Chuyên đề Đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Techcombank

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ DNVVN. 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.1.1. Tiêu chí phân loại DNVVN 4

1.1.1.2. Khái niệm về DNVVN theo quy định ở VN 5

1.1.2. Vai trò 6

1.1.3. Lợi thế và khó khăn của DNVVN 9

1.1.3.1. Lợi thế 9

1.1.3.2. Khó khăn 12

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1. Khái niệm về hoạt động cho vay 14

1.2.2. Đặc điểm của cho vay đối với DNVVN so với các đối tượng khác 14

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng thương mại 15

1.2.3.1. Từ phía ngân hàng 15

1.2.3.2. Từ phía DNVVN 21

1.2.3.3. Từ môi trường bên ngoài 23

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng thương mại 25

 

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK. 28

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 28

2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank 28

2.1.2. Đối tượng khách hàng của Techcombank 29

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn ngân hàng đang gặp phải 30

2.1.2.1. Thuận lợi 30

2.1.2.2. Khó khăn 31

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 05,06,07 31

2.2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 05-07 36

2.3. ĐÁNH GIÁ 50

2.3.1. Những mặt đạt được 50

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 52

2.3.2.1. Hạn chế 52

2.3.2.2. Nguyên nhân 52

CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 56

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TECHCOMBANK. 56

3.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN NHẰM ĐẨY MẠNH HỌAT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN. 59

3.3. KIẾN NGHỊ 64

KẾT LUẬN 67

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp cho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó. Khi mà hệ thống pháp luật rắc rối, không đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng và sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế. Môi trường chính trị xã hội Đây là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định đối với các nhà đầu tư. Khi nền chính trị ổn định thì nó sẽ tạo ra được sự tin tưởng lớn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư dài hạn. Khi đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Những biến động bất ổn về chính trị- xã hội không những sẽ làm hạn chế đầu tư, hạn chế các khoản vay mới mà còn tác động tiêu cực đến những khoản vay cũ thông qua những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với hoạt động của các DNVVN và của ngân hàng. Bên cạnh đó, các quan niệm xã hội về sự ưa thích cá nhân, về các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, sự biến động của môi trường có thể làm thay đổi các triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế nó sẽ ảnh hưởng đến họat động tín dụng của doanh nghiệp đó. Thái độ của các cơ quan chính quyền cũng có ảnh hưởng lớn đến họat động của các DNVVN. Nó được thể hiện qua cách xử sự cũng như tinh thần phục vụ và hỗ trợ cho DNVVN. Thái độ của các phương tiện thông tin đại chúng cũng đóng góp tích cực vào sự chuyển biến thái độ tâm lý xã hội đối với các DNVVN. Như vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNVVN chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố, không chỉ từ phía ngân hàng, từ phía DNVVN mà còn các yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị, xã hội…chính vì vậy, để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN thì cần phải có sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn và chặt chẽ giữa tất cả các phía trong tổng thể đó. 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng thương mại Số lượng DNVVN có quan hệ với ngân hàng Trên thị trường, sự cạnh tranh luôn luôn tồn tại và một yếu tố tất yếu, khách quan, là động lực chung cho sự phát triển. Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì các doanh nghiệp cũng mong muốn có được thị phần lớn nhất có thể có trong phạm vi hoạt động của mình. Ngành ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng phát triển mạnh mẽ với mạng lưới mở rộng khắp cả nước. Có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên một địa bàn nên dẫn đến việc số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay mượn với từng ngân hàng sẽ giảm đi nếu như mỗi ngân hàng không có những biện pháp để mở rộng thị phần của mình. Xét về chỉ tiêu số lượng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN. Qua mỗi năm, số liệu này sẽ phản ánh sự tăng trưởng về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng như việc ngân hàng có tiến hành việc đẩy mạnh cho vay đối với đối tượng khách hàng này hay không. Doanh số cho vay Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Nó là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng họat động tốt và ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình còn ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay. Điều đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khả năng họat động của ngân hàng hay là sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của ngân hàng… Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng thu lại được từ hoạt động cho vay trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu phản ánh lên hiệu quả của hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động cho vay Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, khi đã tiến hành hoạt động đầu tư thì đều kỳ vọng vào một nguồn thu nhập cao trong tương lai và các NHTM cũng không phải là một ngoại lệ. Việc đẩy mạnh họat động cho vay đối với các DNVVN có đạt được hiệu quả thực sự hay không thì cần phải xem xét đến chỉ tiêu này Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu được khi đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng. Khi mà dư nợ cho vay có tăng lên nhưng doanh thu lại không tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay không đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp thu nhập của hoạt động cho vay DNVVN trong tổng thu của NHTM để được kết quả của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay DNVVN trong các năm. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động cho vay không chỉ được quyết định bởi điều đó. Chính vì vậy nên khi đánh giá hiệu quả của họat động cho vay cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ lãi thực thu từ cho vay DNVVN so với tổng số lãi thu được và các chỉ tiêu về mức sinh lời, chỉ tiêu nợ quá hạn..để có thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả cho vay DNVVN của NHTM. Dư nợ cho vay: Là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và cho DNVVN nói riêng. Thông qua đây, ta có thể biết được tăng trưởng dư nợ cho vay của DNVVN qua các năm. Mặt khác ta còn tính được tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN = dư nợ cho vay DNVVN tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Nó sẽ phản ánh quy mô tín dụng đối với DNVVN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này qua các năm cho ta thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với DNVVN trong tổng dư nợ của ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ này sẽ được khống chế tại một mức nào đó có thể chấp nhận được theo từng giai đoạn của từng hệ thống ngân hàng. Nợ quá hạn Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM. Thông qua nó, ta có thể tính được tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn = tổng dư nợ quá hạn(gốc hoặc cả gốc+lãi) của DNVVN tổng dư nợ cho vay DN Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là kém.Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp thì thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là khắt khe. Luôn tuân theo quy tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng. Còn nếu ở mức vừa phải thì thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/9/1993 có tên giao dịch quốc tế là Techcombank với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và có trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay đã hơn 14 năm, ngân hàng Techcombank đã có những bước tiến vượt bậc trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô hoạt động lớn và nằm trong tốp các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động có hiệu quả nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Techcombank hiện có128 điểm giao dịch trải khắp các tỉnh thành lớn của Việt nam và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010. Techcombank hiện có vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng, tổng tài sản là gần 39.558 tỷ đồng và gần 2900 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5 tỷ USD. 2.1.2. Đối tượng khách hàng của Techcombank Techcombank hiện đang phục vụ hơn 32.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank hiện đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận k‎ý với các tổ chức quốc tế. Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, hiện chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ phi tín dụng, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Techcombank đang phục vụ gần 100.000 khách hàng dân cư, chiếm 27% doanh số tín dụng của Techcombank. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác. Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới . 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn ngân hàng đang gặp phải 2.1.2.1. Thuận lợi Trong các năm vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển khả quan trong điều kiện kinh tế vĩ mô khá thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế cao, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng liên tục qua các năm. Chính điều đó đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động của các thành phần kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Đặc biệt năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra những vận hội và thách thức mới Họat đông XNK tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt qua các năm. Đồng thời các đợt nâng lương tối thiểu cho cho công chức và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước trong qua các năm đã khuyến khích tiêu dùng trong nước. Kết quả là sản xuất và chi tiêu trong nước tăng và đi kèm theo đó là nhu cầu về tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác. Điều này đã và đang tạo điều kiện để các ngân hàng tăng dư nợ tín dụng phục vụ hoạt động đầu tư và tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, dư nợ của Techcombank đã gia tăng qua các năm, năm 2007 ước tính là 18681 tỷ đồng, tăng trên 9000 tỷ so với năm 2006 và tăng trên 12000 tỷ so với năm 2005. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh đang tạo cơ hội để cho Techcombank gia tăng hoạt động môi giới, repo, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thu phí như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa và tài chính doanh nghiệp. Đó chính là những điều kiện thuận lợi của hệ thống ngân hàng nói chung và của Techcombank nói riêng. 2.1.2.2. Khó khăn Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của TTCK là một trong những nguyên nhân khiến cho việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, từ ngày 1/4/2007, theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, VN sẽ mở cửa, cho phép các NH ngoại lập NH con 100% vốn nước ngoài tại VN. Sự đổ bộ của các "đại gia" nước ngoài nhiều kinh nghiệm với tiềm lực tài chính vững mạnh đã khiến cho ngân hàng Techcombank cũng như các ngân hàng ở Việt Nam phải có những chuẩn bị để không đánh mất thị phần ngay trên "sân nhà". Vào ngày 1/7/2007, Chỉ thị 03 của NH Nhà nước về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán có hiệu lực. Các NH trong đó có ngân hàng Techcombank phải rút dư nợ loại này về hạn mức 3% tổng dư nợ theo hạn 31/12/2007. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% rồi 12% của NH Nhà nước cũng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với ngân hàng. Ngoài ra, gần đây do sự đảo chiều tất yếu của chính sách kích thích tăng trưởng dễ dãi trong một thời gian dài cộng với sự thiếu nhạy cảm của ngân hàng nhà nước trong điều hành tiền tệ đã dẫn đến việc các ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 05,06,07 Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, Techcombank đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện chiến lược tăng tốc qua việc phát triển tổng tài sản, tín dụng, dịch vụ, mạng lưới, phát triển sản phẩm mới cũng như quan hệ đối với các đối tác chiến lược. † Nếu như năm 2005 tổng tài sản của Techcombank mới chỉ có 10.666 tỷ thì năm 2006 tăng lên gần 18.000 tỷ và đến năm 2007 đã đạt tới con số là 39.558tỷ đồng. Vốn điều lệ năm 2005 là 555 tỷ, 2006 và 2007 tăng lên đến 1.500 tỷ. Như vậy Techcombank đã khẳng định được vị trí là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu về quy mô và vốn điều lệ. † Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt đến con số là 800 tỷ đồng, tăng gần 125% so với năm 2006, là ngân hàng có mức lợi nhuận cao trong hàng ngũ các ngân hàng thương mại cổ phần. † Mạng lưới họat động trải dài 22 tỉnh thành trên cả nước với hơn 120 điểm giao dịch. Số lượng cán bộ nhân viên đạt tới hơn 2.034 người. † Doanh thu năm 2007 đạt 2.560 tỷ đồng trong khi năm 2006 đạt 1.398 tỷ đồng còn năm 2005 đạt 698 tỷ. Doanh thu từ khu vực dịch vụ cả năm 2007 đạt 321tỷ VND khẳng định vị trí dẫn đầu của Techcombank trong khối các ngân hàng cổ phần. Doanh thu dịch vụ thuần đạt 302 tỷ đồng, tăng khoảng 82%so với năm 2006, và chiếm 20% tổng doanh thu thuần, nhờ vào sự tăng trưởng đều và mạnh của nhiều loại dịch vụ như: bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thẻ… † Hoạt động huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động cho cả năm 2007 đạt 35.100 tỷ đồng, tăng hơn 20.000 tỷ đồng so với 2006 và tăng gần 26.000 tỷ so với năm 2005. Trong đó: Huy động từ khu vực dân cư đạt 17.020 chiếm 48% trong tổng huy động Bảng 1.1: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư Đơn vị: Tỷ VND 2005 2006 2007 3.892 6.684,45 17.020 (Nguồn: báo cáo thường niên hàng năm của Techcombank) Vốn huy động từ dân cư năm 2007 đã tăng gần 150% so với năm 2006 và tăng gần 330% so với năm 2005. Từ đây ta thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn trong khu vực dân cư qua các năm Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 7599tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động từ ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với 2006 là 163% và so với năm 2005 là 219% Bảng 1.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp Đơn vị: tỷ VND 2005 2006 2007 2382 2882 7599 (Nguồn: báo cáo thường niên hàng năm của Techcombank) Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 2.037 khách hàng trong năm 2006 lên 3.175 khách hàng trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 55,86%. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là khách hàng quan trọng của Techcombank, chiếm 45% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng DN. † Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng năm 2007 đạt trên 18681tỷ đồng, tăng trên 9000 tỷ đồng so với năm 2006 Trong đó, dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12/2007 đạt 5790 tỷ đồng tăng hơn 105%so với năm 2006 Bảng 1.3: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ Đơn vị: tỷ VND 2005 2006 2007 1.560 2.817 5790 (Nguồn: báo cáo thường niên hàng năm của Techcombank) Các sản phẩm bán lẻ có dư nợ lớn là cho vay nhà(chiếm 37.9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ô tô, cho vay hộ kinh doanh cá thể và các hình thức cho vay tiêu dùng khác.Tỷ lệ nợ 3-5của khách hàng cá nhân là 1.58% trong năm 2006, giảm 0.42% so với năm 2005. † Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2007 đạt tỷ đồng, tăng 95% so vơi năm 2006. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp là 3.8% tăng 0.7% so với năm 2006. Bảng 1.4: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp Đơn vị: tỷ VND 2005 2006 2007 3819 5993 11707 (Nguồn: báo cáo thường niên hàng năm của Techcombank) Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, 65% là cho vay ngắn hạn, phần còn lại là cho vay trung và dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng(57,9% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp) † Phát triển sản phẩm mới: năm 2007, Techcombank ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với các tính năng hiện đại như internet banking(F@st i-Bank), cổng thanh toán điện tử(F@st VietPay)…Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm hưởng ứng và đã gây được những tiếng vang nhất định trên thị trường. † Họat động thanh toán và phát hành thẻ của Techcombank phát triển mạnh mẽ với tổng số thẻ phát hành lũy kế năm 2007 đạt gần 203.933 thẻ, tăng gần 160% so với năm 2006. Tổng số dư trên tài khoản tăng đáng kể, đạt 764,64 tỷ đồng. Năm 2007 là năm khởi sắc đối với công tác phát triển các sản phẩm mới với sự ra mắt thẻ phát hành ngay F@stAcces-I vào đầu năm 2006 † Đối với phân đoạn khách hàng doanh nghiệp, trong năm 2007, Techcombank tiếp tục đẩy mạnh công tác Marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng này. Công tác Marketing trực tiếp được đẩy mạnh thông qua các cuộc hội thảo, gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp ngành nghề như : hội thảo doanh nghiệp gỗ, điều, năng lượng..Đặc biệt Techcombank cũng ngày càng chú trọng trong việc cung cấp các sản phẩm “trọn gói, một cửa” cho các DN thông qua các mối liên kết, hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ logisic như Vinalink, Vinfaco.. † Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác Thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các NH TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế năm 2007 đạt 2160 triệu USD, tăng 52%so với năm 2006. Trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu đạt xấp xỉ 1552USD, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 608 triệu USD. Doanh thu từ nhóm dịch vụ này đạt 75 tỷ VND, chiếm 54% doanh thu dịch vụ thuần của Techcombank. Bảng 1.5: Doanh số thanh toán quốc tế Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số TTQT(triệu USD) 1014 1342 2160 Doanh thu TTQT(tỷ VND) 40 54 86 (Nguồn: báo cáo thường niên hàng năm của Techcombank) 2.2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 05-07 Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng Techcombank cũng đặc biệt được quan tâm. Ngân hàng luôn chú trọng đến việc thúc đẩy cho vay đối với DNVVN, tập trung việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN làm ăn có hiệu quả, năng lực tài chính tốt, có tín nhiệm trong quan hệ vay trả đối với ngân hàng. † Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày một gia tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2005, số lượng DNVVN là 6.486 thì đến năm 2006 nó tăng lên đến hơn 10.000 và đạt tới hơn 32.000 vào năm 2007. Như vậy, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng gia tăng một cách nhanh chóng. Điều đó đã chứng tỏ rằng, ngân hàng đang ngày càng chú trọng vào đối tượng khách hàng là DNVVN này và đó là điều phù hợp với định hướng, mục tiêu chung đã được đề ra. Với mục tiêu mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa chất lượng tín dụng đối với các DNVVN, trong những năm gần đây, đi đôi với với việc tiếp tục giao dịch đối với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm thì Techcombank đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN mới. Đó là một bước phát triển đáng kể của ngân hàng. † Doanh số cho vay Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Nó là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay đối với các DNVVN trong một thời kỳ nhất định. Trong thời gian qua, doanh số cho vay của Techcombank đựợc thể hiện cụ thể Bảng 2.1. Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 20006 2006/2005 2007 2007/2006 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm % Doanh số Tỷ trọng (%) Tăng/ Giảm % Tổng 7.751.094 100 10..963.627 100 3.212.533 41,45 23.940.145 100 12.976.517 118,36 DN lớn 1.079.746 13,93 2.219.371 20,24 11.39.625 105,55 4.364.288 18,22 2.144.917 96,65 DNVVN 3.547.826 45,77 5.560.752 50,72 2.012.926 56,74 14.663.339 61,26 9.102.587 163,69 Đối tượng khác 3.123.522 40,30 3.183.837 29,04 60.315 1,95 4.912.518 20,52 1.728.681 54,30 ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng TCB 2005-2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Tẹchcombank đối với DNVVN tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, trong năm 2006 doanh số cho vay đạt 5.560.752 triệu đồng, chiếm 50,72% và tăng lên 56,74% so với năm 2005. Còn năm 2007doanh số cho vay đã tăng lên tới 14.663.339 triệu đồng, chiếm 61,26% và tăng với tỷ lệ là 163,69% so với năm 2006 Từ đó có thể thấy được rằng việc đẩy mạnh cho vay đối với DNVVN đã được quán triệt và không ngừng được thực hiện và phát huy được thế mạnh. Sự tăng lên về doanh số cho vay đó đã thể hiện được xu hướng phát triển hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường. Nó cũng thể hiện chính sách ưu tiên của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, nó chưa thực sự là cao, chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng hiện có của ngân hàng. Bảng 2.2. Doanh số cho vay DNVVN theo thời hạn 2005-2007 Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2006/2005 2007 2007/2006 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm % Doanh số Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm % Tổng 3.547.826 100 5.560.752 100 2.012.926 56,74 14.663.339 100 9.102.587 163,69 Ngắn hạn 2.453.676 69,16 3.677.325 66,13 1.223.649 49,87 9.111.799 62,14 5.434.474 147,8 Trung, dài hạn 1.094.150 30,84 1.883.427 33,87 789.277 72,14 5.551.540 37,86 3.668.113 194,76 ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng TCB 2005-2007) Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay. Năm 2007cho vay ngắn hạn là 9.111.799 triệu đồng chiếm tới 62,14% trong tổng cho vay, năm 2006 là 3.677.325 triệu đồng và năm 2005 là 2.453.676 triệu đồng và chiếm tới 69,16%. Như vậy, cho vay ngắn hạn đối với DNVVN là chủ yếu, tuy nhiên tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2005, tỷ trọng đó là 69,16% thì năm 2006 giảm xuống còn 66,13% và 62,14% trong năm 2007. Điều đó có thể do ngân hàng bắt đầu có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay, chú trọng đến các khoản cho vay trung và dài hạn Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng được gia tăng qua các năm và tỷ trọng cũng có chiều hướng gia tăng, năm 2005 là 30,84%, năm 2006 là 33,87% và năm 2007 là 37,86% Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang mạnh dạn mở rộng các họat cho vay trung và dài hạn nhằm tăng nguồn thu nhập từ tín dụng. Mặt khác khi tăng cho vay trung và dài hạn thì các doanh nghiệp sẽ có quan hệ hợp tác lâu dài với ngân hàng hơn và sau đó dễ dàng trở thành những khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Nó không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn cả về lâu dài. Nó tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó làm gia tăng số lượng khách hàng truyền thống cho ngân hàng hơn. † Doanh số thu nợ: Thời gian qua, ngân hàng Techcombank luôn cố gắng thực hiện tốt chủ trương chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước đề ra. Bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay đối với các DNVVN thì ngân hàng còn chú trọng đến việc thực hiện thu nợ lành mạnh. Nó cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ tại ngân hàng Techcombank được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3. Doanh số thu nợ của TCB giai đoạn 2005-2008 Đơn vị : triệu VNĐ Năm Chỉ Tiêu 2005 2006 2006/2005 2007 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Hoạt động tín dụng 4.340.612 6.304.086 1.963.474 45,24 13.364.087 7.060.001 111,99 Cho vay DNVVN 2.202.427 3.566.221 1.363.794 61,92 8.172.139 4.605.918 129,15 Tỷ trọng (%) 50,74 56,57 - - 61,15 - - ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng TCB 2005-2007) Qua số liệu này ta thấy tình hình thu nợ DNVVN của ngân hàng Techcombank cũng có sự tăng trưởng. Nếu như năm 2005, doanh số thu nợ là 2.202.427 triệu đồng thì năm 2006 là 3.566.221 triệu đồng và năm 2007 là 8.172.139 triệu đồng Điều đó chứng tỏ rằng công tác thu hồi nợ của ngân hàng là tốt và tiến triển qua các năm. † Thu nhập từ hoạt động cho vay Thu nhập từ hoạt động cho vay của các DNVVN chủ yếu là thu từ lãi của các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 125.doc
Tài liệu liên quan