Chuyên đề Đánh giá tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002 – 2007. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 4

I. CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC THƯỚC ĐO NGHÈO ĐÓI. 4

1. Quan điểm về nghèo đói. 4

1.1. Các quan điểm về nghèo đói. 4

1.2. Khái niệm về nghèo đói 8

2. Các thước đo về nghèo đói. 9

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. 11

1. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo. 11

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xoá đói giảm nghèo. 13

2.1. Yếu tố khách quan. 14

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 14

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 14

2.1.3. Các yếu tố tác động khác: 14

2.2. Yếu tố chủ quan. 14

2.2.1. Năng lực quản lý của Nhà nước. 14

2.2.2. Các quan điểm, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. 15

III. NGUYÊN NHÂN XOÁ ĐÓI NGHÈO 15

1. Nguyên nhân đói nghèo của Việt nam. 15

IV. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 16

1. Bức tranh chung về nghèo đói trên thế giới. 16

3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay. 17

3.1. Hàn quốc 18

3.2. Đài Loan. 19

3.3 Trung Quốc. 23

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007 25

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA. 25

1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện Tự nhiên-Xã hội. 25

1.1 Vị trí địa lý. 25

1.2. Điều kiện tự nhiên. 25

1.3. Tiềm năng. 27

2. Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh. 29

2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp 29

2.1.1. Nông nghiệp 29

2.1.2. Lâm nghiệp 31

2.2. Sản xuất công nghiệp 31

2.3 Thương mại, giá cả và dịch vụ 33

2.5. Một số vấn đề xã hội 34

II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH SƠN LA. 36

1. Thực trạng đói nghèo. 36

2. Nguyên nhân đói nghèo. 37

III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007 39

1. Giới thiệu Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. 39

1.1 Tên dự án: 39

1.2 Mục tiêu dự án: 39

1.3. Phạm vi và quy mô dự án: 40

1.4. Thời gian thực hiện dự án: . 40

1.5. Cơ quan quản lý chung dự án 40

1.6. Cơ quan thực hiện đầu tư 40

1.7. Nội dụng đầu tư: 40

1.8. Tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn 42

2. Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La. 42

2.1. Quy mô dân số, dân tộc , đói nghèo vùng dự án 42

2.2. Nguồn vốn Đầu tư của Dự án: 44

2.3 Các xã được lựa chọn và đối tượng đầu tư. 44

2. 4 Thời gian và tiến độ của Dự án. 45

2.4.1. Giải ngân. 45

2.4.2. Tình hình thực hiện Hợp đồng của các Tỉnh. 46

2.4.3. Thực trạng thanh quyết toán. 46

2.5. Vốn đối ứng (Ngân sách và dân đóng góp) 46

III. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA. 47

1. Thành tựu. 47

1.1. Mục tiêu thứ nhất 48

1.2. Mục tiêu thứ 2 50

1.3. Mục tiêu thứ ba. 51

2. Hạn chế. 52

CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN. 54

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 54

II. ĐỊNH HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57

1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La. 57

2. Một số kiến nghị 58

2.1. Về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình xây lắp 58

2.2. Hợp phần ngân sách phát triển xã 59

2.3. Về mô hình ứng dụng nông nghiệp. 59

2.4. Về việc đào tạo cán bộ cấp xã, thôn bản. 60

2.5. Quản lý dự án. 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63

PHỤ LỤC

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002 – 2007. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở vật chất dể phân phối lại thu nhập qua sự điều tiết của chính phủ và khi nền kinh tế phát triển thì tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế được nâng cao, từ đó chính phủ đầu tư cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là chương trình xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất. 3.3 Trung Quốc. Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1984, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhung cái chính là cải cách cơ cấu nông nghiệp nông thôn.Mục đích của nó là làm thay đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài chính đã đè quá nặng lên những người nghèo khổ ở nông thôn trong nhiều năm qua, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp. Năm 1985 Đặng Tiểu Bình đã nói:" Sự nghiệp của chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không có sự ổn định ở nông thôn..". Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính trị , thay đổi về căn bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi phương thức quản lý, thay đổi căn bản phương thức phân phối, phân phối theo lao động đóng vai trò chính, và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước , thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường thì sự phân hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội .Do chính sách mở cửa nền kinh tế , các thành phố lớn thì tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp , tuy có phát triển một số nhà máy công nghiệp ở một số vùng nông thôn, song vùng giàu có thì ngày càng giàu có, vùng nghèo đói thì vẫn nghèo đói nhất là vùng sâu,vùng xa. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho khu vực nông thôn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư, khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền kinh tế -xã hội Trung Quốc trong những năm qua. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007 I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA. 1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện Tự nhiên-Xã hội. 1.1 Vị trí địa lý. Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. 1.2. Điều kiện tự nhiên. Sơn La cách Hà Nội 320km về phía Tây bắc, nằm trong khư vực miền núi khí hậu gió mùa nhiệt đới với những đặc điểm: nhiệt độ thấp, lương mưa thấp và nhiều sương muối vào mùa đông nhưng vào mùa hè lại có lượng mưa lớn và nhiệt độ cao. Ảnh hưởng của bão mùa hè và gió mùa mùa đông hạn chế do nằm sâu trong nội địa và đặc điểm địa hình. Lượng mưa trung bình 1.200mm/năm, nhiệt độ trung bình 20-22oC. (Hà Nội 24oC, Huế: 25 oC, TP Hồ Chí Minh: 27 oC). Địa hình của Sơn La chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình hơn 500m. Hai bình nguyên là Mộc châu và Mai Sơn. Dân cư tập trung tại các thung lũng nhỏ ven suối và sông. Các sườn dốc trên các dãy núi thấp (700-800m), gần các thung lũng thường được dùng làm đất canh tác. Tổng diện tích của Sơn La là 1.405.500 ha. Khoảng 11,3 % (chủ yếu là đất đồi) diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp trồng lúa, ngô và sắn. Bảng dưới đây trình bày cơ cấu sử dụng đất của tỉnh: Đơn vị tính: ha Tổng diện tích đất Đất Nông nghiệp Đất có rừng Đ ất Forest land without forest Đất khác 1.405.500 156.200 363.024 856.227 30.049 100% 11,1 % 25,7 % 60,9 2,9% Nguồn: Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2002 Độ che phủ rừng của Sơn La là 25,7 % trong đó có 363.027 ha là rừng tự nhiên và 39.275ha rừng trồng (năm 1999 độ che phủ rừng là 21.6% với 239.870ha rừng tự nhiên và 31.130ha rừng trồng). Phần lớn diện tích đất, khoảng 779,119 ha tương đương 55,3%, vẫn thuộc diện đất chưa sử dụng hay đất lâm nghiệp chưa có rừng, mặc dù đã có biến chuyển lớn so với con số 917,115 ha (65.3%) đất chưa sử dụng năm 1999. Đây là diện tích đất có cây bụi, cây phân tán hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng và có tiềm năng lớn về tái sinh tự nhiên. 1.3. Tiềm năng. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt Sơn La đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Bên cạnh đó tiềm năng khí hậu, đất đai còn cho phép tỉnh phát triển các loại giống cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mô trên 30.000 ha. Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, đặc biệt công trình thủy điện Sơn La lớn nhất cả nước với tổng công suất 2.400MW được khởi công xây dựng. Đây chính là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ. Khi đó, Sơn La có nguồn điện lưới quốc gia đi qua là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế.   Đất đai chưa khai thác còn nhiều, độ phì tự nhiên khá, khả năng tái sinh thảm thực vật lớn. Nếu coi rừng và tỷ lệ gia tăng độ che phủ của rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả là sản phẩm hàng hoá thì giá trị sử dụng của loại hàng hoá này được thể hiện ở hiệu quả sử dụng thủy điện sông Đà, điều hoà nước cho Đồng bằng sông Hồng và được trả lại cho Sơn La một phần, qua đấy có khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước; mặt khác nếu dựa trên giá trị thực có của rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, thì rừng và cây dài ngày là lợi thế vượt trội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc thù tự nhiên và con người của Sơn La.   Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1.050m, đất tốt và tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà phù hợp với phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như chè, bò sữa cao sản, cây ăn quả… Cao nguyên này nằm trên trục QL 6, gần cảng sông Vạn Yên và ở trung độ giữa Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, chỉ cách Hà Nội 200 km. Tương lai sẽ hình thành một thành phố cao nguyên sản xuất VLXD, du lịch nghỉ mát mùa hè, trung chuyển hàng hoá cho cả vùng Tây Bắc và nước bạn Lào.   Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú,  đa dạng, chưa khai thác được bao nhiêu, có triển vọng phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, đáp ứng về nhu cầu xi măng, gạch, ngói cho xây dựng cơ bản trong tỉnh. Khai thác than, bột sắn, bột tan, đồng, chì, vàng… cũng là một lợi thế của tỉnh. Trong thời kỳ này nổi lên khai thác than ở Suối Bàng, niken, đồng ở bản Phúc và đá vôi, sét làm xi măng, VKXD…   Điều kiện phát triển du lịch thuận lơi do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như bảo tàng nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu, văn bia Lê Thánh Tông… có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp, nhất là vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu mát mẻ giống như Đà Lạt. Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cách mạng, tuyệt đối trung thành, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tỉnh luôn đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng.   Những cơ hội để tỉnh Sơn La có thể phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là nắm bắt và thực hiện tốt các chương trình trồng 5 triệu ha rừng và các chương trình, dự án, chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã ban hành, tích cực chuẩn bị cho công trình xây dựng thuỷ điện Sơn La. Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh. Sơn La có 10 huyện với 201 xã, phường và số dân 881.400 người. Mật độ dân số là khoảng 64người/km2. Mức tăng dân số hàng năm là 2,9% (so với tỷ lệ tăng dân số trung bình cả nước là 1,7 %). Ở Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, đa số là người Thái (55,6%), Kinh (17,29 %), H’mong (14,4%), và Mường (8,3 %). Các dân tộc phân bố khác nhau theo huyện và đặc điểm địa hình. Người Kinh chủ yếu sinh sống tại Thị xã và các huyện, các trung tâm kinh tế như Mộc Châu và Mai Sơn. Người H’mong sống ở vùng cao trong khi người Thái sống ở các vùng tương đối thấp. Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, đậu tương, chè, hoa quả, mía, sữa bò, thịt trâu bò. Công nghiệp chủ yếu là sữa và xi-măng. 2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp 2.1.1. Nông nghiệp 2.1.1.1. Trồng trọt Thu hoạch cây trồng: Đến ngày 10/11/2007 toàn tỉnh đã thu hoạch xong 17.712 ha lúa nương với sản lượng 20.070 tấn; thu hoạch lúa mùa ruộng 9.403 ha đạt 57,9% so với diện tích cấy; thu hoạch 4.013 ha ngô hè thu bằng 46,4% diện tích gieo trồng, sản lượng 10.656 tấn; thu hoạch đậu tương 5.183 ha, sản lượng 6.331 tấn; thu hoạch mía 47 ha, sản lượng 647 tấn; thu hoạch cà phê 10.995 tấn. Nhìn chung tiến độ thu hoạch các loại cây trồng: lúa mùa ruộng, ngô hè thu, đậu tương so với cùng kỳ năm trước chậm hơn (diện tích lúa mùa ruộng đã thu hoạch bằng 86,12%; ngô hè thu bằng 80,26%; đậu tương bằng 93,76%). Dự ước đến hết tháng 11/2007 toàn tỉnh thu hoạch xong lúa mùa ruộng, 4.618 ha ngô hè thu, 5.201 ha đậu tương. Chuẩn bị đất và gieo trồng cây vụ đông: Theo báo cáo của các huyện, thị đến ngày 10/11 toàn tỉnh đã chuẩn bị được 1.011,3 ha đất trồng rau; 17,2 ha đất trồng khoai tây; 400 ha trồng ngô đông trong đó đã trồng 879,5 ha rau các loại; 10,5 ha khoai tây; 400 ha ngô; 100 ha đậu tương và 250 ha cải lấy hạt ở Yên châu. So với cùng kỳ năm trước tiến độ làm đất trồng khoai tây và rau vụ đông năm nay nhanh hơn. Dự ước đến 30/11 toàn tỉnh trồng được 1.153 ha rau các loại; 21,2 ha khoai tây và 300 ha cải lấy hạt. 2.1.1.2 Chăn nuôi Đàn gia súc gia cầm của tỉnh tiếp tục phát triển. Trong tháng bệnh tụ huyết trùng rải rác phát sinh ở đàn trâu, bò, lợn tại các huyện Quỳnh nhai, Phù yên, Sông mã, Mai sơn, Thị xã, Bắc yên làm 74 con trâu, bò và 46 con lợn bị mắc bệnh trong đó có 32 con trâu, bò, 11 con lợn bị chết. Ngành thú y đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai tiêm phòng chống dịch cho gia súc trên địa bàn toàn tỉnh, đã tiêm phòng nhiệt thán trâu, bò được 737 liều; tụ huyết trùng trâu, bò được 59.534 liều; lở mồm long móng trâu, bò, lợn được 57.386 liều; THT lợn được 3.145 liều; dịch tả lợn được 2.489 liều; cúm gia cầm 97.513 liều. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch gia súc, gia cầm được thực hiện chặt chẽ trên địa bàn toàn tỉnh. 2.1.2. Lâm nghiệp Trong tháng không có vụ cháy rừng nào xảy ra, nhưng vẫn có 145 vụ vi phạm lâm luật, trong đó lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy 95 vụ với diện tích rừng bị chặt phá là 11,04 ha; khai thác lâm sản trái phép 7 vụ, lượng gỗ vi phạm 5,9 m3 ; buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép 35 vụ, lượng gỗ vi phạm là 64,57 m3 ; tàng trữ chế biến lâm sản trái phép 8 vụ với lượng gỗ vi phạm là 4,41m3. 2.2. Sản xuất công nghiệp a. Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tháng 11 năm 2007 ước thực hiện 45.775 triệu đồng trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước 29.698 triệu đồng chiếm 64,88%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.873 triệu đồng chiếm 8,46%; cơ sở cá thể 12.204 triệu đồng chiếm 26,66%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ 3.090 triệu đồng chiếm 6,75%; công nghiệp chế biến 39.985 triệu đồng chiếm 87,35%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước 2.700 triệu đồng chiếm 5,90%. So với tháng trước giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 5%; cơ sở cá thể tăng 11,5%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,8%; công nghiệp chế biến tăng 5,8%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng 0,8%. So với cùng kỳ năm trước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11/ 2007 tăng 36,2% trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 46,7%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 3,3%; cơ sở cá thể tăng 30,4%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,3%, công nghiệp chế biến tăng 41,7%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng 18,3%. b. Sản phẩm chủ yếu Có 11/13 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra tăng so với tháng trước: Đá dăm các loại tăng 3,1%; đá hộc tăng 5,4%; sữa tươi tiệt trùng tăng 0,2%; trà xanh nguyên chất tăng 6,9%; các loại chè khác tăng 67,5%; trang in tăng 22,5%; gạch xây tăng 5,3%; xi măng tăng 2,7%; bê tông trộn sẵn tăng 3,7%; điện thương phẩm tăng 0,7%; nước máy thương phẩm tăng 4%. 1 sản phẩm có khối lượng sản xuất giảm là bia hơi giảm 16,7%. So với cùng kỳ năm trước có 10/13 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra tăng đó là: Đá dăm các loại tăng 0,2%; sữa tươi tiệt trùng tăng 114,1%; trà xanh nguyên chất tăng 22,8%; các loại chè khác tăng 54%; trang in tăng 19,9%; gạch xây tăng 9%; xi măng tăng 7,4%; bê tông trộn sẵn tăng 218,2%; điện thương phẩm tăng 26,1%; nước máy thương phẩm tăng 2,9%. Có 2 sản phẩm chủ yếu sản xuất giảm là đá hộc giảm 42,2% và bia hơi giảm 5,4%. Nhìn chung các sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thuận lợi. Riêng xi măng tồn kho 1.898 tấn, gạch tuy nel còn tồn 1.576 ngàn viên. 1.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển Dự ước tháng 11 năm 2007 tổng mức vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý thực hiện là 134.102 triệu đồng. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước thực hiện 101.602 triệu đồng đạt 10,54% kế hoạch (vốn ngân sách trung ương thực hiện 100.102 triệu đồng đạt 10,60% KH, vốn ngân sách địa phương thực hiện 1.500 triệu đồng đạt 7,89% KH). Vốn vay thực hiện 30.000 triệu đồng đạt 11,92% KH, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước 2.500 triệu đồng. 2.3 Thương mại, giá cả và dịch vụ a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11/ 2007 ước đạt 334,94 tỷ đồng. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 32,32 tỷ đồng chiếm 9,65%; kinh tế tập thể 0,28 tỷ đồng chiếm 0,09%; kinh tế cá thể 244,08 tỷ đồng chiếm 72,88% và kinh tế tư nhân 58,26 tỷ đồng chiếm 17,38%. So với tháng trước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11 tăng 2,74%, trong đó kinh tế nhà nước giảm 3%, kinh tế tập thể tăng 7,69%, kinh tế cá thể tăng 3,88% và kinh tế tư nhân tăng 1,37%. So với cùng tháng năm trước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11/2007 tăng 31,84%, trong đó kinh tế nhà nước tăng 21,65%, kinh tế tập thể tăng 86,67%, kinh tế cá thể tăng 35,44% và kinh tế tư nhân tăng 25,83%. b. Giá tiêu dùng Giá cả thị trường tháng 11 tiếp tục tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) chung tháng 11/ 2007 là 101,16%, tăng 1,16% so với tháng trước. 5/10 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,14%, trong đó lương thực tăng 3,88%, thực phẩm tăng 1,23%; may mặc mũ nón giày dép tăng 0,28%; nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,99%; thuốc và dụng cụ y tế tăng 1,13%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,46%. 5 nhóm hàng có mức giá như tháng trước là: đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông, bưu chính viễn thông; giáo dục; văn hóa, giải trí và du lịch. Giá vàng tháng này tiếp tục tăng cao (+ 8,61%); giá USD giảm 0,29% so với tháng trước. c. Kim ngạch xuất, nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 528,3 ngàn USD tăng 13,4% so với tháng trước và tăng 6,29 lần so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu ước đạt 14 ngàn USD bằng 2,99% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đều là nhập khẩu tiểu ngạch với nước bạn Lào. d. Giao thông vận tải Giao thông vận tải trên các tuyến cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, xây dựng, đời sống và đi lại của các tổ chức và nhân dân. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 11 ước đạt 182,3 ngàn tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 20.273,7 ngàn tấn.km. So với tháng trước khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 1,25%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 1,33%. So với cùng kỳ năm trước khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 12,14%, luân chuyển tăng 7,55%. Khối lượng hành khách vận chuyển dự ước đạt 189,6 ngàn lượt người; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 14.879,5 ngàn lượt người.km. So với tháng trước khối lượng hành khách vận chuyển tăng 0,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 1,1%. So với cùng kỳ năm trước khối lượng hành khách vận chuyển tăng 4%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8%. 2.5. Một số vấn đề xã hội a. Đời sống dân cư Khu vực nông thôn đã thu hoạch ngô xong và đang thu hoạch lúa mùa, do được mùa ngô và lúa, đời sống khu vực nông thôn ổn định, đời sống dân cư khu vực thành thị bị ảnh hưởng do giá cả tăng nhưng cơ bản ổn định, không có biến động lớn. Các địa phương bị ảnh hưởng bão số 5 đã cơ bản được khắc phục. b. Văn hóa thông tin thể dục thể thao Tiếp tục tổ chức tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tập trung tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Tuyên truyền về phòng chống ma túy, an toàn giao thông, di dân tái định cư thủy điện Sơn la và các ngày lễ lớn trong tháng 11 (ngày thành lập Mặt trận tổ quốc Việt nam, ngày Nhà giáo Việt nam, kỷ niệm lần thứ 55 ngày giải phóng Sơn la), chuẩn bị tham dự ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Mường tại tỉnh Hòa bình, chuẩn bị tốt mọi điều kiện tổ chức thành công giải đua thuyền toàn tỉnh tại huyện Phù yên. Tiếp tục tuyển chọn và huấn luyện các vận động viên tham gia thi đấu các giải khu vực và toàn quốc theo kế hoạch. c. Y tế, giáo dục - Y tế Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh thu - đông, tăng cường giám sát phát hiện phòng chống, khống chế các bệnh dịch, đặc biệt là viêm đường hô hấp do vi rút (SARS) dịch cúm A (H5N1), bệnh tiêu chảy cấp không để phát sinh và lan rộng. Đến 14/11/2007 toàn tỉnh không có bệnh xảy ra thành dịch. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. - Giáo dục Đầu tháng 11/2007 đã tuyển dụng được 182 giáo viên trung học phổ thông bổ sung cho các trường trong tỉnh. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2007- 2008 theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục ”. Tiến hành thống kê về số học sinh “ Ngồi nhầm lớp ” ở các cấp học, triển khai các hoạt động về phòng chống ma túy, an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội trong trường học. d. An toàn giao thông Các cơ quan chức năng: Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, Ban an toàn giao thông phối kết hợp tổ chức triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ theo Nghị quyết 32 của Chính phủ, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ và đường sông; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT, tăng cường công tác kiểm định các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho hoạt động. Tuy vậy trong tháng 10/2007 trên địa bàn toàn tỉnh vẫn xảy ra 12 vụ tai nạn làm 15 người chết và 12 người bị thương./. II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH SƠN LA. 1. Thực trạng đói nghèo. Tổng số hộ vùng dự án năm 2001 của Sơn La là 27.168 hộ, trong đó số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) là 7.983 hộ, chiếm tỷ lệ 29.38%, trong khi đó toàn tỉnh tỷ lệ nghèo là 29.4%. Năm 2005 bằng nhiều chương trình, giải pháp Sơn La đã giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 18%, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Dự án giảm nghèo, như Huyện Mai Sơn các xã dự án đã giảm tỷ lệ nghèo từ 25.7% năm 2001 xuống 12.7% năm 2005; Huyện Bắc Yên giảm từ 25.51% năm 2001 xuống 18.51% năm 2005 Tỷ lệ nghèo theo các tiêu chí mới toàn tỉnh là 37.93% trong khi đó vùng dự án là 35.37% điều này cho thấy còn nhiều việc phải làm để cải thiện cuộc sống cho người dân vùng dự án để giảm tỷ lệ nghèo của vùng này xuống, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong tỉnh. 2. Nguyên nhân đói nghèo. * Nguyên nhân của các hộ nghèo đói Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế. Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực làm cản trở họ thoát nghèo, các hộ nghèo có ít đất, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp, sử dụng sai mục đích. Nguồn thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra. Thứ hai, do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: người nghèo trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp, không có khả năng để nâng cao trình độ. Từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, … Do trình độ thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm… Thứ ba, do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới: bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, hộ mất đi thu nhập và tăng thêm chi phí cho y tế do đó họ phải vay mượn dẫn đến khó có thể thoát nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu biết về sinh sản sức khoẻ. Thứ tư, do các nguyên nhân về nhân khẩu, quy mô hộ gia đình: đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Thứ năm, do những tác động của đổi mới chính sách: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo. Tóm lại: Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Để nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thế chia thành 3 nhóm nguyên nhân: Nhóm 1: Gồm những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân người lao động. Kém hiểu biết về cách thức làm ăn hộ sản xuất lạc hậu. Thiếu hoặc không có vốn để sản xuất. Đông con, ít lao động. Rủi ro, ốm đau, bệnh tật. Thiếu tư liệu sản xuất cần thiết. Thiếu việc làm. Ăn tiêu không có kế hoạch, lười biếng, mắc tệ nạn xã hội. Nhóm 2: Thuộc về điều kiện tự nhiên. Đất đai dùng cho thâm canh cây lúa, diện tích BQ đầu người thấp. Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước. - Thời tiết khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất, cụ thể như hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra kèm theo gió Lào, mưa phùn kéo dài,… - Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn cách trở. Nhóm 3: Gồm những yếu tố xã hội tác động. - Hậu quả của chiến tranh để lại gây ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế. - Nhà nước chưa có biện pháp đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết phục vụ sản xuất trong khi đó địa phương không có đủ khả năng để tự làm như cầu đường giao thông. - Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để chuyển những thông tin cần thiết đến tận người dân, cụ thể như: các biện pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, mở rộng ngành nghề mới, các chủ trương chính sách nhất là chính sách kinh tế… III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007 1. Giới thiệu Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án giảm nghèo Sơn La nằm trong tổng thể dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc do WB tài trợ. 1.1 Tên dự án: “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc”  1.2 Mục tiêu dự án: Tăng cường cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế. Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân. Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản. 1.3. Phạm vi và quy mô dự án: Thực hiện trên địa bàn 368 xã, chủ yếu là các xã đặc biệt khó khăn thuộc 44 huyện của 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang. Nguyên tắc lựa chọn các tỉnh tham gia dự án: thực hiện theo văn bản số 942/CPQHQT ngày 4 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. 1.4. Thời gian thực hiện dự án: 5 - 6 năm, bắt đầu từ năm 2001.  1.5. Cơ quan quản lý chung dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  1.6. Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang.  1.7. Nội dụng đầu tư: gồm các hợp phần sau đây: Đường giao thông và chợ: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ huyện đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33306.doc
Tài liệu liên quan