Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP_KHẨU 277 HÀ NAM 3

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam 3

1.1 Qóa trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.2 Chức năng nhiệm vụ hiên nay của công ty 5

2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 6

2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty 6

2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6

2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của cỏc phũng ban 7

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của hệ thống sản xuất 11

2.2.Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 11

2.3. Đặc điểm đội ngũ lao động 14

2.3.1 Trình độ chuyện môn nghiệp vụ của công nhân trực tiếp sản xuất 14

2.3.2 Cán bộ quản lý cấp phân xưởng 15

2.3.3 Cán bộ quản lý cấp cao 15

2.4. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 16

2.5 Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty 17

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007_2010 19

3.1.Kết quả về thị trường và sản phẩm 19

3.2 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU 277 HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2007_2010 23

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty 23

1.1. Các nhân tố bên trong 23

1.1.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp: 23

1.1.2 Trình độ quản lý của công ty. 23

1.1.3 Các yếu tố khác 25

1.2. Các nhân tố bên ngoài. 25

1.2.1.Chính sách quản lý của Nhà nước 25

1.2.2 Các nhân tố về thị trường và khách hàng 26

1.2.3 Nhân tố cạnh tranh quốc tế. 27

2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM giai đoạn 2007_2010 28

2.1.Kết quả hoạt động xuất khẩu 29

2.1.1.Kết quả hoạt động xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 29

2.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu 33

2.1.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu 40

2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu 44

2.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài. 44

2.2.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. 46

2.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. 47

2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 49

3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM 50

3.1.Những thành tựu đạt được 50

3.1.1 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc nhìn chung luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra và đạt hiệu quả kinh tế cao. 50

3.1.2.Chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã các mặt hàng của công ty được cải thiện rõ rệ , uy tín của công ty được nâng cao. 51

3. 1.3. Thị trường của công ty liên tục mở rộng. 51

3.1.4. Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. 52

3.2-Một số mặt còn tồn tại hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế đó. 53

3.2.1. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao đã hạn chế tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá thành sản phẩm. 53

3.2.2.Một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng mua đứt bán đoạn. 53

3.2.3. Tiếp cận thị trường còn yếu 53

3.2.4.Chậm trễ trong công tác làm thủ tục hải quan và giao hàng đúng hẹn. 54

3.2.5. Giao dịch qua trung gian còn nhiều. 54

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU 277 HÀ NAM 69

1 . Định hướng phát triển của của công ty 69

1.1 Định hướng phát triển của chung 71

1.2.Định hướng của công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. 72

1.2.1.Mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng. 72

1.2.2. Từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp) 72

1.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. 73

1.3.Dự kiến kết quả đạt được trong những năm tới đây, 73

2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty 74

2.1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 74

2.2.Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là sản xuất hàng xuất khẩu 76

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may mặc 78

2.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 78

2.3.2. Đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng 79

2.3.3. Giảm chi phí, giá thành sản phẩm 79

2.4.Đào tạo ,phát triển đội ngũ lao động 81

2.5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu 83

3.Kiến nghị với Nhà nước 83

3.1. Cải cách hệ thông thuế để khuyến khích xuất khẩu 84

3.2.Tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 85

3.3.Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu. 86

3.4.Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới 87

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ ở mức 1,57 USD/m2; giá của ấn Độ là 1,81 USD/m2; giá xuất khẩu của Băngladesh là 2,11 USD/m2 và của Indonesia là 2,61 USD/m2… Do vậy, hàng dệt may của công ty sẽ phải cạnh tranh rất cao với hàng giá thấp của các đối thủ cung cấp hàng dệt may chính vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì việc một bộ phận người dân chuyển sang dùng hàng giá thấp. Do đó, giảm giá để nâng cao chất lượng là một trong những biện pháp để giữ vững thị phần hàng dệt may của công ty tại thị trường Mỹ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay mục tiêu số 1 của công ty may cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam tại thị trường Mỹ là giữ vững thị phần. Thị phần hàng dệt may của công ty tại Mỹ giữ được ổn định trong thời gian khủng hoảng kinh tế của Mỹ sẽ là cơ sở để hàng dệt may xuất khẩu của công ty tăng trưởng mạnh khi nền kinh tế Mỹ khởi sắc trở lại. Trong những năm gần đây đặc biệt là vào năm 2008 do khủng hoảng kinh tế kéo dài , cùng với đó là các chính sách gần như là bảo hộ hàng dệt may của Mỹ đó gõy rất nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của công ty cố phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam nói riêng. Và đặc biệt tại đây công ty có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh là các mặt hàng may mặc của Trung Quốc bởi vì :hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có mẫu mã hấp dẫn và nổi tiếng là giá rẻ.Đạt được kết quả như dưới đây là sự cố gắng hết mình của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu của công ty. Bảng 13: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường Hoa ky Mặt hàng xuất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Sơ mi 4558366 6523449.57 4151900 5459753.89 3647521 5201885.33 Quần 1420227 3009967.32 1743787 5481757.71 942387 1832626.01 Jacket 1169003 2003045.57 1285789 4098629.14 1147818 3628443.37 Bộ comple 26409 339007.87 32088 207547.44 206 2060 Áo vest 53175 677569.66 6404 52055.10 Váy 6207 8627.05 264 435.60 Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP XNK 277 HN Nhìn vào bảng trên ta thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường Hoa Kì là sơ mi, quần, jacket, áo vest…Điều này cho thấy người tiêu dùng Hoa Kì chuộng kiểu quần áo đơn giản, không quá cầu kì. Tuy nhiên điều này không chứng tỏ rằng họ không yêu cầu về tính thời trang. Các mặt hàng Hoa Kỳ tăng cường nhập khẩu từ công ty trong 9 tháng đầu năm nay năm 2010( theo số liệu thồng kê chua chính xỏc) là mặt hàng váy tăngkhoảng 9.82%; áo sơ mi tăng khoảng 33,78%; áo vest giảm khoảng 27,37%; đồ lót tăng trên 172%; áo khoác chất liệu nhân tạo tăng 7%; váy chất liệu nhân tạo giảm 22,3%; áo thun giảm khoảng 25,82%; váy giảm 15,68%. Đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu truyền thống của công ty Nhập khẩu các mặt hàng này của Hoa Kỳ từ công ty có giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, do xu hướng giảm nhập khẩu chung. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm tại các mặt hàng này là khá thấp. 2. EU Thị trường lớn tiếp đến là thị trường EU. Liên minh châu Âu EU là khối thị trường chung, khối liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thới giới với 27 quốc gia thành viên, tổng diện tớch khoảng 4 triệu km2, dân số 500 triệu người nên nhu cầu về hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Theo giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam hiện mọi công ty khi xuất khẩu hàng sang EU đều gặp khó khăn, khụng riờng gỡ công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam Ông Vũ Dũng, phụ trách thị trường EU cho biết, khó khăn đối với DN xuất khẩu vào EU, trước tiên là do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các DN Việt Nam nói chung và đối với công ty nói riêng. Khó khăn thứ hai là thị trường EU có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, mà cụ thể là “vướng” về quy định sử dụng hoá chất (Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009. Mặt khác dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hoá chất. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy... Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng may mặc có hàng bán tại EU đều phải xem xét và tuân thủ quy định Reach .Trong khối thị trường EU thỡ cỏc nước thường xuyên có quan hệ bạn hàng với công ty là: Đức, Anh, Ba Lan, Bỉ, Czech, Hà Lan, Hungary, Ireland, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Italia, Malta, Slovakia và Đan Mạch. Trong đó nước có thị phần lớn nhất là Đức, tiếp đó là Anh và Pháp. Một điều cần lưu ý nữa khi xuất hàng sang EU là bên cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật của khối thống nhất đưa ra, thì mỗi nước cũng có những quy định riêng của mình mà khi xuất hàng vào từng nước cần phải chú ý đến. Ví dụ như Thông tư 91/173/EC của EU quy định hạn chế việc sử dụng Pentaclophenol (chất sử dụng tránh sự phát triển của nấm và thối rữa do vi khuẩn) trong các sản phẩm nhất định. Tuy nhiên một số nước EU như Đức, Hà Lan, Nauy, Đan Mạch đã đưa ra luật bổ sung nghiêm ngặt hơn, là cấm bỏn cỏc sản phẩm có chứa Pentaclophenol. Ngoài ra, cũn cú cỏc luật riêng như luật của Đức về crom và hữu cơ thiếc trong sản phẩm quần áo, luật Đan Mạch về giới hạn chì, luật Nauy về thủy ngân và parafin Một khó khăn nữa của công ty trong việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tư các trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin của công ty còn nhiều hạn chế cũng làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu. Ngoài ra, cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn của công ty, bởi công ty vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhập thị trường, vừa phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tượng của các biện .Dưới đây là kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường EU từ năm 2007 đến năm 2009 Bảng14: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường EU Mặt hàng xuất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Sơ mi 3829078 6398479.36 3429309 7823533.9 3508489 6495488.11 Quần 123973 260186.09 133409 292716.6 1180659 4050052.81 Jacket 105600 323990.08 124763 498272.8 151759 629335.13 Bộ comple 71 3559 0 0 3164 68705.27 Áo vest 1805 12180.75 3419 21071 2602 20044 Váy 3116 5907.1 20410 82477.3 222621 435415.41 Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP XNK 277 HN Qua bảng số liệu trên ra thấy kết quả xuất khẩu của công ty sang thi trường EU là tương đối ổn định ,nhất là mặt hàng sơ mi, sức tăng trưởng các mặt hàng không mạnh.Tuy có một số mặt hàng giảm sút mạnh nhưng đó là do định hướng của ban lãnh đạo công ty là giảm thiểu sản xuất những mặt hàng đó 3. Nhật Bản Là một nước có nền kinh tế lớn trên thế giới và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về bông. Một vài thập kỷ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần áo tăng trung bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế. Nhìn chung họ có trình độ thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước. Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mỡnh thỡ mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh. Khác với xuất khẩu sang châu Âu thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang Nhật bản thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn. Rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và Mỹ đều chú ý vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân. Nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng. Năm 2009, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản không phải chịu thuế nhập khẩu, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của nước ta nói chung và của công ty cố phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam núi riờng.Dự bỏo, năm 2011 tới đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Bảng 15: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản Mặt hàng xuất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Trị giá HĐ Số lượng Trị giá HĐ Số lượng Trị giá HĐ Sơ mi 10487 102300.57 47721 478146.21 38429 345158.98 Quần 20093 186216.96 6900 72071.70 18 169.32 Bộ comple 255994 1023978.44 321785 1218179.53 987394 2067695.49 Áo vest 2279 12657.53 6168 32317.11 13335 79608.54 Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP XNK HN 2.1.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào thì việc lựa chọn hình thức xuất khẩu là hết sức cần thiết và nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.Việc lựa chọn hình thức xuất khẩu phảI phù hợp với xu thế và đặc điểm riêng của mỗi công ty. Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) và gia công đơn thuần. Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay. Điều đó được thấy rõ qua bảng dưới đây. Bảng 16: Hình thức gia công hàng may mặc tại Công ty cổ phần May 277 Hà Nam Đơn vị: tỷ đồng Hình thức gia công Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Gia công đơn thuần 89.578 17 82.108 16 74.257 13 Gia công FOB 437.352 83 465.275 85 496.952 87 Tổng KNXK 526.931 100 47.383 100 571.209 100 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu CTCP XNK 277 HN) Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (Mua đứt bán đoạn). Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOB hay hàng bán đứt). Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm nổi bật sau: - Công ty có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch của công ty. - Công ty có thể liên hệ trực tiếp, đều đặn với các khách hàng và các thị trường nước ngoài biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng kịp thời trong những trường hợp cần thiết. - Công ty giảm giảm dược chi phí trung gian do đó doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên. Bên cạnh những ưu điển trên, hoạt động xuất khẩu trực tiếp cũng có một số nhược điểm sau: - Đòi hỏi công ty phải đủ mạnh về năng lực sản xuất, phải có uy tín, vốn và phải có khả năng nghiên cứu và khai thác thị trường. - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu trực tiếp cũng rất cao. - Nhìn vào bảng giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao trong giá trị xuất khẩu của công ty. Số lượng xuất khẩu trực tiếp tăng lên theo từng năm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đạt trên 80%. Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp liên tiếp trong những năm qua luôn đạt trên 400 tỷ, cao nhất là năm 2010 đạt gần 500 tỷ tăng 7%. Giá trị xuất khẩu theo hình thức này luôn lớn hơn nhiều so với gia công đơn thuần đã cho thấy công ty đã chú trọng đến hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm của mình, điều đó cũng cho thấy công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này. Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 55% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm trên 80% trong doanh thu xuất khẩu. Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua trung gian nhiều. Do vậy trong thời gian tới Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đang tìm mọi biện pháp khả thi để phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp. Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường, thông tin về khách hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu , trong đó đặc biệt chú ý đến khõu thuờ tầu (nếu cần) và khâu mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro. * Hoạt động gia công hàng may mặc của công ty. -Cùng với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay. Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp. Nhiều công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵn sàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp trong nước. Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ộp giỏ làm thiệt hại rất lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Với tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đã nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của công ty chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường may mặc xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này. Hiện nay ở công ty thị trường Châu á là Hàn Quốc là bạn hàng gia công lớn nhất của công ty. Từ năm 2009 công ty hợp tác lâu dài với Hàn Quốc để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. Từ năm 2009, công ty xuất khẩu nhiều lô hàng sang nhiều thị trường mới như Châu Phi, Đài Loan…và kết quả tiêu thụ khá khả quan. Nhận thấy rõ năng lực sản xuất, khả năng phát triển của công ty, Bộ thương mại đã phân bổ và bổ sung thêm nhiều hạn ngạch hàng may mặc cho công ty sang các thị trường có hạn ngạch. Thông qua biểu trên ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thức gia công của công ty là không nhỏ. Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia công trong những năm qua đã giảm cả về số lượng và giá trị. Trong một số năm qua giá trị gia công xuất khẩu chiếm khoảng trên 15% trong giá trị xuất khẩu của công ty và chiếm gần 20% trong tổng doanh thu của công ty. Qua đây ta thấy doanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Năm 2008 giá trị gia công lớn nhất đạt 89,578 tỷ, đến năm 2009 giảm xuống còn 82,108 tỷ ,do nền kinh tế phát triển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phát triển và yếu tố quan trọng khác nữa là một số nước có ngành công nghệ dệt may phát triển như ấn Độ, Pakixtan, Indonexia…cú tình hình chính trị không ổn định nên khách hàng đặt gia công sẽ có xu hướng chuyển dần đơn đặt hàng sang thị trường khỏc cú nền chính trị ổn định hơn trong đó có Việt Nam.Chớnh vì vậy hình thức gia công đơn thuần sẽ là một mảng cần được công ty trú trọng đầu tư và sẽ góp phần không nhỏ vào doanh thu của công ty , tao công ăn việc làm cho công nhân viên của công ty . Như vậy, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đã đa dạng hoỏ cỏc loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty mình. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 437,352 tỷ năm 2008 lên 465,275 tỷ năm 2009 và gần 500 tỷ năm 2010. Điều này cho thấy kim ngạch xuất khẩu mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào những thị trường mới như thị trường Châu Phi, Hàn Quốc. Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty,đặc biệt là tầm nhìn chiến lược của đội ngũ lãnh đạo của công ty. Mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường. Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới (cả thị trường có hạn ngạch và không có hạn ngạch) và được rất nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty. Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp còn nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty. Công ty nghiên cứu thị trường may mặc thế giới, ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng. Công ty liên tục nâng cao năng lực sản xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối với khách hàng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học. Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu tạo thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường . 2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một quy trình kinh doanh bao gồm bốn bước sau. Mỗi bước có một đặc điểm riêng biệt và được tiến hành theo các cách thức nhất đinh. 2.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các qui luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Vì thế khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tập quỏn,…doanh nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng hoá là bao nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế nào, sự biến động hàng hoỏ trờn thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh doanh gì để đạt được mục tiêu đề ra. * Tổ chức thu thập thông tin. Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liên quan đến thị trường về mặt hàng cần quan tâm. Có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như nguồn thông tin từ các tổ chức quốc tế như trung tâm thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế và Châu á Thái Bình Dương, cơ quan thống kê hay từ các thương nhân có quan hệ làm ăn buôn bán. Một loại thông tin không thể thiếu được là thông tin thu thập từ thị trường, thông tin này gắn với phương pháp nghiên cứu tại thị trường. Thông tin thu thập tại hiện trường chủ yếu được thu thập được theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường, thông tin này cũng có thể thu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi. Loại thông tin này đang ở dạng thô cho nên cần xử lý và lựa chọn thông tin cần thiết và dáng tin cậy. * Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin. Phân tích thông tin về môi trường: Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích cần phải thu thập và thông tin về môi trường một cách kịp thời và chính xác. Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoỏ trờn thị trường thế giới biến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát. Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu của thị trường là tiêu thụ được, chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinh doanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường. * Lựa chọn thị trường xuất khẩu. - Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu chuẩn quốc tế. - Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ. + Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép. + Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép. + Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền. + Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền. - Các tiêu chuẩn thương mại. + Sản xuất nội địa. + Sản xuất nội địa. + Xuất khẩu. + Xuất khẩu. Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, cân nhắc điều chỉnh theo mức độ quan trọng. Vì thường sau khi đánh giá họ sẽ chiếm các thị trường, sau đó chọn thị trường tốt nhất. Đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam thì công tác nghiên cứu thị trường được thể hiện như sau: Việc nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng đồng nghĩa với công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm của mình do sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đáp ứng được lòng mong mỏi của khách hàng . Đối với thị trường may mặc là thị trường mà nhu cầu thay đổi theo tính thời vụ, do đó công tác điều tra thị trường càng được sự quan tâm. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đã ý thức được điều này nên từ khi bước chân vào mặt hàng xuất khẩu công ty đã thông qua cỏc kờnh khác nhau tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài về nhu cầu hàng may mặc.Với việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với các hiệp định thương mại được ký kết đã tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tham gia thị trường nứơc ngoài dễ dàng hơn, Công ty đã tổ chức điều tra thị trường nhưng chỉ qua cỏc kờnh gián tiếp, qua cỏc kờnh như đại sứ quán, các tổ chức thương mại, không đi hết các sản phẩm may mặc của người dân nước ngoài Chỉ tập trung vào các sản phẩm như áo sơ mi, quần õu… mà vẫn vắng mặt các sản phẩm có giá trị cao như áo Vest, Comple, Áo rột…. Công việc nghiên cứu thị trường của công ty chỉ tập trung vào nhu cầu may mặc mà không chú ý đến các điều kiện khách quan, điều kiện luật pháp, đối thủ cạnh tranh….. Để tìm kiếm được nhà nhập khẩu công ty đã giới thiệu mình với khách hàng 1 cách thức cụ thể và nhanh chúng.Thụng tin về mình và sản phẩm cần đầy đủ như: ảnh chụp, giá cả, quy cách kỹ thuật,chủng loại , nhãn hiệu về sản phẩm mới nhất….và địa chỉ email liên hệ.. . 2.2.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. * Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng. Vấn đề công nhân cũng là một vấn đề quan trọng, số lượng công nhân, trình độ, chi phí. Đặc biệt trình độ và chi phí cho công nhân nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất. * Lập kế hoạch xuất khẩu. Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khối lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, phương thức sản xuất. Sau khi xác định sơ bộ các yếu tố trên doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch giao dịch ký kết hợp đồng như lập danh mục khách hàng, danh mục hàng hoá, số lượng bán, thời gian giao dịch… * Với công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam thì công tác xây dựng kế hoạch xuất khẩu đươc thực hiện như sau: Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thông thường diễn gia tại phũng Kế hoạch sản xuất.Nhưng đối với cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam thì không chỉ phòng Xuất nhập khẩu cú chách nhiệm và cũn phòng tài chính điều này rất có thể dẫn đến sự chồng chéo nhiệm vụ cũng như là trách nhiệm của hai phòng này. Việc lập kế hoạch hàng năm là căn cứ để tiến hành lập kế hoạch của Quý, thỏng. Cỏc kế hoạch này thường được dựa trờn cỏc đơn đặt hàng của khách hàng ,. Ngoài các kế hoạch ngắn hạn công ty còn lập các kế họach trung và dài hạn nhưng các kế hoạch này chỉ dừng lại ở tất cả các thị trường chứ chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn cho từng thị trường. Từ đó có thể gây khó khăn khi đánh giá hiệu quả tiêu thụ trên từng thị trường cụ thể để tìm gia những điểm cần khắc phục 2.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 79.doc
Tài liệu liên quan