Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP 3

1.1 Bán hàng và vai trò của hoạt động bán hàng trong kinh doanh 3

1.1.1 Các khái niệm về bán hàng 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng trong hoạt động kinh doanh 5

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động bán hàng trong cơ chế thị trường 6

1.2 Nội dung của hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh ôtô 7

1.2.1 Xác định mục tiêu bán hàng 7

1.2.2 Xây dựng kế hoạch, chiến lược,sách lược bán hàng cho từng nhóm sản phẩm trên các thị trường mục tiêu 7

1.2.3 Thiết kế và tổ chức lực lượng bán hàng(LLBH) 11

1.2.4 Tổ chức thực hiện các chương trình bán hàng cho từng nhóm sản phẩm trên các thị trường mục tiêu 14

1.2.5 Tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động bán hàng 17

1.3 Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh ôtô 18

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 18

1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp 20

1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM 24

2.1 Khái quát về thị trường ôtô và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam 24

2.1.1 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 24

2.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam 26

2.2 Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 29

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 29

2.2.2 Cơ cấu tổ chức 33

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 39

2.3 Thực trạng hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 40

2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty qua một số năm : 40

2.3.2 Tình hình bán các loại ôtô của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong một số năm qua : 42

2.3.3 Tình hình triển khai các nghiệp vụ bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong một số năm qua 48

2.4 Đánh giá chung về tình hình bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 52

2.4.1 Điểm mạnh 52

2.4.2 Điểm yếu 53

CHƯƠNG III:V MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM 55

3.1 Xu hướng vận động của môi trường kinh doanh ôtô trong nước 55

3.2 Phương hướng phát triển của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới 57

3.2.1 Về hoạt động nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm: 57

3.2.2 Tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh: 57

3.2.3 Tổ chức quản lý : 58

3.2.4 Công tác thị trường : 58

3.2.5 Về lao động : 59

3.2.6 Về quan hệ với nhà nước và đối tác 59

3.2.7 Về hoạt động xuất nhập khẩu : 59

3.3 Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 60

3.3.1 Đối với nhà nước 60

3.3.2 Đối với Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam : 61

3.3 Một số điều kiện để thực hiện giải pháp 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 tỷ USD. Trong đó, đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ tính riêng tháng 12/2007 đã đạt 5.000 chiếc với giá trị 73 triệu USD. Tính cả năm 2007, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về nước là 28.000 chiếc, đạt 523 triệu USD (tăng 245% so với năm 2006). Như vậy, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ôtô khác chủ yếu là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước đạt 921 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 2006. 2.2 Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển a, Quá trình hình thành - Năm 1984, Liên hiệp các xí nghiệp giao thông vận tải được thành lập theo quyết định số 2836/QĐ-TCCB ngày 15/12/1984 của bộ giao thông vận tải trên cơ sở sắp xếp lại Cục cơ khí sau khi tách chuyển một phần bộ máy quản lý và một số các đơn vị sang Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí đóng tàu. - Ngày 23/12/1995, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 5239/QĐ-TCCBLD về việc thành lập Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải với tên là TRANSPORT INDUSTRY COPORATION ( viết tắt là TRANSINCO ) trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp các xí nghiệp giao thông vận tải I. - Ngày 15/09/2003 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 189/2003/QĐ-TTg duyệt đề án của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải. Tiếp đó Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 3096/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2003 về việc thành lập Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam với tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty là : VIETNAM MOTOR INDUSTRY CORPORATION ( viết tắt là VINAMOTOR ) trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải, thí điểm mô hình Công ty mẹ - công ty con. b, Quá trình phát triển của Tổng công ty trong những năm vừa qua: Trong những năm qua, Tổng Công ty công nghiệp ô-tô Việt Nam (Vinamotor) - đơn vị được xác định là nòng cốt trong lĩnh vực phát triển công nghiệp ô-tô Việt Nam đã xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển trong giai đoạn 2001 - 2005 là tập trung nghiên cứu và đầu tư để sản xuất ô-tô khách, ô-tô tải nhẹ mang thương hiệu Việt Nam bằng 100% vốn trong nước; từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa,  kể cả các phụ tùng động cơ, hệ truyền động để xây dựng nền móng cho ngành công nghiệp ô-tô trong tương lai. Việc tổ chức sản xuất ô-tô khách của Vinamotor được khởi đầu bằng những bước đi đầu tiên từ Công ty cơ khí ô-tô 1-5, nơi có nhà xưởng rộng, lực lượng kỹ thuật và lao động có kinh nghiệm trong sửa chữa ô-tô các loại. "Ðể đi tắt, đón đầu", Tổng công ty đã thông qua sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ của Tập đoàn FAW (Trung Quốc) để phối hợp sản xuất. Những xe khách đầu tiên do Công ty cơ khí ô-tô 1-5 đóng mới vỏ, và trang bị nội thất mang nhãn hiệu Transinco ngay khi xuất xưởng đã được thị trường chấp nhận về kiểu dáng, chất lượng xe. Nhất là chất lượng thân, vỏ xe do công ty sản xuất được áp dụng công nghệ hàn khung xốp và bọc vỏ tiên tiến. Ô-tô khách thương  hiệu "Transinco" ra đời ngay từ đầu đã tạo được niềm tin và nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng. Một số ưu đãi có thời hạn do Chính phủ dành cho sản phẩm xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên do Vinamotor sản xuất đã tạo điều kiện cho Tổng công ty mạnh dạn đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất, phục vụ thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, các cơ sở sản xuất ô-tô khách được mở rộng, với nhiều loại xe có mẫu mã phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hạ. Ðến nay, toàn Tổng công ty đã sản xuất và tiêu thụ gần 11 nghìn xe ô-tô khách từ 16 chỗ ngồi đến 120 chỗ ngồi, với gần 50 kiểu dáng khác nhau phục vụ chở khách liên tỉnh, nội tỉnh, xe khách cao cấp đường dài, xe buýt hai tầng... Một số loại xe Transinco đã được xuất khẩu sang CH Ðô-mi-ni-ca để thăm dò và giới thiệu với thị trường Nam Mỹ. Cùng với việc sản xuất ô-tô khách, Vinamotor còn tận dụng mặt bằng cũ, cải tạo mở rộng và bổ sung thiết bị chuyên dùng cho các Công ty cơ khí ô-tô 1-5, Cơ khí công trình; hoặc liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần đầu tư mới nhà xưởng tại các Công ty TMT, Hyundai-Vinamotor, Công ty ô-tô Bende (Hải Phòng)... để sản xuất xe tải nhẹ, với hàng chục nghìn xe tải các loại: Porter, Mighty, HD65, HD72, Jiulong, Bende,... được sản xuất và tiêu thụ. Khi thương hiệu Transinco đã trở thành quen thuộc với các doanh nghiệp vận tải, từ năm 2002, Tổng công ty đi những bước tiếp theo, đó là hình thành các cụm công nghiệp ô-tô với quy mô lớn, được phân công chuyên môn hóa-hợp tác hóa cao. Số vốn mỗi cụm công nghiệp từ 200 tỷ đến 400 tỷ đồng, bao gồm các nhà máy được đầu tư những dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe ô-tô tải, ô-tô khách với trang bị thiết bị, công nghệ đồng bộ hiện đại, cùng các nhà máy sản xuất phụ tùng ô-tô, được chuyển giao từ các nhà sản xuất ô-tô lớn của thế giới. Ðó là: Cụm công nghiệp Nguyên Khê (Ðông Anh, Hà Nội) chuyên sản xuất ô-tô khách, xát-xi ô-tô khách, ô-tô buýt, và sản xuất phụ tùng nội thất bằng vật liệu côm-pô-sít, ghế ngồi... Cụm công nghiệp ô-tô Ðồng Vàng (Bắc Giang) sản xuất các loại ô-tô khách, ô-tô tải, khung xe tải theo công nghệ của tập đoàn công nghiệp Hyundai (Hàn Quốc). Ngoài ra, tại đây còn có các cơ sở sản xuất một số loại phụ tùng ô-tô, như kính an toàn, động cơ. Cụm công nghiệp Văn Lâm (Hưng Yên) gồm các nhà máy của Công ty TMT, Cơ khí Ngô Gia Tự, 3-2 và 120. Tại đây, chuyên sản xuất ô-tô tải nhẹ và ô-tô tải nặng, đồng thời sản xuất hộp số, hệ truyền động, các chi tiết dập mỏng như: ca-bin, thùng xe... Cụm công nghiệp Thủ Ðức (TP Hồ Chí Minh) được đầu tư để sản xuất xe khách, xe tải và sản xuất phụ tùng. Cụm công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) chuyên sản xuất xe tải nhẹ, xe mi-ni buýt, xe chuyên dùng phục vụ  nhu cầu vận chuyển vùng đồng bằng sông Cửu Long và thị trường Lào, Cam-pu-chia. Nhờ đầu tư phát triển đúng hướng, từ 13 đơn vị thành viên chủ yếu tập trung  tại khu vực Hà Nội, với lĩnh vực hoạt động hạn hẹp trong sửa chữa ô-tô, sản xuất xe máy công trình, đến nay Tổng Công ty công nghiệp ô-tô Việt Nam đã có 42 đơn vị thành viên, với hàng chục nghìn cán bộ, công nhân (CBCN). Giá trị sản xuất năm nay dự kiến đạt 7.000 tỷ đồng, tăng năm lần so với năm 2001 và 60 lần so với 10 năm về trước, là thời điểm Tổng công ty mới được thành lập. Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân hằng năm 10%.  Những cố gắng của Vinamotor trong mười năm qua đã được Nhà nước ghi nhận bằng tấm Huân chương Hồ Chí Minh. Bước sang giai đoạn phát triển mới (2006 - 2010), cùng với việc tổ chức, sắp xếp lại mô hình theo công ty mẹ - công ty con, Vinamotor tiếp tục tập trung đầu tư cho các chương trình sản xuất linh kiện phụ tùng ô-tô mà trọng tâm là các linh kiện phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao như: Ðộng cơ, hộp số, cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống lái..., nhằm mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ phần sản xuất trong nước của các sản phẩm mang thương hiệu Transinco đạt hơn 80%. Ðồng thời để chủ động được từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế thử, nghiệm thu, đánh giá sản phẩm ô-tô "ma-de in Việt Nam", Tổng công ty sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu triển khai công nghiệp ô-tô và từng bước hình thành Trường đại học công nghiệp ô-tô. Tiếp tục hoàn thiện các cụm công nghiệp ô-tô với các nhà máy lắp ráp, chế tạo linh kiện, hệ thống đăng kiểm thử xe, phòng thí nghiệm liên hoàn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia chương trình sản xuất ô-tô với nhiều hình thức. Tiếp nhận thêm một số nhà sản xuất cơ khí từ các ngành và các địa phương về làm thành viên tổng công ty để khai thác tiềm năng, thế mạnh về thiết bị và chất xám cùng hợp sức phát triển trong lĩnh vực công nghiệp ô-tô. Xây dựng hướng kinh doanh dịch vụ vận tải cũng như các loại hình dịch vụ khác, một hướng kinh doanh đầy tiềm năng, tạo thế kích cầu cho sản phẩm của Vinamotor, đưa nhà sản xuất tới gần với thị trường. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức Hiện tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam là Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình này có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình Tổng công ty trước đây như : giúp nhận định rõ vốn và tài sản, quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị trong Tổng công ty, bảo đảm lợi ích ở những ngành, những lĩnh vực mà nhà nước cần kiểm soát nhưng Nhà nước không nhất thiết phảo giữ 100% vốn ở Doanh nghiệp. Đồng thời mô hình này giúp Tổng công ty thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa tại các Doanh nghiệp thành viên và đem vốn đi liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần… nhờ đó mà Tổng công ty giữ cổ phần chi phối tại các Doanh nghiệp này. Những lợi ích của việc chuyển đổi sang mô hình này là xuất phát từ đòi hỏi đổi mới cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Trong đó nền tảng mối quan hệ này là việc chi phối của Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Viêc chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu là về sở hữu vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu… Đặc điểm của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (công ty mẹ) là vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa có vốn góp cổ phần ở các công ty con. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Công ty mẹ chỉ sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử dụng bí kíp công nghệ đề chi phối, tác động đến việc thông qua hay không thông qua các quyết định quan trọng của Công ty mình có cổ phần, vốn góp. Hiện nay Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ và nghĩa vụ như các Tổng công ty nhà nước khác, được tổ chức theo mô hình có Hội đồng Quản trị. Cơ câu tổ chức của Tổng công ty bao gồm : Hội đồng quản trị ( HĐQT ): là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ hoạt động của Tổng Công ty. HĐQT có 5 thành viên trở lên do Nhà nước bổ Nhiệm hoặc Bộ giao thông vận tải được ủy quyền bổ nhiệm gồm : Chủ tịch Hội đông quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên khác. Ban kiểm soát : do HĐQT thành lập để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, việc thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐQT và những quy định của Pháp luật. Ban kiểm soát có 3 thành viên trở lên, trong đó trưởng ban là thành viên của HĐQT và trưởng ban không kiêm nhiệm bất cứ việc gì trong bộ máy điều hành của Tổng công ty. Tổng giám đốc (TGĐ) : do Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Là người đại diện của Tổng công ty trước pháp luật, là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, các phương án, dự án trên cơ sở vốn điều lệ, quy chế và nghị quyết của HĐQT. Được xếp lương cơ bản theo ngạch bậc lương viên chức nhà nước và hưởng lương theo phân phối tiền lương, thưởng gắng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Phó tổng giám đốc : là người giúp TGĐ điều hành một số hoạt động của Tổng công ty theo phân công của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của TGĐ. Kế toán trưởng : là người Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty . Bộ máy giúp việc của HĐQT và TGĐ gồm có 10 phòng ban, có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và TGĐ trong phạm vi chuyên môn. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận sản xuất cũng như bộ phận nghiệp vụ cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định của cấp trên. Gồm : 1. Văn phòng Tổng Công ty. 2. Phòng tổ chức tiền lương. 3. Ban thanh tra 4. Phòng khoa học công nghệ 5. Trung tâm thiết kế. 6. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 7. Phòng nghiên cứu và phát triển. 8. Phòng kế hoạch và đầu tư 9. Phòng tài chính kế toán 10. Ban kiểm toán nội bộ. SƠ ĐỒ II.1 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VINAMOTOR HĐQT Ban kiểm soát Tổng giám đốc PTGĐ phụ trách Nội chính PTGĐ phụ trách Sản xuất PTGĐ phụ trách Kinh doanh PTGĐ phụ trách Tài chính Văn Phòng TCT Phòng tổ chức Tiền lương Ban Thanh tra Phòng Khoa Học Công Nghệ Trung Tâm Thiết Kế Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phòng nghiên cứu và Phát triển Phòng Kế Hoạch Và Đầu tư Phòng Tài chính Kế toán Ban Kiểm Toán Nội bộ ( Nguồn : Qui định về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tham mưu, giúp việc HĐQT và TGĐ) Hiện nay Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có tất cả 42 đơn vị thành viên là những Công ty con trực thuộc, nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy… Bảng II.1 : Danh sách các đơn vị thành viên của VINAMOTOR TT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ Nhà máy sản xuất ô tô 1/5 Nguyên Khê-Đông Anh-Hà Nội Nhà máy sản xuất ô tô 3/2 18 Giải Phóng – Hà Nội Nhà máy cơ khí 120 609 Trương Định - Hà Nội Nhà máy cơ khí công trình 199 Minh Khai - Hà Nội Công ty Cổ phân cao su chất dẻo Đại Mỗ Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 16 Phan Chu Trinh – Hà Nội Công ty cổ phần cơ khí 19-8 Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội Công ty cổ phần công trình và TM GTVT 69 Triều Khúc – Hà Nội Công ty cổ phần ô tô TMT 199B Minh Khai – Hà Nội C.ty CP cơ khí XD&tư vấn thiết kế 30/4 Trâu Quỳ - Gia Lâm- Hà Nội Công ty thương mại và đầu tư GTVT 46 Tăng Bạt Hổ - Hà Nội Công ty CP cơ khí ô tô Hòa Bình Triều Khúc –Thanh Xuân-Hà Nội Công ty CP xây dựng và cơ khí số 1 Hoàng Liệt-Hoàng Mai- Hà Nội Công ty cơ khí vận tải và xây dựng 35A Thủ Lệ- Ba Đình- Hà Nội Công ty CP cơ khí & XDGT(Tracomeco) Phường Trường Thọ-TPHCM Công ty CP cơ khí ô tô Nghệ An 219 Lê Lợi-TP Vinh- Nghệ An C.ty CP cơ khí ô tô Thống nhất –T.T Huế 38 Hồ Đắc Di-T.T Huế Công ty CP vận tải ôtô Nam Định Km2- Điện Biên – Nam Định Công ty cơ khí ôtô&Thiết bị điện Đà Nẵng 149Trần Phú-Hải Châu-Đà Nẵng Công ty cổ phần ôtô Hyundai-Vinamotor 37 Tôn Đức Thắng- TP HCM Công ty CP Xuất Khẩu lao động (TTLC) 160 Lê Trọng Tấn – Hà Nội Công ty CP Công nghiệp ôtô Trường Sơn Khu CN bắc Vinh- Nghệ An Công ty sản xuất và kinh doanh xe máy 18 Giải Phóng- Hà Nội Trường trung cấp nghề và công nghệ ôtô 83 Triều Khúc – Hà Nội Công ty Đầu tư XD & TM (BQL) 199B Minh Khai – Hà Nội Công ty TM và dịch vụ công nghiệp ôtô 199B Minh Khai – Hà Nội Nhà máy ôtô Đồng Vàng 1 Hoàng Ninh-Việt Yên- Bắc Giang Xí nghiệp LD SX ôtô hòa Bình (VMC) Triều Khúc- Thanh Xuân-Hà Nội Công ty LD Hinomotor Việt Nam Hoàng Liệt- Thanh Trì-H à Nội C.tySX ôtô Daihatsu Vietindo(VINDACO) 158 Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội Công ty CP vận tải ôtô số 1 150 Quán Toan – Hải Phòng Công ty CP vận tải ôtô số 2 Việt Hưng- Long Biên- Hà Nội Công ty CP đầu tư và PT vận tải (số 3) 65 Hội Cảm- Hà Nội Công ty CP vận tải ôtô số 4 TX Tam Điệp – Ninh Bình Công ty CP vận tải ôtô số 5 Quán Bầu- TP Vinh – Nghệ An Công ty CP dịch vụ vận tải ôtô số 6 75 Nguyễn Lương Bằng-Đà Nắng Công ty CP dịch vụ vận tải ôtô số 8 7 Lương Yên – Hà Nội Công ty CP dịch vụ vận tải ôtô số 10 31 Dương Minh Tự- Thái Nguyên Công ty CP vận tải hành khách ôtô số 14 35A Nguyễn Huy Tưởng-Hà Nội Công ty Cổ phần Thanh Xuân Thanh Xuân – Hà Nội Tạp chí công nghiệp ôtô Việt Nam 120 Hàng Trống – Hà Nội Khách sạn VINAMOTOR 74B Bình Minh-Cửa Lò-Nghệ An (Nguồn : phòng hành chính tổng hợp) 2.2.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam a, Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Hiện nay VINAMOTOR được phép sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực sau : Thiết kế phương tiện vận tải xếp dỡ. Sản xuất các loại ôtô, xe máy, sản xuất phụ tùng, sửa chữ tổng thành, hoán cải đóng mới các phương tiện vận tải đường bộ, thiết bị thi công, xe máy công trình và các sản phẩm cơ khí khác. Sản xuất các sản phẩm kết cấu thép. Sản xuât kinh doanh vật tư, phụ tùng, thiết bị giao thông vận tải, xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị cơ khí, phụ tùng. Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc và học tập có thời hạn ở ngước ngoài. Xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình giao thông và các công trình có liên quan đến cơ sở hạ tầng. Tạm nhập, tái xuât, chuyển khẩu dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Đại lý xăng dầu, nhiên liệu. Xuất khẩu các mặt hàng,vật tư phục vụ ngành Giao thông vận tải, công nghiệp, dân dụng và các loại mặt hàng khác. b, Một số mặt hàng chủ yếu Sản phẩm ôtô, bao gồm: sản xuất xe chở khách, xe buyt, ôtô các loại;sửa chữa ôtô, xe máy công trình các loại, sản xuất phụ tùng nội địa hóa ôtô. Sản phẩm thiết bị thi công, bao gồm: Trạm trộng cấp phối, nghiền sàng, trạm trộn bê tông nhựa nóng. Sản phẩm kết cấu thép. Trong đó bao gồm : sản xuất kêt cấu cột thép, cột VTV; mạ cột điện, phụ kiện, sản phẩm dải phân cách, đâm cầu thép các loại. Sản phẩm xe máy. Trong đó bao gồm : kinh doanh xe máy, sản xuất, lắp ráp xe máy các loại; sản xuất khung xe gắn máy, sản xuất phụ tùng nội địa hóa xe máy. Phụ tùng, phụ kiện : Nhíp ôtô, phụ kiện đường sắt, sản xuất sơmi rơmooc chở Container. Xuất khẩu lao động. c, Địa bàn kinh doanh. * Trong nước : VINAMOTOR có các Công ty con từ bắc đến nam do đó Tổng công ty có địa bàn kinh doanh trên phạm vi cả nước. * Ngoài nước : ngoài việc phối hợp sản xuất với các đối tác ở nước ngoài, VINAMOTOR đã xuất khẩu được mốt số loại xe tải vừa và nhỏ, xe bus và xe chở khách trên 29 chỗ… - Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy ở một số nước Châu Mỹ như Cộng hòa Đô-mi-ni-ca … 2.3 Thực trạng hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam 2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty qua một số năm : Bảng II.2 : Tình hình hoạt động sản xuất của VINAMOTOR TT Sản phẩm ĐV 2005 2006 2007 1. Thiết bị thi công * Trạm trộn cấp phối,BTXM, Nghiền sàng đá Trạm 10 14 16 * Trạm trộn bê tông nhựa nóng 13 17 29 2. Kết cấu thép và mạ cột điện * Kết cấu thép các loại Tấn 6330 7405 8300 * Dầm cán thép các loại 1500 2100 4000 * Mạ cột điện+phụ kiện(CK120) 4000 4500 5500 3. Xe gắn máy * Sản xuất,lắp ráp xe gắn máy các loại Xe 70.000 70.095 69.000 * Sản xuất khung xe gắn máy Khung 700 500 550 4. Sản xuất phụ tùng , phụ kiện các loại * Nhíp ôtô Tấn 6000 6455 7500 * Vòng đệm lò xo Cái 80.000 94.000 100.000 * Quang nhíp Tấn 180 235 250 * Lò so Tấn 20 21 30 * Gối cầu khe co giãn Cái 4.000 4.000 5.000 * Bạt mành cán tráng Cái 60.000 62.000 75.000 * Băng tải ca su Cái 30.000 30.000 37.200 * Lô + con lăn Cái 600 665 750 * Loăng kính Cái 250.000 278.000 312.500 5. Xe ôtô * Xe chở khách các loại Xe 2540 2870 3200 * Xe Buýt 1400 1490 1640 * Xe ôtô tải các loại 5300 6325 7232 (Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của VINAMOTOR qua các năm) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy : đa số các lĩnh vực sản xuất của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong 3 năm từ 2005 đến 2007 đều tăng lên về số lượng. Tốc độ tăng trung bình năm sau so với năm trước là 1,12 tương đương với 120%. Bảng số liệu trên cũng cho ta thấy được những nỗ lực của Tổng công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng xuất lao động. Chứng tỏ rằng định hướng chiến lược của lãnh đạo Tổng công ty đã được thực hiện một cách tích cực và đạt kết quả cao. Một khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam là phải nhập khẩu phần lớn linh kiện ôtô để sản xuất và lắp ráp. Việc mở rộng sản xuất các mặt hàng, phụ tùng ôtô giúp cho Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam giảm thiểu được chi phí trong sản xuất do đó hạ được giá thành ôtô, giúp cho tổng công ty trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Trong thời gian sắp tới, tổng công ty sẽ không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất,nhất là các mặt hàng phụ kiện ôtô, sớm sản xuất được ôtô mang thương hiệu Việt Nam và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm mang nhãn hiệu VINAMOTOR. 2.3.2 Tình hình bán các loại ôtô của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong một số năm qua : a, Kết quả bán theo sản phẩm : Bảng II.3 : tình hình tiêu thụ ôtô của VINAMOTOR TT Sản phẩm ĐV 2005 2006 2007 1. Xe chở khách, xe buýt các loại Xe 3400 4090 4660 * Xe chở khách các loại 2000 2600 3020 * Xe Buýt các loại 1400 1490 1640 2. Xe ôtô tải các loại Xe 5180 6250 6800 (Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của VINAMOTOR qua các năm) Sau khi chuyển đổi mô hình được được 2 năm, tình hình bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể. Cùng với việc nhiều công ty con trực thuộc ra đời, số lượng ôtô được tiêu thụ cũng không ngừng tăng lên. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng ôtô bán được không ngừng được tăng lên qua các năm. Trong đó mặt hàng bán được nhiều nhất là các loại ôtô tải, năm 2007 số lượng ôtô tải bán được là 6800 chiếc, nhiều hơn năm 2006 là 550 chiếc và nhiều hơn các loại xe chở khách và xe buýt tiêu thụ được năm 2007 tới hơn 2000 chiếc. Tốc độ tăng trung bình của lượng ôtô tiêu thụ được là 1,13 tương đương với 113%. Điều này cho ta thấy được phương hướng phát triển của tổng công ty là đẩy mạnh sản xuất các loại xe tải, lấy mặt hàng các loại xe tải là mặt hàng chủ lực, đồng thời mở rộng sản xuất cả các loại xe chở khách. Nhìn vào biểu đồ sau ta có thể thấy rõ được điều này : Biểu đồ II.1 : Lượng ôtô tiêu thụ của VINAMOTOR b, Kết quả bán theo khu vực địa lý: Bảng II.4 : Kết quả bán ôtô theo khu vực địa lý TT Khu vực Đơn vị 2005 2006 2007 1. Miền Bắc Xe 3100 3750 4060 2. Miền Trung 1900 2600 3100 3. Miền Nam 3540 3950 4300 (Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VINAMOTOR ) Bảng số liệu cho tao thấy số lượng ôtô bán ra của tổng công ty không ngừng được tăng lên. Lượng ôtô bán được nhiều nhất ở Miền Nam , Thứ hai là Miền Bắc và cuối cùng là khu vực Miền Trung. Điều này thể hiện phương hướng phát triển của tổng công ty là tập chung đầu tư mạnh vào khu vực Miền Bắc và Miền Nam, những nơi nhận được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, nơi có những khu công nghiệp trọng điểm của quốc gia. Còn khu vực Miền trung, tổng công ty đảm bảo vị trí dẫn đầu của mình ở khu vực này, sản xuất ôtô và bán ra phù hợp với nhu cầu tiêu dùng về số lượng, chủ yếu tập chung vào một số thành phố phát triển như Thanh Hóa,Nghệ An, Đà Nẵng… Biểu đồ II.2 : So sánh tỷ lệ bán hàng của ba miền năm 2007 Năm 2007 cũng là năm thành công đặc biệt đối với hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam. VINAMOTOR đã vươn lên vị trí số 1, là doanh nghiệp ôtô có doanh thu cao nhất. Số lượng ôtô bán ra ở cả ba miền của tổng công ty cũng đứng vị trí đầu tiên. Miền Nam đứng đầu với 4300 xe tương đương với 38%, thứ hai là miền Bắc với 4060 xe tương đương với 35% và cuối cùng Miền Trung với 3100 xe tương đương với 27%. c, Kết quả bán theo đối tượng khách hàng Bảng II.5 : Lượng ôtô bán ra cho các đối tượng khách hàng TT Khách hàng Đơn vị 2005 2006 2007 1. Các doanh nghiệp (DN vận tải, DN giao thông, xây dựng…) Xe 4000 4630 4710 2. Các khách hàng công nghiệp (Khu công nghiệp, Khu chế xuất…) 2800 3870 4600 3. Các khách hàng khác, người tiêu dùng nhỏ lẻ… 1780 1840 2150 (Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VINAMOTOR ) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được vai trò của VINAMOTOR là rất lớn, thực tế đa số các khu công nghiệp trọng điểm của quốc gia, các doanh nghiệp nhà nước điều hành đều ký kết hợp đồng với VINAMOTOR trong việc cung cấp các loại xe phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đứng đầu là số lượng bán ra cho các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, xây dựng công trình… Thứ hai là xe phục vụ cho các khu công nghiệp và cuối cùng là lượng xe bán được cho những người tiêu dùng nhỏ lẻ và một số đối tượng khách hàng khác. Kết quả trên cũng cho ta thấy được những yếu tố thuận lợi đối với một doanh nghiệp nhà nước như VINAMOTOR cũng như vai trò và khả năng cung ứng của tổng công ty đối với nhu cầu của thị trường.Trong những nhăm tới, VINAMOTOR sẽ không ngừng mở rộng quy mô sản xuất trên khắp cả nước để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng ôtô trong nước và tiếp tục giữ vai trò là người cung cấp chính cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải… Với những nỗ lực và quyết tâm, trong những năm vừa qua, VINAMOTOR luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ các loại ôtô chở khách , xe tải và xe Buýt ở thị trường trong nước. Điều này thể hiện được vai trò của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong tiến trình xây dựng ngành công nghiệp ôtô trong nước lớn mạnh. Hiện nay, VINAMOTOR có hơn 40 công ty con trực thuộc trải rộng từ bắc đến nam. Mỗi thành viên là một công ty độc lập nhưng đều có một mục tiêu chung, đó là phấn đấu đưa VINAMOTOR trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong việc sản xuất các loại xe chở khách và xe tải. Tổng công ty đang phấn đấu đến cuối năm 2008 sẽ sản xuất được xe mang thương hiệu Việt Nam, thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn có thể, thương hiệu VINAMOTOR không chỉ là thương hiệu mạnh trong nước mà trên thị trường quốc tế thương hiệu VINAMOTOR đã được biết đến là doanh nghiệp sản xuất ôtô hàng đầu Việt Nam. Với những thành công đó, tổng công ty đã xuất khẩu được số loại ôtô, chủ yếu là những mặt hàng chủ lực của tổng công ty như xe tải và xe chở khách. Ngoài ra tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy tại Cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan