Chuyên đề Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2015

- Phát triển ngành công nghiệp toàn diện, bền vững, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đia thẳng vào hiện đại

- Phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh

- Khuyến khíc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Phát huy nội lực là quyết định đồng thời mở rộng nâng cáo hiệu quả hợp tác quốc tế

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang, Đông Phương, Hoa Nam, Chương Dương, Liên Giang, Đông Lĩnh - Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng: giá trị sản cuất của ngành này hàng năm đạt khoảng 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động (trong đó lao động làm gạch thời vụ là 4.000 lao động). Sản phẩm chủ yếu của sản xuất vật liệu xây dựng là gạch, ngói…cùng với sản xuất gạch ngói thủ công huyện còn có một xí nghiệp gạch tuynel công suất 8 triệu viên/ năm. Ngoài ra khai thác vật liệu xây dựng của huyện cũng khá phát triển tập trung chủ yếu ở các xã thuộc ven sông Trà Lý, lợi dụng các bãi bồi để khai thác cát, nung vôi, năm 2007 sản xuất được 10.508 tấn vôi và khai tác được trên 500.000 cát - Nghề cơ khí và dịch vụ sửa chữa: sản phẩm chủ yếu là đũa chạm bạc, dung cụ cầm tay, cửa hoa, cửa xếp, đồ gia dụng sản xuất nhỏ tập trung ở các trung tâm xã. Trong đó tập trung phát triển ở các xã: Đông Hợp, Đông Động, Đông Kinh, Mê Linh, Đông La, thị trấn…đây là ngành có tỷ trọng nhỏ giá trị sản xuất hàng năm chỉ đạt trên 7 tỷ đồng giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động - Sản xuất đồ gỗ mây tre đan: so với các huyện khác thì nghề này của huyện Đông Hưng phát triển ở mức độ trung bình. Sản xuất đồ gỗ chủ yếu là ở các hộ trong xã đóng các đồ gia dụng thông thường như: giường tủ, bàn ghế, cánh cửa… đến nay vẫn chưa có cơ sở sản xuất lớn hay làm những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao. Các sản phẩm đồ gỗ mây tre đan có chất lượng cao trên địa bàn huyện chủ yếu nhập từ các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng… Hàng mây tre đan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương như : đan cót, đan rổ rá, khâu nón… giá trị sản xuất của ngành hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 đạt trên 17 tỷ đồng tạo việc làm cho khoảng trên 4.500 lao động. trong năm 2007 giá trị sản xuất của ngành khoảng 36.000 triệu đồng Bảng: Giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện Đông Hưng đvị: tỷ đồng (nguồn phòng công thương) nội dung đợn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tổng GTSX tỷ đ 112,76 236 337,48 Trong đó - Quốc doanh “ 0,76 9,6 10,08 - Ngoài quốc doanh “ 112 226,4 327,4 Sản phẩm chủ yếu - Chiếu cói các loại 1.000 lá 950 2.170 >4.000 - Bao đay “ 2.700 13.000 >19.500 - Chăn bông “ 35 42 96 - Thảm len, thảm đay 15.500 14.600 18.350 - May mặc 1.000 sp 567 1.036 1.530 - Cót nứa 30.000 60.500 76.235 - Mây tre đan 1.000 sp 478 6.601 12.467 - Xay xát lương thực 1.000 tấn 120 116,4 224 - Bún bánh tấn 900 1.920 2.210 - Miến dong “ 350 861 1.975 - Bánh đa “ 300 216 756 - Đậu phụ “ 400 680 840 - Rượu gạo 1.000 lít 800 2.408 2.783 - Bánh kẹo tấn 400 724 1.586 - Giò chả tấn 180 333 853 - Gạch xây dựng 1.000 viên 70.000 48.000 51.000 - Vôi nung tấn 16.000 9.700 10.508 - Cát xây dựng 1.000 250 483 2.562 - Dũa cưa 1.000 sp 2.800 11.677 12.784 - Xoong chậu “ 30 105 1.212 - Dép nhựa “ 40 50 75 - Mộc các loại “ 450 686 812 Tóm lại: nhìn chung Đông Hưng là huyện có Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển. Tuy nhiên sự phát triển đó còn chậm, chưa thật sự vững chắc, chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nó. Do vậy nếu không có định hướng đầu tư và bước đi thích hợp khó có thể đuổi kịp sự phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Đánh giá thực trạng phát triển CN - TTCN của huyện Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng trưởng khá góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Các ngành sản xuất thể hiện thế mạnh như; dệt may, thêu thảm, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu củng cố và phát triển tốt làng nghề, ngành nghề truyền thống, tăng trưởng nhanh số lượng người lao động có việc làm và làm trong các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần ổn định đời sống, trật tự an ninh xã hội và làm tăng đáng kể thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Chưa có quy hoạch tổng thể chung, quy hoạch chi tiết cho các cụm điểm công nghiệp - Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, quy trình công nghệ chưa cao. Việc cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm còn chậm - Thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiều lao động chưa được đào tạo, việc chuyển hướng đưa lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp chưa mạnh - Việc thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế về số lượng và quy mô. Việc triển khai đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp còn chậm do ngân sách huyện hạn hẹp. Chưa có cơ chế kêu gọi và quản lý đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ, thủ tục hành chính rườm ra nhiều đầu mối - Việc liên doanh liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân còn quá yếu - Một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa làm tốt khâu xử lý nước thải gâp ô nhiễm mô trường. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề dệt… nước thải có nhiều hoá chất thuốc nhuộm, chất hữu cơ thải ra môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và gia súc - Chưa có cơ quan tổ chức chuyên trách quản lý các cụm điểm công nghiệp Chương III: định hướng và giải pháp phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng từ nay đến năm 2015 A - Định hướng và quan điểm, mục tiêu phát triển CN - TTCN Quan điểm mục tiêu phát triển CN - TTCN Quan điểm Trên tinh thần nghị quyết của tỉnh Thái Bình, huyện Đông Hưng đã định hướng chiến lược phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới, lập phương án xây dựng các mục tiêu phấn đấu làm tiền đề cho công tác xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm - Tiêp tục mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế - Tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Đông Hưng - Tăng cường liên doanh liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp lớn của Trung ương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đa dạng hóa các ngành nghề, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của huyện như nguyên liệu, lao động để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân - Lựa chọn một số ngành nghề có ưu thế, có điều kiện tập trung phát triển, đặc biệt coi trọng phát triển mạnh nghề chế biến lương thực thực phẩm, dệt may chiếu cói là những nghề có lợi thế của huyện để phát triển trong những năm tới. - Xây dựng hình thành được một số cụm điểm công nghiệp tập trung ở các khu vực thị trấn, thị tứ để làm trung tâm và đầu mối phát triển kinh tế xã hội ở khu vực lân cận - Phát triển ngành nghề truyền thống dựa trên cơ sở thế mạnh của từng nghề, đồng thời cần tăng cường mở rộng tìm kiếm nghề mới. - Tận dụng các cơ sở hiện có phát huy tối đa công suất đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Gắn vùng sản xuất với vùng nguyên liệu, từng bước hình thành các vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc thù, ưu tiên nguồn vốn để xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất tập trung ở thị trấn, Đông La, Đông Mỹ và một số điểm khác dọc quốc lộ 10 và 39 - Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất - Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội - Khơi dậy và phát huy truyền thống, phong trào, nhân rộng tổ chức, các cơ sở, cá nhân và chủ hộ gia đình làm kinh tế giỏi - Tranh thủ nguồn lực đầu tư và hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tu tạo lại hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống đường điện… Mục tiêu phát triển Dựa trên tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian vừa qua huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Hưng đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyên trong giai đoạn tiếp theo như sau: Mục tiêu tăng trưởng tổng giá trị sản xuất - Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm trở lên (giai đoạn 2006-2010 đạt 27,5%/năm trở lên, giai đoạn 2011-2015 đạt 29%/năm trở lên) - Về cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 đảm bảo cơ cấu nông nghiệp là 33,1%, công nghiệp là 37,2%, thương mại dịch vụ 29,7% là (theo nghị quyết đại hội đản bộ huyện lần thứ XIII) và đến năm 2015 cơ cấu nông nghiệp là 21,8%, công nghiệp là 43,5%, thương mại dịch vụ là 34,7% - Để đạt mục tiêu trên từ nay đến năm 2010 cần tạo một bước chuyển biến cơ bản về cở sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước mắt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá - Xây dựng một số cụm điểm công nghiệp tập trung, kết hợp các loại hình công nghệ và quy mô hợp lý, đồng thời tập trung phát triển nghề và làng nghề trong toàn huyện - Tranh thủ mọi thời cơ thu hút đầu tư khi đường 39 hoàn thành, nhất là nguồn đầu tư tù bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp Mục tiêu cụ thể về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Căn cứ vào diễn biến thực tế những năm qua về phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của huyện Đông Hưng, căn cứ vào những dự báo các yếu tố phát triển trong nhưng năm tới, mục tiêu cụ thể cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện được xác định như sau: Thời kỳ 2006-2010 - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 21,5%, giá trị sản xuất công nghiệp của năm 2010 ước đạt 540,44 tỷ đồng (giá cố định) tăng 4,8 lần so với năm 2000. GDP công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 37,2% trong GDP của huyện. - Đến năm 2010 toàn huyện sẽ giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành như sau: - Cơ khí điện tử: 21% - sản xuất vật liệu xây dựng: 22% - Chế biến lâm sản: 19% - Chế biến lương thực thực phẩm: 23% - Dệt, may, thêu, thảm: 24% - Các ngành khác:17,6% - Để thực hiên mục tiêu trên cần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng: - Tập trung phát triển các làng nghề và những ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu tại chỗ và tạo nhiều việc làm như chế biến lương thực thực phẩm, dệt may chiếu cói… bên cạnh đó cần khuyến khích tạo điều kiện du nhập thêm nghề mới về huyện - Tập trung phát triển các cụm công nghiệp và cụm điểm công nghiệp thị trấn thị tứ - Khuyến khích kêu gọi đầu tư bên ngoài (trong và ngoài nước) đầu tư vào huyện Thời kỳ 2011-2015 - Tập trung mọi nguồn lực phát triển công nghiệp với nhịp độ cao tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của huyện. phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 18,5%, cuối năm 2015 giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 600 tỷ đồng (giá cố định 1994) tăng gấp 2,8 lần so với năm 2005 và gấp 6,3 lần so với năm 2000. GDP công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43,5% trong GDP toàn huyện. - Đến năm 2015 toàn huyện sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành như sau: - Cơ khí điện tử: 18% - Sản xuất vật liệu xây dựng: 16% - Chế biến lâm sản: 17% - Chế biến lương thực thực phẩm: 19% - Dệt, may, thêu, thảm: 18% - Các ngành khác: 17,5% - Để thự hiện mục tiêu trên cần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng: - Phát huy khả năng các cụm điểm công nghiệp, các dự án đã đầu tư giai đoạn trước, đồng thời mở rộng thêm quy mô sản xuất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và dệt may - Duy trì và mở rộng phát triển các làng nghề mới - Tiếp tục phát triển các ngành dệt, may, thêu, thảm, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, chế biến nông sản, từng bước đổi mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu các ngành trọng điểm nhằm đưa máy móc trang thiết và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. ngoài ra chú trọng phát triển chế biến nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng tại bãi bồi ven sông. Qua tình hình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong 2007 những năm trước đó chúng ta có thể đưa ra dự báo một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện như sau: đvị: tỷ đồng chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 Tổng GTSX tỷ đ 236 540,44 600 Trong đó - Quốc doanh “ 9,6 12,3 18,2 - Ngoài quốc doanh “ 226,4 528,41 581,8 Sản phẩm chủ yếu - Chiếu cói các loại 1.000 lá 2.170 6.850 17.190 - Bao đay … 13.000 41.039 102.980 - Chăn bông … 42 133 333 - Thảm len,thảm đay 14.600 46.090 115.655 - May mặc 1.000 sp 1.036 3.271 8.207 - Cót nứa 60.500 190.990 479.255 - Mây tre đan 1.000 sp 6.601 20.838 52.290 - Nón lá … 301 950 2.384 - Xay xát lương thực 1.000 tấn 116,4 367 922 - Bún bánh tấn 1.920 6.061 15.209 - Miến dong … 861 2.718 68.820 - Bánh đa … 216 682 1.711 - Đậu phụ … 680 2.147 5.387 - Rượu gạo 1.000 lít 2.408 7.602 19.075 - Bánh kẹo tấn 724 2.286 5.735 - Giò chả … 333 1.051 2.638 - Gạch xây dựng 1.000 viên 48.000 151.529 380.235 - Vôi nung tấn 9.760 30.811 77.315 - Cát xây dựng 1.000 483 1.525 3.286 - Dũa cưa 1.000 sp 11.677 36.863 92.500 - Xoong chậu … 105 331 832 - Dép nhựa … 50 158 396 - Mộc các loại … 686 2.166 5.434 II. Định hướng phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - Phát triển ngành công nghiệp toàn diện, bền vững, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đia thẳng vào hiện đại - Phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh - Khuyến khíc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Phát huy nội lực là quyết định đồng thời mở rộng nâng cáo hiệu quả hợp tác quốc tế - Lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng địa phương từng vùng. Trước hết cần phát huy thế mạnh của nông nghiệp để tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất quy mô lớn, chọn bước đi thích hợp cho các ngành công nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, khai thác và công nghệ cao trên nguyên tắc lựa chọn một cơ cấu công nghiệp hợp lý - Chuyển mạnh từ một nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất. Nâng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị trên cơ sở phân bố dân cư, hình thành các đô thị nhỏ trên trục giao thông xung quanh các đô thị lớn, các khu công nghiệp, công nghệ cao, đảm bảo giữ gìn, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử có giá trị của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái Theo quan điểm trên định hướng tổng quát phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2015 là: tập trung cao đọ sức lực, phát triển đi trước các ngành có tính chất kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như điện, thép, hoá dầu; tranh thủ đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nông thôn làm cho sản xuất thực sự trở thành hàng hoá; phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; tăng cường khai thác và chế biến khoáng sản Định hướng tổng quát đó cần được thực hiện với sự tuân thủ phương châm chiến lược: đi thẳng vào công nghệ hiện đại, sớm chấm dứt tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu kể cả về thiết bị mới đã lạc hậu và thiết bị cũ; chuyển mạnh từ gia công cho nước ngoài sang thực sự sản xuất, chế biến từ nguyên liệu trong nước trước hết là nông sản; khai thác sử dụng thật tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước, chấm dứt tình trạng khai thác với hệ số hữu ích thấp và xuất khẩu khoáng sản dạng thô Sự phát triển của công nghiệp cần có lộ trình phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ nay đến năm 2015 có thể phân ra như sau: Giai đoạn 2006-2010: đây là giai đoạn tiếp tục tạo nền tảng cho quá trình tăng tốc về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở một số lĩnh vực thiết thực, khả thi đó là phát triển nhanh một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng (chế biến lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng dệt, may, giày dép, đồ dùng gia đình… ) nhằm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước, vừa tăng khả năng xuất khẩu. Yêu cầu đặt ra là phải với tới những công nghệ tiên tiến để đẩy lui sự lấn át của hàng ngoại và tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Thực hiện theo hướng này có thể tranh thủ được dòng dịch chuyển công nghệ từ các nước NICs và ASEAN. Hơn nữa, đây là những ngành không đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh, không đòi hỏi điều kiện cao về bảo đảm cơ sở hạ tầng Phát triển một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền (điện tử dân dụng, thiết bị gia đình, xe máy…) và phương tiện vận tải nhỏ (ô tô, xe vận tải…) Giai đoạn 2011-2015: mục tiêu của chặng đường này là đẩy nhanh quá trình công nghiệp phấn đấu đưa GDP/người/năm đạt khoảng 800 – 1.000 USD vào năm 2010 và 1.500 USD vào năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 80% trong GDP, trong đó công nghiệp khoảng 40% Trong chặng đường đẩy nhanh công nghiệp hoá cần tập trung vào phát triển mạnh các ngành công nghiệp hạ tầng: điện, hoá dầu, thép và các ngành chế tạo máy, điện tử, tự động hoá hướng về xuất khẩu, đưa các ngành công nghiệp và dịch vụ vào tin học hoá B – các giải pháp phát triển CN - TTCN Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch cho phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng Xây dựng và quy hoạch các cụm điểm công nghiệp Quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp - Phát triển chuỗi công nghiệp dọc quốc lộ 10 từ ngã Ba Đọ - Đông Sơn đến cầu Sa Cát - Đông Mỹ. Tính chất công nghiệp là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc… - Phát triển điểm công nghiệp dọc quốc lộ 39 từ ngã ba cầu nguyễn đến Minh Tân. Tính chất công nghiệp: may xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí,… - Phát triển công nghiệp dọc tuyến đường 218 từ ngã tư gia lễ đến vô hối. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và tiếp chuyển hải sản và hàng hoá nhập cảng… Trên cơ sở sử dụng đất công nghiệp của tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển của các xã cần có quy hoạch đất đai cụ thể cho phát triển ngành nghề ở địa phương. Đối với các ngành nghề có nhu cầu đất tập trung một số công đoạn sản xuất và những xã có lợi thế để phát triển tiểu thủ công nghiệp cần dành một số diện tích đất nhất định phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Cụ thể từ nay tới năm 2015 cần tập trung quy hoạch một số điểm công nghiệp sau: - Điểm công nghiệp thị trấn Đông Hưng: diện tích 22 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gai súc, dệt may, cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ.. - Các điểm công nghiệp Đông Sơn, Đông Xuân, Liên Giang, phố tăng mỗi điểm diện tích 5 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, dịch vụ cơ khí… - Điểm công nghiệp Đông La, ngã tư Gia Lễ, Đống Năm ,mỗi điểm diện tích 10 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công… - Điểm công nghiệp Đông Phong, Thăng Long, mối điểm diện tích 20 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản hoặc dịch vụ du lịch, sửa chữa cơ khí.. - Điểm công nghiệp Đông Kinh diện tích 8 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ (chạm bạc), công nghiệp may kết hợp dịch vụ du lịch.. - Các điểm công nghiệp Đông Hoàng, đông á mỗi điểm có diện tích 4 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến nông sản - Các điểm công nghiệp đông tân, Minh Tân, hợp tiến, phong châu, Nguyên Xá mỗi điểm có diện tích 2 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến nông sản - Ngoài ra còn khu 2 công nghiệp gia lễ và Đông Hải do tỉnh lập ra với diện tích 58 ha. Ngoài ra khai thác mọi lợi thế để phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phân xưởng, nhà máy trên dịa bàn các xã trong huyện Quy hoạch các ngành nghề và vùng nguyên liệu Quy hoạch các ngành nghề Dệt may, thêu, thảm - May công nghiệp + Hiên trạng: hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. nhìn chung máy móc thiết bị của các cơ sở đều tương đối hiện đại. Tuy nhiên mặt hàng sản xuất ở đây chủ yếu là các sản phẩm áo jacket, áo phao trượt tuyết, áo mưa.. sản phảm áo sơ mi rất ít. Nguyên nhân chủ yếu một phần do chưa đủ hệ thống máy móc thiết bị, song vấn đền chính vẫn là do tay nghề công nhân còn thấp chưa làm được những sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao như áo sở mi xuất khẩu + Định hướng phát triển; tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất 3 cơ sở hiện có đồng thời mua thêm máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ công nhân để làm được các mặt hàng đòi hỏi tay nghề cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. phấn đấu năm 2010 đạt 3 triệu sản phẩm / năm, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động giá trị sản xuất đạt trên 30 tỷ đồng - Nghề thêu + Hiện trạng: nghề thêu là nghề mới được du nhập vào huyện nhưng đang có chiều hướng phát triển tốt. Đến nay cả huyện cơ 46/46 xã thị trấn có nghề thêu, tạo việc làm cho gần 4.000 lao động, giá trị sản xuất đạt 14 tỷ đồng + Định hướng: đây là nghề thủ công chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người lao động, tuy thu nhập không cao so với một số nghề khác nhưng lại là nghề thu hút được nhiều lao động, suất đầu tư cho một là động thấp, có thể tân dụng được lao động nông nhàn nhất là lao động trẻ. Do đó trong những năm tới cần khuyến khích phát triển ở các xã hiện có. phấn đấu năm 2010 nghề thêu thu hút được trên 6.000 lao động giá trị sản xuất trên 20 tỷ đồng - Dệt thảm len, thảm đay + Hiện trạng: hiện nay nghề tập trung chủ yếu ở 2 HTX là Đại Đồng và Quang Huy thuộc xã Đông Sơn và các xã Đông Hợp, Đông Thọ, Đông Mỹ, Đông Hoàng, Đông Á, Đông La. sản phẩm hàng năm đạt 14.500 tạo việc làm cho 567 lao động giá trị sản xuất đạt 2,5 tỷ đồng + Định hướng: tiếp tục duy trì và mở rộng 2 HTX trên đông thời khôi phục nghề thảm ở các xã. phấn đấu năm 2010 sản lượng đạt 50.000 giá trị sản xuất đạt 10 tỷ đồng - Bao tải đay + Hiện trạng: sản xuất tập trung ở các xã Đông Quang, Đông Dương, Đông Thọ, thị trấn. sản lượng hàng năm đạt 8,39 triệu chiếc giá trị sản xuất khoảng 1,5 tỷ đông tạo việc làm cho 995 lao động + Định hướng: hiện tại cũng như trong thời gian tới nhu cầu sử dụng bao tải đay nhiều nhất là cho xuất khẩu gạo, cà fê, hạt điều… trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số doanh nghiệp vấn tổ chức sản xuất gia công xuống các xã như công ty may Thăng Long… do đó cần tập trung duy trì các xã hiện nay đồng thời mở rộng sang các xã lân cận. phấn đấu năm 2010 đạt 15 triệu chiếc, giá trị ản xuất trên 2,7 tỷ đồng b) Chế biến lương thực thực phẩm - Chế biến lúa gạo: + Hiện trạng: Đông Hưng là một trong nhưng huyện của tỉnh có thế mạnh về chế biên lương thực, thực phẩm. Hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp (1 nhà nước và 2 ngoài quốc doanh) hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ cây lúa nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. bên cạnh đó còn nhiều cơ sở sản xuất lớn nhỏ ở các xã trong toàn huyện + Định hướng: mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm cảu huyện trong những năm tới là tăng năng suất để giữ ổn định sản lượng. ưu tiên lúa có chất lượng cao, lúa đặc sản, từng bước hình thành vùng lúa hàng hoá xuất khẩu đáp ứng cho các cơ sở sản xuất. Do đó cần tập trung củng cố và đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tập trung cải tiến công nghệ để sản xuất có hiệu quả hơn - Chế biến thức ăn gia súc: + Hiện trạng: hiện trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 tấn/năm. Đây là nhà máy chế biến có công nghệ tương đối hiện đại của trung quốc. Hiện nhà máy đã và đang hoạt động với chiều hướng tốt + Định hướng: khuyến khích cơ sở mở rông quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất phục vụ cho nhu cầu ngỳa càng tăng ở địa phương. Bên cạnh đó cũng hình thành các vùng chuyên trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy… - Chế biến bánh kẹo, thực phẩm + Hiện trạng: trên đại bàn huyện có xã nguyên xã chuyên sản xuất bánh cáy được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên thưói gian vừa qua các cơ sở chưa biết phát huy thế mạnh sản phẩm độc đáo của mình, tình trạng sản xuất chủ yếu là làm bằng thủ công chưa đưa thiết bị tiên tiến và sản xuất nên làm ra chất lượng chưa cao, bên cạnh đó còn kể đến tình trạng làm nhái, hàng kém chất lượng của một số địa phương khác đã làm cho uy tín của sản phẩm thời gian qua giảm sút. Ngoài ra còn các cơ sửo sản xuất; bún, đâu, nấu rượu, giò chả… + Định hướng: duy trì và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tại và tiêu dùng ngoài tỉnh. khuyến khích các cơ sở sản xuất đưa má

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33020.doc
Tài liệu liên quan