Chuyên đề Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng VPBank

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của đề tài. 3

2. Kết cấu của chuyên đề. 3

Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong thanh toán TDCT tại VPBank. 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐA DẠNG HOÁ 5

CÁC HÌNH THỨC L/C 5

1.1 TÔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 5

1.1.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ (TDCT). 5

1.1.2 Các chủ thể tham gia trong TDCT 6

1.1.3 Các văn bản pháp lý 6

1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT)- MỘT CÔNG VỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT. 7

1.2.1 Khái niệm L/C. 7

1.2.2 Nội dung chủ yếu của L/C. 7

1.2.3. Tính chất của L/C 9

1.2.4 Phân loại L/C: 9

1.2.4.1 L/C cơ bản 9

1.2.4.2 L/C đặc biệt 10

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG THANH TOÁN TDCT 11

1.3.1 Khái niệm đa dạng hoá các loại L/C: 11

1.3.2. Lợi ích của đa dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với nhà XNK. 12

1.3.3 Lợi ích của da dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với NHTM. 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK 14

2.1 KHÁI QUÁT VỀ VPBANK 14

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền 14

2.1.2 Cơ cấu. 16

2.2 THỰC TRẠNG TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK 18

2.2.1 Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. 18

2.2.2 Thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. 20

2.2.2.1 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu. 20

2.2.2.2 Xuất trình bộ chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu. 20

2.2.3 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại Ngân hàng VPBank. 22

2.3.1 Những kết quả đạt được 25

2.3.1.1 Hoạt động thanh toán TDCT. 25

2.3.1.2 Áp dụng các loại L/C : 26

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân. 26

2.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại. 26

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên. 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VPBANK 30

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA VPBANK. 30

3.2 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK. 31

3.2.1 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng. 31

3.2.2 Phân công mỗi thanh toán viên (TTV) phụ trách từng Doanh nghiệp. 34

3.2.3 Tăng cường công tác tài trợ XNK. 34

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động XNK, từng bước cải thiện cán cân thương mại. 35

3.2.5 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công nghệ nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT. 36

3.2.6 Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TTQT. 37

3.2.7 Các hoạt động hỗ trợ khác. 38

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TẠI VPBANK. 39

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước. 39

3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK. 39

3.3.1.2 Cải thiện cán cân TTQT (BOP- Balance of payment). 41

3.3.1.3. Phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ. 42

3.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK. 42

3.3.3 Kiến nghị đối với VPBank 43

3.3.3.1 Về việc xây dựng biểu phí 43

3.3.3.2 Phát triển quan hệ đại lý với NHTM quốc tế theo chiều sâu. 44

KẾT LUẬN 45

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng khá năng động trong việc đưa ra các chương trình khuyến mại, sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng đúng nhu cầu tâm lý người dân. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tơ có giá; hùn vốn và kinh doanh theo luật định Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng, khách hàng Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép Hoạt động bao thanh toán Hoạt động ngân quỹ: VPBank luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản lên hàng đầu và thực tế VPBank là một trong số ít các Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tại mọi thời điểm. Hoạt động quản lý rủi ro: luôn được VPBank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được những sai lầm Hoạt động thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại hối: Bên cạnh hoạt động huy động vốn, tín dụng…. thanh toán quốc tế cũng là một trong những hoạt động được chú trọng ở VPBank. Hiện nay, VPBank thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dưới các phương thức chính là: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ và các hình thức kinh doanh ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn… Bảng 2.2 Tình hình TTQT giai đoạn 2005- 2009 tại VPBank Đơn v ị: nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 DS L/C xuất 10.980 11.470 9.560 11.511 13.001 DS L/C nhập 12.400 11.460 18.070 18.080 20.134 DS chuyển tiền 34.987 43.997 51.077 71.469 79.502 DS chuyển tiền đi 3.810 3.920 4.257 15.295 17.028 DS chuyển tiền đến 31.177 40.177 46.820 56.174 65.791 DS nhờ thu 1247 1360 1360 380 438 (Nguồn: Báo cáo về dịch vụ TTQT của VPBank) 2.2 THỰC TRẠNG TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK Là 1 ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng, các hoạt động của VPBank và đặc biệt là hoạt động tín dụng chứng từ luôn được chú trọng phát triển. Ở đây sẽ xét đến 2 lĩnh vực thanh toán tín dụng chủ yếu là : Thanh toán tín dụng nhập khẩu và thanh toán tín dụng xuất khẩu 2.2.1 Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Đóng vai trò là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng VPBank đã thực hiện các nghiệp vụ sau: - Phát hành thư tín dụng: - Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ - Ký quỹ mở L/C. Phòng TTQT và phòng tín dụng cùng phối hợp, đề nghị mức ký quỹ hợp lý. - Phát hành L/C - Sửa đổi L/C( nếu có). Khi có yêu cầu sửa đổi thư tín dụng, TTV sẽ kiểm tra tính hợp lệ của sửa đổi (có đủ chữ ký theo thẩm quyền hay không). - Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán Trong những năm vừa qua, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu đã đóng góp không nhỏ vào doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Bảng 2.3 Doanh thu L/C nhập khẩu. (Đơn vị: USD) Năm Nhập Số lượng Giá trị 2005 930 69478204,46 2006 1023 76426024,13 2007 1126 84.068.626,55 2008 820 77.872.796,21 2009 1048 100.021.914,7 (Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng VPBank) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy được số món L/C mà phòng TTQT của VPBank mở giảm từ 1126 món trong năm 2007 xuống còn 820 món trong năm 2008. Doanh số mở L/C trong năm 2008 cũng giảm đáng kể. Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh số này. Do thị trường tài chính trong năm 2008 không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp XNK gặp khó khăn, do vậy việc nhâp khẩu hàng hoá giảm mạnh. Một số khách hàng là doanh nghiệp XNK của ngân hàng, trước đây thanh toán hàng hoá thưởng sử dụng phương thức TDCT, nhưng khi đã trở nên quen thuộc và tin tưởng vào bạn hàng, họ chuyển sang phương thức chuyển tiền bằng phương thức chuyển tiền. Sang năm 2009 số lượng và doanh số mở L/C nhập khẩu lại tăng mạnh, song cũng chưa bằng năm 2007. 2.2.2 Thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. 2.2.2.1 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu. Tuân thủ nguyên tắc: - Thông báo trực tiếp cho khách hàng. - Kiểm tra tính xác thực của L/C - Bản gốc L/C sửa đổi chỉ được in ra và giao cho khách hàng 01 bản duy nhất. a/ Thông báo gián tíêp - Thông báo bằng SWIFT: việc chuyển tiếp này chỉ thực hiện khi hệ thống máy tính của VPBank hỗ trợ việc chuyển tiếp tự động - Thông báo bằng Telex: TTV phải sử dụng nguyên file nhận về để tạo điện phát đi để chuyển tải nguyên văn nội dung nhận được đồng thời nêu rõ - Thông báo bằng thư: nhân viên A/O căn cứ vào nội dung L/C nhận được để điền thông tin vào mẫu thông báo bằng thư và chuyển tiếp cho NHTB cuối cùng. b/Thông báo trực tiếp. - Tra cứu tên và địa chỉ khách hàng, phân L/C về chi nhánh nơi khách hàng đang hoạt động hoặc nơi gần khách hàng nhất. - Đăng ký và nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểm tra nội dung thư thông báo,trình người có thẩm quyền duyệt. c/ Thông báo sơ bộ. - Tuỳ theo yêu cầu của NHPH hoặc của VPBAnk, nhân viên AO có thể lập thư thông báo sơ bộ L/C cho khách hàng trước khi thông báo chính thức và giao L/C gốc. 2.2.2.2 Xuất trình bộ chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu. Nhận chứng từ từ nhà XK. Kiểm tra chứng từ. - Thanh toán viên (TTV) tiến hành kiểm tra số lượng và chủng loại các chứng từ xuất trình. - Phối hợp với nhân viên tín dụng (AO) thông báo về các sai sót trong bộ chứng từ đồng thời tư vấn để khách hàng có thể hoàn thiện bộ chứng từ. - Lập thư gửi chứng từ đòi tiền. - Theo dõi tiền về, tra soát và thanh toán cho người thụ hưởng Bảng 2.4 Doanh số thông báo L/C XK theo phương thức TDCT. Năm Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 Số L/C thông báo 89 100 133 111 150 Năm sau/Năm trước (%) 112.35 133 83,56 135,13 Tổng Doanh số (nghìn USD) 6.743,5 8.951,32 10.660,06 9.294,13 11.701,3 Năm sau/Năm trước(%) 132,74 119,1 87,18 12 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank) Biểu đồ 2.1 Doanh số thông báo L/C qua các năm (2005-2009) (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank) Doanh số thông báo của NH thấp hơn nhiều so với doanh số mở L/C. Đây là tình trạng chung của khá nhiều NH tham gia hoạt động TTQT. Bởi vì đều có một số nguyên nhân chung là + Thứ nhất hiện nay nước ta đang nhập siêu, cán cân thương mại mất cân bằng giữa nhập và xuất. + Thứ hai là do sự uy tín cuả các doanh nghiệp XNK của nước ngoài. Các doanh nghiệp này có uy tín trong hoạt động ngoại thương nên khi thanh toán tiền hàng, họ thích dụng phương thức thanh toán chuyển tiền hơn và nhà XK Việt Nam chấp thuận thanh toán theo phương thức này. Nhìn vào biểu đồ thấy được rẳng trong năm 2008, doanh số L/C thông báo của VPBank giảm đáng kể, số món L/C mà ngân hang thông báo là 111 món, chỉ bằng 83.56% so với năm 2007 và doanh số thông báo là 9.294,13 nghìn USD, bằng 87,18% so với 2007. Có tình trạng này là do những biến động trên thị trường tiền tệ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và của ngân hàng. Đồng thời, một số doanh nghiệp xuất khẩu chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền. Nhưng sang đến năm 2009 tình hình có khởi sắc hơn. Số L/C thông báo lên đến 150 và tổng doanh số tương ứng là 11.701,3 2.2.3 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại Ngân hàng VPBank. Tại VPBank loại L/C không huỷ ngang đựơc sử dụng chủ yếu. Trong loại L/C này, NH cung cấp cho khách hàng loại L/C trả ngay và L/C kỳ hạn. Trong suốt những năm hoạt động, con số L/C mà VPBank đã mở không nhỏ nhưng rất ít L/C nào mà VPBank mở khách hàng yêu cầu phải được xác nhận tại 1 NH khác. Việc này đã chứng tỏ được uy tín của VPBank trên thị trường tài chính- ngân hàng quốc tế. Tại Việt Nam, loại L/C đặc biệt tuy đã đựơc sử dụng, nhưng con số này chỉ là rất nhỏ. Số L/C đặc biệt được sử dụng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số L/C được phát hành. Không nằm ngoài thực trạng chung đó, VPBank cũng sử dụng loại L/C cơ bản là chủ yếu. Việc cung cấp các loại L/C của NH hầu hết là L/C cơ bản, ngoài ra, có L/C chuyển nhượng, tuy nhiên con số này là rất nhỏ Nói chung VPBank đã thực hiện tốt vai trò của một NHPH, NHTB hay NHXK trong suốt quá trình thực hiện hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ thanh toán tín dụng nói riêng . Bảng 2.4 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại VPBank L/C đã áp dụng vào phương thức thanh toán TDCT L/C chưa áp dụng vào phương thức thanh toán TDCT L/C không huỷ ngang L/C dự phòng L/C không huỷ ngang có xác nhận L/C điều khoản đỏ L/C chuyển nhượng L/C giáp lưng L/C tuần hoàn L/C đối ứng Dựa vào bảng thể hiện các loại L/C hiện đang được áp dụng tại Ngân hàng VPBank, có thể thấy được sản phẩm, dịch vụ thanh toán cũng tương đối da dạng. Hoạt động trên một địa bàn có nhiều doanh nghiệp XNK và các mặt hàng XNK hết sức đa dạng phong phú, khả năng ứng dụng các loại L/C đặc biệt vào trong phương thức thanh toán TDCT là không khó. Nhiều những khách hàng uy tín của ngân hàng có doanh số mở L/C lớn và ổn định, thay vì việc phải mở nhiều L/C cho các doanh nghiệp này, VPBank có thể áp dụng loại L/V tuần hoàn, việc này vừa rút gọn khối lượng công việc, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí... Bảng 2.5 Doanh thu từ hoạt động TTQT qua các năm 2006-2009. Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1.Doanh thu TTQT 4,9 6,1 8,68 10,85 15,2 Tỷ lệ Năm sau/Năm trước 124,5% 142,3% 112,5% 140,1% 2. Tổng doanh thu 852.9 114,8 198,4 158,7 222,09 3. Doanh thu từ dịch vụ 9.8 12,3 15,8 17,2 21,1 (Nguồn: Tổng kết công tác TTQT năm 2005- 2009) Biẻu đồ 2.2. So sánh doanh thu về TTQT qua các năm 2005-2009 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank các năm 2005-2009) Qua biểu đồ trên ta thấy được daonh thu về TTQT của VPBank tăng qua các năm. Riêng trong năm 2008, do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh thu về TTQT tăng chậm hơn, con số doanh thu cũng ở mức tương đối, điều này chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ phòng TTQT nói riêng và của toàn ngân hàng nói chung. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC LOẠI HÌNH L/C TẠI VPBANK. 2.3.1 Những kết quả đạt được 2.3.1.1 Hoạt động thanh toán TDCT. Trong những năm hoạt động, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng VPBank đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho toàn ngân hàng. Phương thức chứng từ được sử dụng rất phổ biến tại VPBank. Trong những năm qua nghiệp vụ này đã đóng góp những kết quả không nhỏ cho hoạt động TTQT của ngân hàng, cụ thể như sau: Một là, doanh thu của dịch vụ thanh toán bằng phương thức TDCT đã góp phần tăng doanh thu về dịch vụ vho ngân hàng. Đây chính là nguồn thu ngoài nguồn thu từ nghiệp vụ truyền thống là huy động và sử dụng vốn. Hai là, hoạt động thanh toán phương thức TDCT đã tích cực hỗ trợ hoạt động tín dụng, bảo lãnh, tài trợ XNK. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh XNK, VPBank đã thực hiện cho 1 số doanh nghiệp đủ điều kiện vay để thu mua hàng hoá XNK và thu nợ từ nguồn ngoại tệ thu về. Ba là, thông qua nghiệp vụ thanh toán TDCT, VPBank đã có được các mối quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng nước ngoài và đối tác nước ngoài (như ngân hàng OCBC, the bank of New York, Citibank, BIDV..) phát triền quan hệ đối ngoại, củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường tiền tệ. Bốn là, VPBank đã nỗ lực trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch cuả khách hàng. Ngân hàng đã có nhiểu biện pháp nhằm đa dạng hoá và đẩy mạnh thu hút nguồn ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ giao ngay, ký hạn, nhận tiền gửi ngoại tệ của khách hàng, vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức...Thông qua những biện pháp này mà nghiệp vụ thanh toán TDCT được thực hiện trôi chảy hơn 2.3.1.2 Áp dụng các loại L/C : Tuy chỉ mới áp dụng loại L/C không huỷ ngang và 1 loại L/C đặc biệt là L/C chuyển nhượng nhưng VPBank đã thực hiện tốt nghiệp vụ này. Khách hàng có thể tự do lựa chọn mở loại L/C trả ngay hay L/C kỳ hạn và L/C chuyển nhượng. Với sự hoạt động tích cực và hiệu quả của mình, VPBank đã thực sự làm thoả mãn được nhu cầu của các doanh nghiệp XNK. Nghiệp vụ mở L/C tại VPBank được các doanh nghiệp đánh giá là nhanh nhạy, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho daonh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, đảm bảo chính xác các điều kiện, điều khoản đưa ra. 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân. 2.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại. Qua phân tích ở trên, ta thấy được hoạt động tín dụng chứng từ và việc áp dụng các loại L/C của ngân hàng VPBank còn bộc lộ 1 số thiếu sót, tồn tại cần khắc phục như sau: - Hoạt động Marketing và quảng bá sản phẩm tới khách hàng doanh nghiệp XNK còn ít. Một thực trạng chung của nhiều doanh nghiêp XNK Việt Nam đó là không có bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc là đã có nhưng còn yếu kém. Chính vì thế mà các doanh nghiệp này thường chỉ đi theo lối mòn của các doanh nghiệp đi trước mà họ không nhìn thấy được nên sử dụng phương thức thanh toán nào và sử dụng loại L/C nào thì có lợi hơn cho mình. - Danh mục sản phẩm còn đơn điệu nên không đáp ứng được mọi nhu cầu mở L/C của khách hàng - Nguồn ngoại tệ cung ứng cho hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng còn tương đối eo hẹp, đây chính là lý do dẫn đến sự chậm chễ và mang lại rủi ro trong thanh toán. - Có sự chênh lệch giữa doanh số L/C xuất và L/C nhập. Doanh số L/C nhập cao hơn L/C xuất. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra thiếu hụt ngoại tệ cho hoạt động thanh toán. - Tài trợ quá nhiều cho 1 món L/C. tại VPBank cps nhiều món ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay tới 90% giá trị hợp đồng để mở L/C cho nhà XK. 2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên. a) Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô Ngân hàng nhà nước ta chưa có 1 văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế chung cho toàn ngành và những ngành có liên quan. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình 1 quy trình thanh toán riêng dựa trên kinh nghiệm của mình và các thông lệ quốc tế. Điều này đã gây nên nhiều trở ngại trong việc thanh toán XNK giữa các ngân hàng đồng thời gây khó khăn cho những khách hàng là doanh nghiệp XNK muốn tìm hiểu nghiệp vụ TTQT. Sự thiếu đồng bộ về công nghệ giữa các ngành liên quan đến thương mại điện tử như: bảo biểm, hải quan, vận tải và ngân hàng..Do vậy, sự liên kết giữa các đối tượng này rất kém, làm mất thời gian và sức lực do phải liên hệ trực tíêp với nhau. VPBank gặp phải 1 số khó khăn do phải cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn. Địa bàn Hà Nội rộng lớn, hệ thống ngân hàng lớn với đa dạng các phương thức hoạt động. b) Nguyên nhân từ phía khách hàng. Do trình độ yếu kém của các doanh nghiệp. Đây cũng là những trở ngại lớn gây khó khăn cho ngân hàng. Do tâm lý của các doanh nghiệp luôn thích đi theo một lối mòn có sẵn. Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã biết áp dụng L/C đặc bệt vào trường hợp này có lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng họ lo sợ rằng sẽ phải thực hiện những thủ tục rắc rối, sợ xảy ra những sai sót...Vì vậy, ngay cả khi họ có vị thế cao hơn so với đối tác, họ cũng chỉ thoả thuận sử dụng loại L/C cơ bản quen thuộc. Một thói quen nữa xuất phát từ thói quen sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp XNK, đó là khi nói tới dịch vụ TTQT là họ nghĩ ngay tới việc sử dụng dịch vụ của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank-VCB. Ngân hàng cần phải tạo ra sự khác biệt cho mình và tạo niềm tin cho khách hàng thì mới có thể giành được thị phần. c) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng VPBank. Chiến lược Marketing ngân hàng còn yếu. Công tác marketing của Ngân hàng nói chung và về mảng TTQT nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. VPBank chưa xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng còn ít. Nguyên nhân cũng chính là do các loại hình L/C còn quá đơn điệu, không đủ sức cạnh tranh với một số ngân hàng bạn. Chưa tiếp cận và khai thác hết tiềm năng của khách hàng. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, lượng khách hàng doanh nghiệp đến với ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng con số này vẫn ít so với thực lực của ngân hàng. Khách hàng của VPBank chủ yếu là những khách hàng NK, VPBank chưa có chính sách ưu đãi và thu hút khách hàng XK như: cam kết đòi tiền nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng , giảm phí thông báo L/C.... Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban. Hoạt động TTQT không chỉ liên quan đến riêng bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, mà con đối hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban khác như: phòng Kế toán, phòng Tín dụng, phòng Marketing...Song, từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT cho đến nay, việc phân phối kết hợp giữa các phòng ban còn hạn chế. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VPBANK 3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA VPBANK. Từ những kết quả đạt được trong năm 2009, trong năm 2010 toàn ngân hàng nói chung và phòng TTQT nói riêng sẽ tiếp tục phấn đấu để có thành tích cao hơn trong công tác TTQT, đạtđược các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Bám sát tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ. Ngân hàng chủ động cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo cho nhu cầu thanh toán XNK của khách hàng, đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động kiều hối đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union ngay từ đầu năm.. - Trong điều kiện nền kinh tế quốc tế có nhiều biến động ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng, thì yêu cầu đặt ra về an toàn tài sản trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cần phải được đặc biệt quan tâm. - Tăng cường khai thác tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng KDNH và TTQT trong điều kiện mới. - Phấn đấu tăng trưởng hoạt động TTQT: Doanh số thanh toán hàng nhập tăng khoảng 20-25% so với năm trước, doanh số thanh toán hàng xuất tăng khoảng 30% so với năm 2009, thanh tóan phi mậu dịch và thanh toán biên mậu tăng khoảng 50% so với 2009. - Không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ TTQT, nâng cao trình độ cán bộ từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và mở rộng thị phần TTQT. - Củng cố và giữ vững quan hệ với khách hàng đã có, nâng cao uy tín thanh toán, đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn, hạn chế tối đa những thiếu sót không đáng có 3.2 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK. Xu thế hiện nay của các ngân hàng hiện đại là dịch chuyển theo hướng: cơ cấu tỷ trọng từ thu dịch vụ ngoài hoạt động tín dụng hàng ngày tăng lên. TTQT là một trong những phương thức mà vai trò của ngân hàng là rõ rệt và lớn nhất so với các phương thức thanh toán khác. Phát triển hệ nghiệp vụ TDCT nói riêng và hoạt động TTQT nói chung giúp cho ngân hàng chuyển dịch được cơ cấu từ doanh thu tín dụng là chính sang thu dịch vụ nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, qua phân tích và đánh giá về lợi ích của ngân hàng cũng như đối tượng khách hàng hướng tới khi áp dụng các loại L/C đặc biệt vào hoạt động TTQT. Có thể đưa ra nhận định sau: Ngân hàng VPBank hoàn toàn có khả nằng áp dụng thành công các loại L/C đặc biệt vào phương thức TDCT. 3.2.1 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng. Ở nước ta hiện nay, đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tài chính ngân hàng, trong đó, ngoài những ngân hàng của Việt Nam, còn có những ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về vốn, uy tín, kinh nghiêm, công nghệ. Để có thể giành được thị phần và đứng vững trong cạnh tranh thì VPBank cần phải ra sức tăng cường hoạt động Marketing của mình. Để có một hoạt động marketing tốt trước hết phải xây dựng được những chiến lược marketing hiệu quả. Một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm: Chiến lược sản phẩm. Chiến lược giá. Chiến lược phân phối. Chiến lược quảng cáo, chiêu thị. Dựa vào việc hoạch định các chiến lược trên, VPBank cần đưa ra những biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, hoàn thiện và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng, đồng thời đa dạng hoá và phát triển sản phẩm mới. Ở nước ta, phương thức thanh toán TDCT vẫn còn được ưa chuộng, do vậy đa dạng hoá các loại L/C là rất cần thiết, đây là một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh cao, là lợi thế so với ngân hàng khác. Chính vì thế, VPBank cần đưa ra những sản phẩm mơí, khác biệt so với đối thủ. Phát triển sản phẩm, dịch vụ TTQT mới theo hướng liên kết toàn hệ thống, liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng và có tính ràng buộc đối với khách hàng, đó là những gói sản phẩm đa dạng. Theo đó ngân hàng vừa là thủ quỹ vừa là kế toán, là chủ nợ, con nợ, là trung gian thanh toán tìên hàng...Bên cạnh việc xây dựng biểu giá cho 1 gói sản phẩm, toàn hệ thống nên xây dựng 1 biểu phí dịch vụ thanh toán có tính chất cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trơ, tư vấn cho doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, đa số các nhà kinh doanh XNK của nước ta còn thiếu kinh nghiệm khi thương lượng ký hợp đồng với ngoại thương cũng như giao dịch buôn bán với nước ngoài, nhát là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ mới bước vào thương trường quốc tế. ọ thiếu trình độ chuyên môn về TTQT, non yếu về trình độ ngoại ngữ, không am hiểu về các điều kiện thương mại và các tập quán trong kinh doanh. Do đó, thường dẫn đến kết qủa là phát sinh tranh chấp, kiện tụng, kinh doanh kém hiệu quả. Chính vì thế, công tác tư vấn càng phát triển bao nhiêu thì ngân hàng sẽ tạo được niềm tin, thu hút được ngày càng nhiều khách . Như đã trình bày, việc đa dạng hoá các loại hình L/C không chỉ xuất phát từ bản thân ngân hàng muốn là được mà phải do nhu cầu từ phía các doanh nghiệp. Tới lượt các doanh nghiệp XNK, họ cũng không thể muốn mở loại L/C nào thì đề nghị NHPH mở là xong, mà phải theo sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại. Vì thế, tư vấn cho khách hàng nên sử dụng loại L/C nào là tốt nhất trong 1 trường hợp cụ thể phải bắt đầu từ khi doanh nghiệp chuẩn bị ký kết hợp đồng ngoại thương. Cụ thể như sau: + Đối với những doanh nghiệp XK đóng vai trò là trung gian buôn bán, họ không đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng, nên tư vấn cho doanh nghiệo thoả thuận dùng loại L/C chuyển nhượng. + Đối với những doanh nghiệp XK gặp khó khăn về tài chính, nên tư vấn cho họ thoả thuận sử dụng lại L/C điều khoản đỏ để có thể nhận được khoản tiền ứng trước từ phía đối tác. Thứ ba, tích cực bám sát và giới thiệu sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, không phải khách hàng tìm đến ngân hàng mà bản thân ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng . Nhân viên chăm sóc khách hàng phải đến với các cá nhân, xuống từng doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của mình. Song, tất cả các biên pháp, chiến lược trên sẽ không đạt hiệu quả nếu không có 1 bộ phận cán bộ chuyên trách về hoạt động Marketing của ngân hàng, Hiện nay, hoạt động Marketing của VPBank còn thiếu tính chuyên nghiệp, vì vậy cần phải bổ trợ về nguồn nhân lực, vật lực để hoạt động Marketing của Ngân hàng được tốt hơn. 3.2.2 Phân công mỗi thanh toán viên (TTV) phụ trách từng Doanh nghiệp. Để thực hiện đa dạng hoá các loại L/C, VPBank cần phải tiếp cận khách hàng và nắm được đặc điểm hoạt động kinh doanh của họ. Việc phân công mỗi TTV phụ trách 1 số doanh nghiệp XNK là cần thiết, vì chỉ có như vậy thì họ mới tìm hiểu kỹ được hoạt động kinh doanh của khách hàng mà mình phụ trách. - Mỗi TTV cần phải xem xét lại các giao dịch thanh toán theo phương thức TDCT mà VPBank đã thực hiện cho những khách hàng trước đây, để nắm bắt được đăc điểm XNK hàng hoá của từng doanh nghiệp. Từ đó nên tư vấn cho doanh nghiệp nên sử dụng loại L/C nào phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình - Đối với những doanh nghiệp XNK là khách hàng mới, cần tìm hiểu hoạt động kinh doanh XNK của họ, bạn hàng ở nước nào, XNK loại hàng hoá gì, đặc điểm kinh doanh (buôn bán trung gian hay gia công hàng hoá...) 3.2.3 Tăng cường công tác tài trợ XNK. Tuy hoạt động ngoại thương rất phức tạp và tiềm ẩn nhiểu rủi ro, nhưng lại rất quan trọng đối với sự phát triển của 1 quốc gia nói chung và của bản thân ngân hàng tài trợ nói riêng, vì vậy, sự trợ giúp cho ngoại thương là khá cần thiết. VPBank có thế xem xét trài trợ các doanh nghiệp XNK dưới hình thức như: - Tài trợ bằng cách phát hành thư tín dụng. Khi mở L/C, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ yêu cầu Doanh nghiệp ký quỹ từ 0-100%. Nếu ký quỹ dưới 100%, ngân hàng đã đồng ý tài trợ cho khách hàng ngoài phần ký quỹ giá trị L/C. Đối vối trường hợp ký quỹ 100% giá trị L/C, ngân hàng đã tài trợ bằng uy tín để nhà NK có thể mua đựơc hàng của nhà XK. - Chiết khấu bộ chứng từ. Việc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ giúp tháo gỡ khó khăn về tài chính một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp XK, phát huy được vai trò là 1 công cụ thanh toán của L/C - Phát hành bảo lãnh nhận hàng. Khi hàng hoá đã về trước nhưng chưa có chứng từ, ngân hàng có thể phát hành 1 bảo lãnh nhận hàng để nhà NK có thể đi lấy hàng, việc tài trợ này giúp cho doanh nghiệp lấy được hàng nhanh chóng, bảo đảm sản xuất, đồng thời cũng tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng . - Tài trợ bằng chính các L/C đặc biệt: Đối với hoạt động NK: Nếu doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập hàng nhưng phía đối tác của họ lại gặp khó khăn về nguồn hàng, VPBank có thể tài trợ bằng loại L điều khoản đỏ. Đối với h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp đa dạng hoá các loại L-C trong phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng VPBank.doc
Tài liệu liên quan