Chuyên đề Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG

1.1. Những khái niệm cơ bản về tiền lương

1.1.1. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường

1.1.2. Tiền lương danh nghĩa

1.1.3. Tiền lương thực tế

1.1.4. Mức lương tối thiểu

1.1.5. Phụ cấp

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp

1.2.1. Nhân tố thuộc về người lao động

1.2.2. Nhân tố khách quan

1.3. Nguyên tắc tổ chức tiền lương

1.3.1. Trả lương ngang nhau cho những người lao động ngang nhau

1.3.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng lao động bình quân

1.3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

1.4. Các hình thức trả lương

1.4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm

1.4.1.1. Khái niệm

1.4.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

1.4.2. Hình thức trả lương theo thời gian

1.4.2.1. Khái niệm

1.4.2.2 Các hình thức trả lương theo thời gian

1.5. Sự cần thiết tất yếu phải hoàn thiện các hình thức trả lương của doanh nghiệp

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

2.1. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công Ty Dược phẩm Nam Hà có ảnh hưởng đến cơ chế trả lương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Dược phẩm Nam Hà

2.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

2.1.3. Đặc trưng về công nghệ và kỹ thuật sản xuất.

2.1.4. Đặc điểm về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty

2.1.5. Đặc điểm và lao động và tổ chức lao động

2.2. Thực trạng tổ chức trả lương theo sản phẩm tại Công Ty Dược phẩm Nam Hà

2.2.1 Quy chế trả lương theo sản phẩm tại Công Ty Dược phẩm Nam Hà

2.2.1.1 Trích lập quỹ lương

2.2.1.2 Cơ cấu phân phối tiền lương, tiền thưởng của công ty được quy định như sau

2.2.1.3 Quy trình và phương pháp tính lương

2.2.2. Thực trạng định mức lao động và việc xây dựng đơn giá các sản phẩm.

2.2.2.1 Thực trạng định mức lao động trong công ty

2.2.2.2. Xây dựng đơn giá các sản phẩm

2.2.3 Thực trạng tổ chức, phục vụ nơi làm việc để bảo đảm trả lương theo sản phẩm

2.2.4 Các hình thức kiểm tra, nghiệm thu xác nhạn kết quả lao động làm có sở thanh toán tiền lương cho công nhân

2.2.5. Đánh giá chung

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 và phương hướng phát triển những năm tới

3.2. Những khó khăn đang đặt ra với công ty trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh

3.2.1. Nguồn nhân lực

3.2.2. Mở rông quy mô thị trường

3.3. Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà:

KẾT LUẬN

 

doc46 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DG: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ L: Lương cấp bậc của công nhân phụ Q: Mức sản lượng của công nhân chính M: Mức phục vụ của công nhân phụ Vậy tiền lương của công nhân phụ L1 = ĐG x Q1 Trong đó : ĐG: Đơn giá tiền lương phục vụ L1: Tiền lương thực tế công nhân phụ Q1 : Mức sản phẩm hoàn thành thực tế của công nhân chính - Ưu điểm: Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Nhược điểm: Tiền lương công nhân phụ lệ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính mà đôi khi kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố , do vậy không khuyến khích sự cố gắng của công nhân phụ. ã Hình thức trả lương khoán Hình thức này áp dụng những công việc giao khoán cho công nhân, được thực hiện khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất công việc không xác định một mức lao động ổn định trong thời gian dài. Ưu điểm: Trả lương theo sản phẩm khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh chóng công việc giao khoán. Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi quá chính xác, đôi khi làm các công nhân không chú ý đến đầy đủ một số việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán ã Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng Hình thức này là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng. Hình thức này gồm 2 phần : - Phần trả lương theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Phần tiền thưởng được tính theo trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương sản phẩm có thưởng tính theo công thức LTH = L +L x (m+h)/100 Trong đó: L: Tiền thưởng trả theo sản phẩm có đơn giá cố định m: Tỷ lệ(%) tiền thưởng(tiền lương sản phẩm đơn giá cố định) h: Tỷ lệ % hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng LTH : Tiền lương sản phẩm có thưởng Ưu điểm: Khuyến khích người lao động hăng hái lao động, hoàn thành vượt mức sản lượng. Nhược điểm: Việc xác định các chỉ tiêu không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi phí tiền lương ã Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến Hình thức này thường áp dụng ở khâu quan trọng trong sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất. Hình thức này thường dùng hai loại đơn giá Đơn giá cố định: Trả cho những sản phẩm thực tế hoàn thành Đơn giá luỹ tiến: Dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến được tính như sau LLT = ĐGx Q1 +ĐG x K x(Q1 - Q0) Trong đó: LLT: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến ĐG: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Q0: Sản lượng đạt mức khởi điểm K: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá lũy tiến Với K = Ddc x Tc/Dc x 100% Trong đó: K: tỷ lệ tăng lương giá Ddc: Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành Tc: Tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định để tăng đơn giá. Dc: Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng 100% Ưu điểm Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt quá mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Dễ làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ tiến. 1.4.2. Hình thức trả lương theo thời gian 1.4.2.1. Khái niệm Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ, hoặc về tính chất của sản xuất nếu trả theo sản phẩm sẽ không bảo đảm chất lượng sản phẩm không đem lại hiệu quả thiết thực Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn so với hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc 1.4.2.2 Các hình thức trả lương theo thời gian ã Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc công nghiệp cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động và đánh giá công việc chính xác Ltt = Lcb x T Trong đó: Ltt: Lượng thực tế người lao động nhận được Lcb: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian T : Thời gian thực tế đã làm việc của người lao động Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn có ba loại + Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc + Lương ngày : Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày thực tế trong tháng + Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng Nhược điểm. Mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập chung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. ã Hình thức trả lương sản phẩm tập thể Hình thức này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian giản đơn với tiền lương khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng quy định Hình thức trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ hau còn áp dụng với công nhan chính ở những khâu sản xuất có trình độ cao, tự động hoá hoặc những công việc đòi hỏi tuyệt đối đảm bảo chất lượng LCN= L x TG + T Trong đó: LCN : tiền lương của công nhân L: Lương trả theo thời gian giản đơn TG: Thời gian làm việc thực tế T: Thưởng Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng không những phụ thuộc vào trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn liên quan đến thành tích công tác của người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. 1.5. Sự cần thiết tất yếu phải hoàn thiện các hình thức trả lương của doanh nghiệp Đảm bảo cho người lao động tiền lương đủ dư phí để tái sản xuất sức lao động. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiền phải nuôi sống người lao động duy trì sức lao động của chính họ Đảm bào vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương khiến người lao động phải có trách nhiệm với công việc, tiền lương phải tạo ra niềm say mê nghề nghiệp- khi lĩnh lương người lao động tự thấy không được thoả mãn mà phải không ngừng nâng cao trình độ vì mọi mặt và về lý luận và thực tiễn chịu khó tìm tòi học hỏi để đúc rút ra kinh nghiệm. Bảo đảm vai trò điều phố lao động của tiền lương. Với tiền lương thoả đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu, làm gì (công việc độc hại, khó khăn, nguy hiểm) hay bất kỳ khi nào (đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ thậm chí ngoài giờ làm việc) Vai trò quản lý lao động bằng tiền lương: Doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền lương không chỉ với mục đích khác nữa là thông qua việc trả tiền lương, chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra, theo dõi giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, bảo đảm tiền lương không chỉ được tính theo tháng mà còn được tính theo ngày, giờ ở doanh nghiệp, từng bộ phận và từng người. Để phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong các doanh nghiệp cần chú ý vấn đề sau: Xác định quỹ tiền lương toàn doanh nghiệp một năm. Xác định mức tiền lương bình quân của một cản bộ công nhân viên trong một năm Đề ra những biện pháp làm tăng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân trên cơ sở tăng khả năng tạo nguồn tiền lương. Xác định phương thức phân phối tiền lương nội bộ căn cứ vào nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo vừa kích thích vừa kiểm tra được công việc của họ. Chương II Phân tích thực trạng của hình thức trả lương tại công ty cổ phần may đáp câu 2.1.một số đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công Ty May Đáp Cầu có ảnh hưởng đến cơ chế trả lương 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty May Đáp Cầu Công Ty May Đáp Cầu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công Ty Dệt May Việt Nam thuộc bộ Công Nghiệp Công ty nằm trên đường quốc lộ 1A thuộc địa bàn phường Thị Cầu, Thị Xã Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm tỉnh khoảng 3km rất thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển hàn hoá Công ty May Đáp Cầu thành lập từ ngày 2/2/1967. Công ty ra đời xuất phát từ yêu cầu từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất đất nước tiền thân của công ty May Đáp Cầu là xí nghiệp X200 Do bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) thành lập. Ban đầu Xí Nghiệp X200 được thành lập tại xã Nham Sơn Huyện Yên Dũng, Tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Quá trình ra đời và phát triển của công ty được tóm tắt qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1 : (1967 - 1975) Giai đoạn này xí nghiệp vừa xây dựng, vừa đào tạo, củng cố tổ chức, vừa sản xuất và tham gia chiến đầu trong điều kiện sơ tán để bảo tồn lực lượng. đây là thời kỳ gian khổ nhất, song cũng là thời kỳ hào hùng và oanh liệt nhất trong chặng đường phát triển của công ty. Với lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, hàng năm xí nghiệp đều hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, cung cấp ra chiến trường hàng triệu bộ quần áo và quân trang khác, góp phần đắc lựu vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ Quốc. Giai đoạn 2: (1976-1986) Trong giai đoạn thời kỳ đầu thống nhất đất nước, nhiệm vụ của xí nghiệp là vừa xây dựng nhà máy, vừa sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Không những thế sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang nhiều nước.Hàng năm đã có hàng triệu sản phẩm may mặc của xí nghiệp đã được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước và tăng tích luỹ cho xí nghiệp. Điều quan trọng là bước đầu xí nghiệp đã làm qua với phương thức sản xuất mới, đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu và đã có nhiều đối tác nước ngoài. Do vậy sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến Giai đoạn 3: (1987 đến nay) Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, công ty cũng đã có những bước thay đổi đáng kể. Đây là thời kỳ mà công ty đã đổi mới toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực: Phương thức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất, cơ chế quản lý.... Trong thời điểm kinh tế đất nước chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường, cũng như các công ty trong nước khác, Công Ty May Đáp Cầu phải đương đầu với rất nhiều khó khăn thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng rõ nét. Do vậy sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ đổi mới luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Công Ty May Đáp Cầu nói riêng. Từ một xí nghiệp may nhỏ bé trong ngành Dệt - May Việt Nam, qua hơn 10 năm đổi mới công nghệ và quản lý theo hướng hiện đại. Công Ty May Đáp Cầu (tên giao dịch quốc tế là DAGARCO) đã vươn lên thành một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối lớn, xuất khẩu sản phẩm may mặc có uy tín trên thị trường thế giới Năm 2000, Công ty là đơn vị dẫn đầu tổng Công Ty Việt Nam về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt 102.9% và trên tổng doanh thu đạt 12,46%. Công ty đã vinh dự được Chủ Tịch nước tằng huân chương lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong những năm đổi mới. Theo đà phát triển đó, năm 2001, công ty đã hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch cả năm với giá trụ tổng sản lượng sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu tăng hơn năm 2000 trên 25%, kim ngạch xuất khẩu 19,2 triệu USD tăng 17% (năm 2002 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 100 tỷ Việt Nam đồng) 2.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công Ty May Đáp Cầu là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ chủ yếu để xuất khẩu. Các mặt hàng chính công ty thường xuất khẩu như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu, T.Shirt. Ngoài ra công ty cần xuất khẩu một số sản phẩm may mặc khác như: Váy, áo khoác lông vũ, quần áo trượt tuyết, quần áo trẻ em và áo khoác lông vũ. Hiện nay, công ty đã và đang phấn đấu trở thành một trong những đơn vị mạnh, có uy tín của ngành Dệt- May Việt Nam. Công ty luôn đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của khách hàng, không ngừng quản lý cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhắm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao đời sống công nhân viên. 2.1.3. Đặc trưng về công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Trên qua những năm đổi mới, hiện nay công ty May Đáp Cầu (DAGARCO) đã có dây truyền sản xuất hiện đại được nhập từ các nước trên thế giới. Hàng loạt dây truyền sản xuất hiện đại đã được nhập từ Mỹ, Nhật, Đức ... Cụ thể Công ty đang sử dụng gần 2500 thiết bị may được nhập từ các nước trên, đặc biệt có nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại như: hệ thống trải vải, máy cắt tự động, máy thêu điện tử, máy bố trí tự động, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính..... Do có dây truyền sản xuất hiện đại nên năng lực sản xuất đã cải thiện lên rất nhiều (trên 9 triệu sản phẩm/ năm (quy đổi theo áo sơ mi chuẩn). Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty khá chặt chẽ và hoàn thiện. Từ khâu tiếp nhận đến khi hoàn thành sản phẩm phải qua rất nhiều khâu (công đoạn). Trước hết là khâu tiếp nhận để hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến với khách hàng, qua mỗi công đoạn lại có bộ phận tiếp theo để hoàn thiện sản phẩm Quy trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau Tiếp nhận kế hoạch sản xuất Xem xét và bố trí sản xuất Giải chuyền và điều chỉnh Kiểm tra Phụ, may, là chi tiết Kiểm tra chi tiết Thùa, đính, VSCN KH đầu chuyền KCS may Là thành phẩm KCS là Bắn thẻ bài + bỏ túi KCS hoàn thành Nhận thành phẩm đóng hòm KCS Khách hàng kiểm tra GĐXN GĐ + QĐ TT+TP+KT QĐ + KT Công nhân TP Công nhân Kiểm hoá KCS phân xưởng Công nhân KCS phân xưởng Công nhân là KCS phân xưởng Công nhân đóng hòm Khách hàng Trách nhiệm Sơ đồ : Quy trình may và hoàn thiện 2.1.4. Đặc điểm về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty Hiện nay thị trường công ty đang cung cấp khá rộng cả trong nước và ngoài nước Thị trường trong nước: Sản phẩm của công ty bán rộng rãi đặc biệt công ty đã có hai chi nhánh thành viên được thành lập tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng Thị trường nước ngoài: Bao gồm các nước châu A như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore và Nhật Bản. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang thị trường Mỹ là nhiều nước khác Tỷ lệ % xuất khẩu đi các nước như sau: Châu ÂU Mỹ Châu á Các nước khác 45% 35% 10% 10% 2.1.5. 2.2. Thực trạng tổ chức trả lương theo sản phẩm tại Công Ty May Đáp Cầu 2.2.1 Quy chế trả lương theo sản phẩm tại Công Ty May Đáp Cầu 2.2.1.1 Trích lập quỹ lương Theo quy định của Công Ty May Đáp Cầu thì quỹ tiền lương và thu nhập của công ty căn cứ trên doanh thu gia công thần tuý, doanh thu FOB, các khoản thu khác và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty theo tỷ lên tối đa như sau: Trong đó: Theo quy định của công ty - Tiền lương: Bao gồm lương chi trả cho người lao động hàng tháng và các khoản: Ngày tết, nghỉ phép, con bú, học tập, bù lương.... - Tiền thưởng: thưởng thi đua, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, thưởng hỗ trợ kích thích sản xuất - Dự phòng (5%): Quỹ dự phòng được trích lập phòng ngừa trả lương cho người lao động trong trường hợp bất khả kháng do khách quan gây ra như: Thiên tai, thất nghiệp hoặc cho các mùa ít việc làm 2.2.1.2 Cơ cấu phân phối tiền lương, tiền thưởng của công ty được quy định như sau STT Tổng quỹ tiền lương được phân bổ thành các khoản Công ty Phòng ban Các xí nghiệp Tổng cộng 1 Lương sản phẩm 7% 63% 70% 2 Thưởng công cao, doanh thu cao 3% 0,3% 2,7% 6% 3 Dự phòng 5% 5% 4 Tiền lẽ tết, tiền phép và các khoản tích chất lương 15% 15% 5 Tiền thưởng sáng tạo, thưởng cán bộ quản lý 4% 4% 6 Tổng cộng 27% 7,3% 65,7% 100% Theo quy định của công ty, quỹ tiền lương sau khi đã trích lại quỹ tiền thưởng, quỹ dự phòng, các khoản chi lễ tết và các khoản chi trong lương khác và sau khi đã trừ đi tỷ lệ tiền lương khối quản lý điều hành, thì sẽ được giao cho các đơn vị điều tiết phân phối cho người lao động theo đúng quy định và các quy định về lương sản phẩm, lương thời gian và một số khoản thưởng. Các khoản tiết kiệm tới chi phí hoặc trừ nguyên phục liệu và khoản lợi nhuận trừ các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp nào trước hạch toán vào quỹ dự phòng hoặc quỹ tiền thưởng của xí nghiệp đó. Xí nghiệp được quyền chủ động lên phương án sử dụng các quỹ này một cách phù hợp, công bằng có hạch toán ghi sổ và báo cáo đầy đủ. Căn cứ vào mức giao kế hoạch sản xuất và các chỉ tiêu thi đua đối với các đơn vị phòng ban, xí nghiệp. Công ty sử dụng quỹ tiền thưởng để khuyến khích các đơn vị theo mức hoàn thành kế hoạch. 2.2.1.3 Quy trình và phương pháp tính lương a. Thu nhập của người lao động b. Quy trình tính lương Bước 1. Các xí nghiệp xây dựng quy trình sản xuất các mã hàng Bước 2. Phòng kỹ thuật thẩm định thời gian chế tạo sản phẩm xác định hộ số phẩm cấp sản phẩm. Tổng giám đốc phê duyệt. Phòng kế hoạch thị trường thẩm định đơn hàng mới hay lặp lại, tính hệ số sản lượng của đơn hàng Bước 3: Tính lương công nhân trực tiếp tham gia vào các công đoạn trong quy trình sản xuất, căn cứ vào thời gian chế tạo sản phẩm, hệ số phẩm cấp hệ số sản lượng đã được phê duyệt Bước 4: Tính lương cho CBCNV quản lý, nghiệp vụ phục vụ các xí nghiệp căn cứ theo tổng tiền lương và tỷ lệ khoán so với các tổ sản xuất được phục vụ và mức hoàn thành kế hoạch được giao của đơn vị Bước 5: Tính lương cho CBCNV quản lý, nghiệp vụ, phục vụ các phòng ban căn cứ theo tổng tiền lương, tỷ lệ khoản so với khối trực tiếp sản xuất và mức độ hoàn thành trong tháng. c. Phương pháp và công thức tính * Quỹ lương của các xí nghiệp sản xuất Quỹ lương của các xí nghiệp sản xuất được tính như sau. Trong đó : Mức độ hoàn thành kế hoạch được trích như sau: + Nếu hoàn thành kế hoạch vượt mức kế hoạch được tính : 100% + Không hoàn thành kế hoạch được tính : 95% - Lương của công nhân trực tiếp sản xuất (các xí nghiệp) Công nhan trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm được hưởng lương căn cứ vào đơn giá giây tiêu chuẩn, các hệ số phẩm cấp, hệ số các sản lượng, năng suất, sản lượng nhập kho và mức độ hoàn thành kế hoạch. Công thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau: Tiền lương sản phẩm = Đơn giá giây tiêu chuẩn x X (Tg làm việc thường) +(Tg thêm giờ) x1,5 +(Tg chủ nhật)x2,0 +(tg l.việc ngày lễ)x3,0 Tổng thời gian làm việc (giờ) Trong đó: Đơn giá giây tiêu chuẩn được giảm đốc các xí nghiệp quyết định điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất thự c tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp với điều kiện như sau: + Trong giới hạn: Quý 1 và quý 4 : Tối đa không quá 1,0 đ/giây Quý 2 và quý 3 tối thiểu không dưới 0,8đ/giây + Xí nghiệp phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp lao động phù hợp sao cho không có lao động nào có mức lương dưới mức tối thiểu . Nếu có, xí nghiệp có trách nhiệm bù lương + Đơn giá tiêu chuẩn phải được xí nghiệp thông báo trước vào đầu tháng cho CBCNV trong đơn vị được biết. Lương của CBCNV quản lý, nghiệp vụ, phục vụ hưởng lương hệ số (các xí nghiệp) Trong đó: Tổng lương xi nghiệp được xác định từ lương sản phẩm của công nhân trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất. b. Quỹ lương của các đơn vị phòng ban, phân xưởng phục vụ công ty Quỹ lương của các đơn vị phòng ban , phân xưởng phục vụ cho các đơn vị trong công ty được tính như sau: + Đối với cán bộ lãnh đạo công ty và các tổ chức danh trưởng, phó phòng ban, tổ trưởng, tổ phó nghiệp vụ kỹ thuật ... + Lương của nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật và phục vụ Qua quá trình đổi mới tình hình sản xuất của kinh doanh của công ty ngày một phát triển đời sống công nhân viên ngày nâng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng tổng hợp với sản xuất kinh doanh và tiền lương bình quân trong công ty như sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tổng sản phẩm sản xuất 1000bộ/chiếc 2133 2297 3325 3600 4620 2 Tổng số hợp ngân sách Triệu đồng 460 338 293 330 360 3 Tông lợi nhuận thực hiện Triệu đồng 566 744 696 1000 1200 4 Tổng thu nhập bình quân 1000 đồng 900 872 806 900 1050 Trong đó lương bình quân 1000 đồng 840 806 737 850 1000 2.2.2. Thực trạng định mức lao động và việc xây dựng đơn giá các sản phẩm. 2.2.2.1 Thực trạng định mức lao động trong công ty Định mức lao dộng trong công ty được thực hiện dựa trên những quy định, những nội quy của bộ luật lao động nước ta. Can cứ vào nghị định số 41/CHI PHí ngày 6/7/1995 của chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Công nhân viên trong công ty khi đến làm việc tại các phòng ban, xí nghiệp phải luôn tuân thủ các quy định của công ty đã đề ra ã Về an toàn lao động và vệ sinh lao động. + Tại nơi làm việc tuỳ từng tính chất công việc và công nghệ sản xuất, người lao động phải luôn tuân thủ các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động, cháy nổ + Người lao động trước khi được bố trí làm việc được công ty trang bị về chuyên môn, nội quy, quy định, quy phạm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy + Người lao động làm việc ỏ bộ phận nào luôn được bảo đảm sạch sẽ, gọn gàn, máy móc thiết bị bảo hộ lao động, trang bị phòng hộ lao động + Trong quá trình công nhân viên làm xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ, công ty bố trí sửa chữa xong và đảm bảo an toàn cho người lao dộng trước khi tiếp tục trở lại làm việc. + Công ty đã có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ và phòng hộ lao động . Ngoài ra công ty luôn cải thiện diều kiện lao động cho người lao động thực hiện khám sức khoẻ cho người lao động định kỳ ã Định mức về thời gian làm việc và nghĩ ngợi a. Thời gian làm việc Thời gian làm việc của tất cả CBCNV là 8 giờ trong 1 ngày. 48 giờ trong một tuần. Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc công ty quy định một số đơn vị làm việc theo ka, tuỳ theo mùa - thời gian làm việc được quy định như sau: Khối hành chính: Sáng từ 7giờ đến 11 giờ Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 Khối sản xuất : Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, tiến độ giao hàng làm việc 8 giờ/ngày để khoản gọn công việc - Hình thức làm thêm giờ Việc làm thêm giờ được căn cứ vào cơ sở lao dộng tập thể và thoả thuận của người lao đông. Tuy nhiên trong những điều kiện bức thiết của sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của khách hàng, công ty có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ với các điều kiện như sau: Giờ làm việc phải được căn cứ theo quy định của luật lao động và các quy định hiện hành khác của nhà nước. Thời gian làm thêm phải thông qua thoả ước lao dộng tập thể hoặc thoả thuận với đại diện người lao động nhưng không quá 12 giờ/tuần + Quyền lợi làm thêm giờ theo quy định hiện hành của thoả ước lao động và chính sách hiện hành của nhà nước. b Thời gian nghỉ ngơi Công ty May Đáp Cầu ngoài việc thực hiện đầy đủ những quy định về thời gian làm việc còn đảm bảo về thời gian nghỉ ngơi. Qua đó đã đảm bảo được hình thức và điều kiện làn việc rất tốt cho công nhân viên lao động trong công ty, thời gian nghỉ ngơi được thực hiện như sau: - Người lao động làm việc liên tục 8 giờ được nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc - Một tuần người lao đông được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần - Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công Ty và được nghỉ 12 ngày phép đối với lao động bình thường nghỉ 14 ngày phép đối với công nhân may công nghiệp - Người lao động có thâm niên 5 năm được tính thêm một ngày - Tiêu chuẩn nghỉ phép năm bào thì giải quyết năm đó - Những ngày lễ được và được hưởng nguyên lương - Nghỉ tết dương lịch 91/1) nghỉ 1 ngày - Nghỉ tết âm lịch nghỉ 4 ngày ( 1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch) - Nghỉ ngày chiến thắng 30/4 (nghỉ một ngày) - Nghỉ ngày 1/5 Quốc tế lao động một ngày - Nghỉ Quốc khánh 2/9 nghỉ một ngày - Bản than kết hôn nghỉ 3 ngày - Con kết hôn nghỉ 1 ngày - Bố, mẹ vợ chồng hoặc con chết nghỉ 3 ngày những ngày nghỉ nêu trên được công ty trả lương theo quy định hiện hành Nếu người lao động có đơn xin nghỉ không lương trờ 1 tháng trở lên thì trong thời gian nghỉ không lương người lao động phải nộp BHXH theo quy đinh hiện hành công ty chỉ thực hiện khi đã thoả thuận với cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh 2.2.2.2. Xây dựng đơn giá các sản phẩm Việc xây dựng đơn giá sản phẩm được thực hiện dựa trên việc cân đối giữa các yếu tố về chi phí và tình hình cung cầu trên thị trường tổng công tu dệt may việt nam công ty may đáp cầu *********** cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *********** biên bản xây dựng giá và điều chỉnh Hôm nay ngày 18/11/2004 tại công ty May đáp Cầu chúng tôi gồm 1. Đặng Thị Chung : Phó tổng giám đốc công ty 2. Nguyễn Thị Thanh: T.P tài chính- KINH Tế 3. Bùi Trọng Lộc: T.P KINH DOANH-NĐ 4. Đàm Văn Nam: T.PKH-thị trường Đã cùng nhau xây dựng và điều chỉnh giá bán 1 số thành phẩm sau: STT Mã hàng Đơn vị tính Giá bán buôn (đồng) Giá bán lẻ (đồng) Ghi chú 1 340200 Chiếc 143.000 154.000 áo lông vũ 2 mặt 2 340261 Chiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7436.doc
Tài liệu liên quan