Chuyên đề Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT TRONG NÔNG NGHIỆP 3

1.1.Khái niệm, vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại 3

1.1.1 Khái niệm: 3

1.1.2 Vai trò và đặc trưng của trang trại: 3

1.2.Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trong điều kiện hội nhập 6

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại trồng trọt 8

1.3.1 Các nhân tố về môi trường kinh tế và pháp lý: 8

1.3.2 Các yếu tố về khoa học kỹ thuật: 8

1.3.3 Các nhân tố tự nhiên: 9

1.3.4 Các nhân tố xã hội: 9

1.3.5 Các nhân tố chủ quan của trang trại: 10

1.4 . Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh trang trại trồng trọt 10

1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 10

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: 12

1.5.Kinh nghiệm phát triển trang trại trồng trọt ở một số địa phương 14

1.5.1 Phát triển trang trại ở Yên Lạc: 14

1.5.2 Kinh tế trang trại ở Khoái Châu - Hưng Yên trên đà phát triển mạnh (11/2007) : 15

1.6. Chủ trương của tỉnh và huyện Cẩm Thuỷ về phát triển trang trại 16

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2007 19

2.1 Điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại trồng trọt của Huyện Cẩm Thủy 19

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 19

2.1.2 Về kinh tế - xã hội 20

2.1.3 Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn đối với phát triển trang trại trồng trọt của Huyện Cẩm Thuỷ 21

2.1.3.1 Thuận lợi: 21

2.1.3.2 Khó khăn: 22

2.2 Thực trạng phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thủy đến năm 2007: 23

2.2.1 Khái quát số lượng trang trại và trang trại trồng trọt đến năm 2007: 24

2.2.2 Tình hình khái quát về các yếu tố sản xuất của trang trại trồng trọt: 24

2.2.3 Hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh theo rừng loại hình trang trại: 25

2.2.3.1 Hiệu quả trang trại trồng trọt: 25

III. Khối nông lâm trường 31

2.2.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại 33

2.2.4 Một số điển hình tiên tiến về kinh doanh trang trại trồng trọt: 40

2.2.4.1 Trang trại Ông Trương Hồng Thái: 40

2.2.4.2 Trang trại Ông Quách Ngọc Giang (xã Cẩm Tân): 40

2.2.5 Đánh giá chung kết quả, hạn chế và nguyên nhân 40

2.2.5.1 Đánh giá chung: 40

2.2.5.2 Những hạn chế tồn tại: 43

2.2.5.3 Nguyên nhân tồn tại: 43

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN CẨM THỦY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45

3.1 Quan điểm cơ bản về phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thủy: 45

3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển trang trại trồng trọt đến năm 2015: 46

3.2.1 Định hướng: 46

3.2.2 Mục tiêu phát triển: 47

3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát 47

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể: 47

3.3 Các giải pháp chủ yếu 48

3.3.1 Giải pháp vĩ mô: 48

3.3.1.1 Giải pháp về đất đai 48

3.3.1.2 Giải pháp về khoa học công nghệ 48

3.3.1.3 Giải pháp về vốn 48

3.3.1.4 Giải pháp về lao động 49

3.3.1.5 Giải pháp về thị trường 49

3.3.1.6 Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại: 50

3.3.2 Giải pháp vi mô cho từng loại hình trang trại 50

3.3.2.1 Loại hình trang trại thuần nông. 50

3.3.2.2 Loại hình trang trại nông lâm kết hợp 50

3.3.2.3 Loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp 51

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất feralit sói mòn trơ sỏi đá nhìn chung thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp (ở trên cao) và cây công nghiệp lâu năm, hàng năm và màu lương thực (ở dưới thấp). Đất có phù sa thích hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp. Ngoài ra còn có đất dốc tụ, đất lầy chân núi, nhờ tiêu nước có thể trồng lúa. + Quỹ đất: Diện tích đất đai: 42.503,7 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 30.003,95 ha Đất phi nông nghiệp: 5.709,39 ha. Đất ở: 813,73 ha Đất chưa sử dụng: 6.790,36 ha ( Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển các trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò, dê). Diện tích rừng hiện có 15.380,5 ha, chiếm 36,1 % diện tích đất tự nhiên, năm 2006 Huyện trồng mới được 1.305,4 ha rừng trồng. Độ che phủ hiện nay là 36,2 %, Huyện có một lâm trường và 17 lâm trại đạt tiêu chí. Rừng Cẩm Thuỷ nổi tiếng với các loại lâm sản chính là lát, lim, dẻ, táu, chò chỉ, luồng, tre, nứa và một số động vật quý hiếm. 2.1.2 Về kinh tế - xã hội Dân số 111.638 người, số hộ 22.154 hộ; có 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Mường 52,4 %, dân tộc Kinh 44,5 %, dân tộc Dao 2,9 % còn lại là các dân tộc khác. Người Cẩm Thuỷ có truyền thống đoàn kết cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và có nhiều đóng góp cho đất nước: Có 02 xã là Cẩm Vân và Cẩm Sơn đạt danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân, 01 anh hùng liệt sỹ, 42 Bà mẹ Việt nam anh hùng, 03 gia đình có công giúp đỡ cách mạng; 03 cán bộ tiền khởi nghĩa; 02 lão thành cách mạng, 29 thương binh hạng 1/4; có 967 thương binh các loại, có 1.658 liệt sỹ. Cẩm Thuỷ có lực luợng lao động dồi dào, chiếm 45,6 % dân số; số lao động đã qua đào tào: 8.285 người, chiếm 16,2 %, trong đó lao động được đào tạo nghề: 3.968 người, đào tạo các trình độ chuyên môn khác 4.317 người. Cẩm Thủy có đường Quốc lộ 217 dài 40 km chạy qua các xã Cẩm Vân, Cẩm Tân, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong, Thị trấn Cẩm Thủy, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Thành; đường Hồ Chí Minh dài 18km đi qua các xã Cẩm Tú, Cẩm Phong, Cẩm Sơn, Cẩm Châu. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Cẩm Thuỷ tạo điều kiện gắn Cẩm Thuỷ với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện được cải thiện một bước, các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được quan tâm đầu tư xây dựng: 100 % số xã có điện lưới quốc gia; được phủ sóng truyền hình; có đường ô tô đến trung tâm xã; có điểm bưu điện văn hoá; có trạm truyền thanh. Có 96 % số hộ dùng điện, hàng năm bê tông hoá được từ 3 - 5 Km đường giao thông nông thôn. Bình quân 1.000 người có 28 máy điện thoại, trung tâm huyện và vùng phụ cận được phủ sóng điện thoại di động. 2.1.3 Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn đối với phát triển trang trại trồng trọt của Huyện Cẩm Thuỷ 2.1.3.1 Thuận lợi: + Tình hình quỹ đất hiện nay đang còn thừa rất nhiều đất chưa sử dụng. Diện tích đất đai là 42.503,7 ha, đã sử dụng đất làm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở là 36.527,07 ha; như vậy quỹ đất hiện đang còn là 5.976,63 ha. Vì vậy đối với việc phát triển trang trại trồng trọt thì thuận lợi nhất là có thể mở rộng quy mô sản xuất, đây là một ưu thế rất thuận lợi đối với việc phát triển trang trại trồng trọt. + Do có sông Mã đi qua, lưu lượng nước sông chảy quanh năm rất đều nên việc đáp ứng nước phục cho việc tưới tiêu các cây trồng rất thuận lợi mặt khác Huyện cũng có con đường Hồ Chí Minh chạy qua nên việc giao lưu với các địa phương khác trong tỉnh cũng như với bên ngoài tỉnh rất thuận lợi. + Lực lượng lao động lao động dồi dào, dân số của Huyện là 111.638 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 45% dân số. Đây là một thuận lợi không nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực lao động cho các trang trại. Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố mang tính khách quan cho ta thấy được những thuận lợi rất cần thiết để có thể phát triển được trang trại trồng trọt. Phát triển trang trại ở Cẩm Thủy trong những năm tới là nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới giàu đẹp văn minh. Để trang trại phát triển mạnh, thực sự góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh. 2.1.3.2 Khó khăn: + Các chủ trang trại phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển trang trại trong Huyện hiện nay chủ yếu vẫn là vốn tự có của các cá nhân và vốn huy động từ cộng đồng để phát triển trang trại. Các trang trại được vay vốn của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng thấp. Tỉnh hiện chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, gia trại trong nông nghiệp, nông thôn phát triển. + Tình trạng việc kiểm kê, cấp Giấy chứng nhận trang trại của chính quyền huyện thực hiện rất chậm (do tỉnh có thay đổi quy định xác định tiêu chí trang trại); vì vậy gây khó khăn cho các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại. + Điều khó khăn chung của các chủ trang trại hiện nay là bên cạnh nguồn vốn của gia đình, các chủ trang trại trong quá trình phát triển gặp khó khăn về vốn vay ngân hàng. Dù được vay vốn nhưng số vốn được vay vẫn còn hạn chế nên các chủ trang trại gặp khó khăn về vốn là điều dễ nhận thấy trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất. Vì lẽ đó mà các trang trại vẫn chưa thật sự quy mô, đúng tầm và có ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Cho đến nay trang trại của Huyện vẫn mang nặng tính tự phát, trình độ các chủ trang trại chưa qua đào tạo chủ yếu là do tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất. Do đó công tác quản lý kinh tế còn lúng túng, nhiều bất cập, hiệu quả thu từ trang trại chưa cao. Các sản phẩm phần lớn chưa qua chế biến, chủ yếu bán thô nên giá trị hàng hoá thu được thấp. Việc chưa xác định được giá trị trang trại để thế chấp vay vốn, chưa có chế độ vay vốn cho các loại hình trang trại, dẫn đến việc đầu tư phát triển trang trại còn ở mức độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. + trại trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xác định những vùng gần các trục sông tiêu, cấy lúa hiệu quả thấp để chuyển đổi sang mô hình trang trại, hạn chế ô nhiễm môi trường, song việc thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các trang trại như phần lớn chủ trang trại thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ít cập nhật thông tin về thị trường do vậy việc tiếp thu tiến bộ KHKT, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư. Các yếu tố, đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi..tăng cao và nhanh hơn giá sản phẩm nông nghiệp, hạch toán lãi thấp và có nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư. Như vậy từ những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên thì Huyện lại có những khó khăn cần giải quyết hợp lý và đúng đắn để trang trại trồng trọt phát triển một cách bền vững và quy mô hơn. 2.2 Thực trạng phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thủy đến năm 2007: Trong những năm qua thực hiện nghị quyết của chính phủ và Nghị quyết của tỉnh uỷ thanh hoá, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển, bước đầu đã khơi dậy được tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 2.2.1 Khái quát số lượng trang trại và trang trại trồng trọt đến năm 2007: Đến năm 2007, toàn huyện có 143 trang trại các loại và có 116 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong đó trang trại tổng hợp: 39 trang trại; số trang trại trồt trọt : 36 trang trại; trang trại chăn nuôi 41 trang trại. 2.2.2 Tình hình khái quát về các yếu tố sản xuất của trang trại trồng trọt: Số trang trại đủ tiêu chí về mức thu từ 40 triệu đồng/năm trở lên có 69 trang trại. Trong đó có 7 trang trại có mức thu 100 triệu đồng trở lên. Tổng số vốn đầu tư của trang trại là 5.529,7 triệu đồng trở lên; trong đó vốn tự có 3.850,7 triệu đồng, vốn vay ngân hang 1.371 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn khác. Các trang trại được xây dựng đã thu hút 2.746 lao động trên địa bàn huyện. Trong đó: lao động của hộ là 208; lao động thuê thường xuyên là 199, lao động thuê thời vụ là 2.339. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phần lớn là tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể. Đất sử dụng để phát triển trang trại chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Phần lớn trang trại ở loại hình kết hợp. số trang trại phát triển chăn nuôi gia súc ga cầm và nuôi thuỷ sản còn ít. Sản phẩm thu nhập chủ yếu từ kinh doanh trang trại là cây lâm nghiệp như luồng, xoan, bạch đàn, đã trồng từ những năm trước, hoạc thu nhập về sản phẩm cây ăn quả như nhãn, vải thiều, na, xoài. Một số ít trang trại thu nhập từ sản phẩm cây nông nghiệp như mía, ngô, đậu các loại và sản phẩm từ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, dê Kinh tế trang trại hiện nay chưa có sản phẩm hang hoá lớn tập trung. Khả năng đầu tư của các trang trại về lao động, về vốn và đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế. Hầu hết các chủ trang trại chưa qua lớp đào tạo. Chủ trang trại thuê lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Việc lựa chọn bố trí các loại cây trồng chưa thích hợp, mang tính kinh nghiệm; chưa tuân thủ cây nào đất ấy; chưa thực hiện đúng phương châm lấy ngắn nuôi dài hoặc thực hiện nông – lâm kết hợp; chưa chú trọng đầu tư thâm canh. Hiện nay ta có: + Đất có 505 ha: Trồng cây hàng năm 79,7 ha = 15% đất trồng trọt Trồng cây công nghiệp dài ngày 34,5 ha = 6% đất trồng trọt Trồng cây lâm nghiệp 399 ha= 79% đất trồng trọt + Lao động của chủ hộ trang trại Lao động thuê thường xuyên: 27 người Lao động thê thời vụ: 140-150 người + Vốn: 6.829 triệu đồng Như vậy bình quân mỗi trang trại có 14 ha đất, trong đó: Trồng cây hang năm: 2,2 ha Trồng cây công nghiệp dài ngày: 0,9 ha Trồng cây lâm nghiệp: 11 ha 2.2.3 Hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh theo rừng loại hình trang trại: 2.2.3.1 Hiệu quả trang trại trồng trọt: * Hiệu quả kinh tế một đồng chi phí của các loại hình trang trại. Biểu 01: Hiệu quả kinh tế của một đồng chi phí của các loại hình trang trại TT Chỉ tiêu MI (trđ/ha) VA (Trđ/ha) IC (trđ) TC (trđ) MI/TC VA/IC I Khối nông lâm trường 58.831 95.541 48.55 74.045 0.7617 1.968 Thuần nông 32.5 57.16 30.44 52.11 0.6237 1.878 Nông lâm kết hợp 89.48 141.54 60.26 84.83 1.0548 2.349 Tổng hợp 96 147.66 88.66 127.95 0.7503 1.665 II Khối xã 44.855 84.362 82.47 109.53 0.4389 1.389 Thuần nông 13.98 39.01 30.83 53.27 0.2624 1.265 Nông lâm kết hợp 45.07 80.77 44.4 64.26 0.7014 1.819 Tổng hợp 149.27 247.9 357 418.52 0.3567 0.694 III Bình quân chung 53.209 91.044 62.19 88.321 0.6318 1.735 Thuần nông 25.656 50.452 30.58 52.539 0.4902 1.651 Nông lâm kết hợp 68.097 112.28 52.62 74.926 0.8846 2.094 Tổng hợp 115.03 183.46 184.5 231.73 0.6097 1.319 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Nếu kết quả phản ánh quy mô của những gì đã đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Đối với chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hoá thu nhập nhưng để biết nên lựa chọn phương án nào để có kết quả cao nhất thì phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất theo hướng trang trại. Số liệu biểu 01 cho thấy, bình quân một trang trại có thu nhập hỗn hợp đạt 53,29 triệu đồng/năm và hiệu quả sử dụng chi phí trung gian là 1,735 (có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra được 1,735 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,6318 đồng MI. Trong ba loại hình trang trại thì trang trại sử dụng chi phí có hiệu quả cao nhất là trang trại nông lâm kết hợp (một đồng IC tạo ra được 2,094 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,88 đồng MI). Tuy trang trại thuần nông có hiệu quả một đồng chi phí trung gian cao hơn loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp nhưng nếu xét về hiệu quả một đồng chi phí để xem trang trại quyết định đầu tư ở mức thâm canh hay đầu tư tổng hợp là có lợi nhất. Kết quả trên cho thấy, các trang trại nên đầu tư phát triển tổng hợp và nông lâm kết hợp là có lợi hơn cả. Nếu phát triển thuần nông thì hiệu quả kinh tế là thấp nhất (MI/TC: 0,4902) trong khi trang trại nông lâm kết hợp MI/TC là 0,8846 và trang trại kinh doanh tổng hợp là 0,6097. Giữa hai khối, hiệu quả kinh tế đều tuân theo quy luật trên. Nhưng có điều khác nhau là các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã từ 1,42 lần (VA/IC) đến 1,74 lần (MI/TC). Để nhìn nhận sâu sắc hơn hiệu quả của đồng chi phí ta xem xét hiệu quả chi phí của từng cây trồng trong các trang trại cụ thể. * Hiệu quả kinh tế các cây trồng và dịch vụ tại các trang trại Từ kết quả ở biểu 02 trên cho thấy tuy có khác nhau về mức tuyệt đối nhưng hiệu quả các loại cây trồng và vật nuôi ở các loại hình trang trại có sự khác nhau thể hiện: cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngắn ngày. Trong dịch vụ thì trừ dịch vụ vật tư, dịch vụ làm đất hiệu quả hơn dịch vụ vận tải. Tất cả điều này thể hiện ở chỉ tiêu VA/IC. Xét về hiệu quả sử dụng đất thì cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện: Cây vải thiều cho VA 9,61triệu đồng/ha ( khối xã) và 10,7 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường). Thấp nhất là cây mía VA đạt 5,78 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường ) và 5,15 triệu đông/ha ( khối xã). Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu phản ánh trình độ đầu tư của từng trang trại. Cây trồng cho hiệu quả sử dụng chi phí lớn nhất là cây rừng (VA/IC: 3,27 khối nông lâm trường và 3,06 khối xã). Cây trồng kém hiệu quả nhất là cây mía VA/IC: 1,33 và 0,9. Tỉ suất thu nhập cho biết khi tăng quy mô sản xuất có làm tăng thu nhập hay không. Cây trồng có tỉ suất thu nhập cao nhất là cây rừng và thấp nhất là cây mía. Biểu 02: Một số chỉ tiêu tinh toán cho các loại cây trồng, vật nuôi và dịch vụ tại các trang trại TT Chỉ tiêu Quy mô GO (trđ/ha) IC (trđ) VA (trđ) KHTSCĐ Nộp XN Lãi vay MI (trđ/ha) VA/GO (%) VA/IC I Khối nông lâm trường 1 Cây mía 1 ha 13,46 7,67 5,78 1,40 0,30 4,08 42,94 1,33 2 Cây vải thiều 1 ha 16,00 5,29 10,70 3,09 0,80 0,18 6,63 66,88 2,02 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 1,91 6,25 2,04 4,21 76,59 3,27 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 50,40 25,85 24,55 0,65 0,40 0,51 13,78 48,71 0,95 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 60,50 29,82 30,67 4,50 2,75 2,42 21,00 50,69 1,03 II Khối xã 1 Cây mía 1 ha 10,86 5,71 5,15 0,40 0,40 3,59 47,42 0,9 2 Cây vải thiều 1 ha 13,75 4,13 9,61 2,78 0,40 0,36 6,07 69,89 2,33 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 2,00 6,15 2,04 4,11 75,37 3,06 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 56,70 35,36 21,33 0,65 0,40 0,70 9,57 37,62 0,6 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 59,0 29,82 29,18 4,50 2,75 2,42 19,51 49,46 0,98 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế các cây trồng theo từng trang trại khác nhau. Biểu 03: Hiệu quả kinh tế của cây mía ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 5,2 14 7.85 6.15 4.45 0.78 Nông lâm kết hợp 4,6 13.6 7.24 6.36 4.72 0.88 Tổng hợp 7,4 14.4 8.82 5.58 3.56 0.63 II Khối xã Thuần nông 6,1 10.6 7.69 2.91 1.85 0.38 Nông lâm kết hợp 4,7 11.2 7.57 3.63 3.31 0.48 Tổng hợp 17,1 12.4 8.23 4.17 3.65 0.51 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế cây vải thiều ở các trang trại Biểu 04: Hiệu quả kinh tế của cây vải thiều ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 0.6 17.5 4.52 12.98 11.22 2.87 Nông lâm kết hợp 2.2 18.75 4.77 13.98 12.24 2.93 Tổng hợp II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 1.5 13.75 3.84 9.91 6.49 2.58 Tổng hợp 0.7 15 4.78 10.22 6.84 2.14 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Thực tế cây vải thiều là cây chiếm diện tích rất khiêm tốn trong các trang trại của huyện Cẩm Thuỷ bởi nó là cây dài ngày(từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là 4 năm) trong khi đó yêu cầu vốn đầu tư lại lớn. Giá trị sản xuất của nó đạt được khá cao mặc dù vài năm trở lại đây giá cả không ổn định và thấp so với những vùng vải lớn của nước ta. Tuy nhiên ở cả hai khối nông lâm trường và xã loại hình trang trại nào có diện tích vải thiều càng lớn thì ở đó hiệu quả của cây trồng đó cao hơn mặc dù giá trị tạo ra trên một ha có thể thấp hơn. Qua số liệu biểu 04 cho thấy, trang trại nông lâm kết hợp ở khối nông lâm trường giá trị một ha trồng vải thiều đạt tới 18,75 triệu đồng, MI tạo ra 12,24 triệu đồng và hiệu quả một đồng chi phí tạo ra được 2,93 đồng VA. Tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn trang trại thuần nông. Còn ở trang trại nông lâm kết hợp tuy hiệu quả sử dụng đất (13,75 triệu đồng/ha) thấp hơn so với trang trại kinh doanh tổng hợp (15 triệu đồng/ha) nhưng hiệu quả một đồng chi phí lại cao hơn 2,58/2,14. Điều này cho thấy, nếu trồng cây này phải trồng với diện tích từ 1,5 ha trở lên các trang trại mới tập trung thâm canh nâng cao hiệu quả. * Hiệu quả kinh tế cây rừng ở các loại hình trang trại Qua biểu 05 cho thấy, ở các trang trại chuyên và thiên về lâm nghiệp với diện tích lớn thì hiệu quả cây rừng tốt hơn các loại hình trang trại còn lại. Khối nông lâm trường, một ha cây rừng của loại hình trang trại nông lâm kết hợp có giá trị 7,5 triệu đồng/năm, tạo ra 5,59 triệu đồng VA và một đồng chi phí tạo ra 3,27 đồng VA. Trong khi đó, các chỉ tiêu tương ứng ở loại hình trang trại tổng hợp là 6,5 - 4,96 - 3,22. Ở khối xã, trang trại nông lâm kết hợp có các chỉ tiêu tương tự như ở khối nông lâm trường nhưng thấp hơn. Điều này cho thấy với quy mô diện tích cây rừng càng lớn thì hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại càng tốt hơn. Biểu 05: Hiệu quả kinh tế của cây rừng trồng ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông . Nông lâm kết hợp 7.5 7.3 1.71 5.59 3.76 3.27 Tổng hợp 2 6.5 1.54 4.96 3.32 3.22 II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 4.6 6.9 1.91 4.99 3.56 2.61 Tổng hợp 1.4 6.4 1.85 4.55 3.22 2.46 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * So sánh hiệu quả của trang trại trồng trọt ở xã và ở nông lâm trường: Biểu 06: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai khối Đơn vị khối lượng: Triệu đồng TT Chỉ tiêu GO VA MI VA/IC NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % 1 Cây mía 14 11.1 79.37 6.11 3.36 54.99 4.37 2.65 60.64 0.78 0.43 55.13 2 Cây vải 17.9 14.1 78.73 13.31 10 75.13 11.55 6.59 57.06 2.89 2.46 85.12 3 Cây rừng 6.99 6.76 96.71 5.34 4.87 91.20 3.59 3.47 96.66 3.25 2.57 79.08 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Kết quả của biểu 06 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã. Trong giá trị các loại cây trồng sản xuất ra, loại thấp nhất là cây vải thiều bằng 78,73% khối nông lâm trường. VA đạt 54,99% (cây mía). Nhưng có một vấn đề đặt ra là do phần nộp của các hộ trang trại khối nông lâm trường lớn nên MI của khôí xã cũng đạt từ 57,06% (cây vải) đến 96,66% (cây rừng) so với khối nông lâm trường. Hiệu quả của một đồng chi phí tuy vậy nhưng khối xã vẫn thấp hơn khối nông lâm trường. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh tế của các trang trại thuộc khối nông lâm trường cao hơn khối xã. Đây chính là điểm khác biệt về trình độ sản xuất giữa khối nông lâm trường với khối xã nói chung và các hộ trang trại của hai khối nói riêng. Qua phân tích hiệu quả các cây trồng ở các trang trại cho thấy, hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại không những ảnh hưởng bởi hiệu quả của từng loại cây trồng, quy mô sản xuất, khối sản xuất mà còn bị ảnh hưởng của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau làm cho hiệu qủa kinh tế khác nhau. Nhìn chung, các trang trại đã tập trung cho thâm canh các cây ăn quả theo hướng sản xuất lớn có hiệu quả. Tuy nhiên, cây mía là nguồn thu chính hàng năm do điều kiện nguồn vốn hạn hẹp và trình độ khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên năng suất và hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường và để phù hợp với điều kiện hiện tại, các trang trại có xu hướng phát triển tổng hợp, đa dạng hoá cây trồng, để tránh được rủi ro và tối đa hoá thu nhập là điều cần thiết. * Một số chỉ tiêu khác đánh giá HQKT của các loại hình trang trại Biểu 07: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại điều tra: TT Chỉ tiêu GO/ha GO/lđ GO/Vốn VA/ha VA/lđ VA/Vốn MI/lđgđ I Khối nông lâm trường 13.21 26.18 1.28 8.283 16.35 0.81 22.63 Thuần nông 14.59 29.58 1.29 8.276 16.78 0.73 16.25 Nông lâm kết hợp 10.74 20.61 1.21 8.191 15.71 0.92 29.83 Tổng hợp 12.63 23.86 1.35 8.449 15.96 0.90 32.00 II Khối xã 12.41 19.45 1.12 6.863 10.73 0.62 11.21 Thuần nông 11.09 17.37 0.97 6.192 9.704 0.54 3.495 Nông lâm kết hợp 11.18 17.19 1.05 7.212 11.09 0.68 11.27 Tổng hợp 20.1 32.35 1.86 8.236 13.26 0.76 37.32 III Bình quân 12.89 23.47 1.22 7.712 14.09 0.74 18.04 Thuần nông 13.29 25.07 1.17 7.506 14.17 0.66 11.54 Nông lâm kết hợp 10.95 18.97 1.13 7.720 13.49 0.80 20.89 Tổng hợp 15.30 26.89 1.53 8.373 14.99 0.85 33.90 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả chi phí mới chỉ phản ánh được trình độ sử dụng chi phí của các trang trại. Trên thực tế để đạt được kết quả, trang trại đã sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác. Vì vậy, để phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các loại hình trang trại một cách khách quan hơn cần phải bổ sung một số chỉ tiêu hiệu quả khác như: hiệu quả sử dụng đất, lao động, vốn...được tập hợp tại biểu 07. * Hiệu quả kinh tế các trang trại có cùng điều kiện nguồn lực Biểu 08: Hiệu quả các trang trại có cùng quy mô đất đai TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Vốn (trđ) GO ( trđ/ha) VA (Trđ/ha) MI (trđ/ha) MI/GO VA/GO MI/Vốn I Quy mô từ 3 - 5 ha 1 Thuần nông 3.56 45.16 16.06 9.83 5.87 0.36 0.61 0.129 2 Nông lâm kết hợp 3 Tổng hợp 4.20 101.20 19.71 10.76 5.60 0.28 0.55 0.055 II Quy mô từ 5-10ha 1 Thuần nông 6.10 77.10 18.15 9.86 5.97 0.32 0.54 0.077 2 Nông lâm kết hợp 7.35 104.85 16.96 9.55 6.08 0.35 0.56 0.057 3 Tổng hợp 8.50 154.50 18.43 9.05 5.81 0.31 0.49 0.038 III Quy mô trên 10 ha 1 Thuần nông 12.00 158.80 14.67 9.22 4.94 0.34 0.63 0.031 2 Nông lâm kết hợp 13.40 199.95 18.77 12.22 6.03 0.37 0.65 0.035 3 Tổng hợp 17.30 236.40 19.91 13.73 7.65 0.38 0.69 0.037 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả kinh tế của trang trại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực như quy mô đất đai, lao động, vốn...nhưng qua điều tra khảo sát cho thấy, địa bàn huyện Cẩm Thuỷ có nguồn lao động khá dồi dào. Vì vậy, lao động không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn nên phát triển kinh doanh theo loại hình nào mà yếu tố ảnh hưởng lớn là quy mô đất đai và vốn tự có của chủ trang trại. Trong cùng một điều kiện như nhau về đất đai, vốn thì việc bố trí phương án sản xuất kinh doanh khác nhau cũng cho kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Điều này thể hiện ở biểu 08. * Điều kiện đất đai: Với quy mô từ 3 - 5 ha, trang trại thuần nông cho hiệu quả kinh tế cao nhất (MI/ha: 5,87 triệu đồng), các chỉ tiêu MI/GO, VA/GO và MI/vốn đều cao hơn trang trại kinh doanh tổng hợp mặc dù doanh thu ít hơn. Với quy mô từ 5 - 10 ha, trang trại thuần nông và nông lâm kết hợp có hiệu quả cao nhất. Thấp nhất là trang trại tổng hợp. Với những trang trại có trên 10 ha, trang trại kinh doanh tổng hợp là có hiệu quả kinh tế cao nhất và vượt trội so với các loại hình trang trại còn lại (MI/ha: 7,65 triệu đồng, VA/ha: 13,73 triệu đồng) trong khi đó, các trang trại còn lại MI/ha dao động từ 4,94 triệu đồng(thuần nông) đến 6,03 triệu đồng (nông lâm kết hợp) * Xét về vốn đầu tư Kết quả tại biểu trên cũng cho thấy, với mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng thì trang trại thuần nông có hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Với mức vốn từ150 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì trang trại nông lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mức vốn từ 200 triệu đồng thì trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tóm lại, trong điều k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7716.doc
Tài liệu liên quan