Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng công ty thương mại Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP. 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1. Các khái niệm. 3

2. Vai trò của xuất khẩu nông sản với doanh nghiệp. 4

3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu . 5

3.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường. 5

3.2. Lựa chọn đối tác. 5

3.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu. 6

3.4. Đàm phán, kí kết hợp đồng. 6

3.5. Tạo nguồn và sản xuất hàng hóa. 6

3.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 7

4. Các hình thức xuất khẩu: 8

4.1. Xuất khẩu trực tiếp 9

4.2. Xuất khẩu qua trung gian. 9

4.3. Buôn bán đối lưu (hình thức xuất nhập khẩu liên kết) 9

4.4. Hình thức tái xuất khẩu 9

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 10

1. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu. 10

1.1. Đặc điểm chung của các mặt hàng nông sản: 10

1.2.Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản chính và cách bảo quản. 11

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. 14

2.1. Các nhân tố khách quan. 14

2.2. Nhân tố chủ quan: 16

3. Khái quát về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm vừa qua. 18

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 20

1. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu : 21

2. Tổng lợi nhuận: 21

3. Tỷ suất doanh lợi trên doanh số bán: 21

4. Tỷ suất doanh lợi trên vốn kinh doanh. 22

5.Tỷ suất doanh lợi trên chi phí kinh doanh. 22

6. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp . 22

IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 23

1. Sự cần thiết của các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. 23

2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ yếu: 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO. 25

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO). 25

1. Quá trình hình thành, phát triển của Hapro. 25

2. Lịch sử hình thành, phát triển của công ty 26

3. Chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty Thương Mại Hà Nội . 27

4. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 28

4.1. Tổ chức bộ máy. 28

4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 28

5. Danh mục các mặt hàng. 29

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HAPRO. 30

1. Những kết quả đạt được. 30

2. Những mặt cần khắc phục 33

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO. 34

1. Các hoạt động xuất khẩu nông sản ở Hapro. 34

2. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản ở Hapro. 44

III. CÁC KẾT LUẬN: 52

1. Những thành tựu mà Hapro đã đạt được trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. 52

2. Những hạn chế 55

3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế: 57

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO. 59

I. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO. 59

1. Những cơ hội: 59

2. Những thách thức: 60

II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA HAPRO TRONG THỜI GIAN TỚI. 63

1. Dự báo nhu cầu của thị trường. 63

2. Xu hướng chính sách của Đảng và nhà nước. 64

3. Mục tiêu phương hướng của Hapro. 65

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 67

1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: 67

2. Tăng cường công tác thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu: 69

3. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: 71

4. Tiếp tục đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu các mặt hàng nông sản của Tổng công ty ra thị trường nước ngoài: 72

5. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên: 73

6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh: 75

7. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 76

KẾT LUẬN 78

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vị cá nhân vẫn còn mang tư tưởng cục bộ 2. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh chưa mang lại hiệu quả và trình độ của một số cán bộ chưa thật sự đáp ứng, theo kịp sự phát triển nhanh chóng về cả chiều rộng và chiều sâu của Tổng công ty, còn lúng túng do hạn chế về kiến thức và trình dẫn đến năng suất chất lượng làm việc chưa cao. Một số cán bộ chưa chủ động trong công việc, chưa có ý thức cầu tiến.. 3. Công tác tạo nguồn hàng chưa thực sự chủ động hầu hết mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, chưa tạo được mối quan hệ lâu dài do đó chưa có nguồn hàng ổn định ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng nguồn hàng. Mặt khác sự liên kết giữa các Công ty để khai thác nguồn hàng trong nội bộ Tổng công ty cũng chưa được phát huy tối đa. 4. Mạng lưới rộng lớn kinh doanh của tổng công ty tuy đã có quy hoạch và nhìn chung hoạt động tốt, nhưng một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, chưa chuyển biến nhanh, chưa thích ứng kịp với sự biến động của thị trường. III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO. 1. Các hoạt động xuất khẩu nông sản ở Hapro. Quy trình thực hiện các hoạt động xuất khẩu nông sản ở Hapro được tiến hành theo ISO. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường: Việc điều tra, nghiên cứu thị trường được Tổng công ty chú trọng và tiến hành với nhiều nội dung, mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng thị trường mà tiến hành một cách chi tiết như nghiên cứu hạn ngạch, phong tục, tập quán, thị hiếu tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu … Bên cạnh đó Tổng công ty cũng tiến hành nghiên cứu, xem xét đối thủ cạnh tranh trên thị trường, năng lực kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín của từng khách hàng. Để nghiên cứu thị trường, Tổng công ty có nhiều biện pháp như: Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tin từ Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam và các đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Ngoài ra, Tổng công ty còn tổ chức các đoàn đi khảo sát, nghiên cứu trực tiếp tại các thị trường tiềm năng. Kết thúc quá trình nghiên cứu, Tổng công ty sàng lọc và xử lý từ đó xác định được khách hàng mục tiêu và hàng hóa xuất khẩu Sau khi đã có các thông tin về thị trường tổng công ty tiến hành xây dựng kế hoạch,chiến lược xuất khẩu bao gồm:lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở các thông tin có được. Đề ra mục tiêu cụ thể như: sẽ thâm nhập vào thị trường nào? Với giá bán bao nhiêu và số lượng như thế nào cho phù hợp từ đó đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra những biện pháp này bao gồm các biện pháp áp dụng trong nước đầu tư vào sản xuất,cải tiến bao bì, ký kết hợp đồng kinh tế và các biện pháp ngoài nước như quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài, tham ra hội chợ quốc tế, mở rộng mạng lưới đại lý. Mô tả sơ đồ: 1.Thư hỏi hàng chuyển đến các phòng đối ngoại… từ đơn vị xúc tiến hoặc từ các nguồn khác. Cán bộ tổng hợp lưu thông tin về khách hàng. 2.Nghiên cứu kĩ các yêu cầu của khách hàng qua thư hỏi hàng các yêu cầu về sản phẩm như mẫu mã, kích thước, màu sắc, bao bì đóng gói, điều kiên giao hàng,…đồng thời kiểm tra nguồn hàng của mình xem khả năng đáp ứng như thế nào, có thỏa mãn, đáp ứng được các yêu cầu của khách không và nếu không đáp ứng được thì phải có biện pháp gì. 3. Lập bảng chào hàng và gửi cho khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu gửi mẫu thì thực hiện làm mẫu theo đúng quy trình. Sau khi gửi bản chào hàng và mẫu cho khách phải theo dõi phản hồi của khách hàng và đáp ứng kịp thời các yêu cầu bổ xung. *Có hai loại yêu cầu chào giá: -Chào giá trực tiếp: chào giá bằng miệng khi trực tiếp gặp, khách hàng đến làm việc tại tổng công ty. - Chào giá gián tiếp : lập bảng chào giá gửi qua email/ fax Yêu cầu chào giá của khách hàng thường cho các mặt hàng có trong catalogue, brochure, website của tổng công ty, mặt hàng có tại phòng mẫu của tổng công ty , hoặc hàng theo hình ảnh, design của khách hàng. *Các bước chào giá: Khi nhận được yêu cầu của khách hàng cán bộ tổng hợp cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Khảo sát thông tin từ phòng nghiệp vụ Bước 2: Làm bảng chào giá và gửi cho khách hàng Lưu ý: ghi thời hạn hiệu lực của giá, đặc biệt khi chào giá CF hay CIF * Gửi mẫu cho khách hàng: Cán bộ nghiệp vụ sẽ phải chuẩn bị mẫu theo yêu cầu của khách hàng, khi nhận được mẫu từ phòng nghiệp vụ cán bộ tổng hợp cần kiểm tra xem mẫu có đúng yêu cầu không rồi tình lãnh đạo phòng duyệt mẫu, đóng gói bao bì đảm bảo an toàn, lựa chọn đơn vị chuyển phát và làm các thủ tục gửi mẫu. Nghiên cứu yêu cầu và kiểm tra nguồn hàng Chào hàng Đàm phán và hoàn chỉnh hợp đồng Kiểm tra Kí duyệt Tổ chức thực hiện hợp đồng Báo cáo đánh giá Lưu hồ sơ dịch vụ sau giao hàng Thư hỏi hàng 4. Đàm phán và hoàn chỉnh hợp đồng: Sau khi đã lựa chọn được đối tác, Tổng công ty tiến hành đàm phán theo hai hình thức: * Đàm phán trực tiếp: Thông thường hình thức này chỉ áp dụng với những đối tác mà Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn. Đây là hình thức đàm phán bằng thư từ, thông qua mạng hoặc gặp gỡ, bàn bạc trực tiếp. Khi sử dụng kình thức này thường mang lại hiệu quả cao vì nó nhanh gọn, chính xác và cơ hội dẫn đến ký kết hợp đồng nhanh hơn tuy nhiên tùy theo điều kiện cụ thể mới có thể thực hiện được và chi phí cũng khá cao. * Giao dịch qua trung gian: Thường chỉ áp dụng với các văn phòng đại diện của khách hàng, các nhà môi giới hoặc thông qua tham tán thương mại. Sau quá trình giao dịch đàm phán đi đến thống nhất, hợp đồng mua bán giữa Tổng công ty và đối tác được ký kết. Khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng cán bộ tổng hợp cần phân loại được: a/ Đơn hàng đặt mẫu đã xác nhận: khi nhận được đơn hàng loại này cán bộ tổng hợp yêu cầu phòng nghiệp vụ thông báo số khối và thời gian giao hàng cho số lượng đặt hàng, làm hợp đồng và gửi cho khách b/ Đơn hàng đặt lại các mã cũ: với đơn hàng loại này cán bộ tổng hợp cần khảo sát lại giá nội và yêu cầu phòng nghiệp vụ thông báo số khối, thời gian giao hàng cho số lượng đặt hàng, kiểm tra lại giá ngoại đã chào, báo lại giá mới nếu có thay đổi đồng thời gửi hợp đồng cho khách hàng. *Hồ sơ lưu: -Thư đặt hàng của khách hàng. -Giấy thông báo số khối , giá nội khảo sát lại và các thông tin cần thiết khác phòng nghiệp vụ cung cấp -Bản báo giá mới gửi cho khách hàng nếu có sự thay đổi. -Hợp đồng gửi cho khách hàng. 5. Lãnh đạo các phòng đối ngoại sẽ phải kiểm tra kĩ nội dung hợp đồng trước khi trình lãnh đạo tổng công ty hoặc người được ủy quyền kí. Nếu hợp đồng còn có những vấn đề cần sửa đổi hoặc đàm phán thêm thì chuyển lại cho cán bộ tổng hợp hoàn chỉnh. 6. Triển khai hợp đồng . Khi nhận được hợp đồng khách đã kí xác nhận nếu thanh toán bằng T/T cán bộ tổng hợp phải theo dõi chờ khách chuyển tiền đặt cọc mới triển khai sản xuất bằng chứng khách hàng đã chuyển tiền là giấy báo có của ngân hàng. Nếu thanh toán bằng L/C cán bộ tổng hợp cần fax hướng dẫn mở L/C cho khách tham khảo. Sau đó đề nghị khách fax đơn xin mở L/C để kiểm tra và yêu cầu tu chỉnh nếu có sự bất hợp lệ khi nhận được copy L/C thì triển khai sản xuất *Hồ sơ lưu : -Hợp đồng khách đã kí xác nhận -Giấy báo có của ngân hàng. -Đơn xin mở L/C, copy L/C nếu có -Sổ theo dõi hợp đồng của cán bộ tổng hợp. Triển khai hàng hóa theo hợp đồng : - Thu gom hàng xuất : Để có thể giao hàng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đúng thời gian quy định trong hợp đồng, công ty tiến hành thu gom, chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Phòng nghiệp vụ sẽ cử ra những cán bộ chuyên trách từng nội dung như tập trung thu gom hàng xuất khẩu, bao bì đóng gói, kẻ kí mã hiệu hàng hóa. Hiện nay thì văn phòng tổng công ty gồm có 5 phòng nghiệp vụ xuất khẩu mỗi phòng chuyên trách về những mặt hàng nhất định như phòng 1 chịu trách nhiệm về thủ công mĩ nghệ, phòng 2 về mặt hàng lạc nhân, tiêu, điều, phòng 3 phụ trách hàng rau quả và đồ hộp , phòng 4 về chè và dược liêu, phòng 5 chuyên về gạo và cà phê. Hàng nông sản thường phân tán nhỏ lẻ vì vậy cần tiến hành thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, công việc thu gom khá vất vả và mất nhiều thời gian, phòng nghiệp vụ sẽ phải tìm kiếm thông tin, so sánh, lựa chọn các nhà cung ứng theo các tiêu chí uy tín, chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, số lượng,… Tổng công ty sử dùng ba hình thức thu mua chủ yếu để tạo nguồn hàng Mua đứt bán đoạn: Đây là hình thức thu mua chủ yếu chiếm 90% tổng lượng thu mua. Dựa trên các yêu cầu của khách hàng nước ngoài tổng công ty sẽ tìm kiếm nguồn hàng cho phù hợp về cả số lượng, chất lượng, giá cả cũng như phương thức thu mua. Hình thức này giúp tổng công ty so sánh được giá mua và giá bán, tính toán chi phí lưu thông, giảm được chi phí trung gian nhưng chất lượng hàng hóa không được đồng đều do thu mua từ nhiều nguồn, có thể bị ép giá,… Trao đổi hàng hóa: phương thức này chiếm khoảng 3,5% giá trị nông sản thu mua được của tổng công ty, khi sử dụng phương thức này thì có sự ràng buộc giữa người mua và người bán do đó nguồn hàng ổn định hơn tránh được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vốn quay vòng chậm, khả năng chủ động để kí kết hợp đồng ngoại bị hạn chế. Xuất khẩu ủy thác: tổng công ty dùng danh nghĩa của mình để xuất khẩu nông sản cho một doanh nghiệp khác và hưởng hoa hồng từ người ủy thác. Phương thức này ngày càng giảm dần hiện nay chỉ chiếm khoảng 6.5%. -Đóng gói, bao bì và kẻ kí mã hiệu hàng hóa: mỗi mặt hàng nông sản có quy định về điều kiện bao gói khác nhau như chè được đóng trong bao PE khối lượng 40kg, lạc được đóng trong các bao tải đay mới với khối lượng tịnh là 50 kg mỗi bao và được xếp đầy trong container. Hàng sau khi đóng gói sẽ được đưa về kho bãi của tổng công ty và tiến hành kẻ kí mã hiệu. Căn cứ vào từng loại nông sản và các điều khoản trong hợp đồng mà tiến hành kẻ kí mã hiệu cho hàng hóa có thể bao gồm những nội dung : tên người gửi, tên người nhận, trọng lượng tịnh, số hợp đồng, số hiệu vận chuyển, số kiện hàng, tên nước và địa điểm đến, số vận đơn, điều kiện bảo quản,… -Kiểm tra hàng hóa : Trước khi giao hàng tổng công ty có trách nhiệm kiểm tra hàng xuất khẩu về số lượng, chất lượng, bao gói,..để đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn theo các thỏa thuận trong hợp đồng.Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp tại kho bảo quản của công ty thì do cán bộ của công ty thực hiện còn ở cửa khẩu thì thông thường Hapro thuê công ty SGM của Thụy Sĩ ,OMX của Nhật kiểm tra hàng theo xác suất sau khi kiểm tra thì hai công ty này sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm tra , giấy này được lập thành 2 bản bằng tiếng anh và tiếng việt theo yêu cầu của bên mua. Chuẩn bị giao hàng : cán bộ tổng hợp cần chuẩn bị cho việc giao hàng như sau: -In barcode/ shipping marks( theo yêu cầu của khách hàng) -Làm yêu cầu giao hàng chi tiết chuyển cho kho hàng một tuần trước khi hàng vào bãi. -Báo cho cán bộ giao nhận thuê tàu nếu giá bán CF,CIF để book tàu -Giục khách chỉ định hãng tàu nếu bán giá FOB. -Giục khách cung cấp thông tin để làm chứng từ: consigee, notify… -Chuyển chứng từ gồm yêu cầu giao hàng , hợp đồng ,LC coppy nếu thanh toán bằng Lc, hướng dẫn làm chứng từ nếu thanh toán T/T cho cán bộ giao nhận. Giao hàng: để giao hàng cán bộ giao nhận cần : -Lựa chọn thuê hãng tàu căn cứ vào danh mục hãng vận tải và lập phiếu đánh giá nhà cung ứng vận tải. Tiêu chí đánh giá: giá thấp nhất , tàu chạy ngắn ngày nhất thể hiện qua lịch tàu đối với hàng nông sản, địa điểm chuyển tải đúng yêu cầu , dịch vụ tốt, hãng tàu có uy tín. Sau khi lựa chọn được hãng tàu lập bảng kê khai hàng hóa và kí đơn xin lưu khoang , tập kết hàng giao và nhận vận đơn trong nhiều trường hợp công ty ủy thác việc thuê tàu cho hãng tàu biển Pacific International Lines, hãng Féco Liner và một số hãng khác. Tuy nhiên số lượng mà công ty thực hiện không nhiều do công ty thiếu thông tin và kinh nghiệm trong nghiệp vụ thuê tàu đã có trường hợp công ty bị khiếu kiện như trong hợp đồng số 25-HP/2003 công ty GOLLANO &CO của Đức khiếu nại do giao hàng không đúng thời hạn và hàng bị ẩm nguyên nhân do hãng tàu không đảm bảo đúng lịch trình. -Thuê xe kéo con’t về kho xếp hàng nếu giao đủ một con’t thì tiến hành đóng vào các container 20 feet hoặc 40 feet tùy lượng giao hàng và kéo con’t đã đầy hàng tới cảng để xếp lên tàu. -Làm thủ tục hun trùng khi có yêu cầu: thông báo để cơ quan hun trùng đến hun thuốc vào con’t sau khi xếp hàng xong .Sau khi kiểm tra hàng hóa, cán bộ hải quan niêm phong kẹp chì tiếp đó giao hàng cho trạm container để nhận biên lai xếp hàng và tiến hành đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn -Làm thủ tục hải quan. Gồm có khai báo hải quan và xuất trình hàng hóa. Khai báo hải quan theo mẫu tờ khai HQ-2002/XK của tổng cục hải quan, tờ khai hảỉ quan được xuất trình cùng các chứng từ : hợp đồng xuất khẩu , hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa …. - Lưu ý trong quá trình giao hàng ; +Thông thường cán bộ giao nhận sẽ giám sát việc xếp hàng vào con’t và gửi bộ chứng từ hải quan cho hãng tàu để hoàn thành nốt thủ tục hải quan và xếp hàng lên tàu. +Trong trường hợp hàng hóa và thủ tục hải quan tiến hành gấp, cùng một thời gian xếp nhiều lô hàng tại các điểm xếp hàng xa nhau thì cán bộ nghiệp vụ phụ trách lô hàng đó sẽ trực tiếp giám sát việc giao hàng và báo lại kết quả cho cán bộ giao nhận để làm tiếp thủ tục khai báo hải quan và xếp hàng lên tàu. + Cán bộ giao nhận phải luôn theo dõi bằng điện thoại xem con’t có được hạ bãi đúng theo quy định của hãng tàu không ,có được xếp lên tàu theo đúng lịch không. *Hồ sơ lưu: - Danh mục các hãng tàu, địa chỉ liên hệ -Thông tin báo giá của các hãng tàu đã khảo sát -Hợp đồng nguyên tắc ký với các hãng tàu -Hợp đồng nguyên tắc ký với các hãng vận tải nội địa. -Bảng báo giá và xác nhận vận chuyển hàng xuất của hãng vận tải nội. -Booking note. -Giấy giám định hàng hóa. -Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật. -Giấy xác nhận khử trùng hàng hóa. Sau khi giao hàng : a/ Cán bộ tổng hợp phải : -Gửi chi tiết giao hàng cho hãng tàu phát hành B/L và làm chứng từ giao hàng theo yêu cầu hợp đồng hay LC - Lấy chứng nhận khử trùng, chứng nhận chất lượng hàng hóa. -Mua bảo hiểm nếu bán giá CIF:Mua bảo hiểm nếu xuất theo CIF thì sau khi giao hàng công ty sẽ làm giấy yêu cầu bảo hiểm cùng với các chứng từ hàng hóa gửi ngay cho cơ quan bảo hiểm, Hapro thường mua bảo hiểm tại Bảo Việt và Bảo Minh trị giá bảo hiểm thường bằng 110% giá CIF. -Gửi chứng từ gốc cho khách hàng khi cán bộ tổng hợp yêu cầu hoặc xuất trình bộ chứng từ ra ngân hàng -Giục khách thanh toán * Hồ sơ lưu: Với cán bộ tổng hợp : thông báo giao hàng, giấy báo có của ngân hàng. Với cán bộ công tác: +Phiếu lưu chứng từ xuất cho mỗi lô hàng . +Shipment details. +Commercial invoice( Hóa đơn thương mại) +Packing list( chi tiết đóng gói) +Bill of Lading( Vận đơn). +Certificate of origin ( chứng nhận xuất xứ hàng hóa) +Fumigation certificate ( chứng nhận khử trùng) +Certificate of quality and weight ( chứng nhận giám định hàng hóa ). +Certificate of inspection ( chứng nhận kiểm hàng). Làm thủ tục thanh toán: Với phương thức thanh toán bằng LC điều khoản thanh toán được quy định: với mỗi lần giao hàng bên mua mở một LC không hủy ngang, chấp nhận thanh toán toàn bộ lô hàng chuyển tiền đến ngân hàng Vietcombank từ một ngân hàng do hai bên thỏa thuận, LC phải tới tay Hapro chậm nhất là 15 ngày trước khi giao hàng và có giá trị 30 ngày. Công ty sẽ được thanh toán khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ gồm : -Phiếu đóng gói( packing list) : 3 bản chính, 2 bản coppy -2 bản B/L gốc, hoàn hảo, hàng đã xếp, cước đã trả(CIF) -Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng: 3 bản chính, 2 bản coppy -Giấy chứng nhận xuất xứ :3 bản chính, 2 bản coppy -Giấy chứng nhận kiểm dịch hun trùng: 3 bản chính, 2 bản coppy -Hóa đơn thương mại:3 bản chính, 2 bản coppy. Thanh toán bằng LC là phương thức được Hapro sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế nhưng công ty vẫn thường vướng mắc trong khâu chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán để lấy tiền hàng. Nếu thanh toán bằng phương thức điện chuyển tiền: công ty hoàn thành bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng sau đó xuất hàng đồng thời chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đến hạn quy định nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng bên mua, ngân hàng bên mua chuyển tiền cho Vietcombank để gửi giấy thông báo và chuyển tiền cho Hapro 7. Đánh giá kết quả việc thực hiện hợp đồng , đánh giá khách hàng ngoại và khách hàng nội cung cấp hàng hóa xuất khẩu. Rút kinh nghiệm cho các lần thực hiện hợp đồng sau. Sau mỗi hợp đồng, mỗi đơn hàng, Tổng công ty thường kiểm tra và đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm thấy được những vấn đề được và những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục. Kiểm tra kết quả của hợp đồng xuất khẩu để so sánh các chỉ tiêu đã đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra trong phương án xuất khẩu. Quy trình trên được giao cho các bộ phận chuyên trách thực hiện. 8. Dịch vụ sau giao hàng: sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên cán bộ tổng hợp còn phải thực hiện các nhiệm vụ: theo dõi phản hồi của khách hàng , theo dõi xử lý khiếu nại nếu có, viết thư thăm hỏi khách hàng và giới thiệu mặt hàng mới của tổng công ty, báo cáo kết quả giao dịch vào cuối năm *Hồ sơ lưu: -Thư tổng kết năm gửi cho khách hàng -Form lấy ý kiến đánh giá gửi khách hàng -Thư đánh gía của khách hàng nếu có. -Thư khiếu nại cuỉa khách hàng. -Thư trả lời khiếu nại. 9.Thanh lý hợp đồng: khi đã hoàn tất việc thực hiện hợp đồng nếu không có vướng mắc hoặc khiếu nại gì công ty và đối tác tiến hành thanh lý hợp đồng. Việc thanh lý phải được lập thành văn bản có chữ kí của hai bên. 2. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản ở Hapro. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Hapro năm 2007. Nguồn: www.haprogroup.vn Nhìn chung hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của tổng công ty đã đạt được những thành công, những kết quả rất đáng khích lệ. Bảng 6: Giá trị và tỉ trọng mặt hàng xuất khẩu của Hapro giai đoạn 2003-2007. Đơn vị tính: Triệu USD, % TT Nhóm hàng 2003 2004 2005 2006 2007 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT 1 Hàng nông sản + Dược liệu 23.96 65,98 31.3 64,67 38.54 66,92 52 70 81.05 70,6 2 Hàng TCMN 10.87 29,95 13.37 27,64 16.29 28,29 9.1 10,33 9.47 8,09 3 TP chế biến - - 1.17 2,43 1.26 2,19 1.5 1,7 1.9 1,62 4 Hàng khác 1.47 4,07 2.54 5,26 1.49 2,6 25.52 28,97 24.7 21,14 5 Tổng 36.3 48.38 57.58 88.12 117.12 Nguồn: Phòng kế hoạch và phát triển. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro không ngừng tăng qua các năm. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu nông sản trên thế giới có xu hướng gia tăng, kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng đều tăng. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro chỉ đạt 36.3 triệu USD trong đó nông sản + dược liệu đạt 23.96 triệu đến năm 2007 con số đã tăng lên đáng kể kim ngạch xuất khẩu đã đạt 117.12 triệu và nông sản xuất khẩu cũng đạt 81.05 triệu đánh dấu bước thành công vượt bậc của hàng nông sản xuất khẩu. Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty, trong các mặt hàng xuất khẩu thì nông sản được đánh giá là mặt hàng chủ lực luôn chiếm tỉ trọng lớn( trên 50%) năm 2003 là 65,98 %, sang năm 2004 chiếm 64,67 % năm 2005 mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều giảm song tỉ trọng của nông sản vẫn không ngừng tăng vàchiếm 66,92 % và con số này đã đạt tới 69,15% vào năm 2007. Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Hapro qua các năm .Qua biểu đồ ta thấy tỉ trọng xuất khẩu của hàng nông sản luôn chiếm chủ yếu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Hapro. So với các mặt hàng khác thì nông sản được đánh giá là mặt hàng chủ lực và đóng góp to lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty nói chung. Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu cũng không ngừng tăng qua các năm nếu như 2005 mới chỉ chiếm 66,92 % thì đến 2006 đã là 70%và tăng lên 70,6 % vào năm 2007 đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Hapro. Đơn vị : USD Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Chè 364.750 545.137 679.445 720.569 883.474 Lạc nhân 4.216.787 4.705.320 5.245.550 5.510.000 8.321.283 Gạo 4.677.280 6.548.333 8.858.114 11.787.560 15.064.574 Dừa sấy 496.568 1.565.516 2.035.172 3.256.275 5.884.413 Tiêu 3.702.476 5.870.990 7.324.450 9.754.000 12.916.836 Điều 1.057.435 1.480.409 2.776.491 3.487.078 5.979.340 Cà phê 3.547.678 5.676.284 8.514.427 12.090.487 19.580.589 Hàng khác 5.900.026 4.910.461 3.112.801 6.032.691 12.419.591 Tổng 23.963.000 31.302.450 38.546.450 52.638.660 81.050.000 Nguồn: phòng thị trường. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 3,38 lần chỉ trong vòng 5 năm từ 2003- 2007 điều đó cho thấy hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản. Không chỉ tăng về kim ngạch của từng mặt hàng mà số lượng các mặt hàng cũng được mở rộng có một số mặt hàng trước đây hầu như không có hoặc đóng góp rất ít vào kim ngạch xuất khẩu nông sản thì giờ cũng đạt kim ngạch đáng kể và có triển vọng cao cho những năm tới như dừa sấy, điều…. Mặc dù thị trường có những biến động tạo ra sự thất thường trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhưng nhìn chung các mặt hàng nông sản đều có tốc độ tăng đáng kể qua các năm có những mặt hàng có mức tăng rất lớn như cà phê nếu như 2003 chỉ có kim ngạch là 3.547.678 USD thì đã có sự tang mạnh qua các năm về cả số lượng và giá trị cho đến năm 2006 giá trị xuất khẩu cà phê đã lên tới12.090.487USD và đạt mức kỉ lục là 19.580.591 USD trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Hapro. Năm 2005 được coi là năm không mấy triển vọng cho xuất khẩu, thị trường và mức tăng trưởng các mặt hàng đều có sự chững lại tuy nhiên một số mặt hàng vẫn đạt được con số đáng ghi nhận như cà phê và tiêu. Năm 2007 là năm đánh dấu sự khởi sắc về xuất khẩu nông sản, kim ngạch nông sản xuất khẩu dạt 81.050.000 USD chiếm tới 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều đạt kim ngạch lớn hơn rất nhiều so với 2006 Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro. Đơn vị: USD, % Thị trường 2004 2005 2006 2007 Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Châu Á 20.089.912 64,18 25.359.709 65.79 35.457.401 67.36 54.084.665 66.73 Nhật Bản 3.549.698 11,34 4.124.470 10,7 6.553.513 12,45 11.752.250 14,5 Hàn Quốc 1.367.917 4,37 1.796.265 4,66 2.368.740 4,5 3.404.100 4,2 Ấn Độ 3.662.387 11,7 4.984.056 12,93 7.548.384 14,34 11.120.060 13,72 Pakistan 1.430.522 4,57 1.819.392 4,72 2.331.893 4,43 3.898.505 4,81 Đông Nam Á 8.144.897 26,02 9.906.438 25,7 14.244.021 27,06 21.526.880 26,56 TT khác 1.934.491 6,18 2.729.089 7,08 2.410.851 4,58 2.382.870 2,94 Châu Âu 6.407.612 20,47 8.750.044 22,7 12.791.194 24,3 20.983.845 25,89 Châu Úc 989.157 3,16 1.426.219 3,7 1.463.355 2,78 1.596.685 1.97 Châu Mỹ 669.872 2,14 1.329.853 3,45 1.947.630 3,7 3.339.260 4,12 Châu Phi 3.145.896 10.05 1.680.625 4.36 979.079 1.86 1.045.545 1,29 Tổng 31.302.449 100 38.546.450 100 52.638.659 100 81.050.000 100 Nguồn : phòng thị trường. Trong những năm vừa qua tổng công ty đã không ngừng đăy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, để duy trì ổn định các thị trường truyền thống đồng thời xâm nhập, mở rộng các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Thị trường xuất khẩu được giữ vững tại trên 60 nước và khu vực trên thế giới như : EU, Đông Âu, các nước Đông Nam Á,…và phát triển thêm hai thị trường mới là Mehico và Kenya. Thị trường xuất khẩu nông sản cũng không ngừng được mở rộng. Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng nông sản xuất khẩu của tổng công ty có mặt trên khắp các châu lục từ những nước láng giềng gần gũi của châu Á đến các quốc gia xa xôi ở châu Phi, Châu Mỹ. Thị trường châu Á là thị trường lớn nhất, thị trường chủ đạo của tổng công ty. Các quốc gia Đông Nam Á, các nước Nhật, Ấn Độ, … là các thị trường truyền thống chủ yếu nhập các mặt hàng nông sản như gạo, lạc, chè… của Hapro. Thị trường Châu Á luôn chiếm tỉ trọng lớn ( trên 50%) giá trị xuất khẩu nông sản. Đặc biệt năm 2006 châu Á chiếm 67,36 % kim ngạch xuất khẩu nông sản. Đây là thị trường có nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản của tổng công ty như thuận lợi về vị trí địa lý ( gần nên việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa dễ dàng hơn, giá cước vận chuyển rẻ hơn…) thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, lối sống có nhiều điểm chung với nước ta nên các sản phẩm nông sản của ta dễ phù hợp hơn. Thêm vào đó thị trường này yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm không cao, không quá khó để có thể đáp ứng. Tuy nhiên châu Á cũng là khu vực có nhiều biến động về kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ và tại thị trường này thì tổng công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn của các quốc gia trong khu vực. Một thị trường lớn thứ hai và đang là mục tiêu mà tổng công ty đang hướng tới mở rộng, một thị trường khó tính nhưng khả năng thanh toán cao và nhiều lợi nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20489.doc
Tài liệu liên quan