Chuyên đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ở nước ngoài, kể từ khi bắt đầu triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí đến cuối năm 2006, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tham gia vào 7 đề án thăm dò khai thác dầu khí. Sang đến giai đoạn 2007 - 2008, Chính phủ đã có chủ trương cho phép trao đổi cổ phần với đối tác nước ngoài là các công ty dầu khí quốc tế, hoạt động ngoại giao phục vụ cho phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Có thể nói đây là 2 năm thành công trong công tác tìm kiếm các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam Qua bảng 2.4, ta thấy Tập đoàn dầu khí Việt Nam tập trung vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, khai khác, đầu tư gia tăng tài sản cố định và các hoạt động đầu tư tài chính như đầu tư vào công ty con, công ty liên kết liên doanh. Trong 2 năm 2007-2008, Tập đoàn tập trung phát triển các hoạt động  thăm dò dầu khí trong nước và cả nước ngoài, tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm. Đẩy mạnh tiến độ các dự án như Cụm dự án Khí Điện Đạm Cà Mau, Cụm dự án Khí Điện Nhơn Trạch, Cụm dự án lọc dầu Dung Quất…Tổng lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này qua các năm tăng mạnh; lượng vốn đầu tư năm 2007 tăng 37%,  năm 2008 tăng 96.9 % so với năm 2006. Các dự án đầu tư tài chính cũng luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng vốn đầu tư hàng năm của Tập đoàn. Hiện nay tổng số đơn vị thành viên trong Tập đoàn là 35 đơn vị, trong đó có 6 đơn vị Tập đoàn giữ 100% vốn điều lệ. Trung bình trong giai đoạn này, lượng vốn đầu tư cho hoạt động tài chính chiếm khoảng 25.69% tổng vốn đầu tư của Tập Đoàn Theo các lĩnh vực đầu tư, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí là lĩnh vực đầu tư mang tính cốt lõi của ngành dầu khí. Hàng năm tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư dành cho hoạt động này luôn chiếm trên 70% tổng lượng vốn đầu tư của Tập đoàn. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Dự án TKTD 8.52 10.40 13.06 18.49 Chế biến Dầu khí 11.062 14.648 20.4 22.01 Tàng trữ kinh doanh sản phẩm DK 1.346 1.452 1.84 2.92 Dự án Điện 1.36 1.96 2.77 4.4 Dịch vụ 3.154 1.532 6.68 12.25 Tài chính&BĐS 8.86 9.61 9.53 17.93 Tổng cộng 34.30 39.60 54.28 78.00 Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam . Những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang mở rộng, triển khai thăm dò và khai thác dầu khí ở cả trong và ngoài nước. Hiện nay Tập đoàn đang điều hành và tham gia góp vốn đầu tư vào 50 Hợp đồng/Thỏa thuận hợp tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước, trong đó: - 2 thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chung chiếm 4% - 24 hợp đồng dầu khí trong thời kỳ thăm dò 48% - 24 hợp đồng đang phát triển khai thác 48%.     Trong giai đoạn 2005-2008, trữ lượng quy dầu không ngừng gia tăng, đặc biệt năm 2008, do Tập đoàn đẩy mạnh thăm dò tìm kiếm ra nước ngoài, hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao, riêng phần trữ lượng gia tăng tại  nước ngoài đạt 97 triệu tấn quy dầu. Bảng 2.6: Kết quả hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong nước và tại nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 Tổng sản lượng khai thác quy dầu triệu tấn 24.79 22.77 22.5 Dầu thô triệu tấn 18 15.91 15 Khí tỷ m3 8.79 6.83 7.5 Gia tăng trữ lượng quy dầu triệu tấn 65 59.41 127 Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam Năm 2008  là năm đánh dấu sự tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tận dụng thế mạnh địa lý chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một lớn mạnh và chủ trương của Chính phủ cho phép trao đổi cổ phần với một số đối tác là các công ty dầu khí quốc tế, Tập đoàn đã thành công trong việc tăng gần 2 lần số hợp đồng dầu khí ở nước ngoài đã có trước đây với tiềm năng trữ lượng dầu khí lớn. 2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005-2008 2.2.1 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài Hiện nay có thể nói dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng có tính vượt trội, nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn năng lượng khác. Dầu mỏ chế biến thành các dạng năng lượng như xăng, dầu được sử dụng rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải ( đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển…), ngành công nghiệp điện phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Mặt khác, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp hàng tiêu dùng. Khí thiên nhiên cũng là loại nhiên liệu quan trong cho công nghiệp và ngày càng được ưu chuộng như một loại năng lượng sạch, chống được ô nhiễm môi trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng khác, nhưng dầu khí vẫn là loại nhiên liệu quan trọng, giữ vị trí hàng đầu trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê, mức tiêu thụ dầu trên thế giới ngày càng tăng, năm 1997 là 74 triệu thùng/ ngày, năm 2002 là 78 triệu thùng/ ngày, năm 2006 là 86 triệu thùng/ ngày, dự báo sẽ tăng lên hơn 120 triệu thùng/ ngày vào năm 2020. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề cung cấp năng lượng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, cân đối nhu cầu năng lượng phục vu cho phát triển kinh tế; những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư này không chỉ cung cấp một nguồn dầu khí bổ sung cho nhu cầu năng lượng của đất nước, mà còn tạo được một nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào việc duy trì, phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Dầu khí là ngành công nghiệp lâu đời và phát triển của thế giới, nhưng là một ngành công nghiệp trẻ của Việt Nam. Do nước ta còn đang trong quá trình phát triển mà trình độ khoa học kĩ thuật, khoa học quản lý còn hạn chế. Nhưng ngược lại, ngành công nghiệp dầu khí lại đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ hiện đại cả trong kĩ thuật lẫn quản lý. Có thể nói ngành dầu khí trên thế giới đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Chính vì vậy mà hoạt động đầu tư ra nước ngoài chính là một trong những phương thức ngắn nhất giúp cho tất cả các nước đang phát triển nói chung, cho ngành dầu khí Việt Nam nói riêng có thể trực tiếp tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật cao của thế giới, học hỏi những ứng dụng mới trong công nghệ, làm quen và thích nghi với thị trường thế giới. Qua đó ngành dầu khí Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, dần tạo được vị thế trong khu vực và trên thế giới. Với đặc thù có nhiều rủi ro và cần một lượng vốn rất lớn, hoạt động đầu tư hợp tác tìm kiếm và khai thác dầu khí ra nước ngoài của các quốc gia còn nhằm mục đích chia sẻ rủi ro và tạo ra một khối lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động dầu khí. Tùy  thuộc điều kiện cụ thể mà  mỗi quốc gia có những mục đích cụ thể khác nhau. Với các nước có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ thì việc đầu tư, hợp tác thăm dò khai thác dầu khí chủ yếu nhằm mục đích chia sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí còn nên trẻ nên việc đầu tư ra nước ngoài, hợp tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn, công nghệ và học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác. 2.2.2 Tình hình tổng mức vốn đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008 Công tác thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về cả chất và lượng. Để  đảm bảo gia tăng trữ lượng hàng năm khoảng 35 – 40 triệu m3 quy dầu nhằm duy trì sự phát triển bền vững của Ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia và phát triển nền kinh tế đất nước, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu khí không chỉ ở trong nước mà cả ra nước ngoài. Đến nay đã có 50 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước đã được kí kết và thực hiện. Bảng 2.7: Tổng số dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước Nội dung Số lượng tỷ lệ Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chung 2 4% Hợp đồng dầu khí trong thời kì thăm dò 24 48% Hợp đồng đang phát triển khai thác 24 48%  Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Từ những năm 1990, Tập đoàn đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Sau nhiều năm chuẩn bị, nghiên cứu, đến năm 2000 việc đầu tư ra nước ngoài đã có bước chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước đầu, còn một số hạn chế về thủ tục đầu tư, về trình độ công nghệ, số dự án tham gia còn ít nên lượng vốn đầu tư còn thấp. Đến giai đoạn 2005 – 2008, tập đoàn đẩy mạnh đầu tư, kí được nhiều hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, tốc độ tăng của nguồn vốn khá cao so với các năm trước. Tập đoàn đã và đang triển khai 22 dự án thăm dò tìm kiếm dầu khí ra nước ngoài, trong đó có 7 dự án phát triển khai thác, 15 dự án thăm dò. Với số vốn hàng năm như sau: Bảng 2.8: Tổng vốn đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài hàng năm giai đoạn 2001 – 2008 Đơn vị: triệu USD      Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Qua biểu đồ ta thấy năm 2001 đến năm 2004, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài đạt chưa đến 10 triệu USD, thì đến năm 2007 là năm đánh dấu bước nhảy vọt trong hoạt động thăm dò tìm kiếm dầu khí ra nước ngoài, thể hiện nỗ lực tìm kiếm các cơ hội đầu tư của Tập đoàn nhằm đạt được mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí của Quốc gia. Tổng vốn đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn trong năm 2007 là 109.5 triệu USD, có sự nhảy vọt so với năm 2006 (44 triệu USD). Tận dụng vị trí chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một lớn mạnh và chủ trương của chính phủ cho phép trao đổi cổ phần với một số đối tác quốc tế ( các công ty dầu khí quốc tế), trong năm 2007 Tập đoàn đã kí thành công 6 hợp đồng dầu khí ở nước ngoài. Sang năm 2008 Tập đoàn đã thực hiện việc kí thêm 9 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, nâng tổng số dự án dầu khí của Tập đoàn ở nước ngoài lên là 22 dự án.  Về vấn đề nguồn vốn, mặc dù Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài được 10 năm, tuy nhiên đây vẫn là giai đoạn Tập đoàn thực hiện tăng tốc các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, trong đó vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các dự án thăm dò và phát triển. Tập đoàn đã có doanh thu bán dầu của dự án dầu khí lô PM 304 Malaysia từ năm 2006 tuy nhiên vẫn chưa đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu của Tập đoàn. Số vốn còn thiếu đã và đang được Tập đoàn cân đối từ vốn tự có và vay thương mại. 2.2.3 Tình hình thực hiện đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008 Với mục tiêu đảm bảo mức gia tăng trữ lượng hàng năm khoảng 35– 40 triệu m3 quy dầu, hàng năm Tập đoàn đều đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch định mức nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài. Tuy nhiên hoạt động thăm dò khai thác dầu khí là một hoạt động chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Ngoài những nhân tố mà một dự án đầu tư thông thường phải chịu tác động như tình hình cung cầu sản phẩm, giá cả nguyên vật liệu… hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài còn phải chịu tác động rất mạnh của những biến động kinh tế thế giới, chịu ảnh hưởng từ những mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia… Tuy nhiên với nỗ lực của toàn Tập đoàn mà tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện / kế hoạch hàng năm trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong giai đoạn 2005 - 2008 đều đạt ở mức khá cao, trung bình khoảng 73%. Biểu đồ 2.9: Tình hình vốn đầu tư thực hiện / kế hoạch trong hoạt động TDKT dầu khí giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị : Triệu USD Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Qua biểu đồ 2.9 ta có thể thấy trong cả giai đoạn 2005 - 2008, lượng vốn đầu tư kế hoạch và vốn đầu tư thực hiện của Tập đoàn tăng đều qua các năm. Trong năm 2005 2006, lượng vốn đầu tư thực hiện và lượng vốn đầu tư kế hoạch còn ở mức thấp do đây mới chỉ là những năm khởi đầu, Tập đoàn mới chỉ kí kết được 7 dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại 5 nước nhận đầu tư. Sang đến năm 2007, như đã phân tích ở trên, đây là năm đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn, cả lượng vốn đầu tư kế hoạch và vốn đầu tư thực hiện đều tăng trên 100% so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008, mặc dù lượng vốn đầu tư thực hiện tăng gần 40% so với lượng vốn đầu tư thực hiện năm 2007, nhưng so với lượng vốn đầu tư kế hoạch mà Tập đoàn đề ra thì mới chỉ đạt trên 60%. Nếu như xét 1 cách tương đối đối với chỉ tiêu này, trong giai đoạn 2005 - 2008 hiệu quả của hoạt động đầu tư của năm 2008 thấp hơn so với các năm trước. 2.2.4 Tổng số dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ở nước ngoài, kể từ khi bắt đầu triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí đến cuối năm 2006, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tham gia vào 7 đề án thăm dò khai thác dầu khí. Sang đến giai đoạn 2007 - 2008, Chính phủ đã có chủ trương cho phép trao đổi cổ phần với đối tác nước ngoài là các công ty dầu khí quốc tế, hoạt động ngoại giao phục vụ cho phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Có thể nói đây là 2 năm thành công trong công tác tìm kiếm các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn . Bảng 2.10: Tổng số dự án thăm dò khai thác dầu khí  ra nước ngoài và số nước nhận đầu tư của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008 Nội dung 2005 2006 2007 2008 Số nước nhận đầu tư 4 5 7 12 Tổng số dự án 6 7 13 22 Số dự án TDKT kí mới trong năm 1 6 9 Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tính đến hết năm 2007, Tập đoàn đã kí mới được 6 hợp đồng dầu khí ở nước ngoài, nâng tổng số dự án dầu khí ở nước ngoài lên con số 13, trong đó có 11 dự án đang  hoạt động, 2 dự án đang làm thủ tục kết thúc đầu tư. Cụ thể như sau: Các dự án đang hoạt động 1.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô 433a, 416b – Algieria, 2.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô PM 304      – Malaysia, 3.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô SK 305       – Malaysia, 4.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Amara        – Iraq, 5.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Majunga     – Madagasca, 6.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Jundin 2     – Venezuela, 7.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô 16, 17 và 18 – Cuba 8.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô 31, 32, 42 và 43 – Cuba 9.                  Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Radugunting – Indonesia 10.             Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Z47 – Peru. 11.             Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Bomana – Cameroon Các dự án đang làm thủ tục kết thúc đầu tư 12.             Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô NEM I        – Indonesia, 13.             Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô NEM II       – Indonesia, Sang năm 2008, Tập đoàn đã kí mới 9 hợp đồng dầu khí ở nước ngoài nâng tổng số Dự án dầu khí ở nước ngoài lên 22 dự án, trong đó có 2 dự án đã kết thúc đầu tư ( dự án thăm dò khai thác dầu khí Lô NEM I và Lô NEM II tại Indonesi), 20 dự án còn hiệu lực. Cụ thể các dự án được kí mới như sau: 1. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Tanit -  Tunisia 2. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Guellala  - Tunisia 3. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Marine XI - CH Conggo 4. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Danan - Iran 5. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô 03 lô Tamtsag - Mongolia 6. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Champasak, Saravan - Lao 7. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Savannakhet - Lao 8. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô M2 - Myanmar 9. Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô Junin 2 - Venezuela Có thể thấy việc Tập đoàn dầu khí Việt Nam không ngừng kí kết thêm được các dự án mới, không ngừng mở rộng số lượng quốc gia nhận đầu tư  ( chỉ trong giai đoạn 2005 – 2008 đã kí mới được 16 dự án, mở rộng thêm hoạt động đầu tư tại 8 quốc gia) đã nói lên sự lớn mạnh không ngừng của Tập đoàn trong lĩnh vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài. 2.2.5 Tình hình triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 2.2.5.1 Quy trình phê duyệt dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài Quá trình hình thành một dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài thông thường sẽ trải qua các bước sau: - Nghiên cứu môi trường và cơ hội đầu tư - Nghiên cứu tài liệu chi tiết - Đánh giá dự án, lập báo cáo đầu tư - Xin chủ trương - Lập báo cáo tiền khả thi và khả thi - Tham gia đấu thầu hoặc đàm phán - Phê duyệt cuối cùng và kí kết hợp đồng - Xin cấp giấy phép đầu tư Theo các quy định hiện hành, thời gian trung bình để Tổng giám đốc Tập đoàn xem xét Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư để cho phép hoặc không cho phép lập báo cáo đầu tư khoảng 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của dự án. Và trước thời hạn nộp thầu theo quy định của đối tác không muộn hơn 30 ngày thì đơn vị đầu tư phải trình Báo cáo đầu tư để Tập đoàn xem xét. Trong khoảng 15 ngày sau thì Tập đoàn phải thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt thì Giám đốc đơn vị đầu tư trên cơ sở ủy quyền của Tổng giám đốc Tập đoàn sẽ triển khai việc đàm phán kí kết hợp đồng và xin cấp giấy phép đầu tư. Như vậy có thể thấy, không kể thời gian đàm phán kí kết và xin cấp giấy phép đầu tư thì thời gian từ khi bắt nghiên cứu tài liệu cho đến khi hợp đồng có hiệu lực sẽ kéo dài trung bình khoảng 2- 3 tháng. Sau khi hợp đồng có hiệu lực thì trong vòng 30 ngày, Đơn vị đầu tư trình Tập đoàn  kế hoạch tìm kiếm thăm dò. Thời gian xem xét và thông qua kế hoạch ở Tập đoàn và Hội đồng quản trị không quá 30 ngày từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ từ Đơn vị đầu tư. Sau quá trình tìm kiếm thăm dò, trong trường hợp có phát hiện dầu khí có khả năng thương mại thì đơn vị đầu tư lập và trình Tập đoàn  kế hoạch thẩm lượng, thời gian Tập đoàn và hội đồng quản trị xem xét và thông qua không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Sau quá trình thẩm lượng, nếu phát hiện dầu khí được đánh giá là thương mại thì đơn vị đầu tư có trách nhiệm hoàn thành báo cáo đánh giá trữ lượng dầu khí và trình Tập đoàn  kế hoạch phát triển, khai thác mỏ. Thời gian xem xét và thông qua kế hoạch phát triển mỏ ở Tập đoàn và hội đồng quản trị không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 2.2.5.2 Thẩm quyền phê duyệt các dự án: Đối với các dự án thăm dò khai thác do Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn làm chủ đầu tư có sử dụng vốn nhà nước từ 3000 tỷ đồng trở lên, Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ trình Thủ tướng chính phủ xin chấp thuận đầu tư, Hội đồng quản trị sẽ phê duyệt sau khi được Thủ tướng chính phủ chấp thuận đầu tư. Đối với các dự án thăm dò khai thác có sử dụng vốn nhà nước đến 3000 tỷ đồng thì sẽ do Tổng giám đốc Tập đoàn phê duyệt. Hội đồng thành viên của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) phê duyệt các dự án có sử dụng vốn nhà nước đến 500 tỷ đồng; phê duyệt các dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng sau khi được cấp /người có thẩm quyền chấp thuận đầu tư Đối với dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty có sử dụng vốn nhà nước từ 5.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 8.000 tỷ đồng trở lên, Tập đoàn cần làm hồ sơ báo cáo và xin Thủ tướng chính phủ chấp nhận đầu tư. Những dự án sử dụng vốn nhà nước đến 5.000 tỷ đồng, hoặc vốn của các thành phần kinh tế đến 8.000 tỷ đồng sẽ do Hội đồng quản trị Tập đoàn phê duyệt. 2.2.5.3 Tình hình triển khai cụ thể các dự án hiện có. a) Các dự án hiện có Sau một giai đoạn tích cực đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, hiện nay Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang thực hiện đầu tư 20 dự án thăm dò khai thác tại nước ngoài: 16 dự án tìm kiếm thăm dò, 5 dự án phát triển khai thác. Trong đó Tập đoàn dầu khí Việt Nam tự điều hành 10 dự án, 4 dự án góp vốn điều hành chung, 6 dự án tham gia góp vốn không điều hành. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 2.11: Tình hình cụ thể các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài của Tập đoàn Stt Dự án Tham gia của PVN Thăm dò thẩm lượng Phát triển khai thác Tự điều hành Điều hành chung Tham gia cổ phần không điều hành A Châu Mỹ 1 Đề án nghiên cứu chung vùng hồ Maracaibo Venezuela X X 2 lô Jundin 2 Venezuela 40% X X 3 16,17 Đất liền Cuba 100% X X 4 N31,N32, N42, N43 ngoài khơi Cuba 100% X X 5 Z47 ngoài khơi Peru 100% X X B Châu Phi 6 433a,416b Algeria 40% X X 7 Tanit Tunisia 60% X X 8 Guellala tunisia 60% X X 9 Bomann Camaroon 25% X X 10 Majunga Madagascar 10% X X 11 Marine XI CH Conggo 9% X X C Trung Đông 12 Amara Irag 100% X X 13 Danan Iran 100% X X D Châu Á 14 Randugunting indonesia 30% X X 15 SK 305 Malaisia 30% X X 16 PM 304 Malaisia 15% X X 17 Champasak, Saravan Lao 80% X X 18 Savannakhet Lao 25% X X 19 M2 Myanmar 45% X X 20 Lô 19,20,21 Tamtsag Mongolia 5% X X Tổng 15 5 10 4 6 Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam             Tình hình đối với từng khu vực như sau: Khu vực Châu Á:             Malaysia: (02 Dự án)             - Lô SK 305 - Điều hành chung (Tỷ lệ tham gia 30%).             - Lô PM 304 - Petrofac là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 15%).   Đây là 02 lô đã có phát hiện dầu khí và rủi ro địa chất thấp nên đã được Tập đoàn tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò, thẩm lượng phục vụ phát triển khai thác 02 mỏ (D30 và Dana ) lô SK 305 và nâng cao sản lượng khai thác tại PM 304.               Lào: (02 Dự án)             - Lô Chapasak&Saravan - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia  80%).   - Lô Savannakhet – Salamander là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia  25%).             Myanma: (01 Dự án)             - Lô M2 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 85%(trong đó PVEP 45%, VSP 40%)).             Indonesia: (01 Dự án)             - Lô Radugunting – Pertamina là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia  30%). Tại 04 Dự án này, năm 2008 Tập đoàn chủ yếu tập trung cùng các đối tác nghiên cứu các tài liệu hiện có và chuẩn bị cho khảo sát thực địa trong năm 2009. Mongolia: (01 dự án) - Hợp đồng lô 19, 120, 21, Bồn trũng Tamtsag, Mongolia - Nhà điều hành là  Công ty Đại Khánh (Trung Quốc) có hiệu lực từ ngày 15/11/1999. Tỷ lệ tham gia của Tập đoàn là 5% mỗi lô và chính thức tham gia sau khi tuyên bố thương mại. Campuchia: Tập đoàn đang đàm phán với cơ quan quản lý dầu khí quốc gia Campuchia (CNPA) để ký kết hợp đồng dầu khí lô XV trên đất liền vào năm 2009.  Ngoài ra Tập đoàn đang thuyết phục CNPA cho phép nghiên cứu đề xuất ký hợp đồng tại các lô thuộc khu vực chồng lấn Campuchia – Thái Lan và cùng tiến hành khảo sát thăm dò tại khu vực vùng nước lịch sử giữa Việt Nam - Campuchia. Khu vực Trung Đông – Châu Phi: Algieria: (01 Dự án)             - Lô 433a & 416b - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 40%). Năm 2008, Tập đoàn đã hoàn tất thẩm lượng và đánh giá trữ lượng dầu khí lô 433a & 416b - Algieria. Trên cơ sở kết quả chương trình thăm dò thẩm lượng, Tập đoàn đã hoàn tất báo cáo phát triển mỏ trình nước chủ nhà phê duyệt. Hiện tại Tập đoàn đang chỉ đạo chuẩn bị cho công tác phát triển mỏ nhằm mục tiêu bắt đầu khai thác dầu vào năm 2011 với sản lượng ban đầu dự kiến 20.000 thùng/ngày. Tunisia: (02 Dự án)             - Lô TANIT - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100% (trong đó PVEP 60%, VSP 40%)).               - Lô GUELLALA - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100% (trong đó PVEP 60%, VSP 40%)).             Camorun: (01 Dự án)             - Lô Bomana - Total là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 25%).             Iran : (01 Dự án) - Lô Danan – Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).             Madagasca: (01 Dự án) - Lô Majunga – ExxonMobil là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 10%). Đối với 05 Dự án này, Tập đoàn chủ yếu triển khai công tác nghiên cứu địa chất - địa vật lý trong năm 2008 để chuẩn bị cho chương trình thu nổ địa chấn và khoan trong năm 2009. Khu vực Châu Mỹ:             Cuba : (02 Dự án) - Lô 16,17,18 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).   - Lô 31,32,42,43 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%). Năm 2008, thực hiện công tác nghiên cứu địa chất địa vật lý và thương mại đấu thầu để chuẩn bị cho chương trình khoan thăm dò năm 2009 tại lô 16, 17, 18. Hoàn thành thu nổ khoảng 4000 km 2D lô 31, 32, 42, 43 ngoài khơi Cuba .             Peru : (01 Dự án)             - Lô Z47 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).             Venezuela : (01 Dự án và 01 đề án nghiên cứu chung)             - Lô Junin 2 – Liên doanh khai thác và nâng cấp dầu nặng (Tỷ lệ tham gia 40%).             - Đề án nghiên cứu chung nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu vùng hồ Maracaibo . b)Các Dự án mới ký năm 2008 Năm 2008 được đánh giá là năm thành công trong công tác phát triển và tìm kiếm các dự án phát triển khai thác mới có quy mô lớn của Tập đoàn. Với việc ký kết hợp tác đầu tư với các Công ty dầu khí hàng đầu thế giới (Gazprom, Zarubezhneft – Liên bang Nga, PDVSA – Venezuela) để đầu tư vào các mỏ có trữ lượng dầu khí lên tới hàng tỷ thùng (lô Junin 2 – trữ lượng tại chỗ 34 tỷ thùng và dự báo sản lượng khai thác trong 25 năm đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan