Chuyên đề Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 3

1.1 Vai trò và hệ thống giáo dục đào tạo trong nền KTQD 3

1.1.1 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền KTQD 3

1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân 4

1.2 Vai trò của NSNN đối với giáo dục đào tạo 7

1.2.1 Khái niệm và bản chất của NSNN 7

1.2.1.1 Khái niệm 7

1.2.1.2 Bản chất 7

1.2.2 Đặc điểm và vị trí của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục 7

1.2.2.1 Đặc điểm của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục 8

1.2.2.2 Vị ví của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục 8

1.2.3 Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo 8

1.3 Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo 10

1.3.1 Khái niệm đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo 10

1.3.2 Vai trò đầu tư phát triển giáo dục đào tạo 10

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 11

1.4.1 Cơ chế chính sách và trình độ quản lý 11

1.4.2 Đăc trưng của ngành giáo dục trong thời kỳ mới 12

1.4.3 Các nhân tố về kinh tế xã hội 12

1.4.4 Một số nhân tố khác 13

1.5 Nội dung đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo. 13

1.5.1 Giáo dục và đào tạo 13

1.5.2 Đầu tư giáo dục và đào tạo theo thành phần 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 17

2.1 Tổng quan tình hình phát triển giáo dục từ năm 2006 đến năm 2010 17

2.1.1 Hiện trạng hệ thống giáo dục tại Việt Nam 17

2.1.1.1 Những thành tựu 17

2.1.1.2 Những yếu kém 21

2.1.2. Tình hình vốn đầu tư vào giáo dục và đào tạo từ năm 2006 đến năm 2010 23

2.2.1 Tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 24

2.2.2 Đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo cấp học, bậc học 25

2.2.3 Đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư. 28

2.2.4 Đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp 30

2.2.5 Chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản 32

2.3.1 Những thành tựu đạt được 40

2.3.1.1 Hình thành một hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học 40

2.3.1.2 Tốc độ phát triển giáo dục và đào tạo không ngừng tăng lên 42

2.3.1.3 Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến trên một số mặt 43

2.3.2 Những hạn chế 45

2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém bất cập 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẰNG NGUỒN VỐN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015 52

3.1 Định hướng phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn NSNN 52

3.1.1 Định hướng phát triển đối với những mục tiêu về nội dung giáo dục và đào tạo 52

3.1.2 Định hướng đầu tư ngân sách nhà nước phát triển ngành giáo dục 56

3.2. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 58

3.2.1 Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo 58

3.2.1.1 Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo 58

3.2.1.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách 59

3.2.1.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát tài chính 60

3.2.1.4 Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục 61

3.2.2 Giải pháp về đổi mới cơ chế tài chính 62

3.2.3 Nâng cao năng lực của các tổ chức điều hành 64

3.2.4 Giải pháp về tạo vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục 66

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 85% 4.900 14,97% 2008 41.360 35.007 84,6% 6.623 15,36% 2009 55.300 45.595 82,45% 9.705 17,55% 2010 66.770 55.240 82,73% 11.530 17,26% (Nguồn: Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KHĐT) Thứ nhất: Chi đầu tư xây dựng cơ bản Trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí tăng qua các năm. Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện từ ngay đầu năm kế hoạch theo đúng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; được thực hiện công khai, đúng quy định, theo hướng dẫn; các đơn vị, dự án đều thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao đúng nội dung, địa điểm và đúng cơ cấu vốn đầu tư, các dự án hoàn thành được sử dụng có hiệu quả phát huy tác dụng đối với nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, chỉ riêng khu vực giáo dục chuyên nghiệp và đại học cả nước đã thành lập 198 cơ sở mới với 69 trường đại học, 92 trường cao đẳng và 37 trường trung cáp chuyên nghiệp. Nếu năm 2006 cả nước có 97 trường đại học, 104 trường cao đẳng và 246 trường trung cấp chuyên nghiệp thì năm 2010 số lượng các trường đại học là 158, 196 trường cao đẳng và 279 trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được hình thành. Số các cơ sở đào tại ngoài công lập cũng tăng nhanh (từ 32 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập năm 2006, đến nay cả nước đã có 80 trường đại học và cao đẳng tư thục với 49 trường đại học và 31 trường cao đẳng). Vốn ngân sách đã được thực hiện đầu tư phát triển các trường đại học có trọng điểm (Đại học Huế, Đaị học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ), các trường sư phạm (Trường đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm Đồng Tháp, Cao đẳng sư phạm Trung Ương 3, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và các trường thuộc khu vực kinh tế khó khắn (Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên).Trong đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào các công trình sẽ được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch và chú trọng hỗ trợ phát triển cho các vùng dân tộc, vung khó khăn nhằm đảm bảo cho việc tăng quy mô đào tạo tai chỗ cho các vùng này; đã đưa vào sử dụng 241.060,5 m2 nhà lớp học, thư viện, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, ký túc xá sinh viên… phục vụ tốt cho việc giảng dậy và học tập của các khu vực. Trong phần vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản vốn ODA chiếm một tỷ lệ lớn, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dậy của các cấp học. Tiến độ giải ngân thực tế so với kế hoạch năm 2010: Tổng số vốn ODA giải ngân là 50,22 triệu USD (kế hoạch là 56,85 triệu USD), so với kế hoạch đạt 88%. Tổng số vốn đối ứng giải ngân là 12,66 triệu USD tương đương 202.624 triệu đồng (kế hoạch là 12,66 triệu USD tương đương 202.624), so với kế hoạch đạt 100%. Lũy kế tỷ lệ giải ngân thực tế đến năm 2008: So với tổng số vốn đã ký kết của 9 chương trình, dự án ODA do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện, lũy kế giải ngân đến năm 2008 là 136,23 triệu USD, so với tổng vốn của 9 dự án, chương trình là 275,40 triệu USD, tỷ lệ đạt 49%. Riêng vốn đối ứng lũy kế giải ngân đến năm 2010 là 30,91 triệu USD, so với tổng vốn cam kết 62,96 triệu USD, đạt 49%. Sau 10 năm sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục, số dự án cho giáo dục tiểu học chiếm khoảng 47%, trung học 33%, đại học 19%. Những dự án, chương trình này đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề cấp thiết nhất là nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện công bằng giáo dục, năng lực làm kế hoạch, quản lý. Tình hình quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều được triển khai, thực hiện tốt. Các hoạt động đều sát với nội dung đã đàm phán ký kết, công tác quản lý tài chính, công tác đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị và các công trình xây dựng, tuyển dụng tư vấn đã được thực hiện đầy đủ theo các quy định của nhà nước và nhà tài trợ. Thứ hai: Chi thường xuyên Phần vốn giành cho chi thường xuyên bao gồm: chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, chi quản lý hành chính, chi trợ giá báo chí. - Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo: đây là phần chi đào tạo cho các đối tượng học sinh, sinh viên hàng năm, bồi dưỡng công chức. Với quy mô đào tạo ngày càng tăng của tất cả các bậc học, chi phí thường xuyên cũng ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu của người học. Bảng 2.13: Chi thường xuyên cho đào tạo năm 2008 Cấp học, trình độ đào tạo Quy mô đào tạo hệ chính quy (học sinh, sinh viên) Mức chi NSNN cấp bình quân/hs,sv chính quy (triệu đồng/người/năm) Đào tạo sau đại học (nghiên cứ sinh, cao học, chuyên khoa 1,2). 29.998 2,3 Đại học, cao đẳng: 482.260 1,99 Dự bị đại học, dân tộc nội trú, năng khiếu. 7.369 12,9 Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. 22.414 1,53 (Nguồn: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.) Với quy mô đào tạo qua các năm với tỷ lệ tăng rất cao năm 2007 so với 2006 là 70 %, năm 2008 so với năm 2007 là 82%,.., năm 2010 so với năm 2009 là 101%, dự kiến năm 2011 với năm 2010 là 105,6 %. Về quy mô đào tạo, quy mô đào tạo tăng trung bình khoảng 5% một năm, có thể thấy năm học 2009 – 2010, tổng số sinh viên đại học và cao đẳng tăng hơn 7.9 % so với năm học 2006 – 2007 (từ 1.666.200 sinh viên tăng lên 1.796.200 sinh viên). Trong cùng thời kỳ, quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng xấp xỉ 1,4 lần (từ 388.300 tăng lên 535.700); học sinh học nghề dài hạn tăng 2,26 lần (từ 195.300 tăng lên 442.000) và học sinh học nghề ngắn hạn tăng 63% (từ 662.000 lên 1.080.000). Hàng năm NSNN vẫn tiếp tục thực hiện tăng hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các bậc học. Tuy nhiên mức chi phí đào tạo bình quân của học sinh, sinh viên còn khá eo hẹp so với quy mô đào tạo và so với chi phí cho các học sinh sinh viên được cử đi học ở các nước hiệp định (năm 2008 là 56,53 triệu đồng/ sinh viên), chi phí đào tạo quá thấp sẽ rất khó khăn cho các trường thực hiện đổi mới nội dung phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng. - Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Bộ Giáo dục đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong điểm cấp Bộ; tập trung nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục, nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục và đào tạo. Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo của Ngành và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghiên cứu khoa học của các trường đại học hướng mạnh vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên, gắn với đào tạo sau đại học (đào tạo tiến sĩ), nâng cao hiệu quả phục vụ xã hội. Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của các trường về nhân lực, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin khoa học. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống nhận đặt hàng nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống đặt hàng nghiên cứu, phẩn bổ kinh phí nghiên cứu khoa học có tiêu chí rõ ràng, gắn với đào tạo tiến sĩ, ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu sinh và đẩy mạnh hình thức đồng tài trợ nghiên cứu khoa học, tăng cường phân cấp quản lý đối với các trường đại học. Một số đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng đã được thực hiện trong thời gian qua, đã phát huy được hiệu quả đáng kể. Đề tài độc lập cấp Nhà nước: gồm 5 đề tài với tổng kinh phí 6.100 triệu đồng. Số lượng đề tài độc lập cấp Nhà nước giao (thông qua tuyển chọn, đấu thầu) của các đơn vị và cá nhân trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo ngày càng tăng về số lượng, quy mô và kinh phí. Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Chương trình gồm 7 đề tài cấp Bộ, đến nay các chủ nhiệm đề tài đang trong quá trinh hoàn thiện để đánh giá nghiệm thu. Kết quả chương trình là nghiên cứu tổng thể về phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế, xác định những cơ hội và thách thức, dự báo nhu cầu nhân lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2010. Chương trình đã có những đóng góp về lý luận và thực tiễn giải quyết một số vấn đề tồn tại của giáo dục và đào tạo trong quá trình hội nhập quốc tế như: cơ cấu đào tạo giáo dục, cơ cấu trình độ, chi phí đào tạo đại học…Trong năm 2010, các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo được giao 5.440 triệu đồng để triển khai thực hiện 135 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên. Các đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ được tuyển chọn theo quy trình quy định tại quyết định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, tập trung theo các hướng trọng điểm, ưu tiên phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo cao học, nghiên cứu, có sản phẩm rõ ràng, địa chỉ ứng dụng cụ thể. Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, trong năm 2010 đã triển khai 11 dự án sản xuất thử nghiệm, với tổng số kinh phí là 2.600 triệu đồng. Trong đó có 8 dự án chuyển từ năm 2009 sang năm 2010 và 3 dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đã thực hiện đạt được các mục tiêu là triển khai kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ để hoàn thiện quy trình công nghệ, tạo sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo thêm việc làm, kích thích một số ngành nghề phát triển, tiết kiệm và tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực trong nước, thay thế nhập khẩu, bảo vệ môi trường. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. - Chi sự nghiệp kinh tế: thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch ở các lĩnh vực cấp thiết của ngành nhằm phục vụ chỉ đạo, quản lý và xây dựng chính sách, các đề án đã triển khai điều tra cơ bản thực trạng và khiến nghị giải pháp về mô hình quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập do trường Đại học kinh tế quốc dân thực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư ở các Đại học vùng do Đại học Huế thực hiện, điều tra thực trạng quản lý tài chính do Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện…Tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong năm 2010 với 1.450 triệu đồng triển khai thực hiện ở 6 trường: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Tây, ĐH Nông nghiệp I, Đại học xây dựng, Đại học Thái Nguyên và ĐH SP Hà Nội. Một số chương trình Hợp tác Giáo dục đào tạo, nghiên cứu các chính sách đầu tư nước ngoài và môi hình đầu tư giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, các dự án nghiên cứu đã đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục, giúp các nhà quản lý, các cấp nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển cụ thể, và có chất lượng tốt. 2.2.6 Chi Chương trình mục tiêu quốc gia Bảng2.14: Vốn ngân sách chi chương trình mục tiêu quốc gia Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Ngân sách chi Chương trình mục tiêu quốc gia 2.763 3.365 3.48 3.53 3.75 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ Tổng hợp – Bộ Kế hoạch đầu tư về vốn NSNN giành cho giáo dục giai đoạn từ năm 2006-2010) Chi Chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào các nội dung chủ yếu: Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Với yêu cầu cấp thiết của thời kỳ mới, nội dung hệ thống sách giáo khoa của các cấp học không còn phù hợp với điều kiện giảng dạy, và kiến thức không còn thực sự đáp ứng được nhu cầu của người học, Bộ Giáo dục đã tiến hành biên soạn và xuất bản sách của 3 cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Quá trình đưa một bộ sách vào đại trà trong giảng dạy mất nhiều thời gian, từ quá trình triển khai thí điểm cho học sinh học thử, từ quá trình đó dần hoàn thiện sách giáo khoa giành cho học sinh, sách giành cho giáo viên, tài liệu dạy học tự chọn; biên soạn chương trình tài liệu giành cho các trường THPH chuyên; tổ chức bồi dưỡng nghiêp vụ cho giáo viên chủ chốt tham gia dạy đại trà; mua thiết bị dùng chung, đồ dùng học tập tối thiểu theo chương trình và sách giáo khoa mới. Hoàn thiện bộ chương trình và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non, xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học dùng để đào tạo sinh viên các trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo. Hỗ trợ xây dựng chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, chương trình khung, giáo trình cho các môn học dùng chung trong các trường cao đẳng và đại học, xây dựng giáo trình điện tử. Biên soạn tài liệu và sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo cho một số tiếng dân tộc thiểu số (H’mông, Chăm, Bana, Jrai,…), xây dựng chương trình biên soạn giáo trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc. Dự án Đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Trong năm 2010, kinh phí của dự án này là 65 tỷ đồng, phân bổ cho Trung ương 15 tỷ đồng, các địa phương: 50 tỷ đồng. Bình quân mỗi tỉnh được phân bổ gần 800 triệu đồng, với lượng ngân sách như trên, cuối năm 2008, các trường THPT, các trung tâm GDTX, các phòng giáo dục đã có ít nhất 1 máy được nối mạng Internet, một số tỉnh có điều kiện đã kết nối mạng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các trường và các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, trong các năm tiếp theo, tiếp tục thực hiện dự án nói trên đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện “Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2011”, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và SĐH về CNTT, nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT và phổ cập tin học cho cán bộ công nhân và viên chức, ứng dụng CNTT trong trường phổ thông… Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn, kinh phí giành cho dự án chủ yếu đầu tư cho hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú. Hệ thống các trường PTDTNT đã có sự đầu tư khá lớn từ kinh phí nhà nước, nhưng nhiều trường còn chưa xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình, đặc biệt là nhà đa chức năng (đối với trường có từ 200 học sinh trở lên), trang thiết bị phục vụ học tập văn hóa, học nghề còn rất thiếu thốn. Tiếpthục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường PTDTNT theo hướng chuẩn hóa về trường lớp, tăng cường đồ dùng học tập phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường PTDTNT các cấp. Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, phần kinh phí giành cho cải tạo sửa chữa, xây dựng chiếm khoảng 49% kinh phí cải tạo, sửa chữa. Tập trung kinh phí để xây dựng cải tạo nhà học, thư viện và nhà làm việc của các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Đồng Tháp và ký túc xá của các trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, Học viện Quản lý Giáo dục,.. giúp các trường từng bước giải quyết tốt điều kiện học tập và nơi ở của sinh viên, tập trung cho việc đầu tư thiết bị cho khối trường kỹ thuật, Y tế và đảm bảo bổ sung thiết bị cho khối trường kinh tế xã hội. Phối hợp với các nguồn vốn khác để xây dựng mới nhà học, giảng đường cho một số trường đại học, cải tạo nâng cấp các cơ sở hiện có, sửa chữa nhà học, giảng đường nhà thí nghiệm, thư viện, nhà xưởng thực hành của các trường kỹ thuật như trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ - Địa chất, trường Bách khoa Hà Nội… 2.3 Đánh giá chung về đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo 2.3.1 Những thành tựu đạt được Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, vì lẽ đó trong những năm qua cùng vơi sự nỗ lực riêng của ngành giáo dục và đào tạo, cùng với sự góp công góp sức của toàn xà hội đã đạt được nhũng thành tựu quan trọng. Cụ thể như: Quy mô giáo dục và đào tạo được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo đồng thời không ngừng nâng cao dân trí và tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng nhà trường. Dưới đây là một số thành tựu đạt được: 2.3.1.1 Hình thành một hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học Với sự đầu tư phát triển cho GD-ĐT thì kết quả là một mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên cả nước. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Bên cạnh đó, một hệ thống các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Bảng 2.15: tổng số phòng học phổ thông giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Phòng Năm học 2006 - 2007 Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 Tổng số phòng học 342.425 352.193 369.209 383.074 Cấp 4 và kiên cố 288.762 302.108 337.322 341.979 84,3% 85,8% 91,4% 91,3% Phòng học 3 ca 976 1.199 623 225 1. Phòng học tiểu học 212.419 216.392 223.335 227.189 Cấp 4 và kiên cố 171.379 177.267 197.423 195.978 80,7% 81,9% 88,4% 86,3% Phòng học 3 ca 821 1.078 477 108 2. Phòng học THCS 99.717 102.175 108.898 115.45 Cấp 4 và kiên cố 88.844 93.173 103.462 106.825 81,9% 91,2% 95,0% 92,5% Phòng học 3 ca 135 103 129 104 3. Phòng học THPT 30.289 33.626 36.976 40.435 Cấp 4 và kiên cố 28.539 31.668 36.473 39.176 94,2% 94,2% 98,5% 96,9% Phòng học 3 ca 11 18 17 13 (Nguồn: Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH-ĐT) Bên cạnh đó hệ thống giáo dục đã bắt đầu được đa dạng hóa cả về ngoại hình, phương thức và nguồn lực… từng bước hoa nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài. Thực hiện thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo sau phổ cập. 2.3.1.2 Tốc độ phát triển giáo dục và đào tạo không ngừng tăng lên Như chúng ta đã biết tốc độ phát triển về giáo dục và đào tạo là một chỉ tiêu phản ánh một cách khá rõ nét hiệu quả giáo dục và đào tạo bởi nó không chỉ cho thấy mức độ hoàn thành các mục tiêu giáo dục và đào tạo đã được đặt ra từ kỳ kế hoạch mà còn cho thấy xu hướng của giáo dục và đào tạo để từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể dự đoán, hoạch định được xu thế của sự phát triển cho thời kỳ tới sát thực hơn. Bảng 2.15: Tốc độ phát triển về GD-ĐT giai đoạn 2006-2010 (Năm trước = 100) 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 1. Trường học 102,6 100,8 101,8 102,3 Mầm non 99,98 100,03 100,04 100,03 Tiểu học 103,3 99,8 101,1 101,6 Trung học cơ sở 99,1 103,3 102,08 102,3 Trung học phổ thông 108,8 101,6 106,3 104,5 Trung học chuyên nghiệp 99,97 100,03 100 100,6 Cao đẳng 101,1 100,06 100,05 100,08 Đại học 100,04 100,05 100,07 100,07 2. Giáo viên 102,9 102,4 102,8 102,5 Mầm non 99,98 100,01 100,03 100,04 Tiểu học 101,1 101,6 103,3 101,4 Trung hoc cơ sở 104,1 100,6 102,6 102,9 Trung hoc phổ thông 104,8 108,1 101,9 104,1 Trung học chuyên nghiệp 99,92 100,1 100,09 100,25 Cao đẳng 100,33 100,08 100,04 100,18 Đại học 100,05 100,07 100,04 100,19 3. Học sinh 101,4 100,8 100,6 99,9 Mầm non 100 100,02 100,02 100,06 Tiểu học 101,0 99,3 100,8 96,1 Trung học cơ sở 103,8 103,2 99,1 102,4 Trung học phổ thông 91,8 100,2 103,0 106,0 Trung học chuyên nghiệp 99,97 99,2 108,4 100,29 Cao đẳng 100,13 100,02 100,08 100,18 Đại học 100,04 100,05 100,12 100,16 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm học vừa qua tốc độ phát triển giáo dục và đâò tạo đã đạt được những kết quả đãng khích lệ. Sự gia tăng không ngừng qua các năm ở tất cả các cấp bậc học của các trường học, đáng kể nhất phải kể đến đó là tốc độ phát triển về số lượng trường học của bậc trung học phổ thông. Bên cạnh đó tốc độ phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh cũng không ngừng tăng lên. Sự gia tăng đáng kể nhất vẫn tập trung ở cấp trung học phổ thông. Từ kết quả đạt được như trên của tôc độ phát triển giáo dục và đào tạo đã phần nào khẳng định sự đúng đắn của công cuộc đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạ 2.3.1.3 Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến trên một số mặt Nhờ đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm qua chất lượng giáo dục đã không ngừng tăng, cụ thể: Bảng 2.16 Học sinh tốt nghiệp phổ thông giai đoạn 2006-2010 Năm 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 A. Học sinh Phổ thông - Tiểu học 85.54 87.569 90.655 92.582 - Trung học cơ sở 65.816 67.406 70.043 73.159 - Trung học phổ thông 38.377 40.657 43.487 47.835 Bổ túc văn hóa Tiểu học 1.357 1.554 1.836 2.191 Trung học cơ sở 1.861 2.123 2.508 3.034 Trung học phổ thông 6.854 12.097 12.576 12.812 B. Tỷ lệ tốt nghiệp so với dự thi Phổ thông Tiểu học 99,0 99,5 99,8 99,8 Trung học cơ sở 97,3 97,5 99,0 99,5 Trung học phổ thông 86,1 88,2 88,9 92,5 Bổ túc văn hóa Tiểu học 90,1 92,2 92,4 99,2 Trung học cơ sở 57,5 73,2 77,5 79,5 Trung học phổ thông 90,6 90,6 86,8 84,3 ( Nguồn: Tổng cụ thống kê) Bên cạnh đó trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao, giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực thế giới, số học sinh đạt các giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. 2.3.2 Những hạn chế Mặc dù đã đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung giáo dục nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế sau: - Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn kém hiệu quả. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, châm hiện đại hóa. Chương trình giáo dục còn mạng nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng vê thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế -xã hội cũng nhưu nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học – công nghệ và triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội. Một số hiện tương tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng “ Thương mại hóa giáo dục” như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của giáo viên. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma túy và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường. - Về việc sử dụng hiệu quả nguồn NSNN: + Nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển ngành Giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của ngành. Về cơ sở vật chất nói chung của toàn ngành tuy đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, điều kiện về trường lớp, thiết bị giảng dậy, thư viện… chưa đáp ứng yêu cầu giảng dậy cho học sinh, sinh viên, định mức giáo dục trên đầu người chưa cao.Về đầu tư ký túc xá sinh viên: Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng mức đầu tư (trung bình từ 15 – 17 %), vì nhu cầu đầu tư ký túc xá sinh viên là rất lớn, trong tổng số sinh viên có khoảng 70 – 80 % sinh viên có nhu cầu về chỗ ở nội trú, nhưng trong thực tế mới chỉ đáp ứng được 22 % số sinh viên hệ chính quy tập trung và chỉ là các đối tượng chính sách, còn lại đa số sinh viên phải tự thuê chỗ ở gây ra tình trạng học tập và sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Vốn xây dựng phòng học chuẩn cho tiểu học học 2 buổi một ngày, vốn cải tạo nâng cấp các phòng học cấp các phòng học cấp 4 của các trường phổ thông hiện có, vốn xây dựng các trung tâm hướng nghiệp tại các tỉnh hiện đã thực hiện nhưng còn khá nhỏ lẻ và còn tập trung tại các thành phố lớn. Nguyên nhân của việc thiếu vốn đầu tư giành cho giáo dục còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành là do nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chủ yếu đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam, mà tổng nguồn vốn ngân sách rất hạn chế. Nhu cầu đầu tư lớn trong khi đó khả năng đáp ứng của nhà nước còn rất hạn chế, Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu của ngành. Vì vậy, trong thời gian tới không thể chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo. Theo kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010, ngành Giáo dục và đào tạo sẽ không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước- Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan