Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp

Là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải, giữ vị trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng, Hải Phòng được xác định là một trung tâm phát triển kinh tế biển của quốc gia, là cửa chính ra biển của miền Bắc Việt Nam và hai tuyến hành lang (Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và 1 vành đai (Hải Phòng- Quảng Ninh- Quảng Tây) hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc (khu vực Tây Nam Trung Quốc) và Việt Nam. Đồng thời là cửa ngõ của các nước ASEAN đi vào thị trường Tây Nam Trung Quốc với hơn 300 triệu dân, nằm ở trung tâm của hành lang Bắc Nam trong khu vực hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông và ngược lại. Hải Phòng còn có hệ thống hạ tầng giao thông rất thuận lợi về đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ nội địa với hai khu du lịch cấp quốc gia Đồ Sơn và Cát Bà; nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước như Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản, Viện Y học biển, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thuỷ sản, dịch vụ cảng, vận tải biển và du lịch. Do đó, thành phố Hải Phòng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng của nước ta. Hải Phòng được xác định là phải đi đầu trong việc thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì thế, ngành hàng hải Hải Phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để thực hiện mục tiêu đó.

doc77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam hiện nay (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gần các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, gần các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trên nhiều trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, có cảng biển, sân bay, và mạng lưới giao thông khá đồng bộ. Các quốc lộ 5, 10, đường sắt, các tuyến đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Có thể nói, vùng biển Hải Phòng đóng vai trò là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới). Đây cũng là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. Vùng ven biển Hải Phòng là khu vực thuận lợi cho việc hình thành các cảng biển lớn. Phần ngầm là đất mềm (không phải đá như một số luồng của nhiều địa phương khác trong Vịnh Bắc Bộ nên độ an toàn cao. Trong vùng vịnh Bắc Bộ, nếu xét về điều kiện tự nhiên đối với xây dựng cảng thì khu vực Hải Phòng chỉ kém thuận lợi hơn so với Quảng Ninh. Các cửa sông đã và sẽ phát triển cảng là (1)Cửa sông Đá Bạch- Bạch Đằng: Cửa sông rộng và sâu (chiều rộng của sông đoạn Uông Bí là 1200- 2000 m với độ sâu 8- 13 m) thích hợp cho phát triển cảng nước sâu; (2)Cửa sông Cấm: Rộng 500- 600 m và chiều sâu 6 -8 m nối với sông Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ;(3)Cửa Lạch Huyện. Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm đã được khai thác 100 năm nay và là cảng lớn nhất miền Bắc với công suất bốc dỡ tính đến năm 2006 khoảng gần 15 triệu tấn/năm. Hiện nay Hải Phòng có một số khu vực có mặt bằng rộng rãi có thế phát triển cảng tốt như Đình Vũ, Phà Rừng, Lạch Huyện…., song lại rất khó khăn vè luồng lạch. Các điểm này đều nằm sâu trong sông, cách phao số không 40- 50 km, có chung luồng ra vào qua cửa Nam Triệu bị sa bồi mạnh. Ngoài ra tại vùng biển Hải Phòng còn có khu vực Trà Báu thuộc huyện Cát Hải có vùng nước rộng và khá sâu, luồng ra vào có thể tiếp nhận tàu từ 2 – 5 vạn tấn nhưng trên bờ là những đảo đá vách đứng, khả năng tạo mặt bằng cho cảng hết sức khó khăn. Đây là khu vực không đủ điều kiện xây dựng một cảng độc lập nhưng có thể nghiên cứu xây dựng một khu chuyển tải tàu đến 5 vạn tấn cho cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Hải Phòng có cơ sở hạ tầng về cảng, giao thông đường sắt, đường bộ- đường thuỷ khá hoàn thiện hệ thống cung cấp điện nước và các dịch vụ hàng hải… khá phong phú và đa dạng. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Thành phố ngày càng hoàn thiện hơn với nhiều công trình được đưa vào khai thác sử dụng. Quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới. Về chính sách pháp luật, như trên đã nói, Thành phố Hải Phòng đã và đang có rất nhiều chính sách cũng như chủ trương hỗ trợ cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đầu tư và địa bàn thành phố. Do đó, ngành hàng hải có khả năng huy động vốn, công nghệ thông qua việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành. Bên cạnh đó, Hải Phòng có tiềm năng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao so với cả nước. Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ đạt là 2,06 triệu người, trong đó có 1,2 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt gần 20%/năm; hình thành một khu, cụm công nghiệp (đến 2010 có 14 khu, cụm công nghiệp) và ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn sẽ là cơ sở để Hải Phòng tăng tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, từng bước khẳng định vững chắc vị thế là thành phố đứng thứ ba của cả nước. Khó khăn: Hạn chế lớn nhất đối với các cảng khu vực Hải Phòng là vấn đề sa bồi luồng tàu vùng cửa biển, ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn cảng khu vực. Có thể nói vấn đề này đang làm giảm hiệu quả kinh tế của các cảng biển khu vực này. Sự sa bồi luồng tàu khiến cho việc ra vào neo đậu của các tàu, nhất là tàu có trọng tải lớn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần phải khắc phục vấn đề này bằng cách đầu tư nạo vét luồng lạch. Tuy nhiên, chi phí cho việc này không hề nhỏ, lại đòi hỏi thiết bị, công nghệ hiện đại. Vì thế, nhiều năm qua, thành phố Hải Phòng vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Tình trạng các cảng mới xây xong đã bị sa bồi vẫn xảy ra. Trong bối cảnh khủng hoàng tài chính toàn cầu như hiện nay, kinh tế hàng hải Việt Nam nói chung và kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng kinh tế trong nước làm giảm tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Do đó, Chính phủ đã phải có hàng loạt chính sách để kích cầu trong nước. Một trong những chính sách đó là hạn chế nhập khẩu để kích thích tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước. Thị trường thế giới biến động phức tạp, đặc biệt là thị trường dầu mỏ- nguồn nhiên liệu quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế hàng hải. Cũng như ngành hàng hải cả nước, ngành hàng hải Hải Phòng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của ngành hàng hải các nước, thậm chí với cả ngành hàng hải của các tỉnh, thành trong nước. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện mở cửa theo lộ trình ngành hàng hải. Đến thời điểm đó, các doanh nghiệp hàng hải nước ngoài sẽ vào Việt Nam để khai thác tiềm năng lợi thế trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực này nếu không sớm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm thì sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lúc đó. Hoạt động kinh tế biển của Hải Phòng đang diễn ra rất sôi động. Đây là nguyên nhân khiến môi trường biển của Hải Phòng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Do đó, ngành hàng hải trong quá trình phát triển còn cần xét đến lợi ích của các ngành kinh tế khác nữa như du lịch, khai thác hải sản… Thành phố Hải Phòng có tiềm năng lớn về du lịch. Phát triển du lịch cũng là một trong những chiến lược quan trọng của Thành phố trong tương lai. Do đó, phát triển kinh tế hàng hải cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với phát triển du lịch. 2.1.3       Vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải ở nước ta Là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải, giữ vị trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng, Hải Phòng được xác định là một trung tâm phát triển kinh tế biển của quốc gia, là cửa chính ra biển của miền Bắc Việt Nam và hai tuyến hành lang (Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và 1 vành đai (Hải Phòng- Quảng Ninh- Quảng Tây) hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc (khu vực Tây Nam Trung Quốc) và Việt Nam. Đồng thời là cửa ngõ của các nước ASEAN đi vào thị trường Tây Nam Trung Quốc với hơn 300 triệu dân, nằm ở trung tâm của hành lang Bắc Nam trong khu vực hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông và ngược lại. Hải Phòng còn có hệ thống hạ tầng giao thông rất thuận lợi về đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ nội địa với hai khu du lịch cấp quốc gia Đồ Sơn và Cát Bà; nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước như Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản, Viện Y học biển, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam… và là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thuỷ sản, dịch vụ cảng, vận tải biển và du lịch. Do đó, thành phố Hải Phòng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng của nước ta. Hải Phòng được xác định là phải đi đầu trong việc thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì thế, ngành hàng hải Hải Phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để thực hiện mục tiêu đó. 2.1.4       Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng Như vậy, Hải Phòng đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng. Đó là vì Hải Phòng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Tuy nhiên, những năm qua, sự phát triển của kinh tế hàng hải ở khu vực này dường như chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng phát triển của nó. Ngành vận tải biển của Hải Phòng chiếm thị phần nhỏ, số tàu biển ở trong tình trạng thiếu về số lượng và kém về chất lượng, khó cạnh tranh với các tàu biển của nước ngoài. Ngành công nghiệp đóng tàu chưa có đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế. Công nghệ đóng tàu trọng tải lớn chưa có. Các cảng biển của Hải Phòng lại có điểm yếu là sa bồi luồng tàu mạnh, do đó, tính hấp dẫn giảm. Những vấn đề này cần có sớm được giải quyết, để Hải Phòng có thể phát triển mạnh và bền vững kinh tế hàng hải- ngành mà Hải Phòng rất có điều kiện phát triển. Giải pháp để giải quyết chính là có chiến lược đầu tư đúng đắn, đầu tư đúng chỗ và đầu tư có hiệu quả vào các ngành kinh tế hàng hải. 2.2  Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 2.2.1       Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng Kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển nước ta đến năm 2020. Sau khi Nghị quyết 4 ra đời thì hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải càng được chú trọng. Cụ thể, đối với vận tải biển, Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển vận tải biển như: -                     Ban hành các chính sách ưu đãi như: chính sách giá cho các tầu và phương tiện đường biển, chính sách tài chính về phương thức được vay, mua, thuê các phương tiện vận tải biển,…; -                     Ban hành quy định và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như kỹ thuật hệ thống đèn biển, hệ thống định vị vô tuyến hàng hải, trang thiết bị và thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, hệ thống đài thông tin duyên hải…theo các tiêu chuẩn của hệ thống thông tin an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS), trong đó Cảng Hải Phòng là cảng được tổ chức thí điểm trang bị đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải; -                     Ban hành các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của ngành hàng hải Việt Nam ; -                     Ban hành một số quy chế nâng cao quản lý Nhà nước hệ thống cảng, vận chuyển và các đội tàu vận tải biển. Với Hải Phòng, Chính phủ đã xác định: Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển quốc gia, là cửa chính ra biển của khu vực Miền Bắc. Do đó, cùng với sự thuận lợi chung về điều kiện pháp lý như nhiều địa phương khác, thành phố Hải Phòng còn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể, trong thời gian qua, đã có sự lưu ý của Nhà nước bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ưu đãi ODA, cho việc nâng cấp các công trình cầu cảng, bến bãi, kho tàng, luồng lạch cho các cảng. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng đã tự tiến hành các hoạt động đầu tư cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cho ngành hàng hải là rất lớn, ngân sách của thành phố lại có hạn nên đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu. Về đầu tư cho cảng biển, Theo hiệp hội cảng biển Việt Nam- VPA, việc đầu tư mới chỉ tập trung vào cải tạo và nâng cấp. Mặc dù là một trong những cảng trọng điểm quốc gia nhưng Cảng Hải Phòng cũng chưa đủ năng lực tổ chức và hoạt động tiếp thị quốc tế để thu hút hàng trung chuyển container. Tình trạng thừa cảng nhỏ nhưng thiếu cảng lớn đáp ứng tàu chuyên dụng và tàu có trọng tải lớn là nỗi lo của toàn ngành hàng hải nói chung, trong đó có hàng hải Hải Phòng. Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế, đầu tư dàn trải thiếu, đồng bộ, thiếu quy hoạch định hướng phát triển lâu dài…Những năm qua, Hải Phòng đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư để có thể đa dạng hoá nguồn vốn cũng như tăng số lượng vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp cảng, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân, nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất là vốn ODA, ngoài ra vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng. Một số nguồn vốn khác cho hoạt động này có thể kể đến vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn thu phí bảo đảm hàng hải… Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý                                                                                                 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn 12.302,4 14.825,9 17.955,4 18.255 Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý 8872,1 9.960,01 12.340 12.705 Vốn đầu tư phát triển do Bộ, ngành trung ương quản lý 3430,3 4.865,89 5.615,4 5.550 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản thành phố các năm- Bộ kế hoạch và đầu tư) Với nguồn vốn này, thành phố đã có những hoạt động đầu tư để tạo cơ sơ vật chất phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng hải. Những năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng được đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và phát triển nhanh chóng.Thực hiện Quyết định của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch nhóm cảng phía Bắc, cảng Hải Phòng tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Qua đó, cảng container Chùa Vẽ và các xí nghiệp xếp dỡ thuộc cảng Hải Phòng đã được đầu tư bổ sung nhiều thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại, nâng công suất giải phóng tàu hàng container tăng gấp hơn 2 lần trước đó. Đặc biệt tuyến luồng mới vào cảng qua Lạch Huyện với độ sâu – 7,2 m, được hình thành và đưa vào khai thác tạo điều kiện cho các tàu hàng sức chở 20.000 tấn đầy tải và 50000 tấn giảm tải có thể vào thẳng bến, không còn phụ thuộc vào thuỷ triều và giảm tải hàng từ xa, tăng đáng kể năng lực tiếp nhận hàng hoá và hiệu quả kinh tế. Hệ thống giao thông cũng được các cấp trung ương cùng với địa phương tâp trung đầu tư với nhiều dự án lên đến hàng chục triệu USD. Bằng nguồn vốn tự huy động, cảng Hải Phòng còn đầu tư xây dựng 2 bến neo đậu tàu biển tại bến Gót, Lạch Huyện, bảo đảm tiếp nhận các tàu container, tàu hàng trọng tải lớn vào chuyển tải an toàn thay thế các điểm chuyển tải hàng từ xa trên các vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Lán Hạ (Hải Phòng), giảm đáng kể chi phí vận tải. Năm 2007 có thể đánh dấu là một năm nhiều khởi sắc trong hoạt động đầu tư cảng biển nước ta với hàng loạt các dự án lớn được đầu tư, khởi công xây dựng. Ở Hải Phòng, Nhà nước cũng đã có những dự án đầu tư trọng điểm như dự án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện, dự án cảng Đình vũ (dự kiến đến năm 2010 sẽ có thêm 4 bến mới dài 785 m nối với Chùa Vẽ cùng hệ thống các công trình kho, bãi chứa hàng sau bến hoàn chỉnh). Đây là dự án trọng điểm quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, nhu cầu vốn cho ngành vẫn rất lớn và lượng vốn đã đầu tư là chưa đáp ứng được nhu cầu đó. So với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố thì tỷ lệ vốn đầu tư vào các lĩnh vực của ngành còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố                                                                                                             Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 12.302,4 14.825,9 17.955,4 18.255 Vốn đầu tư cho ngành hàng hải 1172,664 1505,125 2219,054 2244,908 % so với tổng số 9,53% 10,15% 12,36% 12,29% Tốc độ tăng trường liên hoàn - 28,35% 47,43% 1,17% (Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư) Nhìn vào bảng ta thấy, lượng vốn đầu tư cho ngành hàng hải liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng lại không ổn định. Năm 2007, lượng vốn đầu tư cho ngành có sự gia tăng lớn về số lượng, đạt mức trên 2219 tỷ đồng. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của ngành. Mặc dù lượng vốn có tăng về số lượng nhưng so với năm 2007 thì tốc độ tăng là rất thấp. Lượng vốn này được đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng cảng biển, đội tàu biển và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc sử dụng lượng vốn này còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cảng biển còn chưa hợp lý dẫn tới quy mô cảng còn bé, tiêu chuẩn thấp. Hiện tại ở Hải Phòng chỉ có Cảng Hải Phòng là lớn nhất, chiếm tỷ trọng vận tải hàng hoá cao nhất. Tuy nhiên, cảng nước sâu là chưa có, mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hệ thống giao thông hậu phương còn chưa được chú trọng đầu tư, hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải còn thiếu. Đội tàu biển của Hải Phòng cũng chưa được chú trọng đầu tư nên độ tuổi trung bình còn cao. Tàu trọng tải lớn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo chi cục Hàng hải Hải Phòng, tính đến nay, có 758 tàu với tổng trọng tải 2.104.815 tấn đăng ký tại khu vực Hải Phòng. Trong đó, lượng tàu có trọng tải nhỏ dưới 3000 tấn khoảng 600 chiếc, chiếm hơn 80%. Phần lớn những tàu cỡ nhỏ này là của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã mới thành lập trong vòng vài năm gần đây. Về nguồn nhân lực cho ngành, hoạt động đầu tư chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện trên địa bàn thành phố chỉ có hai trường đại học có chuyên ngành đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành là trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và Trường Đại Học Dân lập Hải Phòng. Vốn đầu tư cho ngành được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và đầu tư vào những mục đích, nội dung khác nhau. Vấn đề này xin được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo dưới đây. 2.2.2        Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển  khu vực Hải Phòng Đội tàu biển là phương tiện quan trọng trong vận tải biển. Tàu biển được sử dụng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá từ các cảng trong nước với nhau hoặc từ các cảng trong nước đến các cảng trên thế giới. Đầu tư phát triển đội tàu của nước ta hiện nay thực hiện thông qua các hình thức: -               Đầu tư đóng mới: +   Đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Ưu thế của hình thức này là tiết kiệm được ngoại tệ, giá đóng rẻ hơn so với giá tàu đóng ở nước ngoài, tàu đóng mới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nhà đầu tư. Nhưng có nhược điểm là vốn đầu tư ban đầu lớn, nằm khê đọng lâu, thời gian thu hồi vốn dài. Hơn nữa, công nghệ đóng tàu của nước ta còn hạn chế, chỉ đóng được tàu trọng tải vừa và nhỏ, chưa đóng được tàu cỡ lớn. Trong khi xu thế hiện nay trên thế giới là sử dụng tàu cỡ lớn để giảm chi phí. +   Đóng mới tại các nhà máy đóng tàu nước ngoài. Ưu thế của hình thức này là có được những tàu công nghệ hiện đại, trọng tải lớn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên, có nhược điểm là rất tốn kém về ngoại tệ. -               Đầu tư đã qua sử dụng trên thị trường quốc tế: Mua tàu cũ trên thị trường mua bán tàu. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình mua bán tàu đòi hỏi sự hiểu biết rõ về công nghệ và kỹ thuật để tránh mua phải tàu quá cũ, chất lượng thấp, không còn sử dụng được lâu nữa -               Đầu tư tàu đã đóng sẵn trên thị trường quốc tế: mua tàu đã đóng sẵn tại các nhà máy đóng tàu nước ngoài. Do có những ưu thế trên, hình thức đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu trong nước được sự quan tâm hơn cả. Vì thế, Chính phủ xác định ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta. Hải Phòng được xác định phải trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. Từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp đóng tàu đã huy động hàng nghìn tỷ đồng nâng cấp các ụ, triền đà cho phép đóng các chủng loại tàu trọng tải từ 6500 tấn đến 100.000 tấn. Đầu tư theo hướng hiện đại hoá, bắt kịp các công nghệ tiến tiến của thế giới, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã được trang bị các máy móc, phương tiện hiện đại như máy cắt tôn, máy lốc tôn, máy tiện, máy đột dập kỹ thuật số, các thiết bị nâng có sức nâng từ 30 tấn đến 200 tấn, các thiết bị làm sạch vỏ tàu, và các loại máy hàn tự động và bán tự động. Bình quân các công ty đóng tàu đã có trong tay gần 20.000 m2 nhà xưởng gia công cơ khí. Tiêu biểu như Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đang triển khai 2 dự án lớn là dự án đầu tư xây dựng đà tàu 70000 tấn và dự án xây dựng ụ tàu 100000 tấn trên diện tích 62 ha. Bên cạnh đó tổng công ty cũng đang xây dựng phân xưởng vỏ 3 với diệntích 3.2 ha, là phân xưởng vỏ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong giai đoạn 2006- 2010, trên địa bàn có một số các dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tàu. Trong đó Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ có một số dự án quan trọng: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng tại xã An Hồng, Huyện An Hải,Thành phố Hải Phòng. Chủ đầu tư là công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ. Tổng mức đầu tư là 98,230 triệu đồng trong đó, xây lắp là 81,405 triệu đồng, thiết bị là 8,297 triệu đồng và dự phòng là 8,528 triệu đồng. Dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp lắp ráp động cơ diezel tại khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng,  xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 194,674 triệu đồng trong đó, xây lắp là 81,405 triệu đồng, thiết bị là 8,297 triệu đồng và dự phòng là 8,528 triệu đồng. Dự án nâng cấp cơ sở sản xuất nhà máy đóng tàu Tam Bạc (giai đoạn 1). Tại Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 28,800 triệu đồng trong đó xây lắp là 23,086 triệu đồng. Dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu Sông Cấm (giai đoạn 2) tại Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 29,535 triệu đồng, trong đó xây lắp là 12,932 triệu đồng, thiết bị là 11,904 triệu đồng Dự án xây dựng công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền tại Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 130 tỷ đồng trong đó, giai đoạn 2002- 2005 là 30 tỷ và 2006- 2010 là 100 tỷ Dự án xây dựng công ty công nghiệp tàu thuỷ và xây dựng Hồng Bàng tại Thượng lý Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 130 tỷ đồng. Vừa qua, Lilama cũng khánh thành cơ sở đóng tàu sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (45 tỷ), và vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển chi nhánh Hải Phòng (60 Tỷ), phần còn lại do tổng công ty Lilama tự huy động. Dự án bao gồm ụ tàu 6500 DWT và kè bảo vệ bờ, hệ thống phân xưởng vở máy, ống điện, hai bãi tác nghiệp cạnh ụ, các hạng mục công trình phụ trợ, dây chuyền sơ chế tôn và phun sơn bảo quản, các thiết bị cẩu trục, hàn cắt kim loại, máy bơm công suất lớn. Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu trên địa bàn cũng có sự đầu tư nhằm nâng cao năng lực đóng và sửa chữa tàu cỡ lớn như: Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tiến hành đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 217.722,76 triệu đồng trong đó xây lắp 51.977,598 triệu đồng, thiết bị 133.521,132 triệu đồng; Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đầu tư nâng cấp một phần năng lực sản xuất với tổng mức đầu tư 595 tỷ đồng, trong đó xây lắp 437 tỷ đồng, thiết bị 91,5 tỷ đồng, kiết thiết cơ bản khác 13,650 tỷ đồng; Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng tiến hành đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư là 182,538 tỷ đồng trong đó xây lắp 77,745 tỷ đồng, thiết bị 94,185 tỷ đồng; nhà máy đóng tàu Bến Kiện tiến hành đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 29,694 tỷ đồng trong đó xây lắp là 18,371 tỷ đồng, thiết bị là 8,581 tỷ đồng; Nhà máy đóng tàu sông Cấm đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 29,145 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây lắp là 10,623 tỷ đồng, thiết bị là 16,138 tỷ đồng. Với sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu, số tàu  biển ở Hải Phòng không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện tại Hải Phòng có khoảng 300 tầu biển với tổng trọng tải gần 1 triệu DWT, so với năm 1997, thời điểm trước khi có chỉ thị 20 tăng 18% về số tầu và 16% về trọng tải tầu. Bảng 2.8: Số doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng Năng lực đóng tàu hàng có trọng tải Số doanh nghiệp % so với tổng số Năng lực thực tế Số doanh nghiệp % so với tổng số <3000 15 45,45 <300

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan