Chuyên đề Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam: Cơ hội và giải pháp

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc

I. Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển

1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển

2. Bản chất của đầu tư

3. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân

II. Lý luận chung về đầu tư phát triển lâm nghiệp

1. Những khái niệm về lâm nghiệp

2. Lý luận đầu tư phát triển lâm nghiệp

3. Vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

III. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Tây Bắc.

1. Khái quát chung về vùng Tây Bắc.

2. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Tây Bắc.

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triên lâm nghiệp vùng Tây Bắc.

I. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội và quan cảnh rừng Tây Bắc.

1. Điều kiện tự nhiên

2. Điều kiện kinh tế xã hội

II. Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc.

1. Tình hình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc những năm gần đây.

1.1. Cơ cấu vốn đầu tư

1.2. Nguồn vốn đầu tư

1.3. Suất đầu tư

1.4. Tình hình đầu tư

1.4.1. Tình hình đầu tư theo từng loại rừng.

1.4.2. Đầu tư theo các khâu của quá trình trồng rừng.

1.4.3. Đầu tư qua các dự án quốc tế.

2. Những kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư

3. Đánh giá hiệu quả đầu tư và những nguyên nhân

Chương III: Mục tiêu - Định hướng – Thách thức - Giải pháp

I. Quan điểm phát triên của lâm nghiệp vùng Tây Bắc.

II. Mục tiêu, định hướng và thách thức.

III. Giải pháp

1. Giải pháp tổ chức thực hiện

2. Giải pháp về vốn

3. Giải pháp về thị trường, khai thác và chế biến.

4. Giải pháp về chính sách

5. Giải pháp về công nghệ và mô hình lâm nghiệp

6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

VI. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc

1. Các dự án ưu tiên

3. Các chương trình ưu tiên

4. Trình tự bước đi

Kết luận

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam: Cơ hội và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trong tất cả các nguồn vốn. Do đặc điểm đầu tư vào lâm nghiệp chủ yếu mang lại hiệu quả xã hội – môi trường sinh thái, còn hiệu quả kinh tế rất thấp. Do vậy mà lâm nghiệp không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhưng rừng lại mang hiệu quả to lớn về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien, khu di tích lịch sử… Đó là những giá trị nền tảng của mỗi một quốc gia, thể hiện bản sắc riêng mà không phải quốc gia nào cũng có. Đó chính là lý do tại sao nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ 63% tổng vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc tương đương là:48470 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ nguồn thu của Chính phủ đó là thuế, và các nguồn vay quốc tế khác (ODA, vay tổ chức phi chính phủ…). Nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho các ngành, địa phương trong nền kinh tế quốc dân theo nhu cầu và tầm quan trọng của mỗi ngành. Nguồn vốn ngân sách chia thành hai nguồn, nguồn ngân sách TW và ngân sách địa phương. Trong những năm qua vốn ngân sách TW đầu tư nhiều nhất cho Hoà Bình 33278 triệu đồng năm 2001, tiếp đó là Lai Châu 9329 triệu đồng, Sơn La là 5863 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách cho các tỉnh hàng năm đều tăng, tuy nhiên ở mức độ tăng chậm 90 triệu đồng/năm như ở Sơn La. Điều đó phù hợp với tốc độ phát triển rừng của từng tỉnh, cũng như vị thế của mỗi tỉnh, Hoà Bình thuận lợi về giao thông vận tải, cũng như điều kiện tự nhiên khí hậu. Bên cạnh đó nguồn vốn ngân sách địa phương cũng chiếm vai trò rất quan trọng, nó phản ánh được sự đầu tư đúng, phù hợp với từng chiến lược phát triển của tỉnh. Trong những năm vừa qua, nguồn vốn ngân sách tỉnh Hoà Bình là cao nhất 4220 triệu đồng, có thể nói rằng phát triển lâm nghiệp Hoà Bình là một thế mạnh của vùng, đồng thời tạo động lực cho các ngành khác phát triển như điện, du lịch. Cũng như Hoà Bình, Lai Châu và Sơn La cũng đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi thế của tỉnh mình, do đó lượng vốn ngân sách đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc những năm qua đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất trong năm 2000-2001 từ hơn 1000 lên đến 3000-4000 triệu đồng. Đó là lượng tăng đáng kể góp phần vào công cuộc đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Bắc. Tuy vậy nguồn vốn ngân sách đầu tư cho lâm nghiệp Tây Bắc hiện nay chỉ là con số khiêm tốn so với các ngành khác, mặc dù vai trò lâm nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng mà không ngành nào có thể thay thế được. Vấn đề bức xúc nhất trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước là vấn đề giải ngân vốn ngân sách đầu tư: việc giải ngân vốn còn chậm, theo số liệu của dự án 5 triệu ha thì khối lượng vốn giải ngân năm 1999 là 205,8% tỷ đồng trên 314,4 tỷ đồng bằng 65% tổng số vốn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn cho đầu tư rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nguyên nhân là: Thủ tục đầu tư còn chậm chạp, rườm rà, không thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới, do đó nguồn vốn không đến kịp thời đáp ứng nhu cầu của đầu tư. Tây Bắc với vị trí địa lý, địa hình khó khăn hiểm trở, vì vậy giao thông cũng như cơ sở hạ tầng rất kém phát triển. Điều này, càng cần thiết phải có phát huy nội lực, nhất là từ khu vực tư nhân để xây dựng được thế mạnh tạo điều kiện thu hút các nguồn lực bên ngoài. Nhưng hiện nay, lâm nghiệp Tây Bắc vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình đầu tư của các hộ dân cư, mà chủ yếu là diện tích khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, còn số liệu về nguồn vốn thì chưa có ai thống kê được, mặt khác cũng không có ai khai mình đã đầu tư là bao nhiêu. Người dân Tây Bắc có thu nhập gần như thấp nhất cả nước, do vậy họ chỉ có thể đầu tư phát triển rừng bằng công sức họ bỏ ra, chứ không phải là tiền. Trong khi thế giới đang kêu gọi hãy vì mầu xanh hoà bình, môi trường sinh thái thì vai trò của rừng ngày càng được nâng cao tầm nhận thức. Chính vì thế mà các tổ chức quốc tế ngày càng có nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp vào Việt Nam. Vùng Tây Bắc hiện nay có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ (Ngos) trong đó có 3 dự án lớn của Đức và EEC. Đây là các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, các dự án kỹ thuật, còn dự án trồng rừng sản xuất thì không có. Việc đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc mang lại cho phía nước ngoài những nghĩa vụ bảo vệ môi trường và mang lại cho phía Việt Nam sự phục hồi rừng sau giai đoạn tàn phá và suy thoái. Tuy nhiên, hỗ trợ nước ngoài qua các dự án quốc tế cho vùng Tây Bắc cung rất hạn chế vì vùng này quá xa xôi, đi lại khó khăn. Hiện nay, có dự án điển hình phát triển lâm nghiệp Xã hội vùng đầu nguồn sông Đà do GTZ (CHLB Đức) tài trợ đang thực thi tại hai huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa Chùa (Lai Châu). Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, nên các hoạt động cũng chỉ tập trung vào việc phát triển phương pháp, giúp đỡ kỹ thuật cho người dân, thử nghiệm và ứng dụng những kết quả nghiên cứu với qui mô nhỏ. Dự án không có kinh phí để đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho người dân được. Theo thoả thuận của Hiệp định xử lý nợ giữa chính phủ Việt nam và Chính phủ Đức, phía Đức cam kết đưa 40 triệu DM vào chương trình chuyển đổi nợ nếu như Chính phủ Việt Nam chi một khoản tiền tương đương 30% của khoản tiền nói trên (khoảng 90 tỷ đồng Việt Nam) cho các dự án phát triển của Việt Nam mà được chính phủ Việt Nam phê duyệt và có sự đồng ý của phía Đức. Suất đầu tư : - Bảo vệ rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư bình quân không quá 50.000 đồng/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm. - Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu và rất xung yếu (coi như chỉ tiêu bảo vệ rừng) với mức đầu tư không quá 50.000đồng/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm. - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm theo tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm và quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung. - Trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, bao gồm mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật quy định. - Xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác lâm sinh bao gồm: Trạm bảo vệ rừng, công trình phòng cháy, phòng trừ sâu bệnh vườn ươm…..với mức đầu tư cho toàn bộ chương trình tối đa không quá 5 % tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng. Đó là suất đầu tư của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, còn đối với rừng sản xuất thì không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cả, mà theo thực tế trồng rừng thì tỷ suất đầu tư trồng rừng phòng hộ và đặc dụng mà áp dụng vào rừng sản xuất là rất thấp. Theo tính toán của người trực tiếp trồng tại các địa phương thì suất đầu tư cho trồng rừng phong hộ, rừng đặc dụng bình quân từ 4-5 triệu đồng/ha và suất đầu tư cho rừng sản xuất thâm canh bình quân là 10 triệu đồng/ha. Như vậy với tình hình suất đầu tư trên phần nào đó không khuyến khích các tổ chức các nhà đầu tư tham gia, bởi chi phí thực tế lớn hơn rất nhiều, trong khi đó nhà đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư, như lãi suất không ưu đãi, thời gian chưa đủ dài. Nhưng sản phẩm gỗ khai thác được chưa có đầu ra thực sự, còn bị thương nhân ép gía, hoặc bán với giá thấp vì không có thị trường tiêu thụ, hơn nữa do địa hình khó khăn nên việc khai thác cũng hạn chế và cước phí vận chuyển là rất cao. Cho nên rừng Tây Bắc hiện nay chủ yếu vẫn là rừng tự nhiên, rừng trồng đã phát triển nhưng chỉ là con số rất ít, chỉ bằng 8% so với tổng diện tích tự nhiên có rừng. Qua đây để thấy được việc đầu tư phát triển rừng Tây Bắc là rất chậm, sự quan tâm đầu tư của nhà nước đã có nhưng chưa sâu, chưa thực sự khuyến khích để phát triển lâm nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc. 1.4. Tình hình đầu tư: Đầu tư theo từng loại rừng: Đối với các loại rừng thì việc xác định đúng cơ cấu cây trồng, lựa chọn và sản xuất được cây giống tốt là quyết định phát triển của rừng trồng, cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhưng trong thực tế, đây là khâu còn yếu. Phần lớn hạt giống cây lâm nghiệp tự hái ở địa phương hoặc mua ở các đơn vị dịch vụ chưa được chọn lọc tại các khu rừng giống. Hộ nông dân một số hộ được huấn tự gieo vườm ươm tại chỗ các loại cây trồng dễ ươm. Một yếu tố quan trọng trong việc chọn cơ cấu cây trồng là việc xác định “đất nào cây ấy” chứ không phải cứ trồng là mọc đất nào cũng trồng được và cây nào cũng trồng được.Đặc biệt đốivới đất trống đồi núi trọc thì việc xác định cơ cấu cây trồng, nghiên cứu những giống cây phù hợp là rất quan trọng. Ngoài ra còn phải hoàn thành cải tạo đất trước, bởi đất trống đồi núi trọc đã bị rửa trôi mất độ mầu mỡ do vậy trước tiên trồng cây chiến lược phải trồng cây cải tạo đất trước như Keo, Luồng,…Cũng chính vì vậy mà việc đầu tư cho từng loại rừng là khác nhau, rừng đặc dụng và phòng hộ được nhà nước hỗ trợ vốn nhiều hơn và có những chính sách ưu tiên, còn rừng sản xuất chủ yếu do tư nhân, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc các lâm trường nhận giao khoán và tự đầu tư bằng nguồn vốn của mình. a.Đối với rừng sản xuất: Mục tiêu kinh doanh rừng sản xuất là lợi nhuận cao nhất và ổn đinh lâu dài, để đạt được điều đó chủ rừng không chỉ chọn loài cây, loại đất, mà còn phải biết tính toán năng suất, sản lượng, thị trường để điều chỉnh sản lượng, điều chỉnh tuổi chặt và biện pháp lâm sinh bảo vệ độ phì đất các chu kỳ sản xuất sau. Tây Bắc với địa hình dốc hiểm trở không thuận lợi về giao thông, cũng như trình độ dân trí còn thấp thì việc phát triển rừng sản xuất đang còn ở mức thấp so với mức thấp chung của cả nước. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất. Trong điều kiện vận chuyển nguyên liệu khó khăn, hơn nữa giá mua đối với lâm sản trồng rừng sản xuất giá quá thấp, mặt khác do không được đầu tư một cách đồng bộ, thiếu kiến thức kỹ thuật trong việc trồng nên năng suất thấp 6-7 ha m3/năm thì kinh doanh là không có lãi. Tây Bắc hiện có trên 20 lâm trường quốc doanh và hàng trăm cơ sở chế biến gỗ, lâm sản đang trong tình trạng nghèo nàn suy thoái, không chuyển đổi kịp theo cơ chế thị trường, lực lượng lao động thất nghiệp nhiều, không phát huy được vai trò của mình đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng. Nhưng thực tế đầu tư diễn ra ở các lâm trường là quá trình dài lâm trường nhận vốn ngân sách trồng rừng sản xuất, chỉ tiêu nghiệm thu hoàn thành kế hoạch duy nhất là tỷ lệ sống có đạt 85%, các lâm trường không quan tâm đến kết quả (cấp đất, năng suất rừng, sản phẩm, số lượng, chất lượng) bởi lỗ bao nhiêu nhà nước chịu hết. Do vậy các chủ rừng Việt Nam chỉ quan tâm đến lập dự án sao được nhiều vốn ưu đãi nhất, chất lượng sản phẩm thì khoa học công nghệ lại chưa sẵn sàng đáp ứng do đó diện tích rừng trồng hiện nay rất thấp. Đối với rừng sản xuất có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia như: tư nhân, trang trại gia đình, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, lâm trường quốc doanh. Trong đó thành phần lâm trường quốc doanh được sự ưu ái quan tâm của nhà nước nhất. Nhưng thực chất lâm trường quốc doanh hiện nay chưa phải là một doanh nghiệp theo đúng luật như vốn cố định nghèo nàn, trung bình mỗi lâm trường quản lý 10.000 ha rừng và đất chỉ có tổng giá trị tài sản cố định 439 triệu đồng, vốn rừng được giao chưa hợp pháp mà chi qua luận chứng được phê duyệt, vốn tính bằng ha chứ không giám sát được trữ lượng gỗ và qũy tiền, vốn lưu động 80 triệu đồng bình quân cho mỗi lâm trường, lượng vốn không đủ và hơn nưa là cung cách làm ăn kém hiệu quả của lâm trường đã không trở thành nòng cốt trong việc trồng và phát triển rừng. Đối với tư nhân, hộ gia đình và các công ty đầu tư vào trồng rừng sản xuất đã tăng nhưng vẫn còn rất ít. ở Tây Bắc chủ yếu là các hộ trồng rừng sản xuất, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển kinh tế trang trại. Đây là những lực lượng đầu tư có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư của thành phần này lại quá ít, con số này khó thống kê đầy đủ được nhưng đã có những ví dụ điển hình như mô hình trang trại ở bản Hìn (Sơn La), gia đình ông Quàng văn Hiến (Sơn La). Mặc dù vậy, nhưng các chính sách cho vay tín dụng của nhà nước còn cao, do đó người dân sau mỗi chu kỳ đầu tư (7đ10 năm) thì hầu như không có lãi, chưa kể đến thị trường tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh, người dân không biết bán cây đứng cho ai, giá bán như thế nào, lại thường xuyên bị người khác quyết định, ép giá. Vậy cải cách tổ chức sản xuất bằng cách nào, có duy trì lâm trường quốc doanh hay không? cần đổi mới ra sao? Để phát triển các thành phần làm ăn có hiệu quả và thúc đẩy đầu tư phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo số liệu thống kê, dự án trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản nước ngoài đầu tư vào VN mới chỉ có 7 dự án, Tây Bắc có 3 dự án. Thực tế cho thấy tư nhân và các tổ chức bỏ vốn trồng rừng sản xuất chưa nhiều và chưa có quy mô lớn. Các ngành tiêu dùng sản xuất sản phẩm lâm nghiệp chưa đầu tư trồng rừng hoặc đầu tư rất ít, riêng ngành than trong 2 năm gần đây đầu tư hàng năm 1 đến 1,2 tỷ đồng cho trồng rừng gỗ trụ mỏ. Trong khi đó doanh thu của ngành than rất cao. Cũng như ngành Giấy, lương mỗi công nhân trong nhà máy giấy từ 1-1,5 triệu, trong thu nhập từ nghề rừng thì chỉ có vai trăm ngìn. Đó chính là sự bất hợp lý, khi vai trò của rừng đối với các ngành trong nền kinh tế quốc dân thì lâm nghiệp dường như không mấy ai để ý và trả cho phần lợi ích xã hội, môi trường của rừng. Nhu cầu về vốn để các lâm trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả… đòi hỏi ngày một cao hơn hẳn các hộ gia đình làm kinh tế bình thường. Việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung hạn cho Lâm trại là cần thiết, đồng thời cũng phải có quy chế ràng buộc nghĩa vụ của các chủ trại rừng tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp giống, mỏ, chế biến đồ mộc và xuất khẩu cũng như tạo việc làm cho người lao động. Chính sách cho vay tín dụng trồng rừng sản xuất với mức lãi suất hàng năm 7%/năm so với năng suất rừng trồng và giá cả thu mua sản phẩm rừng trồng hiện nay thì vẫn còn quá cao nên nông dân chưa sẵn sàng vay vốn đầu tư trồng rừng. Mặt khác ở một số địa phương có điều kiện phát triển mô hình thì không thuận lợi trong cơ chế phiền phức nên nông dân không vay được đủ vốn cho sản xuất. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cũng như chính sách trợ cấp cho các lâm trại một phần vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng như: thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt… theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. b. Rừng phòng hộ Tây Bắc không chỉ có tầm quan trọng về mặt chính trị mà còn là nơi có vai trò quan trọng đối với kinh tế cũng như đời sống tinh thần của cả vùng, cả nước. Nói đến Tây Bắc là không thể không nhắc tới thuỷ điện Hoà Bình, nguồn cung cấp điện chủ yếu của nước ta, và sắp tới là thuỷ điện Sơn La với công suất 3.600Mw để khẳng định thêm vị trí chiến lược của Tây Bắc trong xu thế phát triển chung. Để giữ cho các công trình thuỷ điện hoàn thành nhiệm vụ của mình phải kể đến vai trò của các khu rừng phòng hộ, như rừng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình, ngoài ra còn có rất nhiều các khu rừng phòng hộ ven sông Đà, sông Mã, sông Bôi, sông Mê Công. Trong những năm qua việc đầu tư phát triển, bảo vệ và tái sinh rừng phòng hộ đã được nhà nước chú trọng nhiều, nhiều khu rừng phòng hộ đã phục hồi và phát sinh tác dụng, bảo vệ các công trình thuỷ điện, giữ mực nước ổn định. Nhưng cũng có những khu rừng đã bị chặt phá nhiều để làm nương rãy canh tác, việc ý thức bảo vệ rừng phòng hộ còn rất kém, việc đầu tư và rừng phòng hộ của nhà nước vẫn ở mức thấp, cụ thể là suất đầu tư thấp. Đầu tư phát triển rừng phòng hộ chủ yếu là nhà nước cung cấp vốn và đầu tư thông qua các lâm trường quốc doanh, còn tư nhân tham gia đầu tư chủ yếu là ngày công lao động thông qua hình thức giao khoán bảo vệ rừng. Tuy vậy trong quá trình đầu tư những năm qua chủ yếu là tập trung vào khâu khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ là chính, còn diện tích trồng mới tăng rất ít. Một phần là do nhà nước chưa có chính sách khuyến khích tư nhân hay các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng mới rừng phòng hộ. c. Rừng đặc dụng Tây Bắc là mái nhà phía Bắc của nước ta, nơi đây có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài cây đặc sản như Cánh kiến đỏ, Quế, Hồi, Thảo quả, Lát, Tếch… đã mang lại cho Tây Bắc những nét rất đặc trưng. Nhưng đó cũng là “miếng mồi” thơm ngon cho bon lâm tặc hoành hành. Những khu rừng đặc dụng như khu Hang Kia- Pà Cò, Thượng Tiến, Xuân Nha, Mường Nhé, Sốp Cộp, Hoàng Liên Sơn và một vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương (thuộc Hoà Bình). Ngoài ra còn có 4 khu bảo tồn thiên nhiên đó là: Tà Xùa, Nậm Rốm, Copia, các đảo hồ Hoà Bình và một khu rừng văn hóa di tích lịch sử (Mường Phăng- Điện Biên Phủ. Những khu rừng này ngoài chưc năng bảo tồn nguồn gien quý hiếm, còn là nơi tham quan du lịch sinh thái lý tưởng. Với vai trò quan trọng đó nhưng vốn đầu tư vào phát triển rừng đặc dụng còn thấp, suất đầu tư ngân sách của Trung ương cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng thấp (2,5 triệu đồng/ha/trong 4 năm, năm đầu 1,7 triệu đồng /ha, còn lại cho chăm sóc 3 năm, tiếp theo) Đầu tư vào rừng đặc dụng những năm qua là không đáng kể chỉ có 360 ha rừng trồng mới, còn lại chủ yếu là rừng tự nhiên. Nhưng công tác bảo vệ những năm qua là thấp, chỉ có 50.000đ/ha, ngoài ra chưa kể một số địa phương đã tự ý giảm suất đầu tư cho bảo vệ xuống để tăng diện tích bảo vệ, nên chất lượng công tác bảo vệ chưa cao. 1.4.2. Đầu tư theo các khâu của quá trình đầu tư trồng rừng: Số liệu vốn đầu tư theo các khâu vào phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc giai đoạn 1995-2000 Năm Bảo vệ rừng (ha) khoanh nuôi trồng rừng chăm sóc Tổng số vốn(1000đ) 1995 62967 13436 6158 82561 1996 107030 36700 7650 9330 160710 1997 118126 77318 9041 15580 220065 1998 296846 92963 13864 25715 429388 1999 217311 75279 14824 31283.7 338697.7 2000 165530 167358 13034.4 34405.8 380328.2 Nguồn: BQLDA 661-Cục phát triển lâm nghiệp +Đầu tư trồng rừng mới và nông lâm kết hợp: Nhiều năm qua, trồng rừng và nông lâm kết hợp của Tây Bắc đã được nhà nước quan tâm đầu tư, diện tích trồng mới ngày càng tăng từ 6158 ha (năm 1996) đến 13034,4 ha (năm 2000). Rừng trồng ở Tây Bắc gồm các loài: Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng và một số loài cây bản địa khác. Tỷ lệ cây sống sau 1 năm đạt trên 80%, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu của Hoà Bình có tỷ lệ sống cao 90%. +Đầu tư khoanh nuôi và tái sinh rừng: Từ năm 1990 các tỉnh vùng Tây Bắc triển khai mạnh công tác khoanh nuôi và tái sinh rừng và đã thu được những kết quả nhất định. Hàng năm bình quân toàn vùng khoanh nuôi tái sinh rừng được 114.800 ha, rừng được đầu tư khoanh nuôi tái sinh đã có hiệu quả: sau 4-6 năm có độ che phủ tăng từ 0,3-0,5, trữ lượng 30-40 m3/ha. Những địa phương khoanh nuôi tái sinh rừng tốt như: Phong Thổ, Phù Yên, Mai Châu, Đà Bắc…song xét về toàn vùng thì vẫn còn nhũng tồn tại. Tuy vốn khoanh nuôi tái sinh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khâu trồng và phát triển rừng, nhưng đó vẫn ở mức vốn đầu tư thấp, không thường xuyên, nhỏ giọt, Các giải pháp kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh rừng chưa được thực hiện tốt. Ngoài ra phải kể đến cơ chế chính sách chưa rõ ràng, nhất là những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng, do đó chưa hấp dẫn được đồng bào tham gia. +Đầu tư bảo vệ rừng: Trong những năm qua tình hình đầu tư bảo vệ ngày càng tăng và có tỷ trọng tương đối cao so với các khâu khác, nhưng nó thực sự chưa mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra nó còn bộc lộ những thiếu sót, nhất là sự phối hợp để quản lý bảo vệ rừng giữa bản, xã và Hạt kiểm lâm của địa phương chưa chặt chẽ. Hạt kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ rừng toàn vùng nhưng do ít lực lượng nên việc bảo vệ kết quả chưa cao. Các chi phí cho công tác bảo vệ chưa được thực hiện đầy đủ với nông dân nên khi chưa có cháy rừng xảy ra khó huy động nông dân tham gia. Theo quy định trưởng bản là nguời chịu trách nhiệm để huy động các thành viên tham gia để chữa cháy rừng, nhưng trong quá trình thực hiện nếu xảy ra tai nạn họ phải được đền bù và trả công phù hợp. Vai trò và mối quan hệ giữa Hạt kiểm lâm và cộng đồng cần phải được xác định rõ và có sự cải tiến thích đáng để họ tham gia nhiều hơn nữa và các hoạt động quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Với cơ cấu tổ chức làng bản hiện nay cần phải có sự thay đổi về hệ thống tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng thích hợp. Bên cạnh đó việc các hạt kiểm lâm tự ý giảm suất đầu tư bảo vệ rừng xuống để tăng diện tích bảo vệ rừng đồng thời làm chất lượng bảo vệ rừng kém đi, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của rừng. Trước thực trạng đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách phù hợp và cụ thể, trước tiên phải nâng cao suất đầu tư để khuyến khích đầu tư cũng như sự tham gia bảo vệ tích cực, đồng thời luôn luôn phát động phong trào tuyên truyền ý thức bảo vệ của người dân coi “Rừng là nhà”. +Đầu tư chăm sóc rừng: Việc trồng rừng mà không chăm sóc thì được ví như sự “vứt đi” của đầu tư. Việc đầu tư trồng rừng phải kết hợp với chăm sóc và bảo vệ rừng. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “trồng rừng chỗ này, phá rừng chỗ kia” như vậy không những lãng phí tiền của của nhà nước mà còn không bảo vệ được vốn rừng hiện có, như vậy công cuộc đầu tư là kém hiệu quả. Chính vì thế, những năm qua khi vốn đầu tư trồng rừng tăng thì vốn đầu tư cho chăm sóc rừng ngày càng tăng, kết quả là diện tích chăm sóc rừng tăng từ 9330 ha năm 1996 và tăng lên đến 34405.8 ha năm 2000. Nhưng công tác chăm sóc rừng vẫn còn những hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc. Để đầu tư phát triển rừng nói chung và rừng Tây Bắc nói riêng có hiệu quả hay không, trước hết cần phải có cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho các khâu của quá trình trồng và phát triển rừng, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là lượng vốn đầu tư phát triển rừng. Bên cạnh đó phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể và đối với từng loại rừng. Ví dụ rừng sản xuất thì phải ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu là giống cây là rất quan trọng, tiếp đó là chăm sóc. Còn đối với rừng phòng hộ và đặc dụng thì cần phải đầu tư nhiều vào khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng ngay ban đầu. Từ bảng số liệu cho thấy nhà nước đã có sự ưu tiên đầu tư phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng qua các khâu tái sinh, chăm sóc và bảo vệ, còn đối với rừng sản xuất thì ít được quan tâm hơn nhưng vị thế của rừng sản xuất ngày càng được nâng cao, do vậy mà khối lượng vốn đầu tư ngày càng tăng. Có nhiều người nghĩ rằng: Trồng rừng không khó, lại rẻ tiền, chỉ cần một vài triệu đồng hỗ trợ là có thể trồng thành công một ha rừng. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Muốn trồng và xây dựng một khu rừng trồng có năng suất và chất lượng và quản lý lâu dài bền vững thì cũng phải tốn không ít tiền và công sức. Theo kinh nghiệm của công ty nguyên liệu giấy Bãi Bằng thì trồng một ha rừng nguyên liệu giấy (Bạch Đàn, Keo) cũng phải tốn 6-8 triệu đồng (chu kỳ 8 năm). Còn trồng rừng phủ xanh đồi trọc trên đất xấu thì cũng phải tốn trên 4-5 triệu đồng trồng và chăm sóc 3 năm đầu) Đó là chưa kể đến tiền bảo vệ rừng sau khi trồng, không phải là ít. Theo tài liệu thế giới thì chi phí trồng rừng các nước thường 1500 đô la đến 2500 đô la Mỹ đối với từng cây lá kim gỗ mềm và 1800- 4200 đô la Mỹ đối với rừng cây lá rộng gỗ cứng. Nhưng nhà lập kế hoạch trồng rừng nước ta trên trung ương thường nghĩ mọi năm chi ra 300 tỷ, 400tỷ đồng cho trồng rừng cả nước, đã bị coi là “nằm mơ” “hy vọng quá nhiều”: trong lúc đó một công trình như đường dây tải điện Bắc Nam đầu tư trên nghìn tỷ đồng (1500 triệu đô) vẫn còn thấy ít. Một công trình thủy điện đầu tư gần nghìn tỷ đồng thì không thấy nhiều. Đó là định kiến cố hữu của nhà lập kế hoạch mà không dễ thay đổi. Đó chính là chính là bức thông điệp tới những nhà lập kế hoạch những nhìn nhận và có những chiến lược đầu tư để phát triển ngành lâm nghiệp sao cho xứng với vai trò của nó, trong khi môi trường thế giới ngày càng suy thoái. 1.4.3.Đầu tư qua các dự án đầu tư quốc tế. Vấn để rừng ở Tây Bắc đã được không chỉ nhà nước mà cả các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đầu tư phát triển. Bởi lợi ích từ việc trồng rừng không chỉ có người dân hay xã hội nơi gần rừng được hưởng mà nó còn có tác dụng bao trùm, lan toả tới tất cả sinh vật sống nhờ oxy. Đó là lý do tại sao các nước phát triển như Đức, Thuỵ Điển…lại quan tâm đầu tư phát triển rừng ở Việt Nam , đặc biệt là ở Tây Bắc. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn lâm nghiệp Tây Bắc đã có một số dự án quốc tế sau: Thứ nhất là, Dự án phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Dự án hỗ trợ kỹ thuật) do GIZ Cộng Hoà Liên Bang Đức viện trợ không hoàn lại, với tổng số vốn đầu tư là 24 triệu DM trong đó vốn đối ứng Việt Nam là 500 triệuVNĐ Với thời gian từ 1993-2004 ( qua 4 pha). Nghĩa là cả quá trình đầu tư là: 11tỷ đồng Việt Nam, vậy trung bình mỗi năm sẽ đầu tư 1,375 tỷ đồng. Qui mô dự án: Thực hiện ở Sơn La – Lai Châu. Mục tiêu dự án là: Giúp đồng bào dân tộc vùng cao canh tác đất dốc đạt hiệu quả về kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100209.doc
Tài liệu liên quan