Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Điện Biên

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN 3

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3

1.1. Ngân hàng chính sách xã hội ( NHCSXH ) 3

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng chính sách 6

1.1.2. vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách 7

1.1.2.1. Vai trò của NHCSXH 7

1.1.2.2. Chức năng của NHCSXH 8

1.2. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH 9

1.2.1. Hoạt động tín dụng của NHCSXH 9

1.2.1.1. Các phương thức cho vay tín dụng 10

1.2.1.2. Các chương trình cho vay tín dụng 13

1.2.1.3. Mở rộng các hoạt động cho vay 19

1.2.2. Đặc điểm hoạt đông tín dụng của NHCSXH 20

1.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH 21

1.2.3.1. Quan niệm về đẩy mạnh 25

1.2.3.2. Nội dung đẩy mạnh hoạt độmg tín dụng củaNHCSXH 25

1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH 29

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động tín dụng của 30

1.3.1. Nhân tố khách quan 30

1.3.2. Nhân tố chủ quan 32

Chương II : THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT TÍN DỤNG 34

TẠI NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO 34

2.1. Giới thiệu chung về NHCSXH huệyn Tuần Giáo 34

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHCSXH huyện Tuần Giáo 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHSCXH huyện tuần Giáo 36

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo 37

2.2.1. Các phương thức cho vay tín dụng 39

2.2.2. Các chương trình cho vay tín dụng 40

2.2.3. Mở rộng các hoạt động cho vay 41

2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo 41

2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo 42

2.3.1. Những kết quả đạt được 42

2.3.2. Một số hạn chế 42

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó 43

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 43

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 44

Chương III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 45

CỦA NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO 45

3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo 45

3.2. Giải phát đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH 48

3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng 48

3.2.2. Phát triển mạnh các hoạt động cho vay 51

3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ 53

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54

3.3.5. Xây dựng chiến lược cho vay thêm 54

3.3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại 55

NHCSXH huyện Tuần Giáo 55

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước 55

3.3.2. kiến nghị với NHCSXH Việt Nam 55

KẾT LUẬN 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
400 tỷ đồng. Trong năm 2008, các địa phương cũng quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tăng thêm là 224 tỷ đồng. Những chi nhánh có nguồn vốn địa phương tăng cao trong năm như: TP. Hà Nội tăng 43 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh 19 tỷ đồng, Khánh Hòa 16 tỷ đồng, Hà Tây 15 tỷ đồng, Thanh Hoá 13 tỷ đồng, Đăk Lăk 10 tỷ đồng, Đồng Nai, An Giang 10 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 8 tỷ đồng… Về thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2008 Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT, ngay từ đầu năm, Tổng giám đốc đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các chi nhánh NHCSXH báo cáo Chủ tịch UBND và trình Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các huyện, các xã để tổ chức triển khai thực hiện. Vốn tín dụng tăng trưởng được ưu tiên cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số hộ nghèo theo tiêu chí mới có tỷ lệ cao, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên. Đặc biệt trong năm đã tập trung ưu tiên vốn cho 19 tỉnh, nơi có huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm trên 50% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Hà Giang tăng 66%, Đăk Nông 56%, Đăk Lăk 49,7%, Yên Bái 47%, Lào Cai 44%, Thanh Hóa 42%, Quảng Ninh 42%, Lạng Sơn 42%, Quảng Nam 41%, Cao Bằng 41%, Sơn La 40%,... Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của các tỉnh này có cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc (mức tăng trưởng chung không tính đến tăng trưởng cho vay HSSV là 32,2%). Đến cuối năm 2008, 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% đã có dư nợ bình quân đạt 64 tỷ đồng/huyện (dư nợ bình quân của một huyện trên cả nước là 86 tỷ đồng). Trong năm 2008, NHCSXH đã dành khoảng 500 tỷ đồng để cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, dịch bệnh. Thông qua việc phân bổ vốn tín dụng ưu đãi tập trung cho các VKK, đã góp phần nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng thời, cũng chú trọng đến việc phân bổ vốn đầu tư cho vay theo dự án nằm trong quy hoạch của địa phương như dự án chăn nuôi đại gia súc và thuỷ sản ở một số tỉnh và các dự án theo mô hình điểm của Hội CCB, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... Kế hoạch tín dụng ưu đãi tiếp tục gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Công tác kế hoạch tín dụng đã được lãnh đạo NHCSXH các cấp quan tâm, chỉ đạo từ khâu tổ chức xây dựng kế hoạch, thông báo chỉ tiêu kế hoạch, điều chuyển vốn trong hệ thống đến sơ kết, quyết toán kế hoạch tín dụng. Qua đó, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng XĐGN, thực hiện công khai hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá trong công tác kế hoạch tín dụng của NHCSXH. Để triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng ngay từ đầu năm, từ Hội sở chính đến các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố đã bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, Nghị quyết HĐQT, chỉ đạo của Tổng giám đốc, chủ động báo cáo UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp. Đến hết năm 2008, tổng dư nợ NHCSXH ước đạt 52.510 tỷ đồng, tăng 17.569 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đặc biệt trong năm 2008, các chi nhánh trong hệ thống đã tập trung triển khai cho vay chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm đã giải ngân tăng 7.000 tỷ đồng đưa dư nợ cho vay HSSV đạt 9.807 tỷ đồng. Chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ đã giải ngân đạt 99% nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển với dư nợ đạt 210 tỷ đồng. Tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chấp hành quỹ dự trữ thanh toán một cách linh hoạt, chuyển vốn kịp thời cho các chi nhánh để cho vay theo kế hoạch. Đồng thời, rất coi trọng duy trì sự đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Trong điều hành kế hoạch năm 2008, đã thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện định mức Quỹ an toàn chi trả do Bộ Tài chính quy định. Năm 2008, mức dự trữ bình quân cả năm đạt 5% so với tổng nguồn vốn bình quân (theo quy định của Bộ Tài chính là 7%) hệ số sử dụng vốn toàn ngành bình quân đạt 95%. Như vậy, có thể thấy năm 2008 là năm có tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ cao nhất kể từ khi NHCSXH đi vào hoạt động (năm 2003 tăng 3.326 tỷ đồng, năm 2004 tăng 3.955 tỷ đồng, năm 2005 tăng 4.123 tỷ đồng, năm 2006 tăng 5.714 tỷ đồng, năm 2007 tăng 10.800 tỷ đồng, năm 2008 tăng 17.900 tỷ đồng). Chủ động chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho kế hoạch tín dụng năm 2009 Bảo vệ thành công kế hoạch tín dụng năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch tín dụng cho NHCSXH theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ là 25% trong đó tăng trưởng cho vay hộ nghèo là 16% (chưa bao gồm các chương trình cho vay GQVL, cho vay chương trình nhà trả chậm vùng ngập lũ ĐBSCL, cho vay đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và một số dự án nhận uỷ thác khác) và Bộ Tài chính cấp bù chênh lệch lãi suất theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ. Với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho cấp bù chênh lệch lãi suất theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong việc chủ động triển khai kế hoạch tín dụng năm 2008 ngay từ đầu năm. Ban điều hành NHCSXH đã chủ động trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ để bổ sung vốn điều lệ cho năm 2009 tăng thêm là 1.000 tỷ đồng, số vốn này sẽ được NSNN chuyển trong kế hoạch năm 2009. Xây dựng phương án phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh để chủ động có nguồn vốn giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 1.2.3.1. Quan niệm về đẩy mạnh Đẩy mạnh: Là việc thực hiện các hành động nhằm nâng cao và làm tăng thêm hiệu quả quá trình hoạt động của một tổ chức hay một cơ quan nào đó trong quá trình hoạt động và phát triển. 1.2.3.2. Nội dung đẩy mạnh hoạt độmg tín dụng củaNHCSXH Toàn hệ thống tập trung nỗ lực quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH năm 2009 tăng 25% so với năm 2008. Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 19/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng 25% (về số tuyệt đối là 13.000 tỷ đồng) chưa bao gồm cho vay GQVL, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, trong đó cho vay hộ nghèo tăng 16% so với năm 2008. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐQT, năm 2009 tiếp tục ưu tiên phân bổ vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo, vùng biên giới và hải đảo, nơi có nhiều hộ nghèo chưa được vay vốn, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Đặc biệt tập trung ưu tiên đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) của 20 tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, trong công tác phân bổ vốn tiếp tục thực hiện việc công khai hoá, dân chủ hoá. Theo đó, chi nhánh NHCSXH các cấp khi nhận được thông báo vốn, phải nhanh chóng báo cáo Chủ tịch UBND và trình Trưởng ban đại diện HĐQT các cấp, phê duyệt chỉ tiêu vốn trong số vốn được NHCSXH TƯ thông báo cho những huyện, xã trong tỉnh theo định hướng của HĐQT NHCSXH. Về nguồn vốn: Để thực hiện được tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch năm 2009 là 13.000 tỷ đồng thì cần phải có nguồn vốn tăng thêm so với năm 2008 là 14.000 tỷ đồng (trong đó dự phòng thanh toán khoảng 1.000 tỷ đồng) dự kiến cụ thể tăng từ các nguồn sau đây: + Xin cấp bổ sung vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng. + Nguồn vốn cho vay HSSV: 7.000 tỷ đồng. + Ngoài ra, nhận vốn cấp thực hiện các chương trình: 473 tỷ đồng (Vốn cho vay GQVL: 313 tỷ đồng; Vốn cho vay hộ đồng bào DTTSĐBKK: 160 tỷ đồng). Phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh trong năm 2009 khoảng: 5.000 tỷ đồng. Nhận vốn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước theo lãi suất thoả thuận khoảng 1.000 tỷ đồng. Tiếp tục chỉ đạo 3 đơn vị: Sở giao dịch, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh TP. Hà Nội duy trì số dư nguồn vốn huy động trên thị trường từ các tổ chức, cá nhân đến cuối năm 2008 khoảng 7.000 tỷ đồng. Về thu nợ, thu lãi: Coi trọng công tác thu nợ để cho vay quay vòng vốn, tập trung thu các khoản nợ đến hạn và kể cả những món đến hạn phân kỳ hạn đối với cho vay trung hạn. Phấn đấu thu đủ nợ đến hạn theo quy định, tỷ lệ thu lãi đạt trên 90%, nợ quá hạn dưới 5%/tổng dư nợ. Hệ số sử dụng vốn: Toàn hệ thống phấn đấu hệ số sử dụng vốn năm 2009 đạt trên 96%, các chi nhánh tỉnh, thành phố đạt trên 97%. Chi nhánh NHCSXH các cấp sử dụng triệt để các loại nguồn vốn, vốn nhàn rỗi như thu lãi, thu nợ, nguồn vốn thanh toán, nguồn vốn địa phương chưa sử dụng để cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Điều hành quản lý nguồn vốn thật sự triệt để có hiệu quả. Thông qua công tác thống kê, điện báo tín dụng, Hội sở chính sẽ rút vốn đối với những chi nhánh để vượt quá định mức Quỹ an toàn chi trả theo quy định và chỉ tiêu này trừ vào chỉ tiêu kế hoạch dư nợ của đơn vị. Giải pháp: Đối với chuyên đề kế hoạch tại Hội sở chính: Có Tờ trình NHNN xin chuyển vốn cho vay HSSV, trước mắt khoảng 4.000 tỷ đồng để cho vay học kỳ II năm học 2008 - 2009 theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có Công văn trình Thủ tướng và các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện về nguồn vốn không lãi hoặc lãi suất thấp để có nguồn triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Làm việc với các Bộ, ngành liên quan sớm được cấp 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện thành công phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh để có vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Làm việc với các Bộ, ngành liên quan để tiếp nhận các nguồn vốn có lãi suất thấp, ổn định; quyết toán tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề kế hoạch nguồn vốn từ TƯ đến địa phương nhằm phát hiện các vi phạm trong thực hiện kế hoạch tín dụng như việc phân bổ, việc chấp hành các chỉ tiêu về nguồn vốn, về chỉ tiêu dư nợ, không phân bổ vốn, quản lý và điều hành kế hoạch của chi nhánh các cấp, việc chấp hành định mức dự phòng thanh toán. Hội sở chính phấn đấu kiểm tra khoảng 20 - 25 chi nhánh, tập trung vào những chi nhánh còn nhiều tồn tại trong công tác kế hoạch tín dụng năm 2008. Tiếp tục đổi mới công tác thông tin báo cáo theo hướng vi tính hoá, nâng cao tính chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban điều hành và công tác điều hành kế hoạch. Đối với chuyên đề kế hoạch tại địa phương: Tập trung chỉ đạo sát sao công tác quản lý điều hành kế hoạch tín dụng theo chỉ đạo của HĐQT và Ban điều hành từ khâu phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chấp hành nghiêm túc định mức dự phòng thanh toán, hệ số sử dụng vốn, không được để đọng vốn. Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu với HĐND, UBND các cấp tiếp tục dành một phần vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Chú trọng khai thác nguồn vốn nhận uỷ thác của các chủ đầu tư, tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các chương trình chỉ định của chủ đầu tư trên địa bàn. 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm. Kết cấu dư nợ từng chương trình cho vay như sau: Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.891 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,82%; Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 2.569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,94%; Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,85%; Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động 252 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,37%; Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,78%; Dư nợ cho vay mua trả chậm nhà ở 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,97%; Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,16%; Dư nợ cho vay phát triển ngành lâm nghiệp 0,03%; Dư nợ cho vay khác 21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,08% Năm 2008, NHCSXH đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch tín dụng. Để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2008, ngay từ đầu năm, HĐQT, Ban điều hành đã chủ động có nhiều Văn bản và trực tiếp làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, ngành để có nguồn vốn và cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH, với nhiệm vụ được giao trong năm 2008. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định, bền vững cho NHCSXH, từ các nguồn vốn tồn ngân KBNN tăng 8.500 tỷ đồng; NHNN tăng 2.974 tỷ đồng; nhận vốn cho vay của các chương trình tăng 370 tỷ đồng. Đặc biệt là Chính phủ đã bố trí nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn vốn không lãi và lãi suất thấp. NHCSXH cũng đã chủ động huy động vốn từ các NHTM, huy động trên thị trường để đáp ứng nhu cầu cho vay. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc khai thác huy động vốn trên thị trường do lãi suất trên thị trường tăng cao, diễn biến phức tạp song NHCSXH đã nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt đã đáp ứng kịp thời đủ nhu cầu vốn cho vay học HSSV theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn đạt 54.610 tỷ đồng, tăng 18.559 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 51%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ, là một năm tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập NHCSXH, đạt 102% kế hoạch năm 2008 Thủ tướng Chính phủ giao. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH Nhân tố khách quan - Môi trường tự nhiên: Do đa số hộ nghèo và các đối tượng chính sách phần lớn hoạt động sản xuất trong nghành nông nghiệp, với 90% hộ nghèo ở Việt Nam sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nên môi trường tự nhiên là nhân tố quan trọng tác động tới những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và sẽ góp phần đẩy mạnh được quá trình hoạt động tín dụng. Nếu môi trường tự nhiên khong thuận lợi sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó tác động xấu đến hiệu quả vốn vay ưu đãi và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. - Môi trường kinh tế: Quá trình hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới chất lượng các khoản tín dụng ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho ngân hàng có thể huy động được nhiều hơn các nguồn vốn khác ngoài nguồn từ ngân sách Nhà nước bổ sung vào nguồn tín dụng ưu đãi của mình. Mặt khác môi trường kinh tế lành mạnh là thuận lợi cho quá trình thực hiện các chương trình tín dụng, các nguồn vốn sẽ thu hồi nhanh không gặp nhiều rủi ro trong tín dụng. - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Hình thức tín dụng chính sách xã hội, của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi. Khi Đảng và Nhà nước có những quyết định và chủ trương đúng đắn, phù hợp giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của ngân hàng sẽ được hỗ trợ tích cực, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, việc hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều thuân lợi còn ngưa lại sẽ khiến quá trình đẩy mạnh hoạt tín dụng gặp nhiều rủi ro. - Về pháp lý: Là nền tảng để cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung.các đối tượng cho vay nhận thức chung về pháp luật còn hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động của ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cùng với chế tài phù hợp để răn đe là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động tín dụng được thực hiện hiệu quả. 1.3.2. Nhân tố chủ quan Về phía ngân hàng Việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích ứng với điều kiện hoạt động tín dụng, có như vậy việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng cho vay mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra của Chính Phủ . Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc giải ngân sẽ gặp nhiều khó khăn, quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không phát huy được tác dụng. Mặt khác nếu ngân hàng không giám sát được việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mất vốn, thất thoát ngân sách Nhà nước. - Chiến lược hoạt động của ngân hàng: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động không co định hướng cụ thể thì việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không đảm bảo về cá mặt hoạt động. - Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với các đối tượng vay vốn , kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các khoảng cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng…. chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Vì vậy chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình dẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi. - Cơ sở vật chất của ngân hàng: Cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có rất nhiều lọai hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt đông, tăng uy tín với khách hàng. - Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngữ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Phẩm chất đạo đức và trình độ của nhân viên là điều cần thiêt cho quá trình hoạt động tín dung, do đó đòi hỏi cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt mới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng. về phía khách hàng. - Trình độ nhận thức của khách hàng: Nhận thức của khác hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay. Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến hộ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mực đích, thất thoát không đem lại hiệu quả cao, hoạt động tín dung sẽ gặp rui ro. - Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì người dân sẽ không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng,Về phía ngân hàng, khi các đối tượng vay vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và cho ngân sách Nhà nước. Chương II : THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT TÍN DỤNG TẠI PGD NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO 2.1. Giới thiệu chung về PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo Sơ lược về PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên - Tên đơn vị: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên. - Tên giao dịch: NHCSXH Huyện Tuần Giáo - Địa chỉ trụ sở chính: Khối Tân Tiến - Huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên. - Đặc trưng của đơn vị: + Là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận + Là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch . + Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửI, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. - Vốn điều lệ ban đầu là : - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị : Chức danh : Giám đốc Ngân hàng chính sách huyện Tuần Giáo Họ và tên: Bạc Cầm Chung 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHCSXH huyện Tuần Giáo Để đáp ứng yêu cầu về sự phát triển của nước ta hiện nay, ngày 04/10/2002, chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/ND-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đây Ngân hàng chính sách xã hội được khai trương hoạt động vào mùa xuân năm 2003 theo quyết định của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Không chỉ đánh dấu sự ra đời một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngay sau khi có quyết định của chính phủ cho ra đời hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tại các địa phương vào 8/2003 , Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách tỉnh Điện Biên đã sớm được thành lập do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, cơ cấu thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan theo đúng quy định của Trung ương.Tháng 10/ 2003 Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tách khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo và thành lập lên Ngân sách xã hội Huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên. Hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách mới đầu tư cho miền núi, trong đó có Tuần Giáo. Trong một thời gian ngắn đi vào hoạt động mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Chính sách huyện Tuần Giáo đã phủ kín 100% số xã, với 14 điểm giao dịch, 32 tổ Tiết kiệm và vay vốn, đồng vốn tín dụng thực sự tạo ra phong trào thi đua phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong toàn huyện. Đời sống nhân dân nói chung từng bước ổn định và cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của PGD NHSCXH huyện tuần Giáo - Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống, đứng đầu là Giám Đốc sau đó là các bộ phận trực thuộc trong đó có phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ và phòng Kế Toán Ngân Quỹ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo: Giám đốc ngân hàng Phó giám đốc Các bộ phận trực thuộc Kế hoạch nghiệp vụ Kế toán ngân quỹ => Nhận xét về tổ chức bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo. Để phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo,PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý và khoa học. Các bộ phận quản lý hỗ trợ có hiệu quả cho các trưởng phòng trong công tác tổ chức và hoạt động. Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng chính sách huyện đã ổn định, hoạt động có hiệu quả được các cơ quan, chính quyền, tổ chức đoàn thể đánh giá cao. Ngân hàng chính sách xã hội thực sự là công cụ điều hành hữu ích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội ở các xã, là người bạn đồng hành của các tổ chức Chính trị -xã hội, địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách, Bộ máy quản lý tốt đảm bảo hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, quá trình hoạt động của NHCS ngày càng phát triển đi lên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội thực hiên quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một bộ phận trong tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch . Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấ p, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo trong 5 năm ( 2003-2008) Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong tình hình hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21823.doc
Tài liệu liên quan