Chuyên đề Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO. 3

1.1. Dự án đầu tư 3

1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro đối với các dự án đầu tư . 4

1.2.1. Khái niệm rủi ro. 4

1.2.2. Phân loại rủi ro. 5

1.2.3. Các nguyên nhân rủi ro 6

1.2.3.1. Nguyên nhân bất khả kháng 6

1.2.3.2. Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay. 9

1.2.3.3. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 11

1.3. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư. 13

1.3.1. Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế. 13

1.3.2. Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân các ngân hàng cấp tín dụng. 14

1.4.Quy trình quản lý rủi ro. 14

1.4.1.Nhận diện rủi ro: 15

1.4.2. Đo lường hoặc đánh giá rủi ro : : 15

1.4.3. Quản trị rủi ro ( Kiểm soát rủi ro ). 17

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG. 19

I .Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 19

2.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 19

2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 20

 

2.2.1. Chức năng Phòng Quan Hệ Khách Hàng 22

2.2.2. Chức năng Phòng Quản Lý Rủi Ro 23

2.2.3. Chức năng Phòng Quản Trị Tín Dụng 24

2.2.4. Chức năng Phòng Dịch Vụ Quan Hệ Khách Hàng 24

2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Quang Trung giai đoạn 2006-2008 25

2.3.1. Những hoạt động chính của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 25

2.3.1.1.Hoạt động huy động vốn 26

2.3.1.2.Hoạt động sử dụng vốn 28

2.3.2. Những sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quang Trung 30

2.3.2.1.Các sản phẩm tiền gửi: 30

2.3.2.2. Các sản phẩm tín dụng : 31

2.3.2.3. Các dịch vụ ngân hàng khác : 32

II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 33

2.1. Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro. 33

2.1.1. Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn các dự án đầu tư và phân cấp thẩm quyền quyết định và xét duyệt cho vay 33

2.1.2. Quản lý rủi ro sau khi cho vay vốn các dự án đầu tư 36

2.2. Nội dung quản lý rủi ro. 40

2.2.1. Đánh giá năng lực khách hàng: Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng 41

2.2.2. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng 43

2.2.3. Phân tích về phương án sản xuất kinh doanh 44

2.2.4.Phân tích rủi ro 46

2.3. Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro. 49

2.3.1. Phương pháp mô hình SWOT : 50

 

2.3.2. Phương pháp mô hình BCG (Boston Consulting Group) 51

2.3.3. Phương pháp 5 lực lượng cạnh tranh của Porter 52

2.3.4. Phương pháp quản lý theo trình tự 53

2.3.5. Phương pháp phân tích độ nhạy : 53

2.4. Ví dụ minh họa công tác quản lý rủi ro đối với dự án mua tàu VTV của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng 54

I - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 54

II - KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 55

III- BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 71

IV- PHÂN TÍCH RỦI RO 71

V- ĐỀ XUẤT CHO VAY 72

VI- BÁO CÁO THẨM ĐỊNH RỦI RO 76

III.Đánh giá công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 81

2.1.Những kết quả đạt được 82

2.2.Những tồn tại cần khắc phục 85

2.3.Nguyên nhân của những tồn tại 87

2.3.1. Nguyên nhân từ phía Dự án 87

2.3.2. Nguyên nhân từ phía Nhà Nước 87

2.3.3. Nguyên nhân từ phía Ngân Hàng 89

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG. 90

3.1.Định hướng phát triển của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. 90

3.1.1. Một số dự báo về môi trường kinh doanh. 90

3.1.2. Phương hướng hoạt động trong năm tới. 90

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 92

 

3.2.1.Tư vấn cho các dự án trong quá trình phát triển. 92

3.2.2.Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 92

3.2.3.Hoàn thiện hế thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư 95

3.2.4.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các dự án đầu tư vay vốn 96

3.2.5.Đổi mới cơ cấu quản lý rủi ro 97

3.2.6.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước và sau khi cho vay 98

3.2.7.Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo 100

3.2.8.Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 101

3.2.9.Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo thông tin xuyên suốt từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch 103

3.3. Một số kiến nghị 103

3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước 103

3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 105

3.3.3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 107

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuân thủ các quy định về môi trường Có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản - Rủi ro kinh tế vĩ mô : rủi ro phát sinh do lãi suất, tỷ giá, lạm phát… Ký hợp đồng dài hạn để chống lại sự tăng giá Cam kết của Nhà Nước về phá giá tiền tệ, cung cấp ngoại hối Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản Tự bảo hiểm 2.3. Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro. Đánh giá và quản lý rủi ro là nội dung rất quan trọng trong việc cấp tín dụng, ngân hàng không chỉ cho vay các dự án trong một ngành nghề, một lĩnh vực mà tiến hành cho vay các dự án ở các ngành nghề khác nhau, vì vậy có nhiều phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro, mỗi phương pháp có thể phát huy được hiệu quả và khả năng đánh giá cao nhất đối với từng ngành nghề riêng. Sau đây là các phương pháp mà ngân hàng áp dụng : 2.3.1. Phương pháp mô hình SWOT : là công cụ rất hữu dụng trong việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong ( Strength và Weaknesses) và bên ngoài ( Opportunities và Threat ) công ty, thông qua đó ta dễ dàng nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dự án đầu tư và ra quyết định có nên cho vay vốn hay không. Bên cạnh đó mô hình SWOT còn dùng để đánh giá đối thủ cạnh tranh xem đối thủ có điểm mạnh yếu gì và trong cơ hội đang có thì mình có lợi thế gì Sơ đồ 2.1 Mô hình SWOT S ( Strength – điểm mạnh) W ( Weaknesses – điểm yếu ) O ( Opportunities – cơ hội ) T ( Threat – thách thức ) Dựa vào mô hình SWOT các cán bộ tín dụng có thể đánh giá toàn diện khách hàng vay vốn, xem xét doanh nghiệp có những điểm lợi thế nào, có khả năng trả nợ hay không như vậy đã hạn chế được rủi ro tín dụng. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường Strengths ( Điểm mạnh ) - Khách hàng có lợi thế gì - Khách hàng có thể làm tốt gì - Khách hàng sử dụng nguồn lực nào - Khách hàng có ưu điểm gì Xem xét đối thủ cạnh tranh thì khách hàng có ưu điểm gì để tồn tại trên thị trường Weaknesses ( Điểm yếu ) - Khách hàng phải cải thiện điều gì - Khách hàng yếu nhất điều gì - Khách hàng nên tránh gì Xem vì sao đối thủ cạnh tranh tốt hơn mình và họ có nhìn thấy điểm yếu của mình không Opportunities ( Cơ hội ) - Khách hàng có thể tìm thấy cơ hội tốt ở đâu - Xu thế tốt nào mà khách hàng đang mong đợi Threat ( Thách thức ) - Khách hàng gặp phải trở ngại gì - Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì - Việc thay đổi công nghệ có ảnh hưởng gì đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng - Khách hàng có lịch sử về nợ quá hạn không - Khách hàng có yếu điểm gì không Phương pháp mô hình SWOT thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đánh giá toàn diện khách hàng vay vốn. 2.3.2. Phương pháp mô hình BCG (Boston Consulting Group) Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần (growth/share matrix), ma trận này đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào trong 1 ma trận như dưới đây. Sơ đồ 2.2: Ma trận BCG Tỷ lệ tăng trưởng Cao I IV Thấp II III Mức chiếm lĩnh thị trường Cao Thấp Ngân hàng phải xác định tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm, thị phần của từng sản phẩm để đặt vào trong ma trận. Mô hình này chỉ ra sản phẩm nào có mức chiếm lĩnh thị trường cao thì thường có tỷ lệ tăng trưởng cao trong những giai đoạn đầu, tuy nhiên để đạt tốc độ tăng trưởng cao thì sử dụng nhiều nguồn lực hơn. Mô hình này ma trận BCG nên áp dụng khi đánh giá rủi ro về cung cầu và thị trường sản phẩm của dự án Mô hình ma trận BCG được áp dụng khi đánh giá rủi ro về cung cầu thị trường sản phẩm của dự án. 2.3.3. Phương pháp 5 lực lượng cạnh tranh của Porter Sơ đồ 2.3 Mô hình diamod 5 lực lượng cạnh tranh của Porter Cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn : Đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp chưa ra đời hay các doanh nghiệp nhỏ chưa có tiếng tăm trên thị trường, sự xuất hiện của các doanh nghiệp này phần nào tạo nên cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Sở dĩ có sự tham gia của đối thủ tiềm ẩn là do ngành mà doanh nghiệp đang tham gia có sức hấp dẫn lớn, hay rào cản gia nhập ngành dễ. Cạnh tranh từ khách hàng : doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu cung cấp cho khách hàng, việc khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng đã ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp sản xuất Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế : các sản phẩm thông thương chúng ta sử dụng đều có các sản phẩm thay thế, có công dụng và giá cả tương đương nhau, sự xuất hiện của các sản phẩm này phần nào đe dọa các doanh nghiêp. Cạnh tranh từ nhà cung cấp : Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thì cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ diễn ra, điều đó sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Nhưng nếu có ít nhà cung cấp và là nhà cung cấp có quy mô lớn thì sẽ tạo cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cạnh tranh từ nội bộ ngành : Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng cạnh tranh rất gay gắt với nhau, các doanh nghiệp phải không ngừng cho ra đời các sản phẩm mới có chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter nên áp dụng với những dự án mà sản phẩm là quan trọng hay các dự án mà rủi ro về cung cầu thị trường rất được quan tâm. 2.3.4. Phương pháp quản lý theo trình tự Cho vay dự án theo đúng quy trình cho vay quy định, trong từng bước sẽ trực tiếp quản lý và hạn chế được các rủi ro phát sinh, ngay từ khâu đầu tiên tiếp xúc gặp gỡ khách hàng các cán bộ tín dụng đã phân tích khách hàng vay vốn, phân tích tình hình tài chính khách hành, phân tích dự án để xem dự án có khả năng trả nợ hay không, xem xét toàn bộ rủi ro xảy ra đối với dự án cho vay. Như vậy việc cho vay được thực hiện từng bước một trong quy trình cho vay đã thể hiện được phần nào việc phát hiện và quản lý các rủi ro. Được áp dụng kết hợp cùng các phương pháp trên để hạn chế tốt nhất các rủi ro phát sinh. 2.3.5. Phương pháp phân tích độ nhạy : là kỹ thuật phân tích nhằm xác định mức độ thay đổi của các nhân tố ( NPV, IRR ) khi thay đổi một mức độ nhất định những biến đầu vào quan trọng trong khi cố định các yếu tố khác. Thông thường khi xem xét dự án người ta thường xem xét sự biến động của NPV khi các yếu tố khác thay đổi Sơ đồ 2.4. Bảng phân tích độ nhạy dự án Mức thay đổi ( % ) NPV khi thay đổi từng nhân tố Số SP bán Chi phí biến đổi Giá bán -10 0 +10 Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy dự án ta nhận thấy được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều tới giá trị NPV từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ nhân tố đó. Phương pháp phân tích độ nhạy có thể cụ thể hóa được các rủi ro phát sinh từ dự án. Nên áp dụng đối với các dự án đầu tư lâu năm. 2.4. Ví dụ minh họa công tác quản lý rủi ro đối với dự án mua tàu VTV của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng I - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Mô tả dự án: Sản phẩm dự án: Đầu tư mua tàu TINOS dùng để vận chuyển hàng hoá mà chủ yếu là hàng rời bằng đường biển. Trọng tải; 23.725 tấn Thị trường tiêu thụ phục vụ hoạt động của công ty và Tổng Cty CN xi măng 2. Nhu cầu vốn đầu tư: 288 tỷ đồng 3. Kế hoạch thu xếp vốn: Vốn tự có và huy động khác: 86 tỷ đồng (có sẵn ) Vốn vay BIDV khoảng 201 tỷ đồng 4. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án: Đa dạng hoá sản phẩm hoạt động của công ty, phục vụ hoạt động cho Tổng Cty CN xi măng tạo thành chu kỳ khép kín vận tải, kinh doanh than, xi măng Tận dụng cơ hội tốt từ thị trường: hiện nay là cơ hội tốt để đầu tư mua tàu biển đã qua sử dụng do thị trường tàu biển đang ở mức thấp kỷ lục II - KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Hồ sơ dự án doanh nghiệp đã cung cấp - Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển Giai đoạn 2008-2009 do Công ty tư vấn Hàng Hải - Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam lập dự án, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng. - Báo cáo Nghiên cứu khả thi cụ thể Dự án mua tàu TINOS - Nghị quyết số 462/NQ-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng v/v Phê duyệt dự án đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển - Nghị quyết của HĐQT Công ty CP vật tư vận tải xi măng số 837/NQ-VTVT ngày 25/08/2008 - Công văn 767/VTVT-BQLDATB ngày 13/08/2008 gửi HĐQT Công ty CP Vật tư vận tải xi măng báo cáo về tiến độ thực hiện dự án. - Công văn số 797/XMVN-KTTC ngày 18/06/2008 của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam v/v Đầu tư dự án phát triển tàu biển. - Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 05-08/TVHH ngày 01/07/2008 - Công văn số 377/VTVT-ĐTPT ngày 11/04/2008. - Công văn số 497/XMVN-KTTC ngày 21/04/2008 về Đầu tư dự án phát triển đội tàu - Công văn số 518/XMVN-HĐQT ngày 24/04/2008 của HĐQT Tcty Công nghiệp xi măng Việt Nam v/v Thoả thuận đầu tư dự án phát triển đội tàu - Bản giám định kỹ thuật tàu TINOS của tổ chức giám định quốc tế ABS, các bản báo cáo giới thiệu tổ chức ABS, kinh nghiệm giám định viên Hồ sơ Doanh nghiệp cần bổ sung - Hợp đồng mua bán tàu(sẽ bổ sung sau khi đã tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với một tàu cụ thể) 1. Sự cần thiết phải đầu tư Việt Nam có vị trí địa lý tiếp giáp biển Đông và đường bờ biển dài hơn 3000 km trải dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển và các hoạt động vận tải biển. Hiện nay, vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam chiếm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong tương lai, cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới, ngành kinh tế hàng hải nói chung và ngành vận tải biển nói riêng sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo là cao và đầy triển vọng của Việt Nam. Công ty Cổ phần Vật tư vận tải xi măng là đơn vị chính thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam. Hiện nay, công ty đang cùng với các đơn vị vận tải khác trong Tổng công ty xi măng tạo thành hệ thống vận tải cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển xi măng thành phẩm đến các nơi tiêu thụ. Tuy nhiên việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hiện nay của Công ty nói chung và Tổng công ty nói riêng chủ yếu phụ thuộc vào các phương tiện thuê ngoài, 100% phương tiện vận tải là đi thuê. Điều này dẫn tới sự bị động về nguồn phương tiện, giá cước vận chuyển làm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như toàn Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Theo định hướng phát triển của Công ty giai đoạn sau cổ phần hoá, Công ty sẽ ưu tiên mọi nguồn lực để giữ vững và phát triển thị phần kinh doanh than một cách tối đa, mở rộng thị trường đối với dịch vụ vận tải, từng bước tiếp cận và phát triển vận tải xi măng, clinker, than cám tuyến Bắc - Nam kết hợp khai thác nguồn hàng 2 chiều là thạch cao, gạo xuất khẩu, quặng...tiến tới thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới, hướng vận tải biển cùng kinh doanh than là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty trong giai đoạn tới. Do đó Công ty cần đầu tư đội tàu để phục vụ hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển của công ty. Tổng công ty xi măng Việt Nam với vai trò là công ty mẹ sẽ đầu tư vốn để Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng phát triển đội tàu vận tải biển, tạo nên sự phân công và chuyên môn hoá trong mô hình tập đoàn. Việc công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng đầu tư phát triển đội tàu vừa phục vụ hoạt động kinh doanh của chính công ty, nâng cao vị thế cạnh tranh trong trong lĩnh vực vận tải vừa phục vụ cho hoạt động của Tổng Công ty xi măng trong việc khép kín dây chuyền sản xuất và kinh doanh xi măng. Bên cạnh những lý do kể trên do hiện tại giá tàu biển đang ở mức thấp kỷ lục và được cho là khó có thể xuống thêm được nữa, nên đây là cơ hội tốt để mua tàu. Mục tiêu của dự án: Công ty đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển có tổng trọng tải khoảng 40.000 DWT trong giai đoạn 2008 - 2010, trước mắt trong năm 2008 Công ty tiến hành mua tàu có trọng tải khoảng 25.000 tấn sau đó sẽ tiến hành đóng mới tàu trong nước. - Công ty tổ chức hoạt động, khai thác đội tàu vận tải biển nhằm đáp ứng nhu cầu về vận tải đối với nguyên nhiên vật liệu đầu vào, phụ gia cho xi măng, vận chuyển xi măng thành phẩm đến nơi tiêu thụ đối với các nhà máy xi măng trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam, đặc biệt trên tuyến Bắc – Nam. - Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển đối với khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển. Từng bước tiếp cận loại hình dịch vụ vận tải biển quốc tế phù hợp với khả năng của Công ty. - Đến tháng 11/2008, sau khi cùng đơn vị tư vấn là Công ty tư vấn hàng hải thực hiện khảo sát, phân tích cụ thể các tàu cháo bán, Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng đã lựa chọn, thuê tổ chức giám định quốc tế ABS Group Services để giám định thực tế chất lượng của tàu và đang tiến hành đàm phán giao dịch mua tàu tàu TINOS (trọng tải 23.725MT). 2. Phân tích thị trường vận tải biển a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển Vận tải biển được coi là mạch máu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trước xu thế hội nhập hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế. Trong những năm qua Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển của Việt Nam ước tính đạt khoảng trên 80 tỷ tấn.km/năm với tốc độ tăng trưởng đạt 13%-15% hằng năm.Hiện vận tải biển chiếm khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. - Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải biển năm 2007 đạt 59.376.000 tấn hàng hóa, tăng 20% so với năm 2006. Trong đó, vận chuyển container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%; vận tải nước ngoài đạt 44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn - Đối với vận tải biển quốc tế, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế Mỹ trong thời gian từ tháng 6 trở lại đây, ngành vận tải hàng hoá bằng đường biển đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, do khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu hàng hoá dùng để sản xuất cũng như để tiêu dùng bị giảm mạnh, vận chuyển lưu thông hàng hoá giữa các nước không nhiều. Do đó giá cước vận chuyển, giá thuê tàu định hạn, giá tàu đã giảm kỷ lục, vấn đề này có thể nhận thấy như sau: Giá cước vận chuyển quốc tế, nội địa hiện nay vào khoảng 8-10 USD/tấn, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2007; Giá thuê tàu định hạn có trọng tải 2-3vạn hiện nay là 1000 USD/ngày – 6000 USD/ngày trong khi giá này thời điểm năm 2006-2007 là khoảng 25.000-30.000 USD/ngày. Giá bán tàu biển cũng đã giảm mạnh tới 60%-70% so với thời kỳ trước, giá tàu trọng tải 2 vạn hiện nay chỉ khoảng 15-16 triệu USD trong khi lúc trước là 30-40 triệu USD/tàu. Năm 2008 là năm làm ăn khó khăn nhất của toàn bộ các ngành kinh tế nói chung và ngành hàng hải nói riêng khi mà hàng hoá hoá vận chuyển không có, các chủ tàu phải cho tàu nằm tại cảng và mất chi phí mà không thể kiếm ra được Doanh thu. - Đối với vận tải biển nội địa: Nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam là rất lớn đặc biệt là do phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên nên lượng hàng than, clinker ở miền Bắc nhiều trong khi miền Nam lại không có nên cần phải vận chuyển than, clinker từ Bắc vào Nam để phục vụ sản xuất. Nhận xét: Mặc dù năm 2008 là năm làm ăn khó khăn của toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành hàng hải, dịch vụ vận tải biển nói riêng nhưng với hơn 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển thông qua các cảng trong toàn quốc, ngành vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự kiến trong những năm tới khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta sẽ tăng với tốc độ cao, đặc biệt là lượng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực bởi thuế suất được cắt giảm mạnh theo lộ trình đã được cam kết. Bên cạnh đó việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu. Tốc độ phát triển trong ngành vận tải là khá cao, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành vươn lên theo hướng mở rộng đầu tư gia tăng năng lực dịch vụ và khai thác thị trường. b) Khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải của đội tàu biển Việt Nam Mặc dù vận tải biển chiếm khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng đội tàu trong nước nhận được không đáng kể các hợp đồng vận chuyển quốc tế.Theo số liệu thống kê đội tàu trong nước chỉ nhận được khoảng 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phần còn lại do đội tàu nước ngoài thực hiện. Điều này chứng tỏ đội tàu biển Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Thị phần vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam quá nhỏ bé, không cạnh tranh được với đội tàu của nước ngoài. c) Nhu cầu vận chuyển than, clinker trong ngành xi măng, Tcty CN xi măng Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của TTg, năng lực sản xuất xi măng trong Tổng công ty xi măng VN và toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Đơn vị: Triệu tấn STT Năng lực sản xuất 2010 2015-2020 1 Tổng Công ty xi măng Việt Nam - Miền Bắc - Miền Nam 19,6 13,5 6,1 21,1 14,3 6,8 2 Các DN ngoài TCty - Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam 35,86 28,81 5,1 4,95 45,66 33,56 6,25 5,85 Phân bố nhu cầu xi măng của VN Đơn vị: Triệu tấn Vùng Kinh tế Nhu cầu về xi măng 2010 2015 Tây Bắc 0.7 0.94 Đông Bắc 3.98 5.32 ĐB Sông Hồng 13.10 17.5 Bắc Trung Bộ 4.92 5.56 Nam Trung Bộ 3.74 5.0 Tây Nguyên 1.17 1.56 Đông Nam Bộ 12.17 16.25 ĐB Sông cửu long 7.02 9.37 Căn cứ vào số liệu về sự phân bố đối với nhu cầu xi măng cho thấy một lượng lớn xi măng cần được vận chuyển từ Miền bắc vào Miền trung và Miền Nam để đáp ứng lượng xi măng thiếu hụt bởi năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng Miền Nam . Nhu cầu về vận chuyển xi măng, cliker trên tuyến Bắc – Nam như sau: Đơn vị: triệu tấn Năm Đông Bắc - Miền Nam ĐB Sông hồng - Miền Nam Bắc Trung Bộ - Miền Nam Tổng 2010 2.0 13.0 1.4 16.4 2020 5.5 12.0 0.6 18.1 Nhận xét: Có thể thấy rằng nhu cầu vận chuyển bằng đường biển đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và sản phẩm của ngành xi măng cũng như của Tcty xi măng là rất lớn và đòi hỏi một lực lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải biển đáp ứng nhu cầu đó. d) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án - Thị trường và hàng hoá vận chuyển mục tiêu: Đối với tàu biển có trọng tải lớn như tàu TINOS thì thị trường mục tiêu là những tuyến vận tải quốc tế, chuyên vận chuyển hàng rời tới các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, nguồn hàng chuyên chở rất ít, giá cước vận chuyển sụt giảm mạnh, giá thuê tàu thấp kỷ lục nên hướng vận chuyển quốc tế theo phương thức tự khai thác hoặc cho thuê định hạn trong thời điểm hiện nay là không khả thi. Do đó thị trường mục tiêu trong thời gian trước mắt là vận chuyển Than, Clinker chuyên chở Bắc Nam và đi các nước quanh khu vực Đông Nam Á. Đây là nguồn hàng được điều tiết phục vụ hoạt động chính trong nội bộ của Tổng Công ty công nghiệp xi măng và do Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng chịu trách nhiệm chính thực hiện vận chuyển than, clinker vào miền Nam. Tuyến vận tải dự kiến của dự án Vận chuyển than cám từ Cửa Ông vào Hiệp Phước Chạy balast từ Hiệp Phước đến Vũng Tàu Vận chuyển Quặng từ Vũng Tàu ra Hải Phòng Chạy balast từ hải Phòng đến Cửa ông e) Khả năng tìm kiếm nguồn hàng và tính ổn định của nguồn hàng vận chuyển Đối với vận chuyển than, clinker từ Bắc vào Nam: Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng chịu trách nhiệm chính vận chuyển than, clinker theo sản lượng mà Tổng Công ty công nghiệp xi măng phải vận chuyển từ Bắc vào Nam. Theo phân tích ở trên, hàng năm Tổng Công ty công nghiệp xi măng vận chuyển khoảng 200.000 tấn than vào Nam. Thực tế hiện nay, khi chưa có được đội tàu vận tải phục vụ cho hoạt động của công ty thì Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng phải đi thuê đội tàu để vận chuyển với tần suất 2 tháng 3 chuyến vào Nam, giá cước mà công ty thuê đội tàu hiện nay là 310.000 đồng/tấn. Đối với vận chuyển Quặng từ Vũng tàu ra Hải Phòng, nguồn hàng chủ yếu do Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng và Tổng Công ty công nghiệp xi măng tìm kiếm để sau mỗi lần vận chuyển than đi vào sẽ có hàng để chở ra Bắc. => Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng có được nguồn hàng vận chuyển lớn và ổn định hàng năm, đặc biệt đối với mặt hàng than, clinker Phân tích hoạt động và triển vọng khách hàng ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Thị trường Ưu thế cạnh tranh do được độc quyền vận chuyển than cho các nhà máy xi măng trong tổng Công ty xi măng - Hoạt động của Công ty vẫn mang tính chất của một DNNN bộ máy khá cồng kềnh, sự phối hợp giữa phòng ban chưa linh hoạt dẫn tới hoạt động kinh doanh thực sự chưa đem lại hiệu quả cao. - Công ty chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có khả năng quản lý những tàu có trọng tải lớn Sản phẩm, dịch vụ Được chính sách mua than với giá ưu đãi Kênh phân phối ổn định, chủ yếu phân phối trong Tổng cty CƠ HỘI THÁCH THỨC Thị trường - Thị trường vận tải biển là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp vận tải. Do nhu cầu về vận tải hàng hoá bằng đường biển là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu của các đội tàu Việt Nam chưa đáp ứng được * Chính sách nhà nước - Đất nước đang trên đà phát triển, xu hướng hội nhập của nền kinh tế-> trao đổi hàng hóa giữa các nước tăng cao->lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng nhiều. - Nhà nước khuyến khích phát triển ngành vận tải biển quốc tế phát triển - Chính sách khuyến khích phát triển ngành vận tải biển của nhà nước cũng là thách thức cho các đội tàu, chính sách này khuyến khích nhiều công ty vận tải thành lập -> cạnh tranh nhiều hơn. - Bên cạnh đó nhà nước cho phép thành lập các công ty liên doanh tại Việt Nam sản xuất đầu tư khép kín từ sản xuất kinh doanh cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải đã làm cho cạnh tranh trong dịch vụ vận tải biển trở nên phức tạp hơn. Chính sách nhà nước Nhận xét: Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy: - Ngành vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước - Trong khi nhu cầu vận tải biển hàng năm lớn thì khả năng đáp ứng của đội tàu biển Việt Nam ở mức hạn chế, chỉ chiếm 18% thị phần vận tải biển, phần còn lại chủ yếu do các đội tàu nước ngoài chiếm thị phần. - Mặc dù năm 2008 là năm kinh tế toàn cầu gặp khó khăn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngành vận tải biển tuy nhiên ngành vận tải biển vẫn là ngành then chốt trong việc phát triển kinh tế. - Nhu cầu vận chuyển than và Clinker trong ngành xi măng lớn, hàng năm Tổng Công ty công nghiệp xi măng điều tiết vận chuyển khoảng 200.000 tấn than vào Nam để cung cấp cho các nhà máy xi măng trong Tổng Công ty. Đây là nguồn hàng lớn và được sự điều tiết của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng nên Công ty CP vật tư vận tải xi măng có được nguồn hàng lớn và khá ổn định. - Khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của Tổng Công ty công nghiệp xi măng nói chung và Công ty CP vật tư vận tải xi măng nói riêng là chưa đáp ứng được, phần lớn các đội tàu vận chuyển than của Tổng Công ty và Công ty chủ yếu là đi thuê ngoài - Trước mắt do tình hình kinh tế toàn cầu đang khó khăn, nhu cầu thuê tàu định hạn cũng như tự khai thác tuyến quốc tế không cao, hàng vận chuyển không có và giá cước vận chuyển, giá cước thuê quá thấp nên Công ty CP vật tư vận tải xi măng và Tổng Cty CN xi măng xác định thị trường mục tiêu trước mắt sẽ vận chuyển than, Clinker nội bộ cho Tổng Cty trong thời gian khoảng 1-2 năm, sau khi kinh tế toàn cầu ổn định, nhu cầu thuê tàu định hạn cao, Công ty CP vật tư vận tải xi măng sẽ tiến hành cho thuê định hạn. Đây là hướng đi đúng do hiện tại giá tàu đang ở mức thấp kỷ lục là cơ hội để tốt để mua tàu 3. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật Thông số và đặc tính kỹ thuật: Các thông số chủ yếu của tàu TINOS như sau: 1. Mô tả chung: - Tên tàu: TINOS - Loại tàu: hàng rời - Hô hiệu: A8JK3 - Treo cờ: Liberia - Cảng đăng ký: Monrovia - Năm đóng: 1995 - Nơi đóng: Shinkurushima - Nhật Bản - Số IMO: 9119189 - Số đăng ký: 91106 - Bảo hiểm P&I: Assuranceforeningen Gard - Đăng kiểm: GL,NS Đức - Chủ tàu đăng ký: Aug Bolten - Đức - Công ty điều hành:Wm Miller Nachf -Đức 2. Đặc tính kỹ thuật - Loại tàu: Một boong chở hàng rời - Vùng hoạt động: không hạn chế - Trọng tải của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21707.doc
Tài liệu liên quan