Chuyên đề Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA NÓI CHUNG

VÀ TỈNH HÀ NAM NÓI RIÊNG 3

I. LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 3

1. Cơ cấu ngành kinh tế 3

2. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 3

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NÓI CHUNG VÀ TỈNH HÀ NAM NÓI RIÊNG. 5

1. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế 5

2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 9

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ. 9

1- Điều kiện tự nhiên. 9

2- Đặc điểm kinh tế- xã hội. 11

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 13

1- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 2004-2008 13

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu một số ngành Công nghiệp, Nông nghiệp,

Dịch vụ giai đoạn 2004-2008. 18

III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM. 26

1- Kết quả đạt được. 26

2- Những hạn chế. 26

CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH HÀ NAM

GIAI ĐOẠN 2010-2015 28

I- ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM

GIAI ĐOẠN 2010-2015. 28

1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn

2010-2015. 28

2- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn

2010-2015 29

3- Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn

2010-2015. 31

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015. 45

1- Giải pháp. 45

KẾT LUẬN 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7.952 86,43 915 30,0 9.560 104,1 8.852 100,0 12.989 136,5 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam. Cây ăn quả của Hà nam gồm có cam, quýt, bưởi, nhãn vải, xoài. Diện tích trồng cây ăn quả chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất trồng trọt, tuy vậy những năm gần đây do nhận thức được hiệu quả kinh tế cao của việc trồng cây ăn quả gấp 3-4 lần trồng lúa, gấp khoảng 2 lần trồng cây thực phẩm xét về mặt giá trị trên cùng một diện tích đất nông nghiệp nên người dân đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả tập trung, khai thác vùng đất đồi, đất bãi ven sông để trồng cây ăn quả vì vậy diện tích và sản lượng cây ăn quả tăng nhanh qua các năm, nhất là những cây nhãn, vải. Cây công nghiệp cũng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian qua, nhân dân Hà nam đã mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây lạc, cây đay và cây công nghiệp dài ngày là cây chè. Do đó đời sống của nhân dân cũng được cải thiện hơn Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008,Ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm diện tích cây lương thực, đó là một hướng chuyển dịch tích cực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh nói chung. Ngành Chăn nuôi. Trong giai đoạn 2004-2008,cơ cấu vật nuôi của Hà nam chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển những con vật nuôi chính là bò và gia cầm. Đàn trâu giảm từ 10,9 nghìn con năm 2004 xuống còn 6,5 nghìn con năm 2008, do máy cày thay trâu làm đất ngày càng nhiều vì vậy trâu được chuyển dần sang mục tiêu nuôi lấy thịt. Đàn bò có số lượng tăng không đáng kể , từ 22,9 nghìn con năm 2004 tăng lên 24,9 nghìn con vào năm 2008, một phần là do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nên đàn bò giết thịt ngày càng lớn. Đàn lợn có tốc độ tăng trưởng khá, từ 225,9 nghìn con năm 2004 đã tăng lên 268,2 nghìn con năm 2008, tăng bình quân 4,39%/ năm, tỷ lệ lợn nạc cao, sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 19.436 tấn vào năm 2008. Cùng với phát triển gia súc, đàn gia cầm của tỉnh cũng được đầu tư về giống, thay đổi phương thức nuôi thả nên có tốc độ tăng trưởng lớn, bình quân thời kỳ 2004-2008 là 4,85%/ năm và tổng đàn gia cầm đạt 2.311,6 nghìn con vào năm 2008, trong đó chủ yếu là đàn gà. Biểu 9. Thực trạng chăn nuôi của tỉnh Hà nam thời kỳ 2004-2008. Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng BQ 04-08 1. Đàn Trâu Nghìn con 10,9 10,17 8,8 7,8 6.,5 -12,04 % 2. Đàn Bò ,, 22,9 23,8 23,9 23,3 24,9 2,16 % 3.Đàn Lợn -S/lượng lợnthịt ,, Tấn 225,9 15.456 229,0 16.856 245,9 17.943 251,6 18.321 268,2 19.463 4,39 % 4. Đàn gia cầm Nghìn con 1.934,5 1.788,3 1.966,7 2.033,4 2.311,6 4,85 % Nguồn :Cục thống kê tỉnh Hà nam. Tóm lại, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà nam đang được chú trọng phát triển để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh . c. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Dịch vụ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, ngành dịch vụ cũng có những bước phát triển nhất định. Giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ thời kỳ 2004-2008 tăng khoảng 11%/năm. Sự phát triển của khu vực dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và kích thích khu vực sản xuất phát triển. Nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ trên địa bàn còn nhỏ bé cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với toàn bộ nền kinh tế địa phương. Số lượng lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 8,0% năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Cân đối lao động trên địa bàn mới có 380 lao động dịch vụ / 1 vạn dân, trong khi đó tỷ lệ bình quân cả nước là 630 lao động dịch vụ/ 1 vạn dân, khu vực địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 2.300 lao động dịch vụ / 1 vạn dân.Thực tế này cho thấy các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà nam chưa phát triển mạnh. Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ, có thể xem xét từng ngành cụ thể. Ngành Thương mại. Hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, ngành thương mại cũng có nhịp độ phát triển khá nhanh. Nhịp độ phát triển thời kỳ 2000-2004 khoảng 12,7%/ năm, thời kỳ 2006-2008 đạt 12,5%/ năm. Năm 2008, ngành thương mại đã đóng góp cho kinh tế địa phương khoảng 6,6% tổng GDP toàn tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước đây quốc doanh thương mại chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì những năm gần đây tỷ trọng của quốc doanh thương mại đã giảm xuống nhanh chóng từ 37,2% năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2004 và 16,6% năm 2008. Đặc biệt khu vực thương mại tập thể chưa phục hồi được, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường giảm từ 6,8% năm 2000 xuống còn 0,7% năm 2004 và đến nay gần như không có vai trò gì trên thị trường thương mại.Thương nghiệp cá thể và các doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng quan trọng đáp ứng cầu về hàng hoá thiết yếu. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng và tăng nhanh: 725.407 triệu đồng năm 2005, 916.925 triệu đồng năm 2006, 1.215.422 triệu đồng năm 2007 và 1.275.513 triệu đồng năm 2008. Hoạt động xuất nhập khẩu những năm đầu thập kỷ gặp rất nhiều khó khăn do bị mất thị trường truyền thống là các nước Đông Âu và Liên Xô (trước đây). Từ năm 2000 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã có kết quả khá, thị trường mở rộng cả ở các nước trong khu vực Đông Nam á và các khu vực khác trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 7,397 triệu USD năm 2007 lên 16,633 triệu USD năm 2007 và 16,777 triệu USD vào năm 2008. Biểu 10. Thực trạng xuất nhập khẩu của Hà nam năm 2004-2008. Đơn vị : nghìn USD. 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng kim ngạch XNK 1.769 11.870 22.631 29.282 -Xuất khẩu 1.456 1.858 7.397 16.633 16.777 -Nhập khẩu 313 4.473 5.998 12.505 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam. Qua biểu có thể thấy rằng, những năm 2004,2005 kim ngạch nhập khẩu của Hà nam ở quy mô rất nhỏ do yêu cầu đầu tư cho công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản hầu như không có gì. Tới những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng lên, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu hàng may. Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 1.456 nghìn USD năm 2004 tăng lên 16.777 nghìn USD năm 2008. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà nam là nông sản thô chưa qua chế biến hoặc là hàng gia công vì vậy giá trị kinh tế chưa cao. Đó là những thách thức của ngành thương mại. Trong thời gian tới ngành thương mại phải xây dựng được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn. Ngành Du lịch. Tỉnh Hà nam có các tiềm năng du lịch tự nhiên như các hang động (Ngũ Động Sơn, Khả Phong, Ba Sao,...), vị trí địa lý gần khu du lịch Hương Sơn ( Hà Tây), có khả năng phát huy nguồn du lịch nhân văn với truyền thống anh hùng, quê hương văn hiến do nhiều thời kỳ lịch sử tạo nên. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Hà nam chủ yếu bằng đường bộ từ Hà nội hoặc từ các tỉnh phía Nam ra theo tuyến xuyên Việt với mục đích tham quan, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quá cảnh. Số lượng khách du lịch đến địa phương nhỏ, ngày lưu trú ít, doanh thu ngoại tệ thấp. Khách du lịch trong nước tới địa phương là từ Hà nội và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây,...và cùng với khách quá cảnh đi tham quan chùa Hương, đa số các khách trong nước đến tham gia các lễ hội truyền thống, tham quan đền chùa, hang động,...Số lượng khách du lịch đến dịa phương những năm gần đây tăng khoảng 20 %/ năm. Cụ thể: Biểu 11. Hiện trạng khách du lịch đến Hà Nam thời kỳ 2006-2008. Đơn vị: nghìn lượt người Khách du lịch đến Hà nam 2006 2007 2008 -Khách quốc tế 2,217 1,747 1,8 -Khách nội địa 9,920 11,731 12,5 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam Trong hai năm 2007,2008 Hình thức kinh doanh du lịch đã được mở rộng, ngoài kinh doanh ăn uống còn các dịch vụ khác nên doanh thu tăng dần, từ 3,284 tỷ đồng năm 2005 lên 5,5 tỷ đồng năm 2006 và đạt 6,2 tỷ đồng năm 2007. Tóm lại, lượng khách du lịch và doanh thu tăng qua các năm cho thấy ngành Du lịch của Hà nam đang bắt đầu đi vào thế ổn định và dần dần khởi sắc. Các ngành Dịch vụ khác. Trong hoạt động tài chính, ngân hàng, tỷ lệ động viên tài chính từ GDP vào ngân sách của Hà nam thời kỳ 2004-2008 còn rất thấp, năm cao nhất là năm 2008 mới bằng 6,08%. Tình hình tài chính của tỉnh mất cân đối nghiêm trọng giữa thu ngân sách từ kinh tế địa phương với chi ngân sách địa phương.Tài chính các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm phát triển, hiệu quả sản xuất thấp. Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải,Hà nam là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong những năm qua ngành vận tải đã có những tiến bộ nhất định, giá trị gia tăng của ngành liên tục tăng, năm 2008 ngành vận tải chiếm 2,64% GDP của toàn tỉnh. Khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển tăng qua các năm. Cụ thể: Biểu 12. Thực trạng dịch vụ vận tải Hà nam thời kỳ 2004-2008. Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 1Vận tải hàng hoá -KlượngHH v/chuyển -KlượngHH l/chuyển nghìn tấn nghìntấnkm 593 27.200 679 38.811 1.123 50.615 1.190 53.475 1.233,6 55.105 2Vận tải hành khách -KlượngHK v/chuyển -KlượngHK l/chuyển nghìn người nghìnng. km 482 37.700 595 43.614 785 52.348 810 53.493 710 45.171 Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam. Cùng với vận tải, các ngành bưu chính viễn thông cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2008 số máy điện thoại tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đưa số máy điện thoại bình quân lên gần 99 chiếc/ 100 dân. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 10 lần với các thiết bị hiện đại từ khu vực trung tâm tới các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao. Tóm lại, trong giai đoạn 2004-2008,ngành dịch vụ cũng đạt được những kết quả nhất định mặc dù tỷ trọng trong GDP thay đổi không đáng kể và sự chuyển dịch trong nội bộ ngành dịch vụ diễn ra còn chậm, chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM. 1- Kết quả đạt được. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng liên tục qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Điều đó sẽ thúc đảy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch hiệu quả. Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng thay đổi theo hướng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay thế cho những cây lương thực năng suất thấp, chăn nuôi tập trung vào những vật nuôi như bò, lợn , gia cầm để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch cũng được đầu tư nâng cấp. 2- Những hạn chế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, năm 2008 tỷ trọng của nông nghiệp vẫn chiếm 44,03% GDP toàn tỉnh trong khi đó công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Do đó GDP/ người còn thấp so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước, khả năng tích luỹ còn hạn chế. Những nhược điểm trên là do Nền kinh tế Hà nam ở điểm xuất phát thấp , cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng đặc biệt là khu trung tâm hầu như chưa có gì, phải xây dựng lại từ đầu. Trình độ của cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ lao động có kỹ thuật thấp, thiếu giám đốc, chủ doanh nghiệp giỏi. Quá trình đô thị hoá chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá năm 2005 mới đạt khoảng 8,9% trong khi đó cả nước đã đạt 70%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được hết lợi thế so sánh của tỉnh. Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí. Trong công nghiệp vẫn chưa tạo được ngành công nghiệp mũi nhọn làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế của tỉnh. Công nghiệp chế biến nhỏ bé, trang thiết bị công nghệ lạc hậu. Địa bàn trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long và đặc biệt là tuyến hành lang Tây nam thủ đô Hà nội (đường 21) sẽ phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian tới, GDP/ người tăng khoảng 8-10 lần trong vòng 15 năm nữa. Do đó, tuy có điều kiện hội nhập nhưng Hà nam phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt cả trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá và thu hút đầu tư. Cho nên nếu Hà nam không bứt lên nhanh thì sẽ bị thấp thua càng xa so với họ, gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển cũng như hợp tác đầu tư, cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường. Điều đó đòi hỏi tỉnh Hà nam phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Vì vậy, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015 là thực sự cần thiết. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015. I- ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015. 1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015. Thứ nhất, phát triển toàn diện song có trọng điểm. Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Hà nam phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn lực của tỉnh để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi hỏi tỉnh phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế phát triển có hiệu quả. Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ hai, phát huy lợi thế so sánh. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam phải xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, về tài nguyên,...Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hoá ở trong tỉnh so với các tỉnh khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để Hà nam có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước. Bên cạnh những quan điểm chung cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam thì với mỗi ngành, chuyển dịch cơ cấu phải quán triệt những quan điểm khác nhau. Đối với ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, công nghiệp phải đóng vai trò động lực, nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trước mắt cũng như lâu dài phải phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, phát triển công nghiệp với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo cơ chế thị trường, mở cửa có sự quản lý của nhà nước. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển những ngành công nghiệp có trình độ công nghệ thích hợp, có quy mô phù hợp với đặc điểm của tỉnh, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt cần tập trung phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo nâng cao không ngừng hiệu quả kinh tế, xoá bỏ được tính tự cấp tự túc, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, năng suất lao động cao, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng không ngừng. Trong khi chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị xuất khẩu cao, cơ cấu nông nghiệp phải được phát triển một cách tổng hợp đa dạng cả về trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo hiệu quả xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết được nạn thất nghiệp. Hơn nữa chuyển dịch phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nội dung là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Đối với ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ phải khai thác thế mạnh của địa phương, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu. 2- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015. a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà nam thời kỳ đến năm 2015.: Một là, giảm khoảng cách chênh lệch, tiến tới bằng hoặc vượt GDP bình quân đầu người của Hà nam so với mức trung bình của cả nước: năm 2006 bằng 58%, năm 2015 phấn đấu đạt 100-105%. Như vậy GDP bình quân đầu người năm 2015 sẽ bằng khoảng 3,5 lần năm 2006. Hai là, nhịp độ tăng GDP bình quân cả thời kỳ đến năm 2015 đạt khoảng 9-10%/ năm. Ba là, tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP thời kỳ đến năm 2015 đạt bình quân khoảng12-13%. Bốn là, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng thích ứng với kinh tế thị trường trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và nông sản thực phẩm, từng bước chuyển một bộ phận đáng kể nông dân sang sống bằng dịch vụ và công nghiệp. Năm là, đảy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, phấn đấu đến nám 2015 tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 20%. Sáu là, cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, giảm, tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội, số hộ nghèo, người nghèo còn không đáng kể. Tóm lại, mục đích của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trên. Đó chính là căn cứ xây dựng phương án chuyển dịch hợp lý. b. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đáp ứng được cầu về hàng hoá của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh thời kỳ đến năm 2015. Cầu về sản phẩm công nghiệp: vật liệu xây dựng, phân bón hoá chất,bia nước giải khát, đồ hộp, hàng dệt da may mặc, máy móc thiết bị,... Về vật liệu xây dựng, Hà nam là một tỉnh mới tách lập do đó có nhu cầu lớn để xây dựng mới lại trụ sở, cầu cống đường xá, các công trình công cộng, công trình văn hoá. Mặt khác Hà nam nằm gần các tỉnh Hà Tây, Hà nội, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình,...là những tỉnh có cầu rất lớn về vật liệu xây dựng mà họ không có điều kiện sản xuất vì vậy Hà nam có thể cung ứng. Do đó có thể nói rằng sản phẩm của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng như gạch, ngói, xi măng, đá vôi,...có thị trường tương đối lớn, không những phục vụ trong tỉnh mà còn cung cấp cho cả các vùng lân cận. Vì vậy trong tương lai, Hà nam nên phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mình.. Về phân bón hoá chất, ngoài nguồn phân chuồng sẵn có, trung bình phải sử dụng 30 nghìn tấn phân hỗn hợp NPK/ 1 vụ mà tỉnh lại chưa sản xuất được. Dự báo trong thời gian tới nông nghiệp Hà nam phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phải thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vì vậy lượng phân bón sẽ sử dụng nhiều hơn. Do đó, Hà nam nên phát triển loại phân bón nói trên, trước mắt là đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, về lâu dài có thể cung cấp cho các vùng lân cận, đang và sẽ có cầu lớn. Về nhu cầu thực phẩm, đồ uống trong những năm tới là rất lớn. Một mặt do thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên, sẽ làm thay đổi cầu về thực phẩm và đồ uống theo hướng sử dụng những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và sẽ làm cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp chế biến ở thị trường nội tỉnh tăng lên nhanh chóng. Mặt khác Hà nam có thể tận dụng vị trí gần thủ đô Hà nội để cung ứng cho thị trường lớn đó và tham gia xuất khẩu mặt hàng này sang các nước ASEAN. Về hàng cơ khí máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay có cầu không lớn, nhưng trong thời gian tới cầu này sẽ tăng lên rất nhanh chưa nói đến phải vươn ra ngoài. Bởi vì mức độ cơ giới hoá làm đất nông nghiệp ở Hà nam hiện nay rất thấp, mới chỉ ở mức 20 % trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long đã là 60%, mặt khác một ngành nông nghiệp phát triển nhất định phải cơ giới hoá ở mức độ tối đa. Vì vậy ngay từ bây giờ Hà nam phải quan tâm nghiên cứu việc đầu tư phát triển, làm cho ngành cơ khí nói chung và ngành cơ khí nông nghiệp nói riêng có bước đột phá mạnh vươn lên theo kịp các tỉnh khác. Về hàng dệt da, may mặc, trên thị trường thế giới có cầu lớn do đó Hà nam có thể cần phát triển sản xuất, gia công những mặt hàng này để xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Cầu về hàng hoá nông sản: rau quả, thực phẩm gia súc, gia cầm,... Trong tương lai, khi mức sống của người dân được nâng cao thì cầu về thịt trong bữa ăn sẽ lớn hơn do đó mà ngành chăn nuôi cần được mở rộng phát triển. Mặt khác khi các ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu cho ngành này ngày một lớn hơn do đó mà cầu về hàng hoá của khu vực nông nghiệp và nông thôn là rất lớn. Vì vậy trong ngành nông nghiệp cũng phải có sự chuyển dịch thích hợp để thoả mãn đòi hỏi trên. Cầu về dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp thì dịch vụ cũng có bước phát triển theo. Cầu về xuất khẩu hàng hoá, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Mặt khác đời sống khá hơn do đó cầu du lịch và các hoạt động dịch vụ khác cũng sẽ tăng. Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam nhằm đạt được một cơ cấu hợp lý để có thể thoả mãn cầu về sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tương lai. 3- Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 2010-2015. Lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế tổng quát Để tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, ổn định, vững chắc, hiệu quả nhằm giảm dần khoảng cách chênh lệch tiến tới bằng hoặc vượt mức GDP/ người so với mức trung bình của cả nước, tận dụng mọi cơ hội nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cải thiện, nâng cao rõ rệt đời sống của nhân dân, từ nay đến năm 2015 tỉnh sẽ chủ động chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng sản phẩm, sẽ đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ có tốc độ cao hơn để trong giai đoạn 2010-2015 sẽ xây dựng một cơ cấu kinh tế mới. Đó là cơ cấu Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ. Cụ thể là: Biểu13 . Dự kiến cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2010-2015. Đơn vị : %. 2005 2010 2015 GDP 100 100 100 1.Công nghiệp 18,8 27,1 39,0 2.Nông nghiệp 49,6 41,5 22,0 3.Dịch vụ 31,6 31,4 39,0 Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà nam đến 2015. Như vậy, từ nay đến năm 2015, công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ tăng mạnh từ 18,8% năm 2005 lên 27,1% năm 2010 và phấn đấu tới năm 2015 sẽ đạt 39,0%. Trong công nghiệp, Hà nam sẽ tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng vì đây là ngành công nghiệp chủ lực, có tính mũi nhọn của tỉnh xét về trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung phát triển các ngành chế biến lương thực ,thực phẩm, công nghiệp dệt, da, may mặc và công nghiệp cơ khí điện tử. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ giảm mạnh, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chỉ còn chiếm 22%, như vậy sẽ tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Trong trồng trọt, sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, cây thực phẩm và cây công nghiệp để bổ trợ cho ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồng thời trong chăn nuôi lấy bò, lợn, gia cầm làm vật nuôi chính. Các ngành dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2015. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 31,6% năm 1996 lên 39% năm 2015. Trong ngành dịch vụ thì tỉnh sẽ lấy hai ngành thương mại và du lịch làm cực tăng trưởng . Tóm lại, trong giai đoạn 2010- 2015, để có thể đạt được mục tiêu kinh tế- xã hội như đã trình bày ở trên thì cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam sẽ phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP để hình thành một cơ cấu kinh tế Công nghiệp- Nông nghiệp -Dịch vụ. Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động cũng cần có sự chuyển dịch tương ứng. Phân công lao động xã hội ngày càng tiến bộ hơn, lao động trong ngành nông nghiệp phải được chuyển dần sang hoạt động cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể lao động trong các ngành sẽ được phân bổ như sau: Biểu 14.Dự kiến cơ cấu lao động của tỉnh Hà nam đến năm 2010. Đơn vị : % . 2005 2010 2015 Tổng số 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21930.doc
Tài liệu liên quan