thắng là một xã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với quá trình hình thành và phát triển của vùng đồng bằng, của nền văn minh lúa nước. Dân cư sống quần tụ theo thôn xóm với những đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam đó là: Yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc, cần cù chịu khó lao động, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, yêu thương con ngời, hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài.. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Hải Dương nói chung và Cao Thắng nói riêng đã có nhiều người con ưu tú của xã tham gia đóng góp công sức và không ít trong số đó đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc. Trong lao động sản xuất, họ là những người cần cù, sáng tạo đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông xa, ngày nay Đảng bộ, nhân dân Cao Thắng đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của mình xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh, các tệ nạn xã hội căn bản được đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập các văn hoá phẩm xấu không còn cơ hội trỗi dậy. Việc cưới hỏi ma chay, lễ hội vào nề nếp theo nếp sống văn hóa. Đến nay xã đã xây dựng được 1 thôn đạt danh hiệu thôn văn hoá trong tổng số 5 thôn. 1.3. Cảnh quan môi trường: Nhìn chung môi trường sinh thái huyện Thanh Miện nói chung và Cao Thắng nói riêng khá trong lành, tuy nhiên hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt cần được quan tâm. Xã chưa có bãi thải tập trung tại các thôn nên chất thải sinh hoạt thải ra môi trường tự nhiên một cách tự phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và mỹ quan của làng xã. Bên cạnh đó quá trình sử dụng thuốc và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước. 2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.1. Tăng trưởng kinh tế Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân xã đã sớm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của chính quyền các cấp đặc biệt là Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã thành các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phơng nhằm biến chủ trương chính sách của Đảng, của Hội đồng nhân dân xã thành hiện thực. Nhờ vậy mà nền kinh tế của xã có sự chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng thu nhập hàng năm, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tổng trị thu từ ngành trồng trọt của xã trong 5 năm qua (2000-2005) đạt 14,27 tỷ đồng/năm tăng bình quân đạt 7,8%/năm. 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: Cao Thắng là một xã thuần nông, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngời dân (trong tổng số 4828 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm khoảng 92%). Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển. 2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp: Ngành nông nghiệp của xã Cao Thắng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo ra nguồn nông sản tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. * Trồng trọt: Trong những năm qua, bằng sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực. Toàn xã đã chuyển dịch được 32,30 ha ruộng cấy lúa có hiệu qủa kinh tế thấp sang lập vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăm nuôi và đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Những diện tích đa vào chuyển đổi bước đầu thu được những kết quả đáng mừng, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Như vậy có thể thấy diện tích cây lúa đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các hoạt động nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt 856,00 ha trong đó diện tích chuyên trồng lúa đạt bình quân là 776,00 ha với năng suất trung bình là 122,74 tạ/ha/năm. * Chăn nuôi Có bước phát triển khá, tổng đàn bò năm 2002 là 246 con, năm 2005 là 274 con, bình quân tăng 10 con/năm. Đàn lợn nhìn chung ổn định trong 5 năm qua ở mức 2.000 con/năm. Đàn gia cầm ổn định trong 5 năm qua ở mức 31.000 con/năm Tổng giá trị thu được từ ngành chăn nuôi đạt bình quân 3,04 tỷ đồng/năm, tăng 17,2% so với năm 2000. Chiếm tỷ trọng 22,88% trong giá trị sản suất nông nghiệp. Từ những số liệu trên cho thấy chăn nuôi của xã phát triển mạnh kể cả về số lượng và chất lượng, đã xuất hiện những hộ chăn nuôi với số lượng lớn theo quy mô công nghiệp. Công tác thú y được coi trọng hàng năm, triển khai tổ chức tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đã hạn chế được dịch bệnh lớn xảy ra nh dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm... * Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi thả cá của xã là 29,03 ha chủ yếu là các ao hồ nhỏ, thùng đào, thùng đấu được cải tạo tại các cánh đồng và một số diện tích do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích trồng lúa có năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn, giá trị thu từ thuỷ sản đạt 2,0 tỷ đồng. Qua đây ta nhận thấy Cao Thắng cần xem xét kỹ lưỡng việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp theo hướng tận dụng triệt để không gian và hạn chế bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, việc chuyển đổi cần tập trung thành các khu lớn tránh sự manh mún gây khó khăn trong khâu điều hành và xử lý vấn đề môi trường. Mặt khác xã cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị trên những khu đất cho hiệu quả kinh tế thấp. 2.2.2 Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại Hoạt động tiểu thủ công nghiệp đã được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp Uỷ tạo điều kiện thuận lợi cho cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển và mở rộng các ngành nghề. Từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vầo trong sản xuất do vậy chất lượng hàng hoá ngày càng năng cao như nghề mộc, nề, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc cơ khí nhỏ… giá trị thu được bình quân đạt 4,5 tỷ đồng/năm, tăng bình quân đạt 11,4%. 3. Dân số lao động và việc làm Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005 , toàn xã có 10 891 nhân khẩu và 2 736 hộ. Toàn xã có 4 828 lao động chiếm 44,33% dân số của toàn xã, trong đó số lao động nông ngiệp chiếm đa số 95,85% số lao động toàn xã. * Việc làm, đời sống và thu nhập của người dân: Nền kinh tế của Cao Thắng chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên kịp thời sát sao của Đảng uỷ, thờng trực Hội đồng nhân dân, UBND, sự phối kết hợp của các cấp các ngành, đặc biệt là sự cần cù chịu khó, khắc phục khó khăn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân dân đã đem lại cho đời sống nhân dân ngày một đi lên. Bình quân thu nhập của ngời dân trong xã đạt 6 000 000 đồng/người/năm. Dễ dàng nhận thấy đại bộ phận người dân vẫn sống bằng nghề nông (86% là lao động nông nghiệp), tỷ lệ lao động thất nghiệp đặc biệt là lao động theo thời vụ còn rất lớn. Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng vẫn còn thiếu nguồn lao động qua đào tạo và có chất lượng cao. Xã có 5 thôn (thôn Cao Lý, Hoà Bình, Bằng Bộ, Văn Khê và Phạm Khê), dân cư sống chủ yếu tập trung ở những nơi có địa hình cao, dọc các tuyến giao thông chính của xã nh QL 38B, và trục đờng liên xã, liên thôn. Hình thái phân bố dân cư theo kiểu vùng nông thôn của đồng bằng châu thổ sông Hồng sống tập trung theo các thôn. Tuy nhiên sự phân bố dân cư cũng không đồng đều giữa các thôn, thôn tập trung đông dân cư nhất là thôn Bằng Bộ với 1.631 khẩu và thôn Cao Lý với 1.601 khẩu, thôn ít nhất là thôn Văn Khê với 501 nhân khẩu. 4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: 4.1. Giao thông: Xã có tuyến Quốc lộ là 38B chạy qua, đây là tuyến đường huyết mạch nối Cao Thắng với các xã lân cận và tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên mật độ xe lưu thông trên tuyến này là lớn, có nhiều xe cơ giới vận chuyển hàng hoá chạy qua. Các tuyến liên thôn, hệ thống đờng giao thông trong các khu dân cư cơ bản đã được bê tông hóa và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nội đồng của xã chủ yếu là đường đất, rộng từ 2 - 3 m, mật độ đường khá cao đã đáp ứng yêu cầu cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung xã đã có nhiều cố gắng trong việc duy tu bảo dỡng các tuyến đường, đảm bảo lưu thông vận chuyển hàng hoá trên địa bàn, giải toả các vi phạm hành lang giao thông, từng bước lập lại trật tự an toàn giao thông trên toàn xã. Trong 5 năm qua xã đã huy động ngân sách xã và nhân dân cùng tham gia đóng góp đã làm đợc 2,3km đờng WB2 và 18,6km đường liên thôn xóm. Rõ ràng cơ sở hạ tầng tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 4.2. Thủy lợi: Trong những năm qua công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống bão lụt của xã đã được chú trọng đầu tư. Trong 2 năm 2002 và 2003 đã kiên cố hóa hệ thống kênh mương được 4,43 km. Các trạm bơm trên địa bàn xã đều đảm bảo yêu cầu tới tiêu thủ động cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã. 4.3. Giáo dục - đào tạo: Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn nghiệp vụ của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Miện, sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, hệ thống giáo dục của xã Cao Thắng trong 5 năm qua đã có sự phát triển tốt cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, phong trào xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến dạy khuyến học đã được Đảng và chính quyền, nhân dân quan tam chú trọng. Các trường học đều đã được xây dựng kiên cố, chất lượng giáo dục đại trà cũng như mũi nhọn được nâng lên, có tiến bộ về cả văn hoá, giáo dục đạo đức, số lượng, chất lượng học sinh giỏi ở cả 3 cấp học. Năm học 2004 - 2005 tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đều tăng lên. * Trường Mần non: Tổng số cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo là 256 cháu, trong đó Mẫu giáo đạt tỷ lệ 96%; Tổng số cháu đi nhà trẻ đạt 35%. * Truờng tiểu học: Tổng số học sinh đạt 385 em, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh là 3 em, trờng đạt danh hiệu trờng chuẩn Quốc gia. * Trường Trung học cơ sở: Năm học 2004 - 2005 tổng số học sinh 402 em, trong đó học sinh giỏi cấp huyện 5 em. 4.4. Y tế: Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp Uỷ và quản lý điều hành của chính quyền, sự quan tâm của cấp trên hoạt động y tế của Cao Thắng luôn thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 5 tuổi. Giữ vững và phát huy thành tích xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho y tế ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ y tế luôn được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được chu đáo, tận tình. Hiện tại trạm y tế có 6 người gồm 1 bác sỹ, y tá và y sỹ là 4 người. 4.5. Văn hóa - Thể dục thể thao: Tuy cơ sở vật chất đài truyền thanh còn gặp nhiều khó khăn song vẫn đảm bảo được hệ thống thông tin tuyên truyền, duy trì giờ tuyên truyền thanh một cách đều đặn, hầu hết các ngày trong năm đều được phủ sang phát thanh 4 cấp, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương nhân dịp những ngày lễ lớn, là cầu nối các thành tựu khoa học kỹ thuật đến với người dân góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển rộng khắp trong nhân dân, góp phần vào việc rèn luyện sức khoẻ và thể chất, các phong trào phát triển mạnh như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, tập luyện khí công dưỡng sinh và thể dục buổi sáng. Ngoài việc rèn luyện sức khoẻ, Ban văn hoá còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, giao hữu tăng cường mối đoàn kết trong nhân dân với các xã bạn. Phong trào tiếc kiệm trong cưới, việc tang, lễ hội được duy trì, việc quản lý nhà nước về văn hoá có tiến bộ hơn. 4.6. Năng lượng: Hiện tại hệ thống lới điện của xã do Hợp tác xã quản lý đã hoạt động ổn định sử dụng an toàn, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhân dân và các trạm trại đóng trên địa bàn xã. Những năm qua Hợp tác xã đã đề nghị cấp trên và đầu tư kinh phí tu bổ đường điện, lắp thêm trạm biến áp đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 4.7. Bưu chính viễn thông: Xã đã có 1 điểm bưu điện văn hóa phục vụ thông tin liên lạc và báo chí đảm bảo đáp ứng yêu cầu kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Tổng số hộ dùng điện thoại là 140 hộ đạt 2,5 máy/100 dân. 5. Qũy đất dai và cơ cấu đất đai của xã: Xã Cao Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 606,74 ha hiện đang được sử dụng như sau: 5.1. Đất nông nghiệp: Diện tích là 431,38 ha chiếm 71,10% tổng diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 790 m2. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2005 xã Cao Thắng Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 606.74 100.00 1. Đất nông nghiệp 431.38 71.10 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 398.98 92.49 1.2 Đất lâm nghiệp 28.34 6.57 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản - - 1.4 Đất nông nghiệp khác 32.30 7.49 2. Đất phi nông nghiệp 175.36 28.90 2.1 Đất ở 33.98 19.38 2.2 Đất chuyên dùng 100.25 57.17 2.3 Đất sông ngòi và MNCD 0.90 0.51 2.4 Đất tôn giáo tín ngưỡng 7.08 4.04 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 33.15 18.90 3. Đất chưa sử dụng 0.00 0.00 5.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 398,98 ha chiếm 92,49% diện tích đất nông nghiệp trong đó: * Đất trồng cây hàng năm: Diện tích là 370,64 ha chiếm 92,90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Đất chuyên trồng lúa nước: 370,64 ha chiếm 100,00% diện tích đất trồng cây hàng năm. * Đất trồng cây lâu năm: Diện tích là 28,34 ha chiếm 7,10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ven sông Cửu An và một số nằm rải rác tại các chân ruộng trũng cho năng xuất thấp đã chuyển đổi sang mô hình ao vườn. Diện tích đất này được nhân dân kết hợp trồng cây ăn quả như vải, nhãn. 5.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 32,30 ha chiếm 7,49% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là diện tích do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một phần diện tích là các ao hồ, thùng đấu được nhân dân cải tạo để thả, giá trị thu từ ngành thuỷ sản đạt 2,0 tỷ đồng. 5.2. Đất phi nông nghiệp: Diện tích phi nông nghiệp năm 2005 là 175,36 ha chiếm 28,90% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, trong đó được sử dụng cho các mục đích. 5.2.1. Đất ở tại nông thôn Diện tích là 33,98 ha chiếm 19,38% diện tích đất phi nông nghiệp và toàn bộ là diện tích đất ở. Bình quân diện tích đất ở trên hộ đạt khoảng 250 m2 hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân, tuy nhiên lại có sự phân bố không đồng đều giữa các hộ. 5.2.2. Đất chuyên dùng Diện tích là 100,25 ha chiếm 57,17% diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm: * Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Diện tích là 0,82 ha chiếm 0,82% diện tích đất chuyên dùng. Diện tích này bao gồm khuôn viên của trụ sở ủy ban nhân dân xã và một số khu sân kho cũ của xã. Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã hiện đang xuống cấp, cần được xây dựng trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. * Đất quốc phòng, an ninh Trên địa bàn xã không có các đơn vị vũ trang nhân dân và quân đội đóng trên địa bàn. * Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Trên địa bàn xã không có diện tích đất dành cho hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đất cơ sở kinh doanh tập trung, đất cho hoạt động khoáng sản cũng như đất vật liệu xây dựng, gốm sứ. * Đất có mục đích công cộng Tổng diện tích là 93,43 ha chiếm 99,18% diện tích đất chuyên dùng, trong đó: - Đất giao thông diện tích là 42,52 ha (bao gồm đường huyện lộ 39B dài 2,9 km; đường liên xã, đường liên thôn, đường trong khu dân cư và đường giao thông nội đồng dài 53,5 km) chiếm 42,41% diện tích đất có mục đích công cộng. Hệ thống đường giao thông của xã phân bố tương đối đồng đều và được tu bổ, nâng cấp hàng năm (trong tổng số 56,4 km đường giao thông có 15,6 km đường nhựa và bê tông còn lại chủ yếu là đường cấp phối) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lu phát triển kinh tế. Đặc biệt là xã có tuyến HL 30B chạy qua là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá của xã. - Đất thủy lợi: Diện tích đất thủy lợi của xã là 52,17 ha, chiếm 52,47% diện tích đất có mục đích công cộng. Phần lớn hệ thống kênh mương phục vụ tuới tiêu của xã đã được nạo vét tu bổ thường xuyên và mới được quy hoạch lại trong quá trình dồn điều đổi thửa, đáp ứng yêu cầu tới tiêu chủ động cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã. - Đất cơ sở văn hóa: Diện tích 0,12 ha chiếm 0,12% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm diện tích nhà văn hoá các thôn, điểm Bưu điện văn hoá xã. - Đất cơ sở y tế: Diện tích là 0,40 ha chiếm 0,40% diện tích đất có mục đích công cộng. Đây là toàn bộ diện tích đất trạm y tế của xã. - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Diện tích là 1,76 ha chiếm 1,77% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm 1 trường Trung học cơ sở diện tích là 0,57 ha; 1 trường tiểu học diện tích 0,62 ha; trường Mầm non diện tích 0,45 ha và diện tích một số nhà trẻ tại các thôn. Bình quân diện tích đất trường học của xã chỉ đạt khoảng 17 m2/học sinh. So với quy chuẩn xây dựng của Bộ giáo dục và đào tạo là 25 m2/học sinh thì diện tích này là chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiện bình quân diện tích trường trung học cơ sở chỉ đạt 14 m2/học sinh. - Đất cơ sở thể dục thể thao: Diện tích là 2,46 ha chiếm 2,47% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm sân vận động xã và sân thể thao của các thôn. - Đất thương mại dịch vụ: Hiện tại xã có 1 chợ, tuy nhiên chợ chưa được xây dựng, diện tích không đáp ứng nhu cầu buôn bán trao đổi hàng nông sản phẩm của nhân dân trong xã và xã lân cận. * Đất tôn giáo, tín ngưỡng Diện tích 0,90 ha chiếm 0,51% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các đình, đền, miếu mạo phân bố ở hầu hết trong các thôn. * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Diện tích là 7,08 ha chiếm 4,04% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm một nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng kiên cố, trang trọng và 8 nghĩa địa phân bố đều ở các thôn. Hiện tại một số nghĩa địa của xã đang có mật độ chôn cất cao do nhiều năm nay chưa được mở rộng. Trong những năm tới xã cần có kế hoạch mở rộng các khu nghĩa địa sẵn có nhằm đảm bảo vệ sinh môi trờng, mỹ quan làng xóm. * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Diện tích 33,15 ha chiếm 18,90% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây chính là một phần diện tích của sông Cửu An và các ao hồ nhỏ phân bố khá đồng đều trên địa bàn xã đóng vai trò chủ yếu trong việc chứa, tiêu thoát nước thải. Tuy nhiên do dân số đông, nhu cầu nhà ở ngày càng cao đã làm cho diện tích các ao hồ bị thu hẹp lại để xây dựng nhà cửa, các công trình phục vụ dân sinh, các ao hồ còn lại thì ngày càng phải chịu sức ép lớn do lượng chất thải ngày càng nhiều, nguy cơ ô nhiễm cao. 6. Tiềm năng đất đai của xã: Cao Thắng có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện, điều kiện về khí hậu, đất đai, thủy văn ưu đãi cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của người dân là các tiềm năng to lớn để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế toàn diện nông nghiệp - Dịch vụ thương mại - tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích là 100% diện tích đất tự nhiên của xã, không còn diện tích đất chưa sử dụng Địa hình, thuỷ văn cũng như đất đai cho phép Cao Thắng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa nước cho hiệu quả kinh tế thấp, sang đào ao lập vườn trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. 6.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển các ngành 6.1.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp Xét các điều kiện về đất đai, khả năng điều tiết nguồn nước cùng với các yếu tố khác cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích. - Tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa nước cho hiệu quả kinh tế thấp (khoảng 47 ha) tại các xứ đồng có chân ruộng trũng thường xuyên bị úng ngập sang lập vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và đào ao nuôi trồng thuỷ sản. - Phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất trồng lúa 2 vụ và 2 vụ lúa màu. 6.1.3. Tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Các nhân tố quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã gồm: - Vị trí địa lý: xã Cao Thắng có sông Cửu An bao quanh xã và giáp ranh với tỉnh Hng Yên là động lực quan trọng để thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển theo. - Có hai tuyến quốc lộ là 38B chạy qua địa bàn xã. - Nguồn lao động dồi dào. - Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông ngày càng hoàn thiện. Hình thái bố trí: - Phát triển công nghiệp trước mắt ưu tiên mở mới khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn xã, nâng cao sức cạnh tranh và tạo điều kiện để xử lý nguồn chất thải tập trung, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. - Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương gắn với làng nghề truyền thống, tạo điều kiện phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. 6.1.4. Tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ Trong những năm tới cùng với sự phát triển, mở rộng của hệ thống giao thông, sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo ra những thách thức và cơ hội cho ngành thơng mại - dịch vụ của xã phát triển với các ngành nghề: cửa hàng ăn uống, kinh doanh vận tải, trung gian vận chuyển hàng hóa ra các thị trường lớn. II. Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2005 – 1010: 1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Cao Thắng đến năm 2010 Mục tiêu chung là phát huy và sử dụng mọi tiềm năng sẵn có của địa phương, đặc biệt là tiềm năng đất đai, phải coi đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn vốn quan trọng, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt trên cơ sở đó có biện pháp khai thác hợp lý đất đai nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Phấn đấu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 10%/năm. - Phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại - (56,70% - 19,40% - 23,30%). - Diện tích chuyển đổi lúa sang NTTS và cây lâu năm 30-35 ha (ngoài diện tích đã được phê duyệt theo dự án). - Bình quân giá trị thu được trên 1 ha đạt 50 – 55 triệu đồng/năm. - Bình quân giá trị thu được theo đầu người đạt 9,5-10 triệu đông/năm. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,5 - 2%. - Các tuyến đường giao thông được bê tông hoá 100% vào năm 2010. - 50% số kênh mương được kiên cố hoá. - 100% các phòng học, trạm y tế được kiên cố hoá cao tầng. - 95% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và có đủ 3 công trình vệ sinh. - 85% s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33089.doc
Tài liệu liên quan